Giáo án lớp 1 - Tuần 9 - Trường tiểu học Trần Phú

Giáo án lớp 1 - Tuần 9 - Trường tiểu học Trần Phú

MÔN: HỌC VẦN – Tiết: 75-76

Bài: UÔI, ƯƠI

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi từ và câu ứng dụng.

- Viết được :uôi,ươi,nải chuối,múi bưởi.

- Luyện nói giảm từ 1-3 câu theo chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV, SGK, chữ mẫu.

- HS: bộ chữ, SGK, bảng con.

 III. Phương pháp

 - Gợi mở, vấn đáp, nhóm,quan sát, thực hành .

 III. Các hoạt động trên lớp:

 

doc 36 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 9 - Trường tiểu học Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 9
----------- –²—---------- 
Ngày soạn: 08.10.2013
 Ngày dạy: Từ 14.10 đến 18.10.2013
Thứ
Môn
Tiết thứ theo p/p 
c/trình
 Tên bài dạy 
G.chú/
TBDH
Chào cờ
9
Chào cờ đầu tuần
Học vần
75-76
uôi - ươi
ĐC 
Hai
 Toán 
33
Luyện tập
14.10
Đạo đức
9
Lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ .
 x
Thể duc
9
Đội hình đội ngũ – T.D.R.L.T.T.C.B
 X
Học vần
77-78
ay – â - ây
ĐC x
Ba
Toán 
34
Luyện tập chung
15.10
M.Thuật
9
Xem tranh phong cảnh 
 X
TN&XH
9
Hoạt động và nghỉ ngơi(Lồng ghép cúm H1N1)
LG x
Học vần
79-80
Ôn tập 
ĐC 
Tư
Toán 
35
Kiểm tra định kỳ giữa kỳ I
16.10
Học vần
81-82
eo - ao
ĐC 
Toán 
36
Phép trừ trong phạm vi 3
 X
Năm
T . công
9
Xé,dán hình cây đơn giản (Tiết 2)
LG x
17.10
 (Lồng ghép) SDNLTK&HQ
Âm nhạc
9
 Ôn : Lý cây xanh 
 X
Tập viết
7
xưa kia , mùa dưa , ngà voi . 
Sáu
Tập viết
8
 đồ chơi , tươi cười , ngày hội .
18.10
H.Đ.T.T 
9
Sinh hoạt cuối tuần
CT P/S
1
Bài 1: Giới thiệu tranh lật
Ngày soạn: 08.10.2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2013
MÔN: HỌC VẦN – Tiết: 75-76
Bài: UÔI, ƯƠI
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi từ và câu ứng dụng. 
- Viết được :uôi,ươi,nải chuối,múi bưởi.
- Luyện nói giảm từ 1-3 câu theo chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV, SGK, chữ mẫu.
- HS: bộ chữ, SGK, bảng con.
 III. Phương pháp
 - Gợi mở, vấn đáp, nhóm,quan sát, thực hành.
 III. Các hoạt động trên lớp: 
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức:(1’)
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Gọi 2 HS đọc và viết.
-Gọi 1 HS đọc câu ứng dụng
- Nhận xét ghi điểm.
3. Dạy học bài mới:(25’)
a. Giới thiệu bài:(1’) ghi bảng.
b. Dạy vần: uôi(10’)
- Vần uôi tạo nên từ con chữ gì?
- Cho HS so sánh. uôi với ôi
- GV đọc mẫu.
- GV cho HS ghép chữ.
+ Muốn có tiếng chuối ta thêm âm gì, dấu gì?
- Gọi HS phân tích tiếng.
- GV ghi bảng: chuối
- GV đọc.
- GV chỉnh sửa phát âm.
- GV cho HS quan sát tranh
+ Bức tranh vẽ gì?
- GV ghi : nải chuối
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS.
- Gọi HS đọc trơn 
- GV gọi HS đọc tổng hợp.
* Hướng dần viết chữ.
-GV viết mẫu chữ:uôi, nải chuối và hướng dẫn cho hs.
uôi nải chuối
-Nhận xét bảng con
b. Dạy vần: ươi(10’)
- Vần ươi tạo nên từ con chữ gì?
- Cho HS so sánh. uôi với ươi
- GV đọc mẫu.
- GV cho HS ghép chữ.
+ Muốn có tiếng bưởi ta thêm âm gì, dấu gì?
- Gọi HS phân tích tiếng.
- GV ghi bảng: bưởi
- GV đọc.
- GV chỉnh sửa phát âm.
- GV cho HS quan sát tranh
+ Bức tranh vẽ gì?
- GV ghi : múi bưởi
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS.
- Gọi HS đọc trơn 
- GV gọi HS đọc tổng hợp.
- GV viết mẫu chữ ươi, múi bưởi và hướng dẫn cho HS.
ươi múi bưởi
- Nhận xét bảng con.
* Trò chơi giữa tiết
* Đọc tiếng ứng dụng:(4’)
 tuổi thơ túi lưới
 buổi tối tươi cười
- Gọi HS đọc và tìm tiếng có âm vừa học.
- GV nhận xét và đọc mẫu.
4. Củng cố:(4’)
+Tìm tiếng ngoài bài có vần vừa học.
-Nhận xét tuyên dương
5. Dặn dò:(1’)
- Hướng dẫn học tiết 2
Tiết 2
* Luyện tập:
1. Luyện đọc:(10’)
- GV cho HS đọc lại các âm ở tiết 1.
- Nhận xét sửa sai.
- Cho HS quan sát tranh
+ Bức tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng câu: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.
- Gọi HS đọc và tìm tiếng có vần vừa học.
- GV gạch chân các tiếng có vần vừa học.
2. Luyện viết:(10’)
- GV yêu cầu HS lấy vở tập viết và hướng dẫn viết chữ: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi
- GV nhắc nhở HS cách ngồi viết.
3. Luyện nói:(10’)
- Cho HS quan sát tranh.
- GV hướng dẫn HS trả lời
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Trong 3 loại quả em thích loại quả nào?
+ Vườn nhà em trồng cây gì?
+ Vú sữa chín có màu gì?
- GV nhận xét.
- Gv liên hệ giáo dục hS
4. Củng cố:(4’)
- GV gọi HS đọc lại bài. 
- Nhận xét tuyên dương.
5. Dặn dò:(1’)
- Chuẩn bị đồ dùng học bài: ay, â, ây
- Nhận xét tiết học.
- HS trình bày đồ dùng học tập trên bàn
-HS đọc bài và viết bảng: cái túi, vui vẻ, gửi quà, ngửi mùi.
-1HS đọc câu ứng dụng
- HS nhắc lại.
-Âm đôi uô và i
- Giống nhau: chữ i
- Khác nhau: vần uôi được bắt đầu bởi uô
- HS đọc (lớp - tổ - bàn - CN)
- HS ghép
+ Âm ch, dấu sắc HS ghép
-Tiếng chuối gồm có âm ch ghép với vần uôi,âm ch đứng trước vần uôi đứng sau và dấu thanh sắc trên con chữ ô.
- HS đọc (lớp - tổ - bàn - CN)
-HS quan sát tranh 1
-Vẽ nải chuối.
- HS đọc (CN, tổ, lớp)
- HS đọc CN-lớp
-HS theo dõi và luyện viết bảng con :
uôi uôi
nải chuối
- Âm đôi ươ và i.
- Giống nhau: chữ i
- Khác nhau: uô với ươ
- HS đọc (lớp - tổ - bàn - CN)
- HS ghép
+ Âm bvà dấu hỏi, HS ghép
-Tiếng bưởi gồm có âm b ghép với vần ươi,âm b đứng trước vần ươi đứng sau và dấu thanh hỏi trên con chữ ơ.
- HS đọc (lớp - tổ - bàn - CN)
-HS quan sát tranh 2
-Vẽ múi bưởi
- HS đọc (CN, tổ, lớp)
- HS đọc CN
- HS theo dõi và luyện viết bảng con
 ươi ươi
 múi bưởi
- HS đọc và tìm tiếng có vần vừa học: tuổi, buổi, lưới, tươi, cười.
