Giáo án lớp 3 - Trường Tiểu học Hải Thành

Giáo án lớp 3 - Trường Tiểu học Hải Thành

 Tiết 1 ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I.Mục tiêu

- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

II.Đồ dùng dạy học

- G : Bảng phụ

- H : Bảng con

III.Các hoạt động dạy học

 

doc 984 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Trường Tiểu học Hải Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
Tiết 1 Chào cờ
Tiết 2 Toán
 Tiết 1 Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
I.Mục tiêu
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II.Đồ dùng dạy học
- G : Bảng phụ	
- H : Bảng con
III.Các hoạt động dạy học
1.Hoạt động 1 : Kiểm tra ( 3 - 5’)
- Viết các số sau : 243, 546, 123, 472
 2.Hoạt động 2 : Ôn tập ( 30 - 32’)
 a) SGK: * Bài 1/3 ( 7- 8’) 
 - Kiến thức : Ôn tập cách đọc, viết số có 3 chữ số.
+ Nhận xét các số vừa đọc , vừa viết ? 
+ Nêu cách đọc , viết số có ba chữ số? 
 => Chốt : Chú ý cách đọc , viết các số có 3 chữ số trong trường hợp số có chữ số 0,1,5.
 * Bài 2/3 ( 3 - 4’)
 - Kiến thức : Củng cố cách đọc, viết số có 3 chữ số theo thứ tự.
+ Nhận xét dãy số phần a, phần b? 
+ Dựa vào đâu em điền được các số phần a? 
 Chốt : Dựa vào thứ tự các số trong dãy số tự nhiên để điền đúng các số theo y/c. 
 	 * Bài 3/3 ( 7- 8’)
- G chấm, nhận xét. 
 - Kiến thức : Ôn tập cách so sánh các số có 3 chữ số.
	+ Khi làm cột 2 em cần chú ý gì?
 Chốt : Muốn so sánh 2 số ta làm ntn? 
 b) Bảng con * Bài 4/3 ( 5- 6’)
 - Kiến thức : Củng cố cách so sánh để tìm số lớn nhất , bé nhất trong dãy số.
	+ Để tìm được số lớn nhất , bé nhất em làm ntn? 
 Chốt : Chú ý so sánh các số đúng để tìm số đúng theo y/c bài . 
 c)Vở: Bài 5/3 ( 8 - 9’) H khá giỏi
Kiến thức : Củng cố cách so sánh , viết số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.	
+ Nêu cách làm phần a? 
	+ Phần b em làm thế nào cho nhanh ? 
 Chốt : So sánh để viết các số theo đúng thứ tự. 
- H làm bảng con
- Nhận xét.
- H đọc thầm yêu cầu và làm bài.
- Số có ba chữ số
- H nêu
- H đọc thầm yêu cầu và làm