I. Mục dích, yêu cầu.
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài và hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
3. Thái độ: HS tự giác và luôn luôn trung thực.
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV : SGK, bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS.
- HS : sách vở .
III. Các hoạt động dạy – học :
Tuần 4 Ngày soạn :08/09/2011. Ngày dạy : 12/09/2011. Thứ hai ngày 12 tháng 09 năm 2011. Tiết1 : Chào cờ Lớp trực tuần nhận xét Tiết 2 : Tập đọc Một người chính trực. I. Mục dích, yêu cầu. 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài và hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. 2. Kĩ năng: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. 3. Thái độ: HS tự giác và luôn luôn trung thực. II. Đồ dùng dạy – học : - GV : SGK, bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS. - HS : sách vở . III. Các hoạt động dạy – học : 1.ổn định tổ chức: - KTSS 2. Bài cũ : + Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Người ăn xin, trả lời câu hỏi về nội dung của bài. - GV nhận xét. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu chủ điểm. 3.2. Luyện đọc: - GV tóm tắt nội dung bài. - Bài văn được chia thành mấy đoạn? - GV kết hợp luyện phát âm cho học sinh. - GV kết hợp giảng từ mới: - Yêu cầu HS đọc trong nhóm - GV nhận xét - tuyên dương. - GV đọc mẫu toàn bài. Hướng dẫn cách đọc bài. 3.3. Tìm hiểu bài : Hát - 2 HS đọc. - Một học sinh khá(giỏi) đọc toàn bài. - Chia thành ba đoạn. - Học sinh đọc tiếp nối đoạn lần 1. - Học sinh đọc tiếp nối đoạn lần 2. + Từ mới : chú giải (SGK) - HS luyện đọc nhóm đôi - 1 HS đọc toàn bài - HS lắng nghe. - HS đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi. - Đoạn này kể chuyện gì? - Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua. - Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? - Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Càn lên làm vua. - Nêu ý đoạn 1? * Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành. - Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông? - Quan tham tri chính sự: Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông. - Nêu ý chính đoạn 2? * Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng - Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình? - Quan giám nghị đại phu: Trần Trung Tá. - Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá? - Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng tận tình chăm sóc Tô Hiến Thành còn Trần Trung Tá thì ngược lại. - Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? - Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ. - Nêu ý đoạn 3? - Bài tập đọc cho em biết gì? * Tô Hiến Thành tiến cử người tài giúp nước. * Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. 3.4. Luyện đọc diễn cảm. - GV chọn đoạn đọc diễn cảm - đọc mẫu đoạn văn. - Hướng dẫn cách đọc phân vai. - Yêu cầu HS đọc trong nhóm - Tổ chức thi đọc - GV cùng HS nhận xét, bình điểm. 4. Củng cố: - Câu chuyện cho em biết điều gì? - Liên hệ, giáo dục. Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: Về đọc bài và chuẩn bị bài sau. - HS đọc nối tiếp lại bài - nêu cách đọc - HS theo dõi, lắng nghe. - HS đọc theo nhóm 2. - 2 nhóm thi đọc phân vai. - 1 HS nêu lại nội dung. - HS nối tiếp trả lời. Tiết 3: Toán So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên. 2. Kĩ năng: HS làm được các bài tập 1,2,3. 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học : - GV : SGK, phiếu bài tập bài 1. - HS :sách vở, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy – học : 1. ổn định tổ chức: 2. Bài cũ : - Kiểm tra 1 HS lên bảng làm bài tập 2 ( VBT – 17). - GV nhận xét. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài 3.1. Cách so sánh hai số tự nhiên : - Hướng dẫn HS so sánh. - Cho HS so sánh hai số và rút ra nhận xét. - GV nêu kết luận. - Cho HS nêu nhận xét các số trong dãy số tự nhiên. 3.2. Xếp thứ tự các số tự nhiên : - GV nêu một nhóm các số tự nhiên, hướng dẫn HS xếp thứ tự theo yêu cầu. - Cho HS nêu nhận xét. 3.3. Thực hành : Bài 1 (22): > < = - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - Nhận xét - tuyên dương. Bài 2 : Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. - Cho HS làm vào vở sau đó lên bảng chữa bài. - Chấm, chữa bài của HS. Bài 3 : Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé. - Cho HS thi làm bài giữa các nhóm. - Nhận xét - tuyên dương. 4. Củng cố: - Nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau . - 1 HS lên bảng a. Trong hai số tự nhiên : - Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. VD : 100 > 99 - Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. - Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải. + Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên. b. Nhận xét : - Trong dãy số tự nhiên, số đứng trước bé hơn số đứng sau, số đứng sau lớn hơn số đứng trước. - Trên tia số, số ở gần gốc 0 hơn là số bé hơn. VD : Với các số : 7 698 ; 7 968 ; 7 896 ; 7 869 có thể : - Xếp thứ tự từ bé đến lớn : 7 698 ; 7 869 ; 7 896 ; 7 968 . - Xếp thứ tự từ lớn đến bé : 7 968 ; 7 896 ; 7 869 ; 7 698 + Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên. - HS đọc yêu cầu và làm bài vào phiếu theo nhóm. 1 234 > 999 35 784 < 35 790 8 754 < 87 540 92 501 > 92 410 39 680 = 39000 + 680 17 600 = 17 000 + 600 - Dán phiếu lên bảng - nhận xét. - HS đọc yêu cầu của bài và làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài. Lời giải : 8 136 ; 8 316 ; 8 361 5 724 ; 5 740 ; 5 742 63 841 ; 64 813 ; 64 831 - HS thi làm bài giữa các nhóm. Lời giải : 1 984 ; 1 978 ; 1 952 ; 1 942 1 969 ; 1 954 ; 1 945 ; 1 890 Tiết 4 : Thể dục (GV bộ môn dạy) Tiết 5 : Lịch sử nước Âu lạc. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc . Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi , nhưng về sau do An D ương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại. 2. Kĩ năng: So sánh được sự giống nhau của người Lạc Việt và người Âu Việt so sánh được khác nhau về nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc. 3. Thái độ: HS yêu thích tìm hiểu lịch sử. II. Đồ dùng dạy học - GV: Lược đồ Bắc bộ và Trung bộ ngày nay. - HS: Thước kẻ, bút chì. III. Các hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: -Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào Và ở khu vực nào trên đất nước ta? - GV nhận xét 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Sự ra đời của nước Âu Lạc. Mục tiêu: HS hiểu nước Âu Lạc ra đời là sự nối tiếp của nước Văn Lang, thời gian tồn tại, tên vua, nơi đóng đô. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi. - 1 HS trả lời - HS thảo luận N2. - Vì sao người Lạc Việt và Âu Việt lại hợp nhất với nhau thành một đất nước? - Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm. - Ai là người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt và người Âu Việt? - Là thục phán: An DươngVương. - Nhà nước của người Lạc Việt và Âu Việt có tên là gì? Đóng đô ở đâu? - Là nước Âu Lạc, kinh đô ở vùng Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội ngày nay. - Nhà nước tiếp sau nhà nước Văn Lang là nhà nước nào? Nhà nước này ra đời vào thời gian nào? - Là nhà nước Âu Lạc ra đời vào cuối thế kỷ thứ II TCN. * Kết Luận: Nước Âu Lạc ra đời vào khoảng thời gian nào? Đóng đô ở đâu? - HS nêu lại: Nước Âu Lạc ra đời vào cuối thế kỷ thứ II TCN. Đóng đô ở vùng Cổ Loa. Hoạt động 2: Những thành tựu của người dân Âu Lạc. * Mục tiêu: HS hiểu được người Âu Lạc đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống nhất là về quân sự. * Cách tiến hành: - HS thảo luận N2 - Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống: + Về xây dựng: - Người Âu Lạc đã xây dựng được kinh thành Cổ Loa với kiến trúc ba vòng hình ốc đặc biệt. + Về sản xuất: - Người Âu Lạc sử dụng rộng rãi các lưỡi cày bằng đồng, biết kỹ thuật bằng sắt. + Về vũ khí: - Chế tạo được loại nỏ một lần bắn được nhiều mũi tên. + Cho HS quan sát thành