Giáo án Lớp 2 - Tuần 4 - GV: Lê Thị Ngọc Lan - Trường Tiểu học “C” Thạnh Mỹ Tây

Giáo án Lớp 2 - Tuần 4 - GV: Lê Thị Ngọc Lan - Trường Tiểu học “C” Thạnh Mỹ Tây

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Tuần4

Tiết 7

 Thứ ngày tháng năm

 Môn:CHÍNH TẢ(Tập chép)

 Tên bài dạy: BÍM TÓC ĐUÔI SAM

 ( KT-KN: 10 – SGK: 33 )

A / MỤC TIÊU :

- Chép chính xác bài chính tả, biết trình bày đúng lời nhân vật trong bài.

- Làm được bài tập 2 ; bài tập 3b.

B/ CHUẨN BỊ:

- Nội dung bài tập chép.

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

 

doc 34 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 4 - GV: Lê Thị Ngọc Lan - Trường Tiểu học “C” Thạnh Mỹ Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Tuần4
Tiết 7
 Thứ ngày tháng năm
	Môn:CHÍNH TẢ(Tập chép)
 Tên bài dạy: BÍM TÓC ĐUÔI SAM 
 ( KT-KN: 10 – SGK: 33 )
A / MỤC TIÊU :
- Chép chính xác bài chính tả, biết trình bày đúng lời nhân vật trong bài.
- Làm được bài tập 2 ; bài tập 3b. 
B/ CHUẨN BỊ:
- Nội dung bài tập chép.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/K.tra: Cho HS ghi lại một số từ.
 Nhận xét
2/ GTB: “ Bím tóc đuôi sam ”
- GV đọc mẫu
- H.dẫn ghi nhớ nội dung bài chính tả -nêu câu hỏi
+Trong đoạn văn nêu đến những ai ?
+ Thầy nói với Hà chuyện gì ?
+ Tại sao Hà lại nín khóc ?
- H.dẫn cách trình bày về dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang đặt ở đầu dòng.
- H.dẫn HS yếu luyện viết từ khó. GV đọc và phân tích.
- GV cho nhìn và chép lại bài.
- GV chấm bài
- GV H.dẫn làm bài tập:
 + Bài 2: Cho đọc yêu cầu
 Gợi ý h.dẫn thực hiện
 + Bài 3b: GV cho đọc yêu cầu
 + H.dẫn từng phần
 Nhận xét.
HỌC SINH
- HS ghi vào bảng các từ :Nghiêng ngả, nghi ngờ, màu mỡ, mở cửa.
- Nhắc lại
- HS theo dõi, đọc bài, nắm ND bài và trả lời theo các câu hỏi:
 + Thầy giáo và Hà. ( HS yếu )
 + Khen bím tóc của Hà rất đẹp. ( HS yếu )
 + Hà ngạc nhiên vì được thầy khen.
HS yếu quan sát – đọc lại bài chính tả -nhận xét về cách trình bày.
 + Lời nói của thầy giáo và của bạn Hà được ghi sau gạch đầu dòng.
- HS viết các từ khó vào bảng con các từ: Bím tóc, vui vẻ, khóc, tóc, khuôn mặt.
- HS đọc lại các tư khó. ( HS yếu )
- Nhìn và ghi bài vào vở
- HS soát lỗi
 THƯ GIÃN
 Thực hiện các bài theo yêu cầu
- Bài 2: HS yếu đọc yêu cầu của bài
- HS thực hiện theo nhóm 4 điền iên hay yên.
Đại diện trình bày –nhận xét:
 Yên ổn, chim yến, cô tiên, thiếu niên.
 - Bài 3b: Cho HS yếu đọc yêu cầu.
 Thảo luận theo nhóm cặp.
 Trình bày, nhận xét:
 + Điền ân hay âng :
 Vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân.
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
 - GV cho HS nhắc lại cách ghi r –d -gi.
 -Về viết lại các chữ viết sai.
 - Về ôn lại bài và chuẩn bị bài “ Trên chiếc bè “
 - Nhận xét tiết học.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày . tháng năm
	HIỆU TRƯỞNG
Tuần4
Tiết 8
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Thứ ngày tháng năm
Môn:CHÍNH TẢ (Nghe- viết)
 Tên bài dạy: TRÊN CHIẾC BÈ 
( KT-KN: 10 – SGK:37 )
A / MỤC TIÊU :
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả.
- Làm được bài tập 2 ; bài tập 3a.
B/ CHUẨN BỊ:
- Nội dung bài chính tả.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/K.tra: Cho HS ghi lại một số từ.
 Nhận xét
2/ GTB: “ Trên chiếc bè ”
- GV đọc mẫu
- H.dẫn ghi nhớ nội dung bài chính tả -nêu câu hỏi
+ Đoạn viết này trong bài tập đọc nào ?
 + Kể về con gì? Có mấy câu 
 + Hai chú dế rủ nhau đi đâu, bằng gì ?
- H.dẫn cách trình bày :
+ Đoạn trích có mấy câu? Chữ đầu câu viết như thế nào? Cuối câu có dấu gì?
+ Ngoài các chữ đầu câu, đầu đoạn còn phải viết hoa những chữ nào? 
- H.dẫn HS yếu luyện viết từ khó. GV đọc và phân tích.
- Đọc bài cho HS ghi.( đánh vần ).
- GV chấm bài
- GV Hdẫn làm bài tập:
 + Bài 2: Cho đọc yêu cầu
 Gợi ý h.dẫn thực hiện, nhắc lại qui tắc chính tả.
 + Bài 3a: GV cho đọc yêu cầu
 + Hdẫn thực hiện
 Nhận xét.
HỌC SINH
- HS ghi vào bảng các từ :Yên ổn, cô tiên, kiên cường, yên xe.
- Nhắc lại
- HS theo dõi, đọc bài, nắm ND bài và trả lời theo các câu hỏi:
 + Trong bài tập đọc: Trên chiếc bè. ( HS yếu )
 + Dế Mèn và Dế Trũi. Có tất cả 5 câu.( HS yếu )
 + Đi ngao du thiên hạ ( HS yếu ), bằng bè được kết bằng lá bèo sen.
- HS yếu quan sát – đọc lại bài chính tả -nhận xét về cách trình bày.
 + Đoạn có 5 câu. Chữ đầu câu viết hoa. Cuối câu ghi dấu chấm. ( HS yếu )
 + Chữ Dế Trũi.
.
- HS viết các từ khó vào bảng con các từ: Dế Trũi, ngao du, say ngắm, thoáng gặp, bèo sen, trong vắt.
- HS đọc lại các tư khó. ( HS yếu )
- Nghe và ghi bài vào vở ( HS yếu )
- HS soát lỗi
 THƯ GIÃN
 Thực hiện các bài theo yêu cầu
- Bài 2: HS yếu đọc yêu cầu của bài
- HS thực hiện theo nhóm 4. Đại diện trình bày –nhận xét.
 + Chữ có iê: Cá chiên, riêng tư, viên bi,kiên nhẫn
 + Chữ có yê: Khuyên nhủ, luyện tập, khuyến khích, tổ yến.
 -Bài 3a: Cho HS yếu đọc yêu cầu.
 Thảo luận theo nhóm cặp.
 Trình bày miệng, nhận xét:
 Cô giáo dạy dỗ chúng em.
 Giỗ tổ Hùng Vương.
 Dòng nước lũ cuồn cuộn.
 Mưa lũ ròng rã hai ngày.
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
 - GV cho HS nhắc lại các từ vừa tìm được trong phần bài tập.
 -Về viết lại các chữ viết sai.
 - Về ôn lại bài và chuẩn bị bài “ Chiếc bút mực”
 - Nhận xét tiết học.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày . Tháng năm
	HIỆU TRƯỞNG
Tuần4
Tiết 4
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Thứ ngày tháng năm
 Môn:ĐẠO ĐỨC
 Tên bài dạy: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
 (Chuẩn KTKN: 81;SGK: 5 )
A / MỤC TIÊU: (Theo chuẩn KTKN)
- Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
-Biết được vì sao can phải nhận lỗi và sửa lỗi.
-Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
* Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sữa lỗi khi mắc lỗi.
- KNS:
-KN ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi.
-KN đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân.
 HCM:
 -Biết nhận lỗi và sửa lỗi là thể hiện tính trung thực dũng cảm. Đó chính là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
B/ CHUẨN BỊ :
 - Phiếu thảo luận
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: GV hỏi Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em điều gì ?.
Nhận xét
2/ GTB: “ Biết nhận và sửa lỗi”
- Cho HS kể những câu chuyện về mắc lỗi và sửa lỗi.( HS yếu)( KN ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi.
-KN đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân)( -Biết nhận lỗi và sửa lỗi là thể hiện tính trung thực dũng cảm. Đó chính là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy).
Nhận xét
- Chia nhóm thảo luận các tình huống
Tình huống 1: Lịch bị đau chân, không tập thể dục, lớp bị trừ điểm, các bạn trách nhưng Lịch đã nói rõ lý do.
Tình huống 2: Do tai kém và ngồi bàn cuối nên Hải bị điểm kém ở bài chính tả làm ảnh hưởng đến tổ. Hải muốn làm bài tốt hơn nhưng không biết làm thế nào ?
 GV H dẫn rút ra kết luận.
- Chia nhóm cho HS thực hiện ghép các tình huống ở cột A với tình huống ở cột B.
 Nhận xét
HỌC SINH
- HS nêu : Biết nhận và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
 Nhắc lại
-3 HS yếu Lần lượt kể về những câu chuyện của bản thân, của những người trong gia đình về việc mắc các lỗi và việc sửa lỗi.
Cả lớp nhận xét xem bạn đưa ra cách sửa lỗi như thế đã đúng chưa.
- Thảo luận và trình bày ý kiến.
+ Lịch nên nhờ cô chủ nhiệm báo với thầy để lớp không bị trừ điểm.
+ Hải nên trình bày để các bạn và cô giúp đỡ cho Hải ngồi bàn trên.
Các nhóm khác nhận xét:
- HS nhắc lại: Cần bày tỏ ý kiến khi bị hiểu nhầm.
- Biết giúp bạn là người bạn tốt
- HS thảo luận trên phiếu để ghép các tình huống
1/ Mượn vở của bạn làm và sơ ý làm rách.
 a/ Xin lỗi và dán lại trã bạn.
2/ Mải chơi với bạn quên chưa quét nhà thì mẹ về.
 c/ Xin lỗi mẹ và lấy chổi quét nhà.
3/ Quên chưa làm bài tập ở nhà.
 a/ Nhận lỗi và làm bài ngay.
4/ Làm gãy thước của bạn.
 c/ Xin lỗi và mua đền bạn.
5/ Quên chưa học bài cô giáo giao.
 b/ Nhận lỗi với cô và học bài.
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS nhắc lại kết luận.
- Về ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài : “ Gọn gàng – ngăn nắp “.
- Nhận xét 
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày. thángnăm.	 HIỆU TRƯỞNG
Tuần4
Tiết 4
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Thứ ngày tháng năm
 Môn:KỂ CHUYỆN
 Tên bài dạy: BÍM TÓC ĐUÔI SAM
 (chuẩn KTKN:10;SGK: 33)
A / MỤC TIÊU : (theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
- Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1, 2 của câu chuyện( BT1);bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình.( BT2).
-Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện.
-HS khá-giỏi biết phân vai,dựng lại câu chuyện( BT3).
B/ CHUẨN BỊ:
 - Các tranh trong SGK.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: GV cho kể lại câu chuyện “ Bạn của Nai nhỏ “
 Nhận xét
2/ GT câu chuyện: “ Bím tóc đuôi sam ”
- GV hướng dẫn kể câu chuyện đoạn 1,2 theo tranh.
+ treo tranh ( nhìn tranh trong SGK )
GV có thể gợi ý bằng câu hỏi để HS trã lời.
 Nhận xét
- H dẫn kể đoạn 3
GV yêu cầu
 Nhận xét, bổ sung
-Cho HS kể toàn bộ câu chuyện theo phân vai cho HS kể lại.
 Nhận xét
HỌC SINH
- HS kể câu chuyện “ Bạn của Nai nhỏ “
 Nhắc lại
- Quan sát, dựa vào tranh tập kể trong nhóm. Sau đó, cử đại diện thi kể chuyện, cả lớp nhận xét.
+ Hà nhờ mẹ tết cho 2 bím tóc, mỗi bên buộc 1 cái nơ. Các bạn khem bím tóc đẹp.( HS yếu)
+ Tuấn xuất hiện và sấn tới kéo bím tóc của Hà, làm Hà ngã, thế là Hà khóc và chạy đi mách thầy.
-2 HS yếu đọc lại yêu cầu của bài 2. Vài HS yếu kể lại bằng lời của mình.
+ Hà chạy đi mách thầy với khuôn mặt đầm đìa nước mắt. Hà kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe. Thầy khen tóc Hà đẹp, làm Hà nín và vui vẽ với thầy.
 THƯ GIÃN
 -Vài HS khá-giỏi phân vai ,kể lại câu chuyện.
Một hôm, Hà đi học với 2 bím tóc rất xinh. Các bạn khen Hà đẹp. Bạn tuấn thấy vậy đến trêu và kéo tóc của Hà, làm Hà ngã và khóc. Hà đi mách thầy, thầy vỗ Hà bằng cách khen tóc Hà đẹp làm Hà nín. Đến cuối buổi học, Thuấn đến xin lỗi về việc làm của mình.
Nhận xét.
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS kể nối tiếp câu chuyện.
- Về kể lại câu chuyện này cho người thân nghe.
- Chuẩn bị chuyện “ Chiếc bút mực “
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày . tháng  năm
	HIỆU TRƯỞNG
Tuần4
Tiết 4
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Thứ ngày tháng năm
Môn:LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tên bài dạy: TỪ CHỈ SỰ VẬT –TỪ NGỮ VỀ NGÀY, THÁNG, NĂM 
( KT-KN: 10 – SGK: 35 )
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
- Tìm một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối của bài tập 1.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian của bài tập 2.
- Bước đầu biết ngắt đoạn văn ngắn thành các câu trọn ý của bài tập 3.
B/ CHUẨN BỊ:
	- Nội dung các bài.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: GV cho đặt câu theo mẫu Ai là gì ?
 Nhận xét
2/ GTB: “ Từ chỉ sự vật – từ ngữ về ngày – tháng – năm “
 GV H dẫn từng bài
 Bài 1: GV cho đọc yêu cầu
- Cho HS thi tìm nhanh các từ chỉ người, chỉ đồ vật , chỉ cây cối, chỉ con vật.
 Nhận xét.
Bài 2: GV cho đọc yêu cầu và thảo luận theo cặp.
 Nhận xét
Bài 3: GV cho đọc đề bài liền câu, không ngắt nghỉ.
- Gợi ý
- H dẫn cách ngắt
 ... hắc lại cách đặt tính của bài 29 + 5.
 - Về luyện các bài toán có dạng 29 + 5.
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài “ 49 + 25 “
 - Nhận xét.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	 Ngày  tháng  năm
	HIỆU TRƯỞNG
Tuần4
Tiết 17
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Thứ ngày tháng năm
 Môn:TOÁN
 Tên bài dạy: 49 + 25 
 ( KT-KN: 54 – SGK: 17 )
A / MỤC TIÊU:
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 49 + 25.
 - Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
B/ CHUẨN BỊ:
 - Bảng gài, que tính
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ KT: GV cho HS thực hiện 1 số bài
 Nhận xét
2/ Giới thiệu bài:“ 49 + 25“
 a/ Giới thiệu phép cộng 49 + 25:
- Nêu bài toán.
+ Muốn biết ta phải làm sao ?
- Hướng dẫn tìm kết quả bằng cách nêu thao tác:
 + 49 gồm mấy bó chục và mấy que tính ?
 + 25 gồm mấy bó chục và mấy que tính ?
-- H.dẫn cách đặt tính: GV nêu từng bước cụ thể 
b/ H dẫn luyện tập – thực hành: 
Cho HS thực hành các bài tập
 Bài 1:( cột1,2,3) GV cho đọc yêu cầu và thực hiện cột 1 ; 2 ; 3.
 Nhận xét
 Bài 3: GV cho đọc đề bài và hỏi:
 + Bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
 + Muốn tìm ta phải làm sao ?
 Nhận xét
HỌC SINH
- HS thực hiện đặt tính và tính.
 69 39 29 79
 + 3 + 7 + 6 + 2 
 72 46 35 81
 Nhắc lại
- Theo dõi, phân tích đề toán để đưa ra. 
- Muốn thực hiện cần phải làm phép cộng 49 + 25.
- Thực hiện bằng que tính và nêu ra kết quả:
 49 + 25 = 74 que tính.
- HS vừa quan sát, vừa thực hiện theo H.dẫn:
+ Gồm 4 bó chục và 9 que tính.
+ 2 bó chục và 5 que tính.
- HS thực hiện theo H.dẫn và nêu: 49 + 25 = 74
.
 THƯ GIÃN
-1 HSyếu đọc yêu cầu và thực hiện bằng bảng con:
 39 69 19 
 + 22 + 24 + 53 
 61 93 72 
 49 19 89 
 + 18 + 17 + 4 
 67 36 93 
- Đọc đề bài và nêu:
 + Cho biết lớp 2A có: 29 HS. Lớp 2B có:25 HS( HS yếu)
 + Cả hai lớp:..HS ?( HS yếu)
 + Muốn biết ta sẽ thực hiện bằng cách lấy số HS lớp 2A cộng với số HS lớp 2B.( HS TB)
- Thực hiện giải:
 Số HS cả hai lớp có là
 29 + 25 = 54 (HS)
 Đáp số: 54 HS.
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
 - GV cho HS nhắc lại cách đặt tính của bài 49 + 25.
 - Về luyện các bài toán có dạng 49 + 25.
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài “ Luyện tập “
 - Nhận xét.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	 Ngày  tháng  năm
	HIỆU TRƯỞNG
Tuần4
Tiết 18
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Thứ ngày tháng năm
Môn:TOÁN
 Tên bài dạy: LUYỆN TẬP 
 ( KT-KN: 54 – SGK: 18)
A / MỤC TIÊU:(theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
- Biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, thuộc bảng 9 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5 ; 49 + 25.
- Biết thực hiện phép tính 9 cộng với một số để so sánh hai số trong phạm vi 20.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
B/ CHUẨN BỊ:
 - Nội dung các bài tập.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ KT: GV cho HS thực hiện 1 số bài
 Nhận xét
2/ Giới thiệu bài:“ Luyện tập“
- H.dẫn luyện tập thông qua các bài
 Bài 1: Cho đọc yêu cầu và cho thực hiện nêu miệng côt 1 ; 2; 3.
 Nhận xét
 Bài 2: Cho đọc yêu cầu và cho HS thực hiện bằng bảng con
 Nhận xét
 Bài 3: Cho nêu yêu cầu. H.dẫn thực hiện điền dấu vào vở cột 1.
 Nhận xét
 Bài 4: Cho đọc đề bài. Sau đó cho HS tìm hiểu bài thông qua các câu hỏi:
 + Bài toàn cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
 + Muốn biết ta thực hiện phép tính gì ?
 -Cho HS thực hiện giải bài
 Nhận xét
HỌC SINH
- HS thực hiện 
 9 39 29
 + 7 + 6 + 45
 16 45 74
Nhắc lại
- Thực hiện các bài tập
-1HS yếu đọc yêu cầu của bài
Trình bày miệng nối tiếp nhau theo dãy. Mỗi HS một phép tính: 9 + 4 = 13 
 ..
 9 + 1 = 10
-1HS yếu đọc yêu cầu của bài.4 HS TBlên bảng thực hiện các HS khác làm bảng con
 Sau đó1 HS TB nêu cách đặt tính của các phép tính – Nhận xét
 THƯ GIÃN
-1HS yếu đọc yêu cầu
 Chú ý theo dõi H.dẫn
Thực hiện theo yêu cầu
 9 + 9 15
 - Đọc đề bài. Tìm hiểu trả lời các câu hỏi:
 + Có : 19 con gà trống( HS yếu)
 25 con gà mái
 + Hỏi: Tất cả..con gà ?( HS yếu)
 + Thực hiện phép cộng.(HS TB)
- Thực hiện theo nhóm 4. Đại diện trình bày – nhận xét.
 Trong sân có tất cả là 
 19 + 25 = 44 (con )
 Đáp số: 44 con
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
 - GV cho HS thực hiện lại một số phép tính.
- Cho nhắc lại muốn so sánh số hạng cần thực hiện phép tính trước rồi mới so sánh.
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài “ 8 cộng với một số 8 + 5 “
 - Nhận xét.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	 Ngày  tháng  năm	 HIỆU TRƯỞNG
Tuần4
Tiết 19
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Thứ ngày tháng năm
Môn:TOÁN
 Tên bài dạy: 8 CỘNG VỚI MỘT SỐ 8 + 5 
( KT-KN: 54 – SGK: 19)
A / MỤC TIÊU:( theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5, lập được bảng 8 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
B/ CHUẨN BỊ:
- 20 que tính
- Bảng gài
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ KT: GV cho HS nêu công thức 9 cộng với 1 số
 Nhận xét
2/ Giới thiệu bài:“ 8 cộng với một số 8 + 5 “
a/ Giới thiệu phép tính 8 + 5:
- Nêu bài toán: có 8 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
+ Muốn biết số que tính ta làm phép gì?
- H dẫm tìm kết quả
 Nhận xét
 - H dẫn gộp 8 que tính với 2 que được 1 chục que, bó thành 1 bó chục.
Vậy ta được 1 chục và 3 que rời.
- H dẫn cách đặt tính
 Nhận xét chốt lại ý
 b/ Lập bảng 8 cộng với một số:
 H.dẫn cách thực hiện và ghi kết quả vào bảng.
 c/ H dẫn thực hành:
 - Bài 1: GV cho đọc yêu cầu
 Nhận xét
 Bài 2: Cho đọc yêu cầu và thực hiện trên bảng.
 GV lưu ý cách xếp các chữ số thẳng cột
 Bài 4: GV đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn thực hiện ta làm phép tính gì?
 GV cho thực hiện vào vở
 Nhận xét
HỌC SINH
- HS thực hiện nêu lậi bảng 9 cộng với một số: 9 + 2.9 + 9.
- Nhắc lại
- Nghe và phân tích bài toán.
 + Thực hiện phép cộng 8 + 5.
- HS sử dụng que tính để nêu kết quả: 8 + 5 = 13.
- Nêu cách thực hiện
- 1 HS TB lên bảng làm, các HS khác làm nháp.
- Nhắc lại
 8
 + 5
 13
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả bảng cộng 8 cộng với một số.
- Đọc thuộc bảng 8 cộng với một số.
 THƯ GIÃN
-2HS yếu đọc yêu cầu và nêu miệng kết quả. Cả lớp nghe, nhận xét.
-1HS yếu đọc yêu cầu. Sau đó, cho thực hiện bảng con:
 8 8 8 4 6 8
 + 3 + 7 + 9 + 8 + 8 + 8
 11 15 17 12 14 16
Nhận xét
-1HS yếu đọc đề bài.
 + Hà có 8 con tem( HS yếu)
 Mai có 7 con tem( HS yếu)
 + Cả hai bạn có bao nhiêu con ?( HS yếu)
 + Ta thực hiện phép cộng.( HS yếu)
- Thực hiện vào vở:
 Cả hai bạn có 
 8 + 7 = 15 (con )
 Đáp số: 15 con tem.
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
 - GV cho HS thực hiện lại một số phép tính.
- Cho nhắc lại bảng 8 cộng với một số.
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài “28 + 5 “
 - Nhận xét.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	 Ngày  tháng  năm
	HIỆU TRƯỞNG
Tuần4
Tiết 20
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Thứ ngày tháng năm 
Môn:TOÁN
 Tên bài dạy: 28 + 5 
( KT-KN: 54 – SGK: 20 )
A / MỤC TIÊU:( theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5.
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
B/ CHUẨN BỊ:
- 2 bó 1 chục que tính và 13 que tính
- Bảng gài
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ GV kiểm tra bảng 8 cộng với 1 số
Nhận xét
2/ Giới thiệu bài: “28 + 5”
a/ Giới thiệu phép cộng 28 + 5:
- Nêu bài toán: có 28 que tính thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
+ Muốn biết có bao nhiêu que tính ta thực hiện phép tính gì?
 Nhận xét và chốt lại: Vậy 28 + 5 = 33
- H dẫn cách đặt tính và thực hiện.
b/ H dẫn bài tập:
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu và thực hiện cột 1 ; 2 ; 3.
 Nhận xét
Bài 3: GV nêu yêu cầu
 GV hỏi và cho HS thực hiệnNhận xét
Bài 4: GV cho HS đọc yêu cầu
 GV gợi ý sơ lược.
 Nhận xét
- HS đọc lại bảng 8 cộng với 1 số: 8 + 3 + . . . 8 + 9
- 1 HS trình bài BT 3/19
Nhắc lại
- Nghe và phân tích đề toán
- Thực hiện phép cộng: 28 + 5
- Sử dụng que tính để tìm kết quả: 28 + 5 = 33
- HS trình bày cách tính
 28 8 cộng 5 được 13 viết 3 nhớ 1, 2 thêm 1 bằng 3
 + 5 viết 3
28 + 5 = 33
 Vài HS yếu nhắc lại
 THƯ GIÃN
- 1HS yếu đọc yêu cầu của bài
- Cá nhân thực hiện vào vở sau đó kiểm tra chéo vở của nhau.
-3 HS yếu nêu kết quả, các HS khá nhận xét
 18 38 58 38 79 19 
+ 3 + 4 + 5 + 9 + 2 + 4 
 21 42 63 47 81 23 
- Nhắc lại đề bài( HS khá)
- Nêu được: 18 con gà
 5 con vịt
Cả gà và vịt có mấy con
-1 HS TB thực hiện
 Cả gà và vịt có
18 + 5 = 23 ( con )
ĐS: 23 con
-1HS đọc yêu cầu bài 4
-1 HS khá-giỏi thực hành vẽ: dùng bút chấm 1 điểm. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm chấm. Tìm vạch chỉ 5 cm, chấm điểm thứ 2, nối 2 điểm lại.
 5cm
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
 - GV cho HS nhắc lại cách đặt tính.
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài “ 38 + 25 “
 - Nhận xét.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	 Ngày . tháng  năm
	HIỆU TRƯỞNG
Tuần4
Tiết 4
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Thứ ngày tháng năm 
Môn:ÂM NHẠC
Tên bài dạy: XÒE HOA.
(CKT trang: SGK trang: )
I/MỤC TIÊU:
Biết đây là bài dân ca.
Biết hát theo giai điệu và lời ca.
Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II/CHUẨN BỊ:
GV hát đúng bài Xòe hoa.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.On định:
2.KTBC:
Cho hs hát lai bài “Thật là hay”
3.Bài mới:
a.GTB: Xòe hoa
b.Thực hành:
*Hoạt động 1:Dạy hát
-GV hát mẫu.
-Dạy hát từng câu đến hết bài.
-Daỵ liên kết 2 câu đến hết bài.
Dạy cả bài.
GV sửa sai cho học sinh
* Hoạt động2:Dạy hát kết hợp gõ đệm
-Hát kết hợp vỗ tay theo phách2/4
GV theo dõi và uốn nắn cho học sinh
-Dạy hát kết hợp vỗ tay theo phách từng câu đến hết bài.
 Bài hát
Bùng bong bính bong
 + + +
Ngân nga tiếng còng vang vang
 + + + +
.Nghe tiếng chiêng nghe vui rộn ràng
 + + + +
Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng
 + + + +
Tay nắm tay ta cùng xòe hoa
 + + + +
-Cả lớp lắng nghe.
-Đọc lời ca
-Hát theo thầy từng câu(lớp tổ –cá nhân )
-Hát theo thầy liên kết 2 câu(lớp –tổ – cá nhân )
Thực hiệntheo hát và vỗ tay theo phách (lớp ,tổ ,cá nhân)
-Các tổ tự luyện tập hát và vỗ tay.
IV/CỦNG CỐ DẶN DÒ:
 GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà tập hát tốt cả bài	 
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày . tháng  năm	 HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 4.hc l2.doc