Giáo án Lớp 1 - Tuần 6 - Giáo viên: Bùi Thị Mai Hương

Giáo án Lớp 1 - Tuần 6 - Giáo viên: Bùi Thị Mai Hương

Tiết 1+2: Học vần BÀI : P , PH, NH

I.Mục tiêu :

 - Đọc được: p – ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: p – ph, nh, phố xá, nhà lá.

 - Luyện nĩi 2-3 cu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.

II.Đồ dùng dạy học:

-Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I

-Bộ ghép chữ tiếng Việt.

-Tranh minh hoạ cho từ khoá: phố xá, nhà lá.

-Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.

 -GV có thể sưu tầm các đồ vật, tranh ảnh hoặc sách báo cho bài dạy có âm chữ mới: p – ph, nh.

III.Các hoạt động dạy học :

1.KTBC : Hỏi bài trước.

Đọc sách kết hợp viết bảng con (4 học sinh lên bảng viết): thợ xẻ, chả cá, củ sả, cá rô, kẻ ô, rổ khế.

GV nhận xét chung.

2.Bài mới:

2.1.Giới thiệu bài

GV treo tranh và hỏi: Các em cho cô biết trong tranh vẽ gì?

Trong tiếng phố và nhà có chữ và dấu thanh nào đã học?

Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em các con chữ, âm mới: p – ph, nh.

 

doc 25 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 6 - Giáo viên: Bùi Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 c a b d & ? c a b d
THỨ HAI
Ngày soạn:.tháng  năm 2010
 Ngày dạy:...tháng  năm 2010
Tiết 1+2: Học vần BÀI : P , PH, NH
I.Mục tiêu : 
	- Đọc được: p – ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng.
	- Viết được: p – ph, nh, phố xá, nhà lá.
	- Luyện nĩi 2-3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.
II.Đồ dùng dạy học: 	
-Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I
-Bộ ghép chữ tiếng Việt.
-Tranh minh hoạ cho từ khoá: phố xá, nhà lá.
-Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.
	-GV có thể sưu tầm các đồ vật, tranh ảnh hoặc sách báo cho bài dạy có âm chữ mới: p – ph, nh.
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
4’
2’
35’
4’
35’
2’
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp viết bảng con (4 học sinh lên bảng viết): thợ xẻ, chả cá, củ sả, cá rô, kẻ ô, rổ khế.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài
GV treo tranh và hỏi: Các em cho cô biết trong tranh vẽ gì?
Trong tiếng phố và nhà có chữ và dấu thanh nào đã học?
Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em các con chữ, âm mới: p – ph, nh.
2.2.Dạy chữ ghi âm
a) Nhận diện chữ:
Ai có thể cho cô biết chữ p gồm những nét nào? 
Yêu cầu học sinh tìm chữ p trong bộ chữ.
Nhận xét, bổ sung.
b) Phát âm
-Phát âm.
GV phát âm mẫu: âm p .
Lưu ý học sinh khi phát âm uốn lưỡi, hơi thoát mạnh, không có tiếng thanh.
GV chỉnh sửa cho học sinh.
Âm ph.
a) Nhận diện chữ
Ai có thể cho cô biết chữ ph được ghép bởi những con chữ nào?
b) Phát âm và đánh vần tiếng
-Phát âm. 
GV phát âm mẫu: âm ph (lưu ý học sinh khi phát âm môi trên và răng dưới tạo thành một khe hẹp, hơi thoát ra nhẹ, không có tiếng thanh).
-Giới thiệu tiếng:
GV gọi học sinh đọc âm ph.
GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh.
Có âm ph muốn có tiếng phố ta làm như thế nào? 
Yêu cầu học sinh cài tiếng phố.
GV nhận xét và ghi tiếng phố lên bảng.
Gọi học sinh phân tích tiếng phố.
Hướng dẫn đánh vần
GV hướng dẫn đánh vần 1 lân.
Gọi đọc sơ đồ 1.
GV chỉnh sữa cho học sinh. 
Âm nh.
- Chữ “nh” được ghép bởi chữ n và h.
- So sánh chữ “nh” và chữ “kh”.
-Phát âm: GV phát âm mẫu: âm nh: mặt lưỡi nâng lên chạm vòm, bật ra, thoát hơi qua miệng và mũi.
-Viết: Điểm kết thúc của chữ n là điểm bắt đầu của chữ h, không nhấc bút khi viết.
-Giới thiệu tiếng:
GV gọi học sinh đọc âm nh.
GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh.
Có âm nh muốn có tiếng nhà ta làm như thế nào? 
Yêu cầu học sinh cài tiếng nhà.
GV nhận xét và ghi tiếng nhà lên bảng.
Gọi học sinh phân tích tiếng nhà.
Đọc lại 2 cột âm.
 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học
Đọc lại bài
NX tiết 1.
Tiết 2
Viết bảng con: p – phố, nh – nhà.
GV nhận xét và sửa sai.
Dạy tiếng ứng dụng:
GV ghi lên bảng: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ.
Gọi học sinh lên gạch chân dưới những tiếng chứa âm mới học.
GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng.
Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. 
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
 Luyện đọc trên bảng lớp.
Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
GV nhận xét.
- Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: nhà dì na ở phố, nhà dì na có chó xù.
Gọi đánh vần tiếng nhà, phố, đọc trơn tiếng.
Gọi đọc trơn toàn câu.
GV nhận xét.
4. Cũng cố tiết 2
- GV hướng dẫn học đọc toàn bài
Học sinh nêu tên bài trước.
Học sinh đọc bài.
N1: thợ xẻ, chả cá; N2: củ sả, cá rô; N3: kẻ ô, rổ khế.
Vẽ cảnh phố xá và một ngôi nhà lá.
Có âm ô, a , thanh sắc, thanh huyền.
Theo dõi và lắng nghe.
Chữ p gồm một nét xiên phải, một nét sổ thẳng và một nét móc ngược hai đầu.
Tìm chữ p đưa lên cho cô giáo kiểm tra.
Lắng nghe.
Quan sát làm mẫu và phát âm nhiều lần (cá nhân, nhóm, lớp).
Chữ p và h.
Lắng nghe.
Họt động theo nhĩm.
Lắng nghe.
Ta thêm âm ô sau âm ph, thanh sắc trên âm ô.
Cả lớp
1 em
Đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2.
2 em.
Lớp theo dõi.
Giống nhau: Đều có chữ h.
Khác nhau: Chữ nh có thêm chữ n, chữ kh có thêm chữ k.
Lớp theo dõi hướng dẫn của GV.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Lắng nghe.
Ta thêm âm a sau âm nh, thanh huyền trên âm a.
Cả lớp
1 em
2 đọc lại
Toàn lớp.
1 em đọc, 1 em gạch chân: phở, phá, nho, nhổ.
Đọc theo nhóm
1 em.
Đại diện nhóm đọc.
Hoạt động theo nhóm
Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng nhà, phố).
- HS thực hiện
Tiết 3: Toán BÀI : SỐ 10
I.Mục tiêu :
 	- Khái niệm về số 10; đọc viết số 10
- Đếm, so sánh các số trong phạm vị 10.
- Củng cố về nhận biết số lượng đồ vật trong phạm vi 10.
* Thực hiện các BT 1; BT2; BT3; BT4.
II.Đồ dùng dạy học:
-Nhóm vật mẫu có số lượng là 10 như :10 hình vuông, 10 chiếc xe, chữ số 10 , các số từ 0 đến 10, VBT, SGK, bảng  .
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
10’
5’
5’
6’
6’
2’
1
1.KTBC:
Hỏi tên bài cũ, gọi HS nộp VBT để chấm điểm.
Gọi 2 HS làm bảng lớp.
Gọi HS nêu số từ 0 -> 9 và ngược lại
Lớp làm bảng con :
2.Bài mới :
Lập số 10 :
Thực hiện ví dụ 1 :
GV hỏi : Cô đính mấy hình vuông?
Cô đính thêm mấy hình vuông?
GV nêu : Có 9 hình vuông thêm 1 hình vuông là mấy hình vuông?
Gọi HS đọc phần nhận xét đã ghi bảng.
Ví dụ 2, 3 : Thực hiện tương tự ví dụ 1.
GV hỏi : Hình vuông, quả xoài, xe đều có số lượng là mấy?
GV giới thiệu số 10 in, 10 viết thường GV đọc, HS đọc.
Vậy số 10 so với số 0 thì như thế nào?
GV hỏi HS để ghi dãy số từ 0 -> 10, gọi đếm
GV chỉ và nói : số 10 đứng liền sau số 9.
GV hỏi HS để ghi dãy số từ 10 -> 0, gọi đếm
Cho HS cài bảng từ 0 ->10 và từ 10 ->0
Hướng dẫn viết mẫu số 10.
Học sinh thực hành về cấu tạo số 10 bằng que tính (chia thành 2 nhóm và nêu : số 10 gồm 1 và 9, 10 gồm 9 và 1  )
Giới thiệu SGK: GV giới thiệu và hỏi nội dung SGK.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Yêu cầu các em viết vào VBT.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn các em quan sát, đếm số sau đó ghi kết quả vào ô trống. Thực hiện trên VBT và nêu kết quả.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
Cho học sinh quan sát hình vẽ và đặt vấn đề để học sinh nhận biết được cấu tạo số 10.
10 gồm 9 và 1, gồm 1 và 9.
10 gồm 8 và 2, gồm 2 và 8.
10 gồm 7 và 3, gồm 3 và 7.
10 gồm 6 và 4, gồm 4 và 6.
10 gồm 5 và 5.
Từ đó viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
GV gợi ý học sinh dựa vào thứ tự dãy số từ 1 đến 10 để điền số thích hợp vào các ô trống. Thực hiện bảng từ theo 2 nhóm.
Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
Yêu cầu thực hiện bảng con.
4.Củng cố: 
Hỏi tên bài.
Gọi học sinh nêu lại cấu tạo số 10.
Số 10 lớn hơn những số nào?
Những số nào bé hơn số 10?
Đọc lại dãy số từ 0 ->10 và ngược lại.
5.Nhận xét – dặn dò :
Làm lại các bài tập ở nhà, xem bài mới.
HS nêu tên bài “Số 0”và nộp vở
Điền dấu thích hợp vào chỗ trống : 
01 , 2 0 , 0 0, 7 0
1 HS nêu từ 0 ->9 và 1 HS nêu ngược lại.
9 hình vuông.
1 hình vuông.
10 hình vuông.
(Cho đếm trên trực quan )
Số lượng là10
5->7 em đọc số 10, nhóm đồng thanh
Số 10> số 0
3 HS nêu từ 0 ->10, nhóm 1 và 2
HS nêu lại.
3 HS nêu từ 10 ->0, nhóm 3 và 4
Lớp thực hành.
Lớp viết bảng con số 10, đọc số 10
Đếm xuôi ngược cấu tạo số 10.
HS quan sát và trả lời HS thực hành bài tập vào VBT
Nghỉ 5 phút 
HS nêu nội dung.
Viết số 10 vào VBT.
Đếm số hình và hgi vào ô trống.
Quan sát và nêu:
10 gồm 9 và 1, gồm 1 và 9.
10 gồm 8 và 2, gồm 2 và 8.
10 gồm 7 và 3, gồm 3 và 7.
10 gồm 6 và 4, gồm 4 và 6.
10 gồm 5 và 5.
Viết số thích hợp vào VBT.
Đếm 1 đếm 10 và ghi vào các ô trống.
Thực hiện bảng con:
số 7
số 10
số 6
Nêu lại cấu tạo như trên.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Đọc. 
Tiết 4: Môn : Đạo đức:
BÀI : GIỮ GÌN SÁCH VỞ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (T2)
Chuẩn bị : 
- Biết tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
*Biết nhắc nhỡ bạn cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
4’
10’
10’
10’
2’
1’
1.KTBC : Hỏi bài trước : Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
GV nêu câu hỏi : Em thường làm gì để giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
Giữ gìn đồ dùng học tập có lợi hay hại cho việc học tập của em.
GV nhận xét.
2.Bài mới :
Hoạt động 1 : Thi sách vở ai đẹp nhất? GV yêu cầu học sinh bầu BGK chấm thi.
GV yêu cầu có 2 vòng thi: thi ở tổ, thi ở lớp.
Tiêu chuẩn chấm thi: phải có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, tất cả đều sạch sẻ gọn gàng.
BGK khảo chấm và công bố kết quả.
Hoạt động 2: Cả lớp cùng hát bài: Sách bút thân yêu ơi!
Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh đọc câu thơ cuối bài.
Kết luận chung:
Cần giữ sách vở đồ dùng học tập giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học của chính bản thân mình.
3.Củng cố: Nêu lại nội dung bài học, đọc câu thơ cuối bài.
4.Dặn dò : Học  ...  : LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu :
 	- Củng cố thứ tự mỗi số trong các dãy các số đến 10 
- Sắp xếp theo thứ tự so sánh các số trong phạm vi 10. 
- Nhận biết các hình đã học.
*Thực hiện các TB1; BT2; BT3; BT4; BT5.
II.Đồ dùng dạy học:
-Các bài tập, VBT, SGK, bảng  .
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1’
3’
1’
6’
6’
6’
7’
7’
2’
1’
1.Ổn định :
2.KTBC :
Kiểm tra đồ dùng của các em.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài, ghi tựa
*Hướng dẫn HS làm các bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn cách thực hiện bài tập.
Bài 2: HS nêu yêu cầu : Điền dấu , = vào chỗ chấm:
Bài 3: Điền số vào ô trống:
Bài 4:Viết các số 8, 5, 2, 9, 6
*Theo thứ tự từ bé đến lớn
*Theo thứ tự từ lớn đến bé
Bài 5: Hình dưới đây có mấy tam giác:
GV đính hình mẫu lên bảng, hướng dẫn các em quan sát và nêu:
4.Củng cố :Hỏi tên bài.
Nêu lại cấu tạo các số từ số 5 đến số 10.
Nhận xét tuyên dương
5.Dặn dò : 
Làm lại bài ở nhà, học bài, xem bài mới.
Hát, điểm danh.
Vài em nhắc lại tựa bài.
HS mở SGK theo dõi và làm các bài tập
1
2
3
9
10
8
8
7
6
5
HS thực hành
810 , 10  9 , 7  7 , 
 9 , 3< < 5
HS thực hành:
2, 5, 6, 8, 9
9, 8, 6, 2, 5
Quan sát theo hướng dẫn và nêu:
Có 3 tam giác.
HS nêu tên bài.
5 gồm 1 và 4, gồm 4 và 1.
5 gồm 2 và 3, gồm 3 và 2.
Thực hiện ở nhà.
Tiết 4: Môn : Hát
BÀI : TÌM BẠN THÂN
I.Mục tiêu :
 - Biết hát theo giai điệu và lời 1 của bài. 
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo lời 1 bài của bài hát.
*Biết gõ đêm theo phách theo nhịp.
II.Đồ dùng dạy học:
-Nhạc cụ, tranh, trống, nhỏ 
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
3’
4’
20’
2’
1’
1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ .
Gọi HS hát trước lớp.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét phần KTBC.
2.Bài mới : 
Giới thiệu bài, ghi tựa.
*Dạy bài hát “Tìm bạn thân”(lời 1).
Lần lượt hướng dẫn học sinh đọc từng câu lời ca cho đến hết bài hát .
GV đọc mẫu – HS đọc theo
Hướng dẫn HS hát theo cô, GV hát mẫu và bắt nhịp cho HS hát theo.
Tập hát từng câu hết lời 1.
Chia theo nhóm để HS hát.
*Vỗ tay và gõ đệm theo phách.
GV làm mẫu và hướng dẫn HS thực hiện vừa hát vừa vỗ tay đệm theo .
3.Thực hành :
Gọi CN học sinh hát.
GV chú ý để sửa sai.
Gọi HS hát và vỗ nhịp theo phách.
4.Củng cố :
Hỏi tên bài hát, tên tác giả.
HS hát lại bài hát.
Nhận xét, tuyên dương.
5.Dặn dò về nhà:
Tập hát ở nhà.
HS nêu.
4 em lần lượt hát trước lớp.
HS khác nhận xét bạn hát .
Vài HS nhắc lại.
Lắng nghe cô hát mẫu.
HS đọc : Nào ai ngoan ai xinh ai tươi. Nào ai yêu những người bạn thân.Tìm đến đây ta cầm tay, múa vui nào.
HS hát theo cô.
(HS hát từng câu mỗi câu 3 lần)
Hát theo 2 dãy 
HS hát vỗ tay theo phách
Nào ai ngoan ai xinh ai tươi.
 x x x x (vỗ tay) 
HS lần lượt hát vỗ tay từng em một
Nêu tên bài
Hát đồng thanh lớp.
Thực hiện ở nhà.
THỨ SÁU
Ngày soạn:.tháng  năm 2010
 Ngày dạy:...tháng  năm 2010
Tiết 1: THỂ DỤC
BÀI : ĐỘI HÌNH ĐỘI NGỦ – TRÒ CHƠI.
I.Mục tiêu : 
-Ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ. Học dàn hàng, dồn hàng. Ôn trò chơi “Qua đường lội”.
II.Chuẩn bị : Còi, sân bãi 
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
25’
3’
1.Phần mỡ đầu:
Thổi còi tập trung HS, lớp trưởng cho hát và vỗ tay, theo vòng tròn, theo hàng dọc.
Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại”.
2.Phần cơ bản:
Ôn hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
Ôn quay phải, quay trái.
Học: Dàn hàng, dồn hàng 
GV hướng dẫn mẫu, gọi các tổ thực hiện : theo tổ, theo lớp, GV theo dõi uốn nắn và sửa sai.
Ôn trò chơi “Qua đường lội”.
3.Phần kết thúc :
GV dùng cò tập hợp học sinh.
GV cùng HS hệ thống bài học.
Lớp trưởng bắt bài hát.
Nhận xét giờ học 
Hướng dẫn về nhà thực hành.
HS ra sân. Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
Chạy theo vòng tròn, theo hàng dọc khoảng 30 ->40 m.
Dàn theo hàng ngang để tổ chức trò chơi.
Các tổ lần lượt tự ôn hàng dọc, dóng hàng, cán sự tổ hô cho tổ viên mình thực hiện từ 2 ->3 lần.
Tổ trưởng hô quay phải quay trái 2 -> 3 lần.
Quan sát GV làm mẫu.
Các tổ thực hiện dàn hàng, dồn hàng 2 -> 3 lần.
Cả lớp cùng tham gia.
Đứng thành hai hàng dọc.
Nêu lại nội dung bài học.
Lớp thực hiện.
Tiết 1+2: Học vần
BÀI : NG - NGH
I.Mục tiêu : 	
- Đọc được ng , ngh ,cá ngừ, củ nghệ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được ng , ngh ,cá ngừ, củ nghệ.
-Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề : bê, bé, nghé.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ từ khóa : cá ngừ, củ nghệ.
	-Tranh minh hoạ câu ứng dụng. 
	-Tranh minh hoạ câu luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3’
40’’
2’
35’
2’
1’
1.KTBC : Hỏi bài trước
Đọc sách kết hợp bảng con
Viết bảng con
GV nhận xét chung
2.Bài mới : GV giới thiệu tranh rút ra âm ng, ngh :ghi bảng 
Cài ng, ngh . 
GV nhận xét 
Có ng lấy ư và thanh huyền để tạo tiếng mới (ngừ).
GV nhâïn xét và gọi đọc bài.
GV hướng dẫn đánh vần
GV giới thiệu từ cá ngừ
Gọi đọc sơ đồ 1
Âm ngh dạy tương tự âm ng.
Gọi đọc toàn bảng.
Hướng dẫn viết bảng con : ng , ngh , cá ngừ, ngh, củ nghệ.
Giới thiệu từ : ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ , nghé ọ
3. Củng cố tiết 1: Hỏi âm mới học
Đọc bài, nêu trò chơi.
NX tiết 1.
Tiết 2
Tiết 2 : Luyện đọc bảng.
Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng.
GV gọi đọc trơn toàn câu.
Luyện nói :Chủ đề “bê, nghé, bé”
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
- Trong tranh vẽ con gì ? 
*GV gải thích bê là con của con bò; nghé là con của con trâu
- Trong bản em có nàh ai nuôi trâu, bò ?
Đọc sách kết hợp bảng con.
Luyện viết vở TV (3 phút)
GV thu vở 5 em để chấm.
Nhận xét cách viết.
4.Củng cố: Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học.
5. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
HS cá nhân 6 -> 8 em
N1 : nhà ga . N2 : ghi nhớ
CN 1em
Cả lớp.
HS cài bảng : ngừ.
CN 6 -> 8 em.
CN 6 -> 8 em ĐT.
HS đánh vần ngừ , đọc trơn : cá ngừ.
CN 2 em ĐT
CN 3 em ĐT.
Nghỉ giữa tiết 
Lớp viết. 
HS đánh vần tiếng có âm mới học và đọc trơn từ đó, CN 6 -> 8 em, nhóm
HS trả lời.
CN 2 em.
HS tìm tiếng mới học trong câu.
Đánh vần, phân tích, đọc trơn tiếng.
CN 2 em, ĐT
HS nhắc lại chủ đề.
Luyện nói theo hướng dẫn của GV.
Trả lời theo hướng dẫn của giáo viên
CN 2 em, ĐT.
Toàn lớp.
CN 2 em, đại diện 2 nhóm thi đua đọc.
Tiết 4: Môn : Mĩ Thuật
BÀI : VẼ HOẶC NẶN QUẢ CÓ DẠNG HÌNH TRÒN
I.Mục tiêu :
 - Nhận biết đặc điểm, hình dáng và màu sắc của một số quả dạng hình tròn như 
-Vẽ hoặc nặn được vài dạng quả hình tròn.
*HS khá, giỏi: Vẽ hoặc nặn được một số quả dạng tròn có đặc điểm riêng.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số tranh ảnh vẽ về các dạng quả, một số quả thật.
-Vở tập vẽ, màu, tẩy 
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
3’
2’
10’
17’
2’
1’
1.KTBC : K/ tra đồ dùng học tập của các em.
2.Bài mới: Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
GV giới thiệu đặc điểm của các quả dạng tròn.
Cho học sinh quan sát tranh ảnh và các quả để HS trả lời các câu hỏi sau :
-Quả táo tây có dạng gì?
-Màu sắc như thế nào?
-Quả bưởi có hình dáng như thế nào?
-Có màu gì?
Quả cam hình gì? Màu sắc ra sao?
3.Hướng dẫn học sinh cách vẽ quả:
GV vẽ và giải thích các đường nét cơ bản khi vẽ các quả có dạnh hình tròn.
GV quy định kích thước của quả.
Vẽ hình quả trước, các chi tiết phụ vẽ sau và sau cùng là tô màu vào quả đã vẽ.
4.HS thực hành bài vẽ :
GV xem xét giúp đỡ các em yếu để các em hoàn thành bài vẽ đúng quy định.
-Thu bài chấm
Nhận xét bài vẽ của học sinh. 
5.Củng cố :Hỏi tên bài vẽ, cách vẽ các dạng quả tròn.
Tuyên dương học sinh vẽ tốt.
6.Dặn dò: Bài thực hành ở nhà.
Vở tập vẽ, tẩy, chì, 
Quan sát tranh ảnh vật thật.
Hình tròn.
Xanh, vàng, đỏ.
Hình tròn.
Xanh hoặc vàng.
Hình tròn, da vàng hay xanh đậm.
HS lắng nghe hướng dẫn của GV và vẽ nháp vào giấy nháp.
HS vẽ vào vở tập vẽ quả dạng tròn tuỳ ý
Quả cam
SINH HOẠT LỚP
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ
2. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình.
* GV đánh giá chung:
 a.Ưu điểm:
 - Đã ổn định được nề nếp lớp, mua sắm đủ đồ dùng học tập.
 - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học.
 - Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi: .................................
 b.Khuyết điểm:
- Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe GV giảng bài: .........................
- 1 số em còn thiếu vở bài tập, bút thước.
4. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì các nề nếp đã có, mua sắm dụng cụ học tập
- đi học điều, đúng giờ, vệ sinh sạch sẽ, học bài cũ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAÀN 6.doc