Giáo án lớp 3 - Năm học 2010 – 2011 - Tuần 5

Giáo án lớp 3 - Năm học 2010 – 2011 - Tuần 5

Toán

 NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ ( Có nhớ)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh.

- Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).

- Củng cố về giải bài toán và tìm số bị chia chưa biết.

- Giáo dục HS yêu môn học.

II. Hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 - Năm học 2010 – 2011 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần5: Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Chào cờ
____________________
Toán
 NHâN Số Có HAI CHữ Số VớI Số Có 1 CHữ Số ( Có nhớ)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Củng cố về giải bài toán và tìm số bị chia chưa biết.
- Giáo dục HS yêu môn học.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- Gọi học sinh thực hiện.
24 x 2 14 x 2
11 x 6 31 x 3
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài.
2- Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
* GV nêu và viết phép tính: 26 x 3 = ?
- Gọi 1 học sinh lên bảng đặt tính và nêu lại cách đặt tính.
- Ta thực hiện phép tính như thế nào?
- GV hướng dẫn mẫu.
 26
 x 3
 78
3 nhân 6 bằng 18 viết 8 (thẳng cột với 6 và 3) nhớ 1; 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7; viết 7 (bên trái 8). Vậy 26 x 3 = 78
- Cho vài học sinh nêu lại cách nhân như trên
* GV nêu và viết phép tính: 54 x 6 = ?
- GV hướng dẫn tương tự như trên và cho 1 học sinh lên bảng đặt tính rồi thực hiện.
3- Thực hành.
Bài 1/22: Tính.
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện cả lớp làm bảng con (6 phép tính).
Bài 2/22: 
- Yêu cầu học sinh phân tích đề toán, tóm tắt, tìm cách giải.
- Yêu cầu học sinh giải toán.
Bài 3/22: Tìm X.
- Yêu cầu mỗi dãy cử 1 học sinh lên bảng thực hiện trò chơi "Anh nhanh hơn".
Hết thời gian quy định, bạn nào làm nhanh, đúng thì dãy đó thắng cuộc.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tìm số bị chia chưa biết.
C- Hoạt động 3.- Hệ thống nội dung bài.
- 2 học sinh thực hiện
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nhắc lại đề bài.
- 1 học sinh thực hiện và nêu cách đặt tính.
 26 
 x 3
- Nhân từ phải sang trái.
- Học sinh theo dõi.
- 3-4 học sinh nêu
 54
 x 6
 324
Vậy 54 x 6 = 324
- Cả lớp nhận xét.
- 3 học sinh nêu lại cách nhân.
- Hs nêu yêu cầu.
- Mỗi học sinh thực hiện 1 phép tính và nêu cách tính.
- Cả lớp làm lần lượt vào bảng con.
 47 25 16
 x 2 x 3 x 6
 94 75 96
- Cả lớp nhận xét.
- 2 học sinh đọc đề bài.
- Phân tích bài toán.
- Học sinh tóm tắt:
Mỗi cuộn: 35m
2 cuộn. m?
- 1 học sinh thực hiện trên bảng, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
- Hs nêu yêu cầu.
- 2 học sinh thực hiện bảng lớp.
- Cả lớp làm nháp.
X : 6 = 12 X : 4 = 23
- Cả lớp nhận xét, tìm người thắng cuộc.
- Học sinh nêu: 
_______________________________
Tập đọc – Kể chuyện
 NGườI LíNH DũNG CảM
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc: 1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Chú ý các từ dễ phát âm sai: loạt đạn, hạ lệnh, thủ lĩnh, ngập ngừng, lỗ hổng, buồn bã.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật (chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo).
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài (nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết.
- Hiểu cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói với em: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
Kể chuyện: 1- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ SGK kể lại được câu chuyện.
2- Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ SGK.
III. Hoạt động dạy học:
TậP đOC
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- Gọi học sinh đọc bài ông ngoại và nêu nội dung của bài.
- GV chấm điểm.
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu chủ điểm vàbài học
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và tranh minh hoạ bài đọc SGK.