- HS tìm nhanh và nêu
- HS đọc lại bài tiết 1.
- HS quan sát tranh.
- Bức tranh vẽ chị và bé đang chơi.
- HS đọc cá nhân và tìm tiếng có vần vừa học: buổi.
- HS lấy vở tập viết và theo dõi GV hướng dẫn viết.
- HS viết bài:
 uôi uôi uôi uôi
 ươi ươi ươi ươi
 nải chuối nải chuối
 múi bưởi múi bưởi
- HS quan sát tranh “ chuối, bưởi, vú sữa”
- HS trả lời
+ Trong tranh vẽ :chuối, bưởi, vú sữa
+HS tự nêu
+ Vú sữa chín có màu xanh hoặc tím
- HS đọc bài cá nhân.
MÔN: TOÁN- Tiết: 33
BÀI: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
-Biết phép cộng với số 0,thuộc bảng cộng và biết cộng trong phạm vi các số đã học.
*Ghi chú:Bài 1,2,3
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, que tính 
- SGK Hộp toán - bảng con 
 III. Phương pháp
 - Gợi mở, vấn đáp, quan sát, thực hành.
 III. Các hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức:(1’)
- Giáo viên ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
-Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Dạy bài mới:(25’)
a. Giới thiệu bài (2’)
- Các em đã được học bài số 0 trong phép cộng. Hôm nay, chúng ta học bài: Luyện tập
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng
b. Thực hành:(23’)
Bài 1:(8’) HS nêu yêu cầu bài toán
- Giáo viên treo bảng phụ đã ghi nội dung bài lên bảng, yêu cầu HS làm bài
- Giáo viên nhận xét
Bài 2:(7’) Học sinh nêu yêu cầu bài 2
- GV treo bảng phụ đã ghi nội dung bài tập.
- Hỏi:
+ 1 + 2 so sánh với 2 + 1 có kết quả như thế nào?
+ Một số cộng với 0 kết quả như thế nào?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
Bài 3:(8’) HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài
- GV nhận xét, ghi điểm
4. Củng cố:(4’)
- GV thu vở chấm bài và nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS đọc lại phép cộng trong phạm vi 5
- Một số cộng với 0 kết quả như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Nhn xẹt chung
5. Dặn dị:(1’)
- Chuẩn bị bài Luyện tập chung. Học thuộc các phép tính trong phạm vi đã học.
- Học sinh hát
- HS ghi bảng con: 1 + 0 = 0 + 1 =
 2 + 0 = 0 + 2 =
 3 + 0 = 0 + 3 = 
 4 + 0 = 0 + 4 =
 5 + 0 = 0 + 5 =
-2 HS nhắc lại đề
Bài 1: Tính
- 3 em lên bảng làm, lớp làm vào vở
- HS nhận xét bài trên bảng
0 + 1 = 1
0 + 2 = 2
0 + 3 = 3
1 + 1 = 2
1 + 2 = 3
1 + 3 = 4
2 + 1 = 3
2 + 2 = 4
2 + 3 = 5
3 + 1 = 4
3 + 2 = 5
0 + 4 = 4
4 + 1 = 5
1 + 4 = 4
Bài 2: Tính
-2 em lên bảng thi đua làm bài, ai nhanh và đúng thì thắng
1 + 2 = 3
1 + 3 = 4
1 + 4 = 5
2 + 1 = 3
3 + 1 = 4
4 + 1 = 5
0 + 5 = 5
5 + 0 = 5
- Khi đổi chỗ các số trong phép tính cộng thì kết quả của chúng không thay đổi .
- Một số cộng với 0 thì bằng chính số đó.
Bài 3: Điền dấu , = 
- 1 em lên bảng làm, lớp làm trong vở bài tập. 
2 < 2 + 3
5 = 5 + 0
2+3 > 4+ 0
5 > 2 + 1
0 + 3 < 4
1+0 = 0+ 1
-2 HS đọc
- Một số cộng với 0 thì bằng chính số đó.
MÔN: ĐẠO ĐỨC – TIẾT 09
Bài: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ.(T1)
I. Mục tiêu:
- Biết: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.
 -Yêu quý anh chị em trong gia đình.
- HS biết cư xử lễ phép với anh chị,nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.
* Ghi chú:
-Biêt vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
-Biết phân biệt các hành vi,việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với 
anh chị,nhường nhịn em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh - vở BT đạo đúc 
 III. Phương pháp
 - Gợi mở, vấn đáp, nhóm,quan sát, thực hành, đóng vai.
IV. Các hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:(1’)
- Giáo viên ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Em hãy kể về gia đình mình ?
- Đi học về với bố mẹ em thấy thế nào ?
- Em đã được bố (mẹ) đưa đón lần nào chưa ?
- Nhận xét – đánh giá.
3. Dạy - học bài mới:(25’)
 a. Giới thiệu:(1’) Lễ phép anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
 b. Hoạt động 1:(10’) Làm việc ở SGK.
- Giao việc:nhận biết việc làm các em nhỏ 
- Gọi HS trình bày ý kiến
* GV kết luận:
 Anh chị em trong gia đình phải thương yêu và hoà thuận với nhau 
c. Hoạt động 2: (14’)Phân tích tình huống .
 Tranh 1: Bạn Lan chơi với em thì được cô cho quà. Em là bạn Lan em sẽ làm gì ? 
 Tranh 2 : Bạn Hùng có một chiếc ôtô , đồ chơi em bé thấy đòi mượn. Là bạn Hùng em sẽ làm gì ? 
- GV đưa tra các tình huống 1 : 
 a. Lan nhận quà giữ hết quà cho mình .
 b. Lan chia cho em phần ít Lan phần nhiều. 
 c. Mỗi người 1 nữa quả táo, 1 nữa quả nhỏ .
 d. Nhường cho em bé chọn trước . 
- Tình huống 2 : 
 a. Hùng không cho em mượn ôtô .
 b. Đưa cho em chơi tự do .
 c. Cho em mượn, HD em chơi, giữ gìn khỏi bị hỏng .
-GV: Vì sao cần lễ phép với anh chị,nhường nhịn em nhỏ.
* GV kết luận:
-Anh chị em trong gia đình phải thương yêu và hòa thuận với nhau.Là em phải biết lễ phép với anh chị.Là anh,chị phải biết nhường nhịn em nhỏ.
 4. Củng cố: (4’): 
- GV cho HS đóng vai theo nội dung bức tranh 2
-Liên hệ thực tế 
5. Dặn dò:(1’)
- Bài sau : Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ 
- GV nhận xét tiết học.
- Học sinh hát
- VD có 4 người:cha, mẹ, em, em bé.
-HS tự nêu
- HS nhắc lại đầu bài: “Lễ phép anh chị, nhường nhịn em nhỏ.( T1 )”.
- HS quan sát t ... t 1 bông hoa còn lại 2 bông hoa”
- Tính trừ 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS thi đua đọc thuộc các phép tính 
- Có 2 chấm tròn 
- Có 1 chấm tròn
- Có 3 chấm tròn 
- HS nêu: 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3
- HS lập phép trừ: 3 - 1 = 2 3 - 2 = 1
Bài 1: Tính:
- HS làm vào vở bài tập và đọc kết quả
2 - 1 = 1
3 - 1 = 2
1 + 1 = 2
3 - 1 = 2
3 - 2 = 1
2 - 1 = 1
3 - 2 = 1
2 - 1 = 1
3 - 1 = 2
1 + 2 = 3
3 - 2 = 1
3 - 1 = 2
Bài 2: Tính:
- HS làm bài, 2 em lên bảng làm
-
-
-
 2 3 	 3
 1 2 	1 
 1 1 2 
Bài 3: Viết phép tính thích hợp:
- HS tiến hành chơi
- Có 3 con chim, bay đi 2 con chim. Hỏi còn lại mấy con chim?
- Phép tính đúng: 3 - 2 = 1
-
HS chơi trò chơi
 MÔN; THỦ CÔNG – TIẾT: 09
Bài: XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (T2)
I. Mục tiêu:
 -Biết cách xé,dán hình cây đơn giản.
 -Xé,dán được hình tán lá cây,thân cây.Đường xé có thể bị răng cưa.Hình dán tương đối phẳng,cân đối.
 *Ghi chú:Với HS khéo tay:
 -Xé ,dán được hính cây đơn giản.Đường xé ít răng cưa.Hình dán cân đối phẳng.
 -Có thể xé được thêm hình cây đơn giản có hình dạng kích thước màu sắc khác.
 II. Đồ dùng dạy học:
- GV: hình mẫu.
- HS: giấy màu, vở, hồ dán.
 III. Phương pháp
 - Gợi mở, vấn đáp, quan sát, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:(1’)
- Giáo viên ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- KT đồ dùng học tập 
- Nhận xét - ghi điểm.
3. Dạy - học bài mới:(25’)
a. GV giới thiệu - Ghi bảng.
b. Hướng dẫn thực hành: 
- GV hướng dẫn cách xé tán lá cây, thân cây.
- GV cho HS lấy giấy và thực hành xé, dán.
- Xé hính tán lá cây . Xé thân cây. 
- Dán thân ngắn với lá tròn, thân dài với lá tam giác . 
- GV quan sát sửa sai cho HS .
- Khi xé không cần tròn, thân cây đầu to, đầu nhỏ.
- Bôi hồ mỏng , đều dàn cân đối . 
4. Nhận xét đánh giá:(4’)
- GV nhận xét 
- Đánh giá sản phẩm: các đường xé và dán hình.
5. Dặn dò:(1’)Về nhà tập xé,dán cho thành thạo
- Xem trước bài:Xé dán hình ngôi nhà . 
- GV nhận xét tiết học.
- Học sinh hát
-HS lấy đồ dùng bỏ lên bàn
- Đọc đề
- HS nêu.
-HS thực hiên xé dán 
- Xé hính tán lá cây .
- Xé tán lá tròn, hình vuông cạnh 6 ô, xé và chỉnh sửa cho giống .
- Xé thân cây dài 6 ô, 1 ô 
 Ngày soạn: 8/10/2013
 Ngày dạy:Thứ sáu ngày 18 tháng 10 năm 2013
MÔN: ÂM NHẠC – TIẾT: 09
BÀI:Ôn tập bài hát: LÝ CÂY XANH
TẬP NÓI THƠ THEO TIẾT TẤU
I. YÊU CẦU: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
	- HS khá giỏi : Tập nói thơ theo tiết tấu của bài hát “Lý cây xanh”
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn, máy nghe và băng nhạc
	- Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách)
	- Sưu tầm một số bài thơ 4 chữ
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Nhóm,quan sát, thực hành.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: 2’
 - Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát
3. Bài mới:28’
*Hoạt động 1:
- Ôn tập bài hát Lí cây xanh.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát Lí cây xanh
- Hỏi HS tên bài hát vừa được nghe giai điệu, đó là dân ca miền nào.
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức
+ Bắt giọng cho HS hát ( GV giữ nhịp bằng tay)
+ Đệm đàn và bắt nhịp cho HS
+ Cho HS hát và võ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa ( vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, chân nhún nhịp nhàng
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp
- Nhận xét
* Hoạt động 2: 
 - tập nói thơ theo tiết tấu
- GV hướng dẫn HS tập vỗ tay hoặc gõ đệm theo âm hình tiết tấu.
Miệng đọc: Ta ta ta ta , ta ta ta ta
- Sau khi HS đọc và vỗ tay nhuần nhuyễn âm hình tiết tấu của bài Lí cây xanh, GV cho HS nói theo âm hình tiết tấu bài Lí cây xanh
- Từ cách nói theo âm hình tiết tấu trên, GV cho HS vận dụng vào các bài thơ 4 chữ để đọc theo âm hình 
- GV cho HS biết: Bài thơ trên nói về các loài chim như: Chim sáo, chim liếu tiếu, chim chìa vôi
4. Củng cố : 4’
- Kết thúc tiết học, GV có thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát Lí cây xanh ( hoặc mở băng mẫu để HS hát và gõ đệm thật nhịp nhàng)
5 . Dặn dò ; 1’
- Nhận xét ( khen cá nhân tốt, nhắc nhở 
- Dặn HS về ôn lại bài hát Lí cây xanh. Tập vỗ tay đúng phách và đúng tiết tấu lời ca
Hát
Không 
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát
- Trả lời:+ Bài hát: Lí cây xanh
+ Dân ca Nam Bộ
- Hát theo hướng dẫn của GV
+ Hát không có nhạc
+ Hát theo nhạc đệm
+ Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.( HS luyện tập theo hình thức hát tập hể, nhóm, tổ)
- Hát kết hợp với vận động phụ họa theo hướng dẫn
- HS biểu diễn trước lớp
+ Từng nhóm
+ Cá nhân
Chú ý nghe và xem GV làm mẫu.
+ HS đọc âm hình tiết tấu bằng âm tượng thanh : ta
+ HS đọc kết hợp vỗ, gõ theo âm hình tiết tấu ( nhiều lần để nhớ âm hình tiết tấu)
- HS đọc bài Lí cây xanh theo tiết tấu ( kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ, gõ theo tiết tấu)
+ Cả lớp
+ Từng dãy, nhóm
+ Cá nhân
- HS tiếp tục đọc các câu thơ 4 chữ khác theo hương dẫn ( vừa đọc vừa gõ theo tiết tấu)
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe
- Ghi nhớ
MÔN: TẬP VIẾT – TIẾT: 08
Bài: xưa kia,mùa dưa,ngà voi,gà mái
 I. Mục đích yêu cầu:
 - Viết đúng các chữ: xưa kia, mùa dưa,ngà voi ,gà mái...kiểu chữ viết thường,cỡ vừa theo vở Tập viết,tập một.
 *Ghi chú: HS khá,giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết, tập một 
 II Đồ dùng dạy học:
 - GV: chữ mẫu.
 - HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
 III. Phương pháp
 - Quan sát, thực hành.
 IV. Các hoạt động trên lớp: 
 Hoạt động giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:(1’)
-GV ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- BC : nghé ọ ,nho khô
- Nhận xét – ghi điểm.
3.Dạy bài mới:(25’)
a. Giới thiệu – ghi bảng : + Xem chữ mẫu:xưa kia, muà dưa,, ngà voi, gà mái.
-GV giải thích ,phân tích các từ
-b. Hướng dẫn viết chữ:
+ Chữ “xưa kia” có mấy chữ ghi tiếng?
- GV hướng dẫn viết.
+ Muốn viết chữ “xưa” đầu tiên ta viết chữ cái x liền nét sang con chữ ư, liền nét sang con chữ a.
+ Chữ “kia” đầu tiên viết chữ k liền nét sang a, từ a liền nét sang i.
* Tương tự GV hướng dẫn các chữ còn lại.
- GV cho HS viết bảng con
- Gọi HS nhận xét, HS đọc
c. Thực hành:
- GV hướng dẫn HS viết vào vở, HD cách cầm bút,tư thế ngồi viết
- GV theo dõi ,sửa sai
4. Củng cố:(4’)
. * Trò chơi: thi viết nhanh.
- GV tổ chức cho HS thi viết.
- Nhận xét tuyên dương,nhắc nhở HS viết cẩn thận.
5. Dặn dò:(1’)
- Về nhà luyện viết.
- Học sinh hát
- BC : nghé ọ, nho khô
- HS xem chữ mẫu
- HS đọc
- Có 2 chữ ghi tiếng.
- HS theo dõi GV viết.
- HS luyện viết bảng con:
 xưa kia
 mùa dưa
 ngà voi
 gà mái.
- HS tham gia viết vào vở tập viết.
xưa kia xưa kia
mùa dưa mùa dưa
 ngà voi ngà voi
 gà mái gà mái.
- HS tham gia thi viết nhanh ở bảng con.
xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái
MÔN: TẬP VIẾT – TIẾT: 09
 Bài: đồ chơi,tươi cười,ngày hội,vui vẻ
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng các chữ: đồ chơi,tươi cười,ngày hội, vui vẻ kiểu chữ viết thường,cỡ vừa theo 
vở Tập viết 1, tập một
 *Ghi chú:HS khá,giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết,tập một
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: chữ mẫu.
- HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
 III. Phương pháp
 -Quan sát, thực hành.
 IV. Các hoạt động trên lớp: 
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:(1’)
-GV ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Nháûn xeït tiãút 7
- BC : xưa kia, ngà voi
- Nhận xét – ghi điểm.
3.Dạy bài mới:(25’)
a. Giåïi thiãûu: Xem chữ máùu
- Phán têch tæì âäö chåi, tæåi cæåìi, ngaìy häüi, vui vẻ
- Mäùi tæì coï máúy tiãúng ? Tiãúng naìo âæïng træåïc, sau ?
b. H ướng dẫn viãút.
- GV viết mẫu: 
đồ chơi
tươi cười
ngày hội
vui vẻ
 * GV lưu ý điãøm âàût buït, lia buït, näúi , rã buït, âàût dáúu thanh
- Sæía chæîa tæ thãú
- Viãút baíng con.
- Viãút våí ( âiãøm )
4. Củng cố:(4’)
. * Trò chơi: thi viết nhanh.
- GV tổ chức cho HS thi viết.
- Nhận xét tuyên dương.
- Nhắc nhở HS viết cẩn thận.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà luyện viết
- Học sinh hát
- HS viết bảng con
 xưa kia, ngà voi
- HS quan sát và trả lời.
- HS theo dõi và luyện viết bảng con.
-HS viết bài vào vở
đồ chơi đồ chơi
tươi cười tươi cười
ngày hội ngày hội
vui vẻ vui vẻ
- HS tham gia thi viết nhanh.
 tươi cười, ngày hội, leo trèo, kéo lưới.
- BS : caïi keïo, traïi âaìo, saïo sáûu
CHƯƠNG TRÌNH P/S: (20’)
BÀI 1: GIỚI THIỆU TRANH LẬT 
( Có giáo án riêng)
------------------ 
SINH HOẠT CUỐI TUẦN : SINH HOẠT LỚP(20’) 
TUẦN:09
I/ MỤC TIÊU :
- Nhằm đánh giá chung mọi hoạt động trong tuần 9
- Đề ra phương hướng cho tuần 10
- Học sinh vui chơi, sinh hoạt văn nghệ cuối tuần .
	II/ LÊN LỚP:
1/ Đánh giá hoạt động trong tuần qua: 6’
	a) Đạo đức:
	- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và năm nhiệm vụ của người HS tiểu học .
 - Biết vâng lời thầy , cô giáo ,chăm ngoan , lễ phép với ông bà , cha mẹ và anh chị 
 - Vui vẻ , hòa nhã cùng bạn bè .
	b) Học tập:
- Các em đi học đều và đúng giờ , nghỉ học có xin phép.
- Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập tương đối tốt.
- Trong lớp trật tự nghe giảng, trong giờ học tích cực phát biểu xây dựng bài học 
* Tồn tai : Em Hân đền lớp chưa thuộc bài .
	c) Thể dục, văn thể:
- Các em mặc đồng phục , trang phục gọn gàng, sạch sẽ, có phù hiệu , đi dép có quai hậu . 	- Tập thể dục bước đầu đúng động tác . 
- Xếp hàng sinh hoạt sao nhi , tập thể dục , chào cờ nhanh nhẹn .
2/ Phương hướng tuần tới : 10’
- Học chương trình tuần 10
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp . 
- Tích cực phát biểu xây dựng bài .
- Đa số các em có ý thức chuẩn bị bài mới ở nhà .
- Soạn sách vở và đồ dùng học tập theo thời khóa biểu .
- Tham gia và tuyên truyền tốt luật an toàn giao thông .
- Đi tiêu , đi tiểu đúng nơi qui định .
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân – vệ sinh chung .
 3/ Sinh hoạt vui chơi : 
 - Văn nghệ cuối tuần .
 - Tiếp tục tập hát bài : Trái đất này là của chúng em .Nhạc và lời : Trương Quang Lục .
------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 TUAN 9 DA CHINH SUA DAY DU CHIVIEC DAY.doc