I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu các từ mới trong bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực người yếu. Phát hiện những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. Bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.
2. Kĩ năng: Đọc đúng các từ ngữ ( Cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn.). Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu có giọng đọc phù hợp với lời lẽ, tính cách của mỗi nhân vật ( Nhà trò, Dế Mèn .)
3. Thái độ: Có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung và đoạn diễn cảm.
- Học sinh: Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ( Tô Hoài)
Tuần 1 Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010 Chào cờ Tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu các từ mới trong bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực người yếu. Phát hiện những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. Bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. 2. Kĩ năng: Đọc đúng các từ ngữ ( Cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn...). Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu có giọng đọc phù hợp với lời lẽ, tính cách của mỗi nhân vật ( Nhà trò, Dế Mèn ...) 3. Thái độ: Có tinh thần giúp đỡ bạn bè. II. Đồ dùng dạy - học: - Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung và đoạn diễn cảm. - Học sinh: Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ( Tô Hoài) III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định: Hát - KTSS 2. Bài cũ: + Giới thiệu SGK Tiếng Việt 4 và các kí hiệu SGK. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: + Giới thiệu chủ điểm: Thương người như thể thương thân với tranh minh hoạ ( SGK ) + Giới thiệu tập truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí, Trích đoạn : Dế Mèn Bênh vực kẻ yếu. 3.2. Hướng dẫn luyện đọc - GV tóm tắt nội dung bài - Bài văn được chia thành mấy đoạn? - GV kết hợp luyện phát âm cho học sinh. - GV kết hợp giảng từ mới. - Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm. - GV nhận xét - tuyên dương. - GV đọc mẫu toàn bài - Hướng dẫn giọng đọc chung. - Một học sinh khá(giỏi) đọc toàn bài. - Chia thành bốn đoạn. - Học sinh đọc tiếp nối đoạn lần 1. - Học sinh đọc tiếp nối đoạn lần 2. - HS luyện đọc nhóm 2. - 1 HS đọc cả bài 3.3. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm bài - Truyện có những nhân vật nào? - Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện. - Kẻ yếu được Dế Mèn bệnh vực là ai? - Chị Nhà Trò. - 1 HS đọc đoạn 1. + Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh nào? - Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội. * Đoạn 1 nói lên điều gì? * Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò. - Cả lớp đọc thầm đoạn 2. + Tìm trong đoạn 2 những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? * Giảng từ: Ngắn chùn chùn : Ngắn quá mức. - Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự phấn... cánh mỏng như cánh bướm, ngắn chùn chùn - lâm vào cảnh nghèo túng. + Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt yếu ớt của ai? - Dế Mèn. + Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò? - Sự ái ngại, thông cảm với chị Nhà Trò. * Nêu ý chính của đoạn 2: * Hình dáng yếu ớt đến tội nghịêp của chị Nhà Trò. - HS đọc thầm đoạn 3. + Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đe doạ như thế nào? - Đánh, chăng tơ bắt, doạ sẽ vặt chân, vặt cánh, ăn thịt. + Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì? * Tình cảm đáng thương của chị Nhà Trò. - 1 HS đọc đoạn 4. + Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì? - Xoè 2 càng, nói với chị Nhà Trò : " Em đừng sợ... cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu" + Lời nói và việc làm của Dế Mèn cho em biết Dế Mèn là người như thế nào? - Có tấm lòng hào hiệp, dũng cảm, bênh vực người yếu hơn mình. - Đoạn cuối bài ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì? * Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. * Qua câu chuyện tác giả muốn nói với ta điều gì? * Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu. + Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hoá, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? - Học sinh tự do nêu theo ý hiểu. 3.4. Luyện đọc diễn cảm: - GV nhận xét. - GV chọn đoạn đọc phân vai - GV đọc mẫu và HD cách đọc. - GV tổ chức thi đọc phân vai. - GV nhận xét - ghi điểm 4. Củng cố: - Câu chuyện muốn nói lên điều gì? - Cho HS nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học - liên hệ 5. Dặn dò: - Về đọc bài và chuẩn bị bài sau: Mẹ ốm. - HS đọc nối tiếp bài - Nêu cách đọc - HS theo dõi - HS luyện đọc trong nhóm - HS thi đọc phân vai. Toán Ôn tập các số đến 100 000. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập về : Cách đọc, viết các số đến 100 000. Phân tích cấu tạo số. 2. Kĩ năng: HS đọc , viết được các số đến 100 000. Phân tích được cấu tạo số. Làm được bài tập 1,2,3. 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập . II. Đồ dùng dạy- học : - GV: SGK, bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2 . - HS: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy- học : 1. ổn định : Hát 2. Bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài. 3.1. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng. - GV viết số: 83 251 - GV viết số và yêu cầu HS đọc số - GV nhận xét - Cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề . - Gọi HS nêu các số tròn chục, tròn trăm, các số tròn nghìn, các số tròn chục nghìn. - GV nhận xét . 3.2. Thực hành : Bài 1 (3) : - Gọi HS lên bảng làm . - GV nhận xét - ghi điểm Bài 2(3) : Viết theo mẫu - Gọi HS đọc yêu cầu của bài . - GV đưa bảng phụ và gọi HS lên bảng làm . - Nhận xét bài của HS . Bài 3(3) - GV hướng dẫn rồi cho HS làm vào vở . - GV chấm, chữa bài 4. Củng cố. - Nhắc lại nội dung chính của bài . - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Về xem lại bài và làm bài 4, chuẩn bị bài sau . - HS đọc và nêu rõ chữ số hàng : đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn . - HS thực hiện tương tự với các số: 83 001; 80 201; 80 001 Ví dụ : + 1 chục bằng 10 đơn vị . + 1 trăm bằng 10 chục . - Một số HS nêu các số tròn chục, các số tròn trăm, các số tròn nghìn, các số tròn chục nghìn. - HS đọc yêu cầu. 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp a. Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số : 0 60000 40000 30000 20000 10000 50000 b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm 36000, 37000, 38000, 39000, 40000, 41000, 42000 . - HS nhận xét - HS đọc yêu cầu - HS lên bảng làm . Cả lớp làm vào vở bài tập . - 1 HS đọc các số trong bài . - HS làm bài vào vở a. Viết mỗi số sau thành tổng . 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1 3082 = 3000 + 80 + 2 7006 = 7000 + 6 b. Viết theo mẫu : 7000 + 300 + 50 + 1 = 7351 6000 + 200 + 30 = 6230 6000 + 200 + 3 = 6203 5000 + 2 = 5002 Lịch sử Môn lịch sử và địa lí. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và dựng nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam. 2. Kĩ năng: Thực hiện được các yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lí. 3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Bản đồ hành chính Việt Nam. - HS: Thước kẻ, bút chì. III. Các hoạt động dạy học. 1. Hát 2. Kiểm tra bài cũ: KT sách vở học môn Lịch sử và Địa lí. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Vị trí, giới hạn dân cư của đất nước ta. * Mục tiêu: HS nắm được vị trí và giới hạn dân cư nước ta. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc bài sgk/ 3. - 1 em đọc, cả lớp đọc thầm. + Nước Việt Nam gồm những phần nào? - Đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. + Nêu hình dạng của nước ta? - Hình chữ S. + Xác định giới hạn của nước ta? - Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam-pu-chia, phía Đông và Nam là vùng biển. - Cho HS xác định trên bản đồ tự nhiên. - Nhiều HS lên chỉ trên bản đồ. + Em đang sống ở nơi nào trên đất nước ta? - Phía Đông Bắc Bộ. + Nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? Em thuộc dân tộc nào? - 54 dân tộc, em thuộc dân tộc ... + Kể tên một số dân tộc mà em biết? - Tày, Thái, Nùng, Hmông, Dao, Cao Lan... Hoạt động 2: Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng, song đều có chung một lịch sử Việt Nam, một Tổ quốc Việt Nam. * Mục tiêu: HS hiểu mỗi dân tộc đều có nét văn hoá riêng nhưng có chung một lịch sử và một tổ quốc. * Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó và mô tả bức tranh đó. - Thảo luận nhóm 2 sau đó trình bày trước lớp. - Nhắc lại kết luận 2 ở trên. Hoạt động 3: Môn lịch sử và địa lí lớp 4 giúp em hiểu điều gì? * Mục tiêu: HS hiểu môn lịch sử và địa lý giúp các em hiểu biết thêm về thiên nhiên, con người và lịch sử của ông cha ta.... * Cách tiến hành: - Để có cuộc sống tươi đẹp như hôm nay ông cha ta phải làm gì? - Lao động, đấu tranh, dựng nước và giữ nước. + Vì sao em biết được điều đó? - Học lịch sử và địa lí. + Môn lịch sử và địa lí giúp em hiểu điều gì? - Hiểu biết về thiên nhiên con người... biết công lao của ông cha.... + Để học tốt môn lịch sử và địa lí em cần làm gì? - Tập quan sát thu thập tài liệu,... 4. Củng cố. - HS đọc ghi nhớ sgk - 4. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: Về học bài, chuẩn bị bài 2 (5). Đạo đức Trung thực trong học tập ( tiết 1 ). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS. 2. Kĩ năng: Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập . 3. Thái độ: HS đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực. II. Đồ dùng dạy - học. - GV: Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. - HS: Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa: xanh, trắng, đỏ. III. Các hoạt động dạy - học. 1. Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở môn học 3. Bài mới: Hoạt động 1: Xử lý tình huống. * Mục tiêu: Biết đề ra các cách xử lý cho tình huống và chọn cách giải quyết có nhiều mặt tích cực hơn. * Cách tiến hành: - Cho HS quan sát tranh SGK, đọc nội dung tình huống - Cả lớp quan sát. - 1,2 học sinh đọc tình huống. + Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết nào? - Nhiều học sinh trả lời với các cách giải quyết khác nhau. - GV ghi tóm tắt các cách giải quyết: a- Mượn tranh ảnh của bạn đưa cô xem. b- Nói dối cô đã sưu tầm mà quên. c- Nhận lỗi với cô và sưu tầm nộp sau. - Mỗi nhóm đều có các cách giải quyết trên. - HS thảo luận nhóm câu 2 - Các nhóm thảo luận. - Yêu cầu các nhóm trả lời: - Đại diện nhóm trả lời + GV kết luận: Cách giải quyết ( c ) phù hợp , thể hiện tính trung thực trong học tập. - Lớp trao đổi, bổ sung. - HS đọc ghi nhớ trong Sgk Hoạt động 2: Làm việc cá nhân ( Bài tập 1 / Sgk ) . * Mục tiêu: Nhận biết được những việc làm thể hiện tính trung thực ... c giá trị của biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số. 3.Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học : - GV: SGK, phiếu bài tập bài 1 - HS : sách vở, thước kẻ. III. Các hoạt động dạy – học : 1. ổn định : Hát, KTSS 2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS làm bài tập 3b (6) 3. Bài mới : - Giới thiệu bài Bài 1(7) : Tính giá trị của biểu thức. - Hướng dẫn HS làm bài sau đó dán lên bảng - Nhận xét - tuyên dương. Bài 2(7) : Tính giá trị của biểu thức - Cho HS làm vào vở. - Gọi 3 HS lên chữa bài . - Chấm, chữa bài của HS . Bài 4 (7) - Hướng dẫn HS làm vào vở. - Gọi 1 HS lên chữa bài. - Chấm, chữa bài của HS . 4. Củng cố: - Nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: Về làm bài 3 và chuẩn bị bài sau . - HS đọc yêu cầu và làm bài vào phiếu a. b. a 6 x a 5 6 x 5 = 30 7 6 x 7 = 42 10 6 x 10 = 60 b 18 : b 2 18 : 2 = 9 3 18 : 3 = 6 6 18 : 6 = 3 c. d. a a + 56 50 50 + 56 = 106 26 26 + 56 = 82 100 100 +56 = 156 b 97 - b 18 97 - 18 = 79 37 97 - 37 = 60 90 97- 90 = 7 - HS đọc yêu cầu và lớp làm vào vở 3 HS lên bảng làm bài. Lời giải : a. Với n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 +3 x7 = 35 +21 = 56 b. Với m = 9 thì 168 – m x 5 = 168 -9 x 5 = 168 - 45 = 123 c. Với x = 34 thì 237- (66+ x) = 237-(66 +34) = 237-100 = 137 - 1 HS đọc yêu cầu của bài. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. Bài giải Với a = 3cm thì chu vi hình vuông là : P = a x 4 = 3 x 4 = 12(cm) Với a = 5dm thì chu vi hình vuông là : P = a x 4 = 5 x 4 = 20(dm) Với a = 8m thì chu vi hình vuông là : P = a x 4 = 8 x 4 = 32(m) Tập làm văn Nhân vật trong truyện. I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là nhân vật. Biết văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối... được nhân hoá. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. 2. Kĩ năng: Bước đầu kể tiếp được câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật. 3. Thái độ: HS ý thức tự giác trong học tập. II. Đồ dùng dạy học - GV: 3,4 tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu của bài tập 1. - HS: Thước kẻ, bút chì. III. Các hoạt động dạy học. 1. Hát 2. Kiểm tra bài cũ: + Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là kể chuyện ở chỗ nào? 3. Bài mới. 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Phần nhận xét. - HS đọc yêu cầu bài. + Trong tuần em đã học những truyện nào? - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Sự tích hồ Ba Bể. + Ghi tên những nhân vật em mới học vào nhóm thích hợp? - HS dùng bút chì ghi a. Nhân vật là người? - Thảo luận nhóm 2 và trình bày vào phiếu. b. Nhân vật là vật? - Tổ chức cho học sinh đánh giá kết quả. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. * Nêu nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật: - Dế Mèn ( trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu) - Khảng khái có lòng thương người, ghét áp bức bất công. - Mẹ con bà nông dân trong Sự tích hồ Ba Bể? - Giàu lòng nhân hậu. - Căn cứ vào đâu để nhận xét như vậy? - Lời nói việc làm cụ thể của các nhân vật. 3.3. Ghi nhớ: - GV rút ra ghi nhớ - HS đọc phần ghi nhớ sgk. 3.4. Luyện tập: Bài 1 (13) - HS đọc yêu cầu bài tập 1 ( Đọc cả chuyện ba anh em và chú giải). - Hướng dẫn HS quan sát tranh (14) và trả lời câu hỏi bài 1. - HS thực hiện theo N2. * Tổ chức đánh giá kết quả: - Các nhóm trao đổi kết quả. - Nhân vật trong truyện là 3 anh em Ni - ki - ta; Gô - sa; Chi - ôm - ka và bà ngoại. - Bà nhận xét về tích cách của từng đứa cháu: Ni - ki - ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình. Gô - sa láu lỉnh. Chi - ôm - ca nhân hậu, chăm chỉ. - Em đồng ý với nhận xét của bà. - Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu: + Ni - ki - ta ăn xong là chạy tót đi chơi, không giúp bà dọn bàn. + Gô - sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất... + Chi - ôm - ca thương bà, giúp bà dọn dẹp. Em còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu, nhặt mẩu bánh vụn trên bàn..... Bài 2. - HS đọc yêu cầu của bài. - Hướng dẫn học sinh trao đổi về các hướng sự việc có thể diễn ra như thế nào? - Bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác. - Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác. - GV và cả lớp bình chọn người kể hay nhất. - HS suy nghĩ thi kể trước lớp. 4. Củng cố: - HS nhắc lại ghi nhớ của bài. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về học bài và chuẩn bị bài sau. Khoa học Trao đổi chất ở người. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống. 2. Kĩ năng: Nêu được quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường: Lấy vào khí ô- xi, thức ăn, nước uống. Thải ra khí các- bô- níc, phân và nước tiểu.Vẽ được sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học - GV: Giấy khổ to, bút dạ, phiếu bài tập. - HS: Bút chì, thước kẻ III. Hoạt động dạy học. 1. Hát 2. Kiểm tra bài cũ. Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm gì? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài. * Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người. * Mục tiêu: HS hiểu sự trao đổi chất ở người với môi trường. * Cách tiến hành: - Hướng dẫn quan sát tranh 1 (sgk)để biết: Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì? - Thảo luận nhóm 2 và dựa vào tranh trả lời sau đó nêu kết quả. - GV chốt lại ý: Hàng ngày, cơ thể phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô- xi và thải ra môi trường phân, nước tiểu, khí các - bô - níc. - Cho nhiều học sinh nhắc lại. - Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết. - Quá trình trao đổi chất là gì? - HS nêu: Hoạt động 2: Trò chơi :Ai nhanh hơn. * Mục tiêu: Hoàn thiện được sơ đồ trao đổi chất ở người. * Cách tiến hành: - Chơi theo N4: - Các nhóm 4 thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường trong thời gian 30 giây và điền vào chỗ... các chất lấy vào, thải ra của cơ thể người. - GV nhận xét - tuyên dương. - Làm vào phiếu bài tập. - Nhóm nào nhanh, đủ sẽ thắng. * Hoạt động 3: Thực hành. * Mục tiêu: HS vẽ sơ đồ hoặc viết về sự trao đổi ở người. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS trình bày sáng tạo về sự trao đổi chất (có thể viết hoặc vẽ sơ đồ, theo trí tưởng tượng H2 trang 7 (sgk) chỉ là 1 gợi ý. - HS thực hiện theo N2 rồi báo cáo kết quả. - GV cùng cả lớp bình chọn sơ đồ hợp lí, đẹp nhất. 4. Củng cố: - HS đọc lại mục bạn cần biết. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: Về học bài, chuẩn bị bài 3 (8). Luyện từ và câu Luyện tập về cấu tạo của tiếng. I. Mục đích, yêu cầu : 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ. Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau. 2. Kĩ năng: Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước. Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học, theo bảng mẫu. 3.Thái độ: Học sinh tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy – học : - GV : Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần. - HS : Vở bài tập Tiếng Việt tập 1, bút chì. III. Hoạt động dạy – học : 1. Hát 2. Bài cũ : Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu Lá lành đùm lá rách. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài - Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài tập 1 (12) : Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS làm bài. - Gọi HS lên chữa bài. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: - Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên. Bài tập 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS làm vào vở bài tập. - Gọi HS trả lời miệng. - GV chốt lại lời giải đúng. Bài tập 4: - Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau? Bài tập 5 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV chốt lại lời giải đúng. 4. Củng cố: - Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ? - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - Một HS đọc yêu cầu và câu tục ngữ . - HS làm vào vở bài tập. - Một số HS lên chữa bài. Lời giải : Tiếng Âm đầu Vần Thanh Khôn kh ôn ngang ngoan ng oan ngang đối đ ôi sắc đáp đ ap sắc người ng ươi huyền ngoài ng oai huyền ... ... ... ... - Hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là : ngoài – hoài (vần giống nhau là :oai) - Một HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm vào vở bài tập. - HS phát biểu. Lời giải : - Các cặp tiếng bắt vần với nhau : choắt – thoắt, xinh – nghênh. - Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn :choắt – thoắt (vần :oăt) - Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn : xinh – nghênh ( vần : inh - ênh) - Hai tiếng bắt vần với nhau là tiếng có phần vần giống nhau ( giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn ). - Ba HS đọc yêu cầu của bài và câu đố. - HS thi giải câu đố. Lời giải : + Dòng 1 :chữ bút bớt đầu thành chữ út. + Dòng 2 : đầu đuôi bỏ hết thì chữ bút thành chữ ú ( mập ) + Dòng 3, 4 : để nguyên thì đó là chữ bút. - HS nêu. Hoạt động tập thể Nhận xét tuần 1. I. Mục tiêu: - HS nắm được ưu nhược điểm của các hoạt động trong tuần để có hướng phấn đấu sửa chữa vươn lên. - Đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 2. II. Nội dung: - Hướng dẫn HS nhận xét các hoạt động trong tuần. 1. Nhận xét : - GV nhận xét chung về ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức học tập, công tác vệ sinh lớp và khu vực được phân công. Tồn tại: ................................................... ................................................................. ................................................................. - GV tuyên dương những HS thực hiện tốt, nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt. 2. Kế hoạch : - GV đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 2. - Lớp trưởng nhận xét các hoạt động : đạo đức, học tập, thể dục- vệ sinh, hoạt động 15 phút đầu giờ... - Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến. + Tuyên dương :..................................... + Phê bình :............................................ - Duy trì tốt các nền nếp : Hoạt động 15 phút đầu giờ, thể dục- vệ sinh, ... - Thực hiện tốt các hoạt động của Đội và các đoàn thể. - Học chương trình tuần 2.
Tài liệu đính kèm: