Giáo án Lớp 1 - Tuần 8 - GV: Đào Thị Tâm - Trường TH Lê Hồng Phong

Giáo án Lớp 1 - Tuần 8 - GV: Đào Thị Tâm - Trường TH Lê Hồng Phong

Học vần

UA, ƯA

I. MỤC TIÊU:

- Đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ; các từ ngữ và câu ứng dụng. Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Giữa trưa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bộ chữ, bảng cài, tranh, vật thật.

- Học sinh: Bộ chữ, vở, sách, bảng con, phấn, khăn lau, bút .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 65

1. Ổn định tổ chức:

- Yêu cầu HS hát một bài.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 em: Lâm, Bảo lần lượt đọc: tờ bìa, vỉa hè; lá mía, tỉa lá và câu: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.

- Cho HS viết: tờ bìa, vỉa hè; lá mía, tỉa lá.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giúp HS nhận diện chữ, phát âm và đánh vần: ua, cua bể.

- Viết bảng: ua và nói: Vần ua được tạo nên từ 2 con chữ u và a.

 - Yêu cầu HS so sánh: ua với ia.

- Cài bảng: ua, yêu cầu HS cài bảng: ua.

- Đọc mẫu: u- a- ua và cho HS đọc.

 

doc 20 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 8 - GV: Đào Thị Tâm - Trường TH Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 12/10/2015
CHÀO CỜ TUẦN 8
Nghe nói chuyện dưới cờ
************************
Học vần
UA, ƯA
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ; các từ ngữ và câu ứng dụng. Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Giữa trưa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Bộ chữ, bảng cài, tranh, vật thật.
- Học sinh: Bộ chữ, vở, sách, bảng con, phấn, khăn lau, bút .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 65
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Yêu cầu HS hát một bài.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em: Lâm, Bảo lần lượt đọc: tờ bìa, vỉa hè; lá mía, tỉa lá và câu: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.
- Cho HS viết: tờ bìa, vỉa hè; lá mía, tỉa lá.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giúp HS nhận diện chữ, phát âm và đánh vần: ua, cua bể.
- Viết bảng: ua và nói: Vần ua được tạo nên từ 2 con chữ u và a. 
 - Yêu cầu HS so sánh: ua với ia.
- Cài bảng: ua, yêu cầu HS cài bảng: ua.
- Đọc mẫu: u- a- ua và cho HS đọc.
- Chép bảng: cua, yêu cầu HS phân tích.
- Cài bảng: cua và yêu cầu HS làm theo.
- Đánh vần và luyện cho HS đọc. GV chỉnh sửa.
- Cho HS xem tranh,nêu nội dung tranh vẽ để giới thiệu từ: cua bể. Cho HS luyện đọc.
Hoạt động 2: Giúp HS nhận diện chữ, phát âm và đánh vần: ưa, ngựa gỗ.
* Tiến hành theo quy trình trên. Cho HS biết cấu tạo của vần: ưa; so sánh ưa với ua; nắm được cách phát âm.
Hoạt động 3 (8 phút): Hướng dẫn viết chữ.
- Vừa viết mẫu lên bảng vừa nêu quy trình viết: ua; yêu cầu HS viết bảng con: ua.
- Vừa viết mẫu lên bảng vừa nêu quy trình viết, chiều cao các con chữ, cách lia bút tạo nét nối giữa các con chữ, cách viết dấu thanh khi viết: cua bể. 
* GV tiến hành theo quy trình trên khi dạy cho HS luyện viết: ưa, ngựa gỗ.
Hoạt động 4 (6 phút): Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Viết bảng: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia. Cho HS luyện đọc, nêu tiếng có âm vừa học. GV giảng nghĩa từ bằng tranh, vật thật, lời nói. 
Hoạt động nối tiếp(1 phút): 
- GV nhận xét toàn tiết học.
- Cả lớp cùng hát.
- Cả lớp lắng nghe.
- 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Cá nhân nêu: Vần ua khác ia ở chỗ: ua bắt đầu bằng u, ia bắt đầu bằng i
- Từng HS cài bảng: ua.
- HS lắng nghe.Luyện đọc: cá nhân; nhóm; cả lớp: u- a- ua.
- Cá nhân nêu: tiếng cua gồm có âm c đứng trước, vần ua đứng sau. 
