Giáo án Lớp 1 Tuần 6 - Trường Tiểu học Hoá An

Giáo án Lớp 1 Tuần 6 - Trường Tiểu học Hoá An

CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

Tiết 24 Học vần

 p ph- nh

I)Mục tiêu:

 - Hs đọc và viết được : p-ph,nh, phố xá, nhà lá.

 - Hs đọc được câu ứng dụng : Nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.

 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : chợ, phố, thị xã.

II)Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Bài soạn, tranh minh hoạ trong sách giáo khoa

2.Học sinh:

- Bộ đồ dùng tiếng việt

III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 31 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 6 - Trường Tiểu học Hoá An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 ( từ 5-10 đến 9-10)
Chủ đề : 
“Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”
Thứ hai, ngày 5 tháng 10 năm 2009
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tiết 24 Học vần 
 p ph- nh
I)Mục tiêu:
 - Hs đọc và viết được : p-ph,nh, phố xá, nhà lá.
 - Hs đọc được câu ứng dụng : Nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : chợ, phố, thị xã.
II)Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Bài soạn, tranh minh hoạ trong sách giáo khoa
2.Học sinh: 
- Bộ đồ dùng tiếng việt 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Nội dung
Phương pháp
Tiết 1
A. 	Kiểm tra bài cũ:
- Hs đọc bảng xoay : xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.
-	2 học sinh đọc câu ứng dụng.
- Hs viết bảng con : xe chỉ, củ sả.
- Nhận xét.
B. 	Bài mới:
- Giới thiệu bài: Gv giới thiệu bài, ghi tựa.
1.Hoạt động1 : Dạy chữ ghi âm:
* Mục tiêu : Hs đọc được p, ph, phố, nh, nhà.
* Tiến hành :
- Hs quan sát tranh : Tranh vẽ gì? -> phố -> gv ghi bảng.
-? Trong tiếng phố có âm nào đã học? (ô) -> Gv giới thiệu âm p, tô màu
- Hs cài bảng p. Nhận xét.
-Gv nói âm p kết hợp với âm h thành âm ph
- Hs cài bảng ph. Nhận xét
- Hs phân tích âm ph.
Giáo viên phát âm mẫu p
Học sinh phát âm. Giáo viên chỉnh sửa phát âm.
?Muốn có tiếng phố, cô cài thêm âm và dấu gì?
Hs cài bảng phố.
Hs đánh vần mẫu, gv nhận xét. Hs đánh vần nối tiếp – Đồng thanh.
Hs đọc trơn nối tiếp-đồng thanh.
Hs quan sát tranh : ? em có biết tranh vẽ gì không ? -> rút từ : phố xá.
Hs phân tích từ.
Hs đọc nối tiếp, đồng thanh.
3 Hs đọc toàn bảng, đồng thanh.
 nh
quy trình tương tự ph
Chữ nh gồm chữ n và chữ h
So sánh ph và nh
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ.
Mục tiêu : hs biết viết p, ph, phố xá, nhà lá.
Tiến hành : 
 * Hướng dẫn viết chữ p, ph, nh
-Hs nêu cấu tạo ph, nh.
-Hs quan sát chữ mẫu, trả lời : ?âm p (ph, nh) viết trong mấy dòng ly, bằng những nét nào?
Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình.
Hs đồ bóng
Học sinh viết vào bảng con. Lưu ý học sinh điểm đặt bút. Nhận xét,
 * Hướng dẫn viết tiếng: phố xá, nhà lá quy trình tương tự
Lưu ý khoảng cách giữa các tiếng trong từ.
Hoạt động 3 : Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Mục tiêu : Hs đọc được các tiếng, từ ứng dụng.
Tiến hành :
- Trò chơi : Con thỏ
- Gv viết từ ứng dụng trên bảng :
phở bò nho khô
phá cỗ nhổ cỏ
Hs gạch chân tiếng chứa âm vừa học. Nhận xét.
Hs luyện đọc tiếng cũ, tiếng mới + phân tích từ. Gv chỉnh sửa phát âm.
Hs đọc từ không thứ tự, thứ tự. Nhận xét.
Gv giảng nghĩa từ.
3 hs đọc toàn bảng. Đồng thanh
Tiết 2
Kiểm tra bài tiết 1 :
- Gv chỉ bảng, không thứ tự, thứ tự hs đọc. Nhận xét.
- 4 hs Đọc sgk . Nhận xét. 
B. Bài mới :
1. Hoạt động 1 : Đọc câu ứng dụng.
* Mục tiêu : hs đọc được câu ứng dụng.
* Tiến hành :
Học sinh thảo luận nhóm đôi ( 1phút)về tranh minh họa của câu ứng dụng.Nói nội dung tranh -> đọc câu ứng dụng -> Gv ghi bảng.
Hs gạch chân tiếng chứa âm vừa học :
nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù
- Hs đọc tiếng, từ, cụm từ.
- Hs đọc toàn câu. Lưu ý chỉnh sửa cách ngắt nghỉ cho đúng. Đồng thanh.
- 3 Hs đọc toàn bài.
2. Hoạt động 2 :Luyện viết.
* Mục tiêu : Rèn chữ cho hs.
* Tiến hành :
- Hs nói độ cao âm p
- Gv viết mẫu thêm âm p nói quy trình viết.
- GV chỉnh sửa tư thế ngồi của hs.
- Hs viết 1 hàng p.
- Ph, nh, nhà lá, phố xá tương tự.
- Gv nhận xét chung.
Hoạt động 3 : Luyện nói.
Mục tiêu: phát triển lời nói của học sinh theo chủ đề: chợ phố, thị xã
Tiến hành : 
- Giáo viên treo tranh. Hs quan sát tranh :
Tranh vẽ gì ?
Hs trả lời -> nhận xét. Nêu chủ đề luyện nói.
Hs thảo luận nhóm đôi trong 2 phút : Hỏi nhau 
+ Theo bạn bức tranh nào là chợ, bức tranh nào là phố, bức tranh nào là thị xã?
+ Ở chợ có gì? Ở phố có gì? Ở thị xã nhà cửa thế nào?
Chợ có gần nhà bạn không?
Chợ dùng để làm gì?
Nhà em có ai đi chợ?
Nơi bạn ở tên gì?
Bạn đang sống ở đâu
C.Củng cố:
- Trò chơi : nối chữ thành từ.
Gv nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc bài, xem trước bài q-qu-gi.
Kiểm tra đánh giá
Quan sát nhận xét
Làm mẫu, thực hành theo mẫu
Quan sát, nhận xét.
Làm mẫu, 
thực hành theo mẫu
Thực hành
Thực hành
Quan sát nhận xét theo nhóm, thực hành.
Quan sát, thực hành
Quan sát làm việc theo nhóm,vấn đáp gợi mở, thực hành giao tiếp
Trò chơi
Toán
 Tiết 21 SỐ 10
Mục tiêu:
- Có khái niệm ban đầu về số 10
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10
- Biết đọc , biết viết số 10
- Đếm và so sánh các số trong phạm vi 10
Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Các nhóm mẫu vật cùng loại có số lượng là 10
Học sinh :
- 10 que tính, bộ đồ dùng học Toán.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
Nội dung
Phương pháp
Khởi động : Hát
Kiểm tra bài cũ : số 0
Bảng con :
Viết : 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Viết : 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 
* Hoa điểm 10: 
Kể các số bé hơn 9
9 lớn hơn những số nào ?
Trong dãy số từ 1->9, số nào bé nhất? Số nào lớn nhất?
Nhận xét ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài : số 10
Hoạt động 1: Giới thiệu số 10
Mục tiêu: Có khái niệm ban đầu về số 10, vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10, đọc viết số 10, đếm và so sánh các số trong phạm vi 10
Tiến hành : 
Bước 1 : Lập số
Giáo viên đính tranh