2- Luyện đọc.
a) GV đọc toàn bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc-giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu. 
- GV chú ý sửa những từ học sinh đọc sai.
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV lưu ý học sinh đọc các câu mệnh lệnh, câu hỏi...
- Giải nghĩa từ: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết.
+ Đặt câu: Thủ lĩnh, quả quyết.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõi, nhắc nhở các nhóm.
* Yêu cầu đọc đồng thanh.
3- Tìm hiểu bài.
* Đoạn 1:
- Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? ở đâu?
* Đoạn 2:
- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
- Việc leo rào của các bạn nhỏ khác đã gây hậu quả gì?
* Đoạn 3:
- Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp.
- Vì sao chú lính nhỏ "run lên" khi nghe thầy giáo chơi?
* Đoạn 4.
- Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh "Về thôi" của viện trưởng?
- Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
- Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? Vì sao?
- Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi như bạn nhỏ trong truyện không?
* Nội dung của truyện?
4- Luyện đọc lại.
+ GV chọn đọc mẫu 1 đoạn.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng, hay. VD:
- Về thôi!//
- Nhưng/như vậy là hèn// Nói rồi... vườn trường///Những người lính.../sững lại/...nhỏ///(ngạc nhiên)Rồi,/cả...chú,/như...dũng cảm//(vui, hào hứng)
- Yêu cầu đọc lại đoạn văn.- Yêu cầu đọc phân vai.
- 2 học sinh đọc, trả lời câu hỏi.
- Học sinh nhắc lại đề bài.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lắng nghe.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Học sinh tiếp nối đọc các đoạn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc chú giải.
- Học sinh đặt câu .
- Các nhóm (theo cặp) đọc câu chuyện.
- 4 tổ đọc ĐT 4 đoạn.
- 1 học sinh đọc lại toàn truyện.
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
-... chơi trò đánh trận gia trong vườn trường.
- Cả lớp đọc thầm.
- Vì chú lính nhỏ sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
- Hàng rào đổ, hoa mười giờ giập nát
- Học sinh đọc thầm.
- Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm.
- Vì chú sợ hãi.
- Vì chú căng thẳng suy nghĩ
- Học sinh đọc thầm.
- Chú nói: "Nhưng như vậy là hèn" rồi quả quyết bước về phía vườn trường.
- Mọi người sững nhìn chú, rồi bước nhanh theo chú
- Là chú lính nhỏ
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- 4 hs thi đọc.
- 4 học sinh tự phân vai (người dẫn chuyện, viên tướng, chú lính nhỏ, thầy giáo) đọc lại truyện theo vai.
Kể chuyện
1- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ của câu truyện trong SGK, tập kể lại câu chuyện "Người lính dũng cảm".
2- Hướng dẫn học sinh kẻ chuyện theo tranh.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh SGK.
- GV treo tranh minh hoạ gọi học sinh kể lại 4 đoạn của câu chuyện.
Nếu học sinh lúng túng không nhớ câu chuyện, GV có thể gợi ý.
+ Tranh 1: Viên tướng ra lệnh thể nào? Chú lính nhỏ có thái độ ra sao?
+ Tranh 2: Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chú lính nhỏ vượt rào bằng cách nào? Kết quả?
+ Tranh 3: Thầy giáo nói gì với học sinh? Thầy mong điều gì ở học sinh?
+ Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ phản ứng ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào?
- Yêu cầu học sinh kể.
- GV nhận xét chấm điểm.
C- Hoạt động 3.
- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
- GV chốt lại: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi, sửa lỗi là người dũng cảm.
- Yêu cầu h/ sinh về tập kể chuyện cho người thân nghe.
- Học sinh quan sát 4 tranh minh hoạ SGK (nhận ra: Chú lính nhỏ mặc áo xanh nhạt, viên tướng mặc áo xanh xẫm).
- Học sinh quan sát và 4 học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét cách kể của từng học sinh.
- 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh lắng nghe.
____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Toán
LUYệN TậP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số với một chữ số (có nhớ).
- ôn tập về thời gian (xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày).
- Tính cẩn thận khi làm bài.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- Gọi học sinh thực hiện.
 46 x 2 37 x 2
 25 x 3 16 x 5
- GV chấm điểm.
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu, ghi bài.
2- Luyện tập.
Bài 1/23: Tính.
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện và cho cả lớp làm SGK.
- Cho học sinh nêu cách nhẩm các phép tính.
Bài 2/23: Đặt rồi tính.
- Gọi học sinh lên bảng và cho cả lớp làm bài vào bảng con.
Bài 3/23: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề, phân tích, tóm tắt và giải toán.
- Yêu cầu học sinh thực hiện.
Bài 4/23: Thực hành trên đồng hồ.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 đồng hồ. Yêu cầu các nhóm thực hiện theo yêu cầu của bài.
Bài 5/23: Hai phép nhân nào có kết quả bằng nhau.
- Tổ chức chơi "Tiếp sức".
+ Gv phổ biến hướng dẫn cách chơi.
+ Yêu cầu thực hiện.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
C- Hoạt động 3.- Nhận xét tiết học
- 2 học sinh lên bảng thực hiện.
.
- Nhắc lại đề bài.
- Hs nêu yêu cầu.
- 5 học sinh lên bảng. Cả lớp làm SGK.
 49 27 57 
 x 2 x 4 x 6 
 98 108 342 
- Học sinh nêu, nhận xét.
- Hs nêu yêu cầu.
- Mỗi học sinh làm 1 phép tính, trình bày cách thực hiện.
- Cả lớp làm bảng con: 38 x 2 53 x 4
 27 x 6 45 x 5
- Nhận xét.
- 2 học sinh đọc đề.
- Phân tích bài toán.
- Tóm tắt:
Mỗi ngày: 24 giờ.
6 ngày. Giờ?
- 1 học sinh thực hiện trên bảng. Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
- Các nhóm thực hiện quay kim đồng hồ.
- Đại diện nhóm thực hành trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs lắng nghe.
- 2 dãy: Mỗi dãy 5 hs thực hiện.
 _______________________________
Chính tả
NGườI LíNH DũNG CảM
I. Mục tiêu: 1- Rèn kỹ năng viết chính tả.
- Nghe-viết chính xác một đoạn trong bài Người lính dũng cảm.
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: n/lực lượng hoặc en/eng.
2- ôn bảng chữ:
- Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (học thêm tên những chữ do hai chữ cái ghép lại: ng; ngh, nh, ph)
- Thuộc lòng tên 9 chữ trong bảng.
II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết BT 2 b; - Kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT 3.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- GV yêu cầu học sinh viết các từ: loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, nâng niu.
- Đọc thuộc lòng bảng 19 tên chữ đã học ở tuần 1,3.
- GV chấm điểm.
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
2- Hướng dẫn học sinh nghe-viết.
a) Hướng dẫn chuẩn bị.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn.
- Đoạn văn này kể chuyện gì?
- Hướng dẫn nhận xét chính tả.
+ Đoạn văn trên có mấy câu?
+ Những câu nào trong đoạn văn được viết hoa?
+ Lời các nhân vật được đánh d ... Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ.
- Hoạt động nào có lợi cho tim mạch?
- Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức?
* GV nhận xét.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu, ghi bài.
2- Các hoạt động.
a) Hoạt động 1: Động não.
* Mục tiêu: Kể được tên 1 vài bệnh về tim mạch.
* Cách tiến hành.
- Yêu cầu học sinh kể 1 số bệnh tim mạch mà em biết?
- GV: Bệnh về tim mạch có rất nhiều. Trong bài học hôm nay chỉ nói đến 1 bệnh về tim mạch thường gặp nhưng nguy hiểm đối với trẻ em, đó là bệnh thấp tim.
b) Hoạt động 2: Đóng vai.
* Mục tiêu: Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
* Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu học sinh quan sát H1,2,3 trang 20 SGK và đọc các lời hỏi và đáp của từng nhân vật trong các hình.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận các câu hỏi.
+ ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim?
+ Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
+ Nguyên nhân gây ra thấp tim là gì?
- Yêu cầu đóng vai.
- GV theo dõi, nhắc nhở.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
* Kết luận: 
- Thấp tim là 1 bệnh về tim mạch mà ở lứa tuổi học sinh thường mắc.
- Bệnh này để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim.
- Nguyên nhân: do viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.
c) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu:
- Kể được 1 số cách đề phòng bệnh thấp tim.
- Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
* Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu học sinh quan sát H4,5,6 trang 21 SGK và nói với nhau về nội dung và ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc đề phòng bệnh thấp tim.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi học sinh trình bày kết quả làm việc.
* Kết luận:
Để đề phòng bệnh thấp tim cần phải: Giữ gìn ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống... rèn luyện... không để các bệnh viêm họng... kéo dài.
C- Củng cố, dặn dò.- Nhận xét tiết học.- Về ôn bài.
- 2 hs trả lời.
- 2 hs trả lời.
.
- Nhắc lại đề bài.
- Hs nêu.
- Học sinh thực hiện.
- Các nhóm thảo luận.
- Học sinh tập đóng vai bác sĩ và bệnh nhân để hỏi và trả lời về bệnh thấp tim.
- Các nhóm đóng vai dựa theo các nhân vật trong các hình 1,2,3 trang 20 SGK (mỗi nhóm đóng 1 cảnh).
- Các nhóm quan sát, nhận xét bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh làm việc theo yêu cầu.
- Học sinh trình bày.
+ H4: Một bạn đang súc miệng bằng nước muối
+ H5: Thể hiện nội dung giữ ấm cổ, ngực
+ H6: Thể hiện nội dung ăn uống đầy đủ cơ thể khoẻ mạnh
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
Toán
Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
I. Mục tiêu: - Biết cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
 Vận dụng vào giải bài toán có nội dung thực tế
- Giáo dục HS lòng say mê học tập
II. Đồ dùng: 12 cái kẹo(hoặg 12 hình tam giác)
III. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
-Gọi 1 số hs đọc bảng chia 6
- Nhận xét-ghi điểm
3-4 HS lên đọc bảng chia 6
.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài (TT)
2. Giới thiệu bài toán 1
- Gọi HS đọc bài toán
2 HS đọc bài toán
- Gọi 1 HS lên bảng chia 12 chiếc kẹo thành 3 phần bằng nhau
HS biểu diến dưới lớp
- Y/cầu HS lấy đi 1 phần của số kẹo (số hình) đã chia
HS làm theo y/c
- Con hiểu thếo nào là 1/3?
Chia 1 vật gì đó thành 3 phần bằng nhau và lấy 1 phần
- Theo con 1/3 số kẹo của 12 cái kẹo là mấy cái?
4 cái
- Muốn tìm 1/3 của 12 cái kẹo ta làm ntn?
Lấy 12:3= 4
- Thơng tìm đựoc trong phép chia này chính là 1/3 của 12 cái kẹo
* Gọi 1 HS lên giải bài toán
1 HS lên bảng. Lớp giải giấy nháp
- Dựa vào bài toán trên bảng g/v đặt câu hỏi:
+ Nếu chị cho em 1/2 số kẹo thì em được mấy cái kẹo?
Đợc 6 cái, 1 HS nêu cách tìm 1/2 của 12
+ Nếu chị cho em 1/4 số kẹo thì em được mấy cái kẹo?
3 cái; 12:4= 3
+ Nếu chị cho em 1/6 số kẹo thì em được mấy cái kẹo?
2 cái; 12:6= 2
- Muốn tìm 1 phần mấy của một số em làm nnt?
Lấy só đó chia cho số phần; HS ghi nhớ SGK
3. Luyện tập
* Bài 1: Gọi HS đọc đề toán
1 HS đọc đề toán
-2 HS lên bảng, lớp làm vở nháp
Chữa bài
=>Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số 
* Bài tập 2: Gọi HS đọc đề toán
2 HS đọc đề bài- phân tích đề – 1hs lên bảng làm
- H/dẫn HS tìm hiểu đề -làm bài
HS làm bài vào vở
- Thu vở, chấm bài, chữa, nhận xét bài
C. Củng cố- dặn dò:
- Muốn tìm 1/4 của 12 kg ta làm ntn?
- Muốn tìm 1/6 của 30 m ta làm ntn?
- Muốn tìm 1 phần mấy của 1 số ta làm ntn?
-Nhận xét tiết học Dặn hs chuẩn bị giờ sau:
 _________________________
Tập viết
Ôn chữ hoa C
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách viết chữ hoa Ch thông qua bài tập ứng dụng. Viết tên riêngChu Văn An bằng cỡ chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn VSCĐ
II. Đồ dùng: Mẫu chữ viết hoa C,V ,A ,từ Chu Văn An -HS:vở ,phấn, bảng
III. Hoạt động dạy- học: 
	 Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Bài cũ: :
 Gọi 2 HS lên bảng viết chữ C, Cửu Long
 lớp viết bảng con
GV nhận xét –ghi điểm
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài(TT). 
2. Hớng dẫn viết bảng con
* Luyện viết chữ hoa
-HS thực hiện theo yêu cầu
.
- Chữ hoa Ch gồm mấy nét?
-HSTL
- Viết mẫu, h/dẫn HS cách viết
HS quan sát
- Tìm tiếp các chữ hoa có trong bài?
V, A, N
- Viết mẫu tiếp các chữ còn lại và h/dẫn cách viết
-HS quan sát
HS luyện viết bảng con
- Nhận xét,sửa sai
* Luyện viết từ ứng dụng
- Giới thiệu: Chu Văn An (1292-1370)Là 1 nhà giáo nổi tiếng đời Trần
- H/dẫn HS nhận xét độ cao và cách đặt dấu phụ, dấu thanh
HS viết bảng con
- Nhận xét-sửa sai 
+Luyện viết câu ứng dụng
Gọi hs đọc câu ứng dụng
-2 hs đọc
-Giải nghĩa câu tục ngữ :Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết nói năng dịu dàng lịch sự 
-Yêu cầu hs viết :Chim ,Người 
Nhận xét –sửa sai
-HS viết bảng con
3. Hướng dẫn HS viết vở
Cho hs quan sát bài mẫu trong vở 
-hs quan sát
Nhận xét - Nêu y/c
- H/dẫn cách trình bày
HS viết vở
Thu vở, chấm, nhận xét bài
C. Củng cố- dặn dò
: Nhận xét tiết học. -Dặn hs chuẩn bị giờ sau
___________________________________
Tập làm văn
Tập tổ chức cuộc họp
I. Mục tiêu: 
- HS biết tổ chức 1 cuộc họp tổ
- Biết xây dựng nội dung cuộc họp
- Biết tổ chức nội dung cuộc họp theo đúng trình tự đã nêu ở bài tập TĐ
-GD hs thích tham gia các hoạt động tập thể
II. Đồ dùng: Bảng lớp viết sẵn các nội dung trao đổi trong cuộc họp. Bảng phụ chép sẵn trình tự diễn biến của cuộc họp như bài TĐ
III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-Bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc lại "Điện báo" đã điền ở tuần 4 và nhận xét
-GV nhận xét -ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài(TT). 
2. Hớng dẫn cách tiến hành cuộc họp
* Gọi HS đọc y/c giờ tập làm văn
-2 hs thực hiện theo yêu cầu
1-2 HS đọc y/c
-?Bài Cuộc họp của chữ viết đã cho các em biết để tổ chức 1 cuộc họp các em phải chú ý những gì ?
Phải xác định rõ nội dung bàn vấn đề gì 1-2 HS nêu gợi ý ghi bảng
- Nêu trình tự của 1 cuộc họp thông thường? ( treo bảng phụ)
HS nêu trình tự như SGK bài TĐ
- Ai là người nêu nội dung cuộc họp, tình hình của tổ?
Tổ trưởng (các thành viên tập làm tổ trưởng)
- Ai là người nêu ng uyên nhân của tình hình đó?
Tổ trởng, sau đó các thành viên đóng góp ý kiến
- Làm thế nào để giải quyết vấn đề trên?
Cả tổ bàn bạc, thảo luận thống nhất cách giải quyết, tổ trưởng tổng hợp ý kiến
- Giao việc cho mọi người bằng cách nào?
Cả tổ bàn bạc để phân công, sau đó tổ trởng chốt lại ý kiến của tổ
3. Tiến hành họp tổ
- Giao việc cho từng tổ
HS tiến hành họp tổ theo hướng dẫn
- Theo dõi giúp đỡ các tổ
4. Thi tổ chức cuộc họp
- Nhận xét, tuyên dương tổ có cuộc họp tốt đạt hiệu quả
C. Củng cố- dặn dò
-Gọi 1 hs nêu lại trình tự diễn biến cuộc họp
Nhận xét tiết học -Dặn chuẩn bị giờ sau. 
-3 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp 
Lớp theo dõi, nhận xét
_________________________
Chính tả
Mùa thu của em
I. Mục tiêu: - HS chép lại đúng, chính xác bài thơ
- Từ bài chép, củng cố cách trình bày bài thơ thể hiện 4 chữ.
- Ôn luyện từ khó, vần oam. Viết đúng và nhớ cách viết các tiếng có âm vần dế lẫn l/n
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn VSCĐ
II. Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn bài thơ "Mùa thu của em" -HS: bài cũ
III. Hoạt động dạy- học: 
A. Bài cũ:
Gọi 2-3 HS đọc thuộc lòng 28 chữ cái đã học
-GV nhận xét- ghi điểm
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài(TT)
2. Hớng dẫn tập chép
Treo bảng phụ, gọi HS đọc bài
-HS thực hiện theo yêu cầu 
2 HS đọc bài
- Bài thơ viết theo thể thơ gì?
Thơ bốn chữ
-Những chữ nào trong bài thơ được viết hoa?
-Tên bài và chữ đầu câu viết như thế nào cho đẹp ?
Chữ đầu dòng, Chị Hằng
-HSTL
H/dẫn viết từ khó
-Yêu cầu hs tìm các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả viết vào bảng con 
Nhận xét
-mùi hơng ,lá sen ,rước đèn ,.
+Chép bài GV quan sát –uốn nắn hs
HS viết bài vào vở
- Đọc lại cho HS soát lỗi
HS tự soát lỗi
- Thu vở, chấm bài, nhận xét
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài tập 2: Nêu y/c
1 HS nêu y/c
- Y/cầu HS làm bài tập
1 HS lên bảng, lớp làm vở nháp 
- Chữa bài
* Bài tập 3a: Gọi HS nêu y/c
Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi làm bài
Gọi 1 số cặp lên thực hành hỏi -đáp 
1 HS nêu y/c
-HS thảo luận 
Đáp án :nắm ,lắm ,gạo nếp 
Nhận xét, chữa bài
C. Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học
Dặn hs chuẩn bị giờ sau. 
______________________________
Sinh hoạt
Kiểm điểm nề nếp tuần 5
I. Mục tiêu: 
- Hs năm được nhưng mặt mạnh, mặt yếu của cá nhân-tập thể lớp trong tuần.
- Nắm được phương hướng hoạt động của tuần 6.
II. Nội dung: 1- Nhận xét, đánh giá công việc trong tuần.
- Nề nếp tương đối tốt: Học sinh đi đều, đúng giờ, nghỉ học có xin phép. Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, thể dục giữa giờ đều đặn, mặc đúng đồng phục.
- Học sinh có học bài và làm bài. Vẫn còn một số học sinh lười học: 
- Đi học hay quyên sách vở: 
- Phong trào rèn chữ, giữ vở chưa tốt, vở còn bẩn, viết cẩu thả: 
2- Phương hướng hoạt động tuần 6.
- Cần phát huy hơn về nề nếp. 
- Tích cực kiểm tra sách vở và bài tập đầu giờ.
- Tiếp tục phát huy đôi bạn học tập.
- Nâng cao hơn nữa phong trào rèn chữ giữ vở.
3- Hoạt động đội.
- ôn luyện nội dung các tuần 1,2,3,4: Thực hiện tốt nội quy trường lớp. Làm theo năm điều Bác Hồ dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 lop 3.doc