Cổ Loa và nỏ thần. + HS quan sát lược đồ. * Kết luận: Thành Cổ Loa là nơi tấn công và phòng thủ, là căn cứ của bộ binh, thuỷ binh, nỏ bắn 1 lần được nhiều mũi tên. Hoạt động 3: Nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của Triệu Đà. * Mục tiêu: Nguyên nhân thất bại cuộc xâm lược của quân Triệu Đà. * Cách tiến hành - Cho HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. - HS kể trước lớp - lớp nhận xét - bổ sung. - Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại? - Vì người dân Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm, lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt, thành luỹ kiên cố. - Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc? - Gọi HS đọc kết luận. 4. Củng cố: - Cho HS nhắc lại ý chính. Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: Về học bài và chuẩn bị bài sau. - Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh cho con trai là Trọng Thuỷ sang làm rể An Dương Vương để điều tra cách bố trí lực lượng và chia rẽ nội bộ những người đứng đầu nhà nước. - HS đọc kết luận SGK Ngày soạn : 11/09/2011. Ngỳ giảng : 13/09/2011. Thứ ba ngày 13 tháng 09 năm 2011. Tiết 1: Luyện từ và câu Từ ghép và từ láy. I. Mục đích, yêu cầu : 1. Kiến thức: Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy). 2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó. 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học : - GV : Bảng phụ viết 2 từ làm mẫu để so sánh hai kiểu từ : ngay ngắn (láy) – ngay thẳng (ghép) - HS : Thước kẻ, bút chì. III. Các hoạt động dạy- học : 1. ổn định tổ chức : - KTSS 2. Bài cũ: Từ phứckhác từ đơn ở điểm nào? Nêu ví dụ? - GV nhận xét. 3. Bài mới : - Giới thiệ ... , hàng dệt thêu của người Thái, người Mường. - Nêu nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm? - Hoa văn thêu cầu kỳ, màu sắc sặc sỡ. - GV nhận xét - kết luận Hoạt động 3: Khai thác khoáng sản. * Mục tiêu: Kể được tên một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn ; quy trình sản xuất ra phân lân. * Cách tiến hành - Cho HS quan sát tranh ảnh. - HS quan sát tranh, ảnh - Kể tên 1 số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn? - Quặng A- pa- tít; quặng sắt, quặng thiếc, quặng đồng, quặng chì, quặng kẽm... - ở vùng núi Hoàng Liên Sơn hiện nay có loại khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất? - Quặng A- pa- tít - Quặng A- pa- tít dùng để làm gì? - Để làm phân bón - Cho HS quan sát H3 và nêu quy trình sản xuất phân lân. - HS quan sát hình 3 và nêu quy trình sản xuất phân lân. - Ngoài khai thác khoáng sản người dân miền núi còn khai thác những gì? - Lâm sản - GV nhận xét - kết luận 4. Củng cố: - Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: -Về học bài và chuẩn bị bài sau. - 3đ 4 HS đọc kết luận SGK. - HS trả lời Ngày soạn: 14/09/2011. Ngày giảng : 16/09/2011. Thứ sáu ngày 15 tháng 09 năm 2011. Tiết 1: Tập làm văn Luyện tập xây dựng cốt truyện. I. Mục đích, yêu cầu : 1. Kiến thức: Biết dựa vào gợi ý về nh ân vật và chủ đề tạo lập một cốt truyện đơn giản cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện. 2. Kĩ năng: Xây dựng được cốt chuyện có yếu tố tưởng tưởng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể vắn tắt câu chuyện đó. 3. Thái độ: HS lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. II. Đồ dùng dạy – học : - GV : bảng phụ viết sẵn đề bài. - HS : Thước kẻ, bút chì III. Các hoạt động dạy – học : 1. ổn định tổ chức : - KTSS. 2. Bài cũ : - Kiểm tra 1 HS nêu nội dung ghi nhớ bài Cốt truyện. - GV nhận xét, 3. Bài mới : - Giới thiệu bài - Gọi HS đọc đề bài. - GV cùng HS phân tích đề và gạch chân từ ngữ quan trọng. - Cho HS lựa chọn chủ đề của câu chuyện. - Hướng dẫn HS thực hành xây dựng cốt truyện. - GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hấp dẫn nhất. 4. Củng cố: - Gọi HS nêu cách xây dựng cốt truyện. - Liên hệ, giáo dục. Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Hát - 1 HS nêu. - 2 HS đọc đề bài. - HS tìm hiểu đề bài. Đề bài : Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật : bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên. - Lựa chọn chủ đề của câu chuyện : + HS lần lượt đọc các gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi SGK. + Một vài HS nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn. - Thực hành xây dựng cốt truyện : + HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi gợi ý. +1 HS giỏi làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi. + Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện theo đề tài đã chọn. + HS thi kể chuyện trước lớp. - HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình. - HS nêu. Tiết 2: Toán Giây, thế kỉ . I. Mục tiêu : 1. Biết đơn vị giây, thế kỉ. Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm. Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ. 2. Kĩ năng: HS làm được bài tập 1,2. 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học : - GV : Đồng hồ thật có 3 kim : chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây. - HS : Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy – học : 1. ổn định tổ chức : 2. Bài cũ : - Kiểm tra 1 HS lên bảng làm bài tập : 2 kg 300g = 2 300 g 2 kg 30g = 2 030 g. - GV nhận xét. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài 3.1. Giới thiệu về giây : - Cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút ; - GV giới thiệu về giây, mối quan hệ giữa giây và phút. 3.2. Giới thiệu về thế kỉ : - GV giới thiệu về thế kỉ, mối quan hệ giữa thế kỉ và năm. 3.3. Thực hành. Bài 1 (25) : Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Cho HS làm vào bảng con. - Nhận xét bài của HS. Bài 2 (25) - Cho HS trao đổi theo cặp rồi phát biểu ý kiến. - GV chốt lại ý đúng. 4. Củng cố: - Nhắc lại mối quan hệ giữa giây và phút ; thế kỉ và năm. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà làm bài 3, chuẩn bị bài sau . - 1 HS lên bảng. - HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút. 1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây 1 thế kỉ = 100 năm - Từ năm thứ 1 đến năm 100 là thế kỉ I - Từ năm thứ 101 đến năm 200 là thế kỉ II - Từ năm thứ 201 đến năm 300 là thế kỉ III - Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ XX. - Từ năm thứ 2001 đến năm 2100 là thế kỉ XXI. - Một vài HS nhắc lại. - HS đọc yêu cầu và làm bài vào bảng con a. 1 phút = 60 giây 7 phút = 420 giây 60 giây = 1 phút phút = 20 giây 2 phút = 120 giây 1 phút 8 giây = 68 giây b. 1 thế kỉ = 100 năm thế kỉ = 50 năm 100 năm = 1 thế kỉ thế kỉ = 20 năm - HS đọc yêu cầu và trao đổi theo cặp, trả lời miệng. Lời giải : a. Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX. + Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Năm đó thuộc thế kỉ XX. b. Cách mạng tháng 8 thành công vào năm 1945. Năm đó thuộc thế kỉ XX. c. Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa vào năm 248. năm đó thuộc thế kỉ III. - HS nêu. Tiết 3 : Tiếng anh ( Gv bộ môn dạy ) Tiết 4: Khoa học Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể. 2. Kĩ năng: Nêu lợi ích của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình 18, 19 SGK. - HS: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức : 2. Bài cũ: - Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món? - Nêu nhóm thức ăn cần ăn đủ; ăn vừa phải; ăn có mức độ; ăn ít, ăn hạn chế? - GV nhận xét. 3. Bài mới: - GTB Hoạt động 1: Kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. * Mục tiêu: Lập ra danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. * Cách tiến hành: - GV phổ biến luật chơi, cách chơi - GV tổ chức cho HS chơi - GV nhận xét - tuyên dương. - 1 HS trả lời - Chia thành 2 nhóm - HS thi xem tổ nào kể được nhiều món ăn chứa nhiều chất đạm - Lớp quan sát, theo dõi. Hoạt động 2: Cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. * Mục tiêu: Kể tên 1 số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật. Giải thích tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật. * Cách