Có mấy bạn đang chơi rồng rắn ?
Mấy bạn rượt bắt?
Tương tự với: mẫu vật
Chấm tròn 
Que tính 
Nêu lại số lượng các vật em vừa lấy ra
Bước 2 : giới thiệu số 10
Số 10 được viết bằng chữ số 10
Giới thiệu số 10 in và số 10 viết thường
Giáo viên viết mẫu số 10
- Hs viết bảng con số 10
Bước 3 : nhận biết thứ tự số 10
Hs đọc ngược xuôi : 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số 10 được nằm ở vị trí nào ?
Đọc dãy số từ 1 đến 10
Hoạt động 2: Thực hành 
Mục tiêu : Biết đọc, viết số 10, đếm và so sánh cac số trong phạm vi 10
Tiến hành 
Bài 1 : Viết số 10 (giáo viên giúp học sinh viết đúng theo quy định)
Bài 2 : Điền số (Cấu tạo số 10)
+ Hs làm việc theo nhóm đôi : Đếm các chấm tròn, điền số và nêu cấu tạo số 10.
Hs nêu cấu tạo số 10, gv viết bảng. Nhận xét, đọc.
Bài 3 : Viết số thích hợp
+ Hs làm bài vào sgk. 2 bạn đổi sách kiểm tra nhau.
Trong dãy số từ 0 đến 10 số nào là số lớn nhất, số nào là số nhỏ nhất ?
10 lớn hơn những số nào?
Bài 4 : Khoanh tròn vào số lớn nhất
+ 2 Hs nêu yêu cầu bài. Nêu cách làm
+ 2 hs làm bài trên bảng, hs làm bài sgk. Nhận xét.
Củng cố:
Trò chơi thi đua : Tìm số còn thiếu
2 tổ mỗi tổ 1 dãy số
Dãy A đính 0 ® 10
Dãy B đính 10 ® 0
Dặn dò : Xem lại bài và xem trước bài Luyện tập.
Kiểm tra đánh giá
Quan sát, nhận xét kết hợp
hỏi đáp
Thực hành
Động não
Thực hành
Thực hành nhóm đôi
Thực hành
Trò chơi
.
Đạo Đức
Tiết 6 : GIỮ GÌN SÁCH VỞ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (Tiết 2)
Muc Tiêu :
Kiến Thức : 
Học sinh hiểu :
Trẻ em có quyền được học hành
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình 
Kỹ Năng : 
Học sinh biết cách giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
Thái độ : 
Học sinh yêu biết yêu quí và giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
Chuẩn Bị 
Giáo viên:
Tranh vẽ phóng to ở sách giáo khoa 
Điều 28 trong công ước . Quyền trẻ em
Học sinh:
Sách bút, đồ dùng học tập.
Các hoạt động dạy và học
Nội dung
Phương pháp
Ổn định : Hát 
Kiểm tra bài cũ : Giữ gìn sách vở – đồ dùng học tập (Tiết 2)
- Hs giúp Sói trả lời câu hỏi : 
 + Tại sao phải giữ gìn đồ dùng học tập?
 + Em hãy nói những việc cần làm để giữ gìn đồ dùng học tập!
- Nhận xét.
 Bài mới :
Giới thiệu bài : Học bài giữ gìn sách vở đồ dùng học tập ( Tiết 2)
Hoạt động 1 : Thi sách vở ai đẹp nhất
Muc tiêu : Học sinh nhận biết được thế nào là sách vở đẹp 
Tiến hành : 
- Thành phần ban giám khảo : Giáo viên , lớp tưởng, tổ trưởng
- Thi 2 vòng :
Vòng 1 : Thi ở tổ
Vòng 2: Thi lớp 
- Tiêu chuẩn chấm thi :
Có đầy đủ sách vở ? đồ dùng theo quy định
Sách , vở không quăn mép, đồ dùng sạch sẽ, không dây bẩn.
à Chốt ý : cần giữ gìn chúng cho sạch đẹp.
Hoạt động 2 : Kể chuyện .
Mục tiêu : Hs biết giữ gìn đồ dùng học tập là việc nên làm.
Tiến hành :
Gv kể chuyện : Đồ dùng để ở đâu?
Hs nghe kể xong, gv hỏi : 
+ Vì sao bạn Minh lại đi học trễ?
+ Vì sao bạn phải tìm quần áo, đồ dùng?
+ Muốn không như bạn Minh chúng ta phải làm gì?
Củng cố, dặn dò :
Trò chơi Ai nhanh hơn?
Hs đọc câu thơ cuối bài :
“Muốn cho sách vở bền lâu
Đồ dùng bền mãi nhớ câu giữ gìn”
Dặn hs về nhà nhớ làm theo những gì cô dặn. Chuẩn bị một bức ảnh chụp cả gia đình để hôm sau giới thiệu về Gia đình em.
Kiểm tra, đánh giá
Làm việc theo tổ, lớp
Kể chuyện
Hỏi đáp
Trò chơi
Thứ ba, ngày 6 tháng 10 năm 2009
Âm nhạc
Tiết 6 TÌM BẠN THÂN
(Giáo viên bộ môn soạn bài)
Học vần 
 Tiết 25 g gh
I)Mục tiêu:
 - Hs đọc và viết được : g, gh, gà ri, ghế gỗ.
 - Hs đọc được câu ứng dụng : nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : gà ri, gà gô.
II)Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa
2.Học sinh: 
- Sách , bảng con, bộ đồ dùng Tiếng việt 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Nội dung
Phương pháp
Tiết 1
A. 	Kiểm tra bài cũ:
- 	Bảng xoay : phở bò, nho khô, phá cỗ, nhổ cỏ.
- 	4hs đọc nối tiếp bài p ph.
-	Học sinh cả lớp viết bảng con: ph, nh, nhà lá, phố xá
-	Gv nhận xét.
B. 	Bài mới:
-Giới thiệu bài : Gv giới thiệu bài, ghi tựa, hs nhắc lại tựa.
1.Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm:
* Mục tiêu : Hs nhận biết, đọc được g gh gà ri, ghế gỗ
* Tiến hành : 
- Hs quan sát tranh : Tranh vẽ gì? -> gà -> gv ghi bảng.
-? Trong tiếng gà có âm nào đã học? (a) -> Gv giới thiệu âm g, tô màu -> giởi thiệu : đây là âm g. trong Tiếng Việt có 2 âm g, âm g này là âm g đơn.
- Hs cài bảng g. Nhận xét.
Giáo viên phát âm mẫu g
Học sinh phát âm. Giáo viên chỉnh sửa phát âm.
?Muốn có tiếng gà, cô cài thêm âm và dấu gì?
Hs cài bảng gà.
Hs đánh vần mẫu, gv nhận xét. Hs đánh vần nối tiếp – Đồng thanh.
Hs đọc trơn nối tiếp-đồng thanh.
Hs quan sát tranh : ? em có biết loại gà này là loại gà gì không ? -> rút từ : gà ri.
Hs phân tích từ.
Hs đọc nối tiếp, đồng thanh.
3 Hs đọc toàn bảng, đồng thanh.
 gh
quy trình tương tự g
Chữ gh gồm chữ g và chữ h
So sánh g và gh
2.Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ:
* Mục tiêu : Hs viết được g, gh, gà ri, ghế gỗ.
* Tiến hành : 
 *  ... ới thiệu một số bài vẽ đẹp.
- Dặn dò: Hs về nhà quan sát các loại trái cây khác nhau. Chuẩn bị một số trái cây để giờ sau mang tới lớp quan sát cho bài : Vẽ màu vào hình quả, trái cây.
Đánh giá, nhận xét
Quan sát, nhận xét
Quan sát, làm mẫu
Thực hành
..
Học vần 
Tiết 28 y- tr
I)Mục tiêu:
 - Hs đọc và viết được : y, tr, y tá, tre ngà
 - Hs đọc được câu ứng dụng : bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : nhà trẻ.
II)Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Bài soạn, tranh minh hoạ trong sách giáo khoa
2.Học sinh: 
- Sách , bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
III) Các hoạt động dạy - học : 
Nội dung
Phương pháp
A. 	Kiểm tra bài cũ:
- Hs đọc bảng xoay : Ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ, nghỉ hè, bị ngã, ng, ngh, nghi ngờ. Nhận xét.
- 4 hs đọc nối tiếp sgk, nhận xét.
- 	Học sinh cả lớp viết bảng con: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.
- Gv nhận xét chung.
B. Bài mới:
- Gv giới thiệu bài : Y, tr” ghi tựa.
1.Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm:
* Mục tiêu : Hs đọc được y, tr, y tế, tre ngà.
* Tiến hành : 
- Hs quan sát tranh : Tranh vẽ gì? -> y tá -> gv ghi bảng từ y tá.
-? Trong từ y tá có âm nào đã học? (t, a) -> Gv giới thiệu âm y, tô màu.
- So sánh y và u.
- Hs cài bảng y. Nhận xét.
 - Hs phân tích âm y.
- Hs phát âm y nối tiếp, đồng thanh.Giáo viên chỉnh sửa phát âm.
Hs quan sát tranh : ? em có biết tranh vẽ ai không ? -> rút từ : y tá
Hs phân tích từ.
Hs đọc nối tiếp, đồng thanh.
3 Hs đọc toàn bảng, đồng thanh.
 tr
quy trình tương tự y
Chữ tr gồm chữ t và chữ r
So sánh tr và t
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ.
Mục tiêu : hs biết viết y, tr, y tá, tre ngà.
Tiến hành : 
 * Hướng dẫn viết chữ y, tr
-Hs nêu cấu tạo y, tr.
-Hs quan sát chữ mẫu, trả lời : ?âm y, tr có con chữ nào viết trong 2 dòng ly, con chữ nào viết trong năm dòng ly?
Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình.
Hs đồ bóng
Học sinh viết vào bảng con. Lưu ý học sinh điểm đặt bút. Nhận xét,
 * Hướng dẫn viết tiếng: y tá, tre ngà quy trình tương tự
Lưu ý khoảng cách giữa các tiếng trong từ.
Hoạt động 3 : Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Mục tiêu : Hs đọc được các tiếng, từ ứng dụng.
Tiến hành :
- Trò chơi : Con thỏ
- Gv viết từ ứng dụng trên bảng :
y tế trí nhớ
chú ý cá trê
Hs gạch chân tiếng chứa âm vừa học. Nhận xét.
Hs luyện đọc tiếng cũ, tiếng mới + phân tích từ. Gv chỉnh sửa phát âm.
Hs đọc từ không thứ tự, thứ tự. Nhận xét.
Gv giảng nghĩa từ.
3 hs đọc toàn bảng. Đồng thanh
Tiết 2
Kiểm tra bài tiết 1 :
- Gv chỉ bảng, không thứ tự, thứ tự hs đọc. Nhận xét.
- 4 hs Đọc sgk . Nhận xét. 
B. Bài mới :
1. Hoạt động 1 : Đọc câu ứng dụng.
* Mục tiêu : hs đọc được câu ứng dụng : nghỉ hè chị kha ra nhà bé nga
* Tiến hành :
Học sinh thảo luận nhóm đôi ( 1phút)về tranh minh họa của câu ứng dụng.Nói nội dung tranh -> đọc câu ứng dụng -> Gv ghi bảng.
Hs gạch chân tiếng chứa âm vừa học :
bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã
- Hs đọc tiếng, từ, cụm từ.
- Hs đọc toàn câu. Lưu ý chỉnh sửa cách ngắt nghỉ cho đúng. Đồng thanh.
- 3 Hs đọc toàn bài.
2. Hoạt động 2 :Luyện viết.
* Mục tiêu : Rèn chữ cho hs.
* Tiến hành :
- Hs nói độ cao âm y
- Gv viết mẫu thêm âm y nói quy trình viết.
- GV chỉnh sửa tư thế ngồi của hs.
- Hs viết 1 hàng y
- tr, chú ý, trí nhớ tương tự.
- Gv nhận xét chung.
Hoạt động 3 : Luyện nói.
Mục tiêu: phát triển lời nói của học sinh theo chủ đề: nhà trẻ
Tiến hành : 
- Giáo viên treo tranh. Hs quan sát tranh :Tranh vẽ cảnh gì? Em thấy cảnh đó ở đâu?
- Hs trả lời -> nhận xét. Nêu chủ đề luyện nói.
- Hs thảo luận nhóm đôi trong 2 phút : Hỏi nhau 
Các em bé đang làm gì?
Hồi bé bạn có đi nhà trẻ không?
Người lớn duy nhất trong tranh được gọi là gì?
Nhà trẻ khác với lớp 1 của bạn ở chỗ nào?
Bạn có nhớ bài hát nào ở nhà trẻ không?
- Đôi bạn lên luyện nói trước lớp.
- Hs hát bài hát hay hát ở nhà trẻ.
-> Giáo dục : Dù ở nhà trẻ hay bây giờ đã lên lớp 1 thì ở đâu các em cũng phải vâng lời cô giáo, chăm chỉ học hành và thân ái với bè bạn.
C.Củng cố, dặn dò :
Hs đọc lại toàn bài .
Trò chơi : ghép chữ.
Nhận Về nhà đọc lại bài, ôn tập các âm vừa học để tiết sau học bài Ôn Tập.
Kiểm tra đánh giá
Quan sát nhận xét
Làm mẫu, thực hành theo mẫu
Quan sát, nhận xét.
Làm mẫu, 
thực hành theo mẫu
Thực hành
Thực hành
Quan sát nhận xét theo nhóm, thực hành.
Quan sát, thực hành
Quan sát làm việc theo nhóm,vấn đáp gợi mở, thực hành giao tiếp
Trò chơi
Thủ công
Tiết 6 XÉ DÁN QUẢ CAM( TIẾT 1)
 I.Mục tiêu
- Học sinh biết cách xé dán hình quả cam từ hình vuông.
- Xé được hình quả cam có cuống và lá, dán cân đối, phẳng.
 II.Chuẩn bị
-GV: Bài xé dán mẫu
-HS: Giấy màu, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Nội dung
Phương pháp
Trò chơi: Tí bảo
A. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
Những bài chưa hoàn thành ở tiết trước.
Nhận xét
Bài mới :
- Gv giới thiệu bài : Xé dán hình quả cam, ghi tựa. 
1. Hoạt động 1 : hình dáng, màu sắc quả cam.
* Mục tiêu : hs nhận biết đựơc hình dáng, màu sắc quả cam.
* Tiến hành : 
+ Giáo viên cho học sinh xem vật mẫu:
Quả cam hình gì? Màu gì? Còn loại quả nào giống quả cam? Phần cuống cam màu gì? Là cam hình gì? Màu gì?
Hs trả lời, nhận xét.
2. Hoạt động 2 : hướng dẫn xé dán.
* Mục tiêu ; hs biết các bước xé dán quả cam.
* Tiến hành :
- Gv treo trình tự các bước xé dán, vừa hướng dẫn, vừa yêu cầu hs lấy giấy nháp làm theo.
Xé hình quả cam:
Xé hình vuông.
Xé từ hình vuông ra hình tròn.
Xé chỉnh sửa sao cho giống quả cam.
Lật mặt màu để học sinh quan sát.
Xé lá và cuống:
Vẽ một hình chữ nhật nhỏ để xé lá và cuống.
Hoạt động 3 : thực hành .
Mục tiêu : hs nhớ các bước xé dán quả cam.
Tiến hành : 
- Gv yêu cầu hs xé lại trên giấy nháp. Trong lúc làm, gọi hs nhắc lại các bước.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá một số sản phẩm đã hoàn thành.
C. Củng cố, dặn dò : 
- Hs nêu lại các bước xé dán quả cam.
- Dặn hs về nhà tập xé dán.
- Vệ sinh chỗ ngồi. Nhắc học sinh chuẩn bị giấy màu cam, hồ dán , thước kẻ để bài sau xé dán quả cam.
Nhận xét, đánh giá
Quan sát nhận xét
Quan sát, làm mẫu.
Thực hành
An toàn giao thông
NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP, XE MÁY.
Mục tiêu :
Kiến thức :
Biết những quy định về an toàn khi ngồi trên xe đạp. xe máy.
Cách sử dụng các thiết bị an toàn đơn giản (đội mũ bào hiểm khi đi xe máy)
Biết sự cần thiết của các hành vi an toàn khi đi xe đạp, xe máy.
Kĩ năng :
Thực hiện đúng trình tự an toàn khi lên xuống vaàđi xe đạp, xe máy.
Biết các đội mũ bào hiểm đúng.
Thái độ :
Có thói quen đội mũ bảo hiểm, quan sát các loại xe trước khi lên xuống xe, biết bám chắc người ngồi đằng trước.
Chuẩn bị : 
Giáo viên :
Đọc lại các bài học có các điều luật an toàn khi đi xe đạp, xe máy, cách đội mũ bảo hiểm.
2 mũ bào hiểm.
Tranh vẽ, hình chụp người đi xe máy trên đường có đèo trẻ em. 1 tranh tư thế ngồi đúng, 1 tranh tư thế ngồi sai.
Học sinh : Mũ bào hiểm của mình.
Các hoạt động dạy - học.
Nội dung
Phương pháp
Kiểm tra bài cũ :
Gv kể chuyện bạn Đạt => câu hỏi :
+ Khi đi ra đường các em cần đi với ai, ở đâu?
+ Trước khi qua đường em phải làm gì?
+ Khi qua đường, em phải đi thế nào?
Hs xung phong trả lời, Gv, hs nhận xét.
Bài mới :
? Ai đưa em đi học? Đi đi bằng phương tiện gì?
Gv giới thiệu bài : “gồi an toàn trên xe đạp, xe máy”, hs nhắc lại tựa cá nhân, lớp.
1	Hoạt động 1 : Giới thiệu cách ngồi an toàn khi di xe đạp, xe máy.
Mục tiêu : 
Hiểu sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
Ghi nhớ các triìh tự, quy tắc an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
Có thói quen tự đội mũ bảo hiểm, biết ngồi ngay ngắn và bám chắc người ngồi phía trước , quan sát các loại xe khi lên xe, xuống xe.
Tiến hành :
Hs quan sát tranh, trả lời các câu hỏi :
+ Người ngồi trên xe máy có đội mũ không? Đội mũ gì? Tại sao phải đội mũ bảo hiểm?
+ Bạn nhỏ ngồi trên xe máy như thế nào? Ngồi như thế là đúng hay sai?
+ Khi bố mẹ đưa em đến trường, em ngồi như thế nào? => hs trả lời, hs lớp và gv nhận xét đúng hay sai, phân tích.
Yêu cầu hs nào trong lớp đội mũ bào hiểm đến trường thì giờ tay. ? Vì sao em lại đội mũ bào hiểm?
GV giới thiệu tranh cảnh người ngồi trên xe máy => hs chọn tranh ngồi đúng-sai vào bảng con. => Gv gọi, yêu cầu hs chỉ rõ từng hành vi sai và tác hại của chúng.
Kết luận : Để đàm bảo an toàn :
Phải đội mũ bào hiểm khi ngồi trên xe máy.
Hai tay ngồi bám cặht vào người ngồi trước.
Quan sát cẩn thận trước khi lên xuống xe.
Hoạt động 2 : Thực hành trình tự lên, xuống xe máy
Mục tiêu : 
Ghi nhớ các động tác khi lên xe đạp, xe máy.
Có thói quen đội mũ bào hiểm và thực hiện đúng trình tự các động tác an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
Tiến hành :
Gv chọn vị trí ở sân trường và sử dụng xe đạp, xe máy thật để hướng dẫn hs thứ tự các động tác an toàn khi lên, xuống và ngồi trên xe.
Gv ngồi trên xe máy, gọi một hs lên ngồi phía sau, yêu cầu hs nhớ lại thứ tự các động tác an toàn khi ngồi trên xe. HS lớp quan sát, bổ sung, chỉnh sửa cho bạn.
Kết luận :
Lên xe đạp, xe máy theo đúng trình tự an toàn.
Hoạt động 3 : Thực hành đội mũ bảo hiểm
Mục tiêu : Hs thành thạo các động tác đội mũ bảo hiểm.
Tiến hành :
Gv làm mẫu các động tác đội mũ bào hiểm cho hs quan sát, vừa làm vừa giảng giải.
Gv yêu cầu hs đôi bạn nhắc lại cho nhau, rồi từng cặp xung phong lên thực hành trước lớp. => Gv, hs nhận xét, chỉnh sửa.
Yêu cầu một vài hs làm đúng thực hiện lại cho cả lớp xem
C.Củng cố, dặn dò :
2 hs lên biểu diễn trước lớp động tác đội mũ bảo hiểm.
2 hs thực hiện lại thao tác ngồi trên xe đạp, xe máy .
Gv, hs nhận xét, chỉnh sửa.
GV dặn hs khi đi trên đường thì phải thực hiện đúng quy định lên , ngồi và xuống xe an toàn.
Kiểm tra đánh giá
Hỏi đáp
Quan sát, hỏi đáp.
Thực hành
Làm mẫu
Thực hành
Thực hành
SINH HOẠT TUẦN 6
I Kiểm điểm công việc tuần 6
Lởp trưởng báo cáo:
Đồng phục :..
Xếp hàng ra vào lớp
.
Chưa học bài ở nhà
Xả rác
....
Giáo viên nhận xét và đưa ra biện pháp
.
.
II Công việc tuần 7
.
III. Sinh hoạt tập thể : Kể chuyện : Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.
Nhận xét của tổ khối :

Tài liệu đính kèm:

  • docQuan hoa 6.doc