- Cá nhân cài bảng:cua
- HS đọc:cá nhân; nhóm; cả lớp: cờ- ua- cua. 
 - Cả lớp quan sát , lắng nghe. Luyện đọc cả lớp; nhóm; cá nhân: u- a- ua.
 cờ- ua- cua
 cua bể
- HS làm theo yêu cầu. Biết được vần ưa được tạo bởi: ư và a; ưa khác ua ở chỗ: ưa bắt đầu bằng ư- ua bắt đầu bằng u.
- Cá nhân quan sát, lắng nghe, viết bảng con: ua.
- Cá nhân quan sát, lắng nghe và viết bảng con: cua bể.
- Từng HS viết bảng: ưa, ngựa gỗ theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp quan sát, đọc thầm theo; đánh vần- đọc trơn cả lớp; nhóm; cá nhân, trả lời , quan sát, lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe.
Tiết: 66
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Cho HS luyện đọc lại nội dung đã học ở tiết trước. GV chỉnh sửa, giúp đỡ HS yếu đánh vần nhẩm để đọc trơn.
- Giới thiệu tranh 1 SGK/ 63, yêu cầu HS nêu nội dung tranh vẽ để giới thiệu câu: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
- Cho HS luyện đọc. GV đọc mẫu và chỉnh sửa cho HS.
- Hỏi HS:Tiếng nào có âm vừa học?
Hoạt động 2 : Luyện viết
- Giới thiệu bảng phụ có nội dung bài tập viết: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.. Gọi HS đọc.
- Vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết, chiều cao, khoảng cách khi viết một dòng con chữ: ua.
- Cho HS viết vào vở Tập viết. GV theo dõi, giúp đỡ các em yếu.
* Tiến hành theo quy trình trên khi hướng dẫn viết: ưa.
- Vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết, cách viết nét nối, chiều cao các con chữ và khoảng cách khi viết 1 dòng: cua bể. Cho HS viết vào vở.
* Tiến hành theo quy trình trên khi hướng dẫn viết: ngựa gỗ.
Hoạt động 3: Luyện nói
- Giới thiệu tranh 2 SGK/ 63 giới thiệu chủ đề luyện nói: Giữa trưa; viết bảng, cho HS đọc.
- Hỏi:
 * Trong tranh vẽ gì?
 * Tại sao em biết đây là bức tranh vẽ giữa mùa hè ?
 * Giữa trưa là lúc mấy giờ ?
 * Buổi trưa em thường làm gì ? 
 ..
4. Cũng cố - dặn dò:
- Cho HS luyện đọc nội dung đã học ở hai tiết trong SGK/ 62, 63.
- Nhận xét toàn tiết học.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc: cá nhân; bàn; nhóm; cả lớp: ua, cua bể, ưa, ngựa gỗ, cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe. Cá nhân nêu: tranh vẽ : mẹ, bé, cô bán trái cây,.
- HS đánh vần: mờ- e- me- nặng- mẹ, đờ- i- đi,chờ-ơ- chơ- nặng- chợ, mờ- ua- mua, và đọc trơn: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
- Cá nhân nêu: tiếng: mua, dừa.
- Cả lớp quan sát. Cá nhân đọc: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- Từng HS viết: ua theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS lắng nghe, viết: ưa theo yêu cầu. 
- Cả lớp quan sát, lắng nghe, viết: cua bể vào vở.
- Từng HS viết: ngựa gỗ theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe, luyện đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp: Giữa trưa. 
- Cá nhân trả lời theo gợi ý của GV:
* núi, cây, ngựa, người cưỡi ngựa,
* vì người cưỡi ngựa cởi áo, dùng mũ quạt,.
*.lúc 12 giờ; 
* ngủ trưa.
-HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân; nhóm; cả lớp.
- Cả lớp lắng nghe.
- Ghi nhận sau tiết dạy
Toán.
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4
- Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: bảng phụ, mô hình, phiếu bài tập.
- Học sinh: bảng con, , bút, .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em: làm bài tập 1, 3 SGK/ 47.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4.
* Bài 1 / 48: Tính?
- Nhắc HS viết số thẳng cột. Cho HS làm bài- GV theo dõi, nhận xét, sửa chữa.
* Bài 2( dòng 1) / 48: Số?
- Chép bài mẫu lên bảng, giảng cho HS hiểu cách làm.
- Phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm bài- theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Thu, chấm phiếu bài tập- nhận xét, công bố điểm.
 - Yêu cầu HS đọc lại bài hoàn chỉnh. 
Hoạt động 2: Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
* Bài 3 SGK / 48: Tính
- Giới thiệu mô hình như SGK
- Hướng dẫn HS cách làm ở bài mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài. Nhận xét, sửa chữa từng bài làm của các em.
4. Cũng cố - dặn dò:
- Tổng kết bài, nhận xét tiết học.
- Cả lớp lắng nghe.
- 2 em nêu miệng kết quả, cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe làm bảng con, 1 em làm bảng lớp.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- Từng cá nhân làm phiếu bài tập, 1 em làm bảng lớp.
- HS lắng nghe.
- HS đọc: 1 + 1 = 2; 1 + 2 = 3; 1 + 3 = 4; 
 2 + 2 = 4
- HS quan sát.
- Cả lớp lắng nghe.
- Một em làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con : .
 * 2 + 1 + 1 = 4
 * 1 + 2 + 1 = 4 
- Cả lớp lắng nghe.
 - Ghi nhận sau tiết dạy
***************************
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 13/10/2015
Học vần.
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được: ia, ua, ưa; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến bài 31.
- Viết được: ia, ua, ưa; các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Khỉ và Rùa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Bảng phụ, tranh, vật thật.
- Học sinh: Vở, sách, bảng con, phấn, khăn lau, bút .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. KTBC:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn các vần vừa học.
- Giới thiệu bảng phụ gồm bảng ôn như SGK/ 64.
- Yêu cầu HS lên bảng đọc bài . GV nhận xét, chỉnh sửa.
Hoạt động 2: Ghép chữ và vần thành tiếng.
- GV chỉ chữ ở cột dọc với cột ngang , yêu cầu HS ghép và đọc thành tiếng .
- Cho HS luyện đọc. GV chỉnh sửa cách phát âm.
 Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng
- Viết bảng : mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ.
- Gọi từng em đọc từng từ, phân tích tiếng có vần vừa học.
- Đọc mẫu, giải nghĩa từ cho HS bằng tranh, lời nói.
- Cho HS luyện đọc. GV chỉnh sửa, giúp đỡ các em yếu đánh vần- ghi nhớ để đọc trơn.
Hoạt động 4: Tập viết từ ngữ ứng dụng.
- Viết bảng và nêu quy trình viết, chiều cao, khoảng cách giữa các con chữ- giữa các tiếng của từ: mùa dưa.
- Cho HS luyện viết bảng: mùa dưa, sau đó viết vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ.
4. Cũng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét toàn tiết học.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Cá nhân chỉ chữ theo lời GV đọc. Sau đó vừa chỉ chữ vừa đọc vần.
- Cá nhân tự ghép và đọc: tru, trua, trư, trưa.Cả lớp quan sát , lắng nghe.
- Luyện đọc cả lớp; nhóm; cá nhân.
- HS quan sát, đọc thầm theo. .
- Cá nhân đánh vần, đọc trơn, phân tích theo yêu cầu.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- Từng HS viết bảng: mùa dưa, sau đó viết vào vở Tập viết.
- Cả lớp lắng nghe.
Tiết: 68
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. KTBC:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Cho HS luyện đọc lại nội dung đã học ở tiết trước trên bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng. GV chỉnh sửa, giúp đỡ HS yếu đánh vần nhẩm để đọc trơn.
- Giới thiệu tranh 1 SGK/ 65, yêu cầu HS nêu nội dung tranh vẽ để giới thiệu đoạn thơ: 
 Gió lùa kẽ lá
 Lá khẽ đu đưa
 Gió qua cửa sổ
 Bé vừa ngủ trưa.
 - Cho HS luyện đọc. GV đọc mẫu và chỉnh sửa cho HS.
Hoạt động 2: Luyện viết
- Vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết, chiều cao, khoảng cách khi viết một dòng : ngựa tía. 
- Cho HS viết bảng con, sau đó viết vào vở Tập viết. GV theo dõi, giúp đỡ các em yếu.
Hoạt động 3: Kể chuyện Khỉ và Rùa
- Giới thiệu tranh 2 SGK/ 65, yêu cầu HS đọc tên câu chuyện.
- Vừa chỉ vào tranh vừa kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện một cách diễn cảm- kể 2 lần.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm cùng kể chuyện và cho biết câu chuyện nói lên điều gì?
- Điều khiển các nhóm trình bày; cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn, nhóm kể chuyện hay nhất; bạn nêu được ý nghĩa câu chuyện.
4. Cũng cố - dặn dò:
- Cho HS luyện đọc nội dung đã học  ...  đồi núi.
- Từng HS viết bảng: ưi, gửi thư theo hướng 
dẫn của GV.
- Cả lớp quan sát, đọc thầm theo; đánh vần- đọc trơn cả lớp; nhóm; cá nhân, trả lời , quan sát, lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe.
 Tiết: 74
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. KTBC:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Cho HS luyện đọc lại nội dung đã học ở tiết trước. GV chỉnh sửa, giúp đỡ HS yếu đánh vần nhẩm để đọc trơn.
- Giới thiệu tranh 1 SGK/ 71, yêu cầu HS nêu nội dung tranh vẽ để giới thiệu câu: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
- Cho HS luyện đọc. GV đọc mẫu và chỉnh sửa cho HS.
- Hỏi HS:Tiếng nào có âm vừa học ? Yêu cầu HS phân tích tiếng vừa nêu.
Hoạt động 2 : Luyện viết
- Giới thiệu bảng phụ có nội dung bài tập viết: ui, ưi, đồi núi, gửi thư. Gọi HS đọc.
- Vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết, chiều cao, khoảng cách khi viết một dòng chữ: ui.
- Cho HS viết vào vở Tập viết. GV theo dõi, giúp đỡ các em yếu.
* Tiến hành theo quy trình trên khi hướng dẫn viết: ưi.
- Vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết, cách viết nét nối, chiều cao các con chữ và khoảng cách khi viết 1 dòng: đồi núi. Cho HS viết vào vở.
* Tiến hành theo quy trình trên khi hướng dẫn viết: gửi thư.
Hoạt động 3: Luyện nói
- Giới thiệu tranh 2 SGK/ 71 giới thiệu chủ đề luyện nói: Đồi núi; viết bảng, cho HS đọc.
- Hỏi:
 * Trong tranh vẽ gì ?
 * Đồi núi thường có ở đâu ? Em biết tên vùng nào có đồi núi ?
 * Trên đồi núi thường có những gì ?
 ..
4. Cũng cố dặn dò : 
- Cho HS luyện đọc nội dung đã học ở hai tiết trong SGK/ 70, 71.
- Nhận xét toàn tiết học.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc: cá nhân; bàn; nhóm; cả lớp: ui, đồi núi, ưi, gửi thư; cái túi, vui vẻ, gửi quà, ngửi mùi.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe. Cá nhân nêu: tranh vẽ: bố, mẹ, chị, bé đang ngồi xem thư, 
- HS đánh vần: dờ- i- di- huyền- dì, nờ- a- na, vờ- ưa- vưa- huyền- vừa, gờ- ưi- gưi- hỏi- gửi, thờ- ư- thư, và đọc trơn: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
- Cá nhân nêu và phân tích: tiếng: gửi, vui.
- Cả lớp quan sát. Cá nhân đọc: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- Từng HS viết: ui theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS lắng nghe, viết: ưi theo yêu cầu. 
- Cả lớp quan sát, lắng nghe, viết: đồi núi vào vở.
- Từng HS viết: gửi thư theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe, luyện đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp: Đồi núi. . 
- Cá nhân trả lời theo gợi ý của GV:
* vẽ đồi, núi, cây,
* ở vùng thượng du,  .
*.cây cối, chim, thú,.
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân; nhóm; cả lớp.
- Cả lớp lắng nghe.
- Ghi nhận sau tiết dạy
Môn: Toán
SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU: 
- Biết kết quả phép cộng một số với số 0.
- Biết số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó. 
- Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy Toán, bảng phụ, mô hình, phiếu bài tập.
- Học sinh: bảng con, , vở, bút, .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng một số với 0.
* Giới thiệu các phép cộng 3 + 0 = 3, 0 + 3 = 3
- Dùng mô hình ghép bảng cài như SGK / 51: Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai có 0 con chim. Hỏi cả hai lồng có mấy con chim ? 
- Chỉ vào mô hình nêu: 3 cộng 0 bằng 3.
- Cho HS nhắc lại.
- Biểu diễn bằng phép tính cộng: 3 + 0 = 3. Cho HS đọc.
- Hỏi lại: 3 + 0 = ?
* Tiến hành tương tự với phép tính:0 + 3 = 3.
- Đưa ra mô hình như mô hình cuối trong SGK trang 51, hỏi để HS biết khi đổi chỗ các số hạng trong phép tính cộng thì kết quả vẫn giống nhau.
- Hướng dẫn HS rút ra nhận xét.
Hoạt động 2: - Biết kết quả phép cộng một số với số 0.
- Biết số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó. 
* Bài tập 1, 2 SGK/ 51: Tính
- GV chú ý hướng dẫn HS đặt số thẳng cột với nhau khi tính theo cột dọc ở bài 2.
Hoạt động 3: - Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
* Bài tập 3 SGK / 51: Số ?
- Đưa ra bảng phụ có bài toán hướng dẫn cách làm, phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm bài.
- Thu chấm, nhận xét, công bố điểm. 
4. Cũng cố dặn dò :
- Tổng kết bài, nhận xét tiết học. Dặn về nhà xem lại bài đã học.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe. Cá nhân trả lời: 3 con chim thêm 0 con chim là 3 con chim. 
- Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- Cả lớp, cá nhân nêu: 3 cộng 0 bằng 3.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe. Vài cá nhân đọc: ba cộng không bằng ba.
- Vài cá nhân lắng nghe, trả lời: bằng 3.
- Cá nhân; cả lớp lắng nghe, làm theo GV.
- Từng HS quan sát, lắng nghe, trả lời để nắm được: 3 + 0 = 3 
 0 + 3 = 3
 Tức là: 3 + 0 = 0 + 3 = 3
- HS nhận xét và biết được rằng: Một số cộng với 0 bằng chính số đó; 0 cộng với một số bằng chính số đó.
- 1 em làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con:
* Bài 1:1 + 0 = 1 0 +2 = 2
 0 + 1 = 1 2 +0 = 2 
 5 + 0 = 5 4 +0 = 4
 0 + 5 = 5 0 +4 = 4 
* Bài 2: đặt các phép tính theo cột dọc.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe, từng em làm phiếu bài tập
- Cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Ghi nhận sau tiết dạy
Sinh hoạt lớp
I.MỤC TIÊU:
- HS nắm được ưu khuyết điểm của cá nhân, tổ trong tuần trước.
- HS nắm được phương hướng hoạt động của tuần tới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Chuẩn bị bản sơ kết tuần
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
1. Nhận xét, đánh giá công tác tuần : 
- Chào mừng Kỉ niệm ngày Bác Hồ gửi thư cho Ngành giáo dục lần cuối(15/ 10) và ngày Phụ nữ Việt Nam(20/ 10).
- Đã thực hiện tốt nề nếp học tập trong tuần.
- Vệ sinh lớp sạch, đúng giờ, không vứt rác bừa bãi.
- Các em đã có nhiều cố gắng trong học tập; phát biểu ý kiến sôi nổi. Chữ viết cũng đã có nhiều tiến bộ.
Ưu điểm:
* Đạo đức: Trong tuần các con đều ngoan, đoàn kết với bạn trong lớp, trong trường. Lễ phép chào hỏi thầy cô và mọi người. 
* Học tập :Đi học tương đối đều và đúng giờ.
- Nhiều bạn có ý thức trong học tập: ........................................................................................
- Chăm học , chú ý nghe giảng, sôi nổi: ..................................................................................
- Một số bạn đã có đủ đồ dùng , sách vở.
 * Nề nếp :Đã bước đầu đi vào nề nếp xếp hàng ra vào lớp, nề nếp vệ sinh.
Ban cán sự lớp, các tổ trưởng, tổ phó đã đôn đốc các bạn vệ sinh.
* Các hoạt động : Tham gia các hoạt động thể dục , múa hát tập thể.
Nhược điểm:
- Một số bạn còn chưa có đủ đồ dùng học tập:...........................................................................
- Đi học muộn, hay nghỉ học buổi chiều:...................................................................................
- Trong lớp chưa chú ý nghe giảng , chưa chăm học: ...............................................................
- Nhiều bạn chưa tự giác vệ sinh:..............................................................................................
- Xếp hàng còn chậm, chưa thẳng;............................................................................................
3. Phương hướng tuần tới:
- Duy trì các nề nếp, chăm ngoan , học giỏi.
- Đi học đều ,đúng giờ.
- Tham gia giải toán Internet.
- Tiếp tục giữ gìn vệ sinh trường, lớp, cá nhân sạch – đẹp, không ăn quà vặt và không vứt rác bừa bãi; không đánh nhau, nói tục, chửi thề, ..Gọi bạn xưng tên.
- Tiếp tục thực hiện phong trào Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp.
- Những HS chậm, học yếu cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Cần chăm tự học hơn khi ở nhà.
- Tiếp tục thực hiện đi học chuyên cần, mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập theo Thời khoá biểu. 
*************************
TUẦN 8 :
TIẾNG VIỆT
Tiết 1: Rèn chữ cái còi, bơi lội
I/ Mục tiêu:
Rèn KN viết và trình bày bài viết đúng ,đẹp
II/ luyện tập:
cái còi :5 hàng
bơi lội : 5 hàng
Tiết 2: Học vần Ôn tập
I/ Mục tiêu:
Ôn các vần trong bài 30,31,32,33,34
Tìm các tiếng từ mới mang vần đang ôn
Luyện đọc đúng , đọc trơn các tiếng vừa tìm
II/ luyện đọc:
Ôn các vần có trong bài 30,31,32,33,34
Tìm tiếng từ mới mang vần đang ôn và luyện đọc
VD: dưa chua, mái ngói, gói xôi, trời tối,
Tiết 3: Rèn chữ ngửi mùi, mười tuổi
I/ Mục tiêu:
Rèn KN viết và trình bày bài viết đúng, đẹp
II/ luỵen tập:
ngửi mùi: 5 hàng, mười tuổi : 5 hàng
Tiết 4: Chính tả Ôn tập
I/ Mục tiêu:
Rèn KN nghe và viết đúng bài chính tả
Làm đúng yêu cầu bài tập
Trình bày đúng , đẹp
II/ Bài viết:
-ia, ai,ua,ưa,oi,ôi,ơi
-bơi lội, mái ngói,mua dừa, chia quà, lễ hội
-chú voi có cái vòi dài
III/ Bài tập:
Điền vần ai hay ia
-cái ch, ch quà, cái b`., 
TOÁN
TIẾT 22: LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5
MỤC TIÊU:
Luyện tập về các phép cộng trong phạm vi 5
Giúp học sinh thuộc công thức cộng và làm bài chính xác .
Bài tập:
Bài 1 Số:
1 + 1 = 	2 + 2 = 	3 + 2 =	1 + 4 =
2 + 1 =	2 + 3 =	 4 + 1=	4 + 1 = 1 	
Bài 2)Tính:
 3	 1	 4	 2	 2
 + 2 + 3	+ 1 	 + 2 + 3
Bài 3)Viết phép tính thích hợp:
Giáo viên gắn bên trái 4 con gà, bên phải 1 mô hình con gà. Hỏi có tất cả mấy con gà?.
Bài 4) Số?.
+ + = 5 + 4 + 3 
TIẾT 23 : LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5:
I)MỤC TIÊU:
Củng cố và khắc sâu về bảng cộng- nhìn tranh tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép cộng trong phạm vi 5.
II ) Bài tập:
Bài 1 ) Tính:
 2	 	1	4	 3	 1
+ 1	+ 3	+ 1	+ 2	+ 4
Bài 2) Tính:
3 + 1 + 1 =	2 + 2 + 1 =
1 + 3 + 1 =	2 + 1+1 =
2 + 1 + 2 =	1 + 2 + 2 =
Bài 3) Điền dấu > < =
5.. 3 + 2	3 + 2. 2+ 3
5.. 3 + 1	1 + 2 +2 .. 2 + 2
Bài 4) Viết phép tính thích hợp.
a/ Giáo viên gắn lần lượt 2 con mèo b/ Giáo viên gắn 1 con thỏ và 4 con và 3 con mèo thỏ
TIẾT 24 : LUYỆN TẬP : SỐ 0 TRONG PHẠM VI CỘNG.
I)MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố về
Phép cộng một số với 0
Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5 , so sánh các số và tính chất của phép cộng.
II) Bài tập:
Bài 1/ Tính:
4 + 0 =	0 + 2=	0 + 5 =
2 + 3 =	0 + 1 =	0 + 3 =
3 + 0 =	1 + 0 =	3 + 0 =
Bài 2/ Đặt tính rồi tính:
3 + 2 =	1 + 4 =	0 + 5 =
2 + 3 =	1 + 2 =	5 + 0 =
Bài 3/ > < =
3 + 2 . 4	3 + 1 . 4 + 1
5 + 0.. 5	2 + 0.. 0 + 2
0 + 4. 3 	5 + 0 . 4 + 0
Bài 4/ Viết kết quả phép tính cộng
X 1 2 3 4
 1 1 1	
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 8.doc