tiến hành: - Chỉ tên thức ăn chứa đạm động vật và đạm thực vật? - GV phát phiếu + Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật ? - Trong nhóm đạm động vật tại sao chúng ta nên ăn cá? + HS thảo luận - HS nêu tên thức ăn vừa kể ở trò chơi. - HS thảo luận N4 - Vì mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau. - Vì đạm cá dễ tiêu hơn đạm thịt vừa giàu chất béo lại có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. - GV cho các nhóm trình bày. - Đại diện nhóm trình bày. *Kết luận. 4. Củng cố: - Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: -Về nhà ôn bài, thực hiện tốt các nội dung bài học HS nêu mục "Bạn cần biết" - HS trả lời. Tiết 5 : Hát (GV bộ môn dạy ) Tiết 6: Hoạt động tập thể Nhận xét tuần 4. I. Mục tiêu: - HS nắm được ưu nhược điểm của các hoạt động trong tuần để có hướng phấn đấu sửa chữa vươn lên. - Đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 5. II. Nội dung: - Hướng dẫn HS nhận xét các hoạt động trong tuần. 1. Nhận xét : - GV nhận xét chung về ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức học tập, công tác vệ sinh lớp và khu vực được phân công. Tồn tại: ................................................... ................................................................. - GV tuyên dương những HS thực hiện tốt, nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt. 2. Kế hoạch : - GV đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 5. - Lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần: đạo đức, học tập, thể dục vệ sinh, ... - Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến. + Tuyên dương :.................................. + Phê bình :......................................... - Duy trì tốt các nền nếp : Hoạt động 15 phút đầu giờ, thể dục- vệ sinh, ... - Thực hiện tốt các hoạt động của lớp, của Đội và của nhà trường. - Học chương trình tuần 5. Hoạt động ngoài giờ ATGT: Bài 3 Đi xe đạp an toàn (Tiếp). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết đi xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ rễ đi, nhưng phải đảm bảo an toàn . Hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi xe. Biết những quy định của luật GTĐB , có thói quen quan sát lề đường . 2. Kĩ năng: Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe. 3. Thái độ: Có ý thức chỉ đi xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và thực hiện các quy định đảm bảo ATGT. II. Chuẩn bị: - GV: Xe đạp, sơ đồ một ngã tư có vòng xuyến. - HS: Thước kẻ, bút chì. III.Hoạt động dạy học: 1. Hát 2. Bài cũ: Biển báo hiệu giao thông gồm có mấy nhóm biển báo? 3. Bài mới: GTB Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường. * Mục tiêu: HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường. Có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của luật GTĐB. - GVcho HS kể những hành vicủa người đi xe đạp ngoài đường mà em cho là không an toàn? - GV nhận xét - kết luận + Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào? - GV nhận xét - kết luận. Hoạt động 3: Trò chơi giao thông Mục tiêu: Củng cố những kiến thức của HS về cách đi đường an toàn. - GV treo sơ đồ lên bảng. - GV gọi từng HS lên bảng nêu lần lượt các tình huống: + Khi phải vượt xe đỗ bên đường. + Khi đi từ trong ngõ đi ra - GV nhận xét - tuyên dương. - HS thảo luận, trả lời + Lạng lách đánh võng + Đi dàn hàng ngang + Buông thả hai tay..... - HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày: + Đi bên tay phải, đi sát lề đường + Đi đúng hướng, khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường.... - 2 HS nhắc lại. - HS theo dõi. - HS lần lượt lên bảng chỉ và nêu cách đi ở các tình huống. 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học, liên hệ. 5. Dặn dò: - Về ôn lại bài và thực hiện tốt khi đi xe trên đường. - HS nhắc lại nội dung đi xe đạp an toàn Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010 Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010 .
Tài liệu đính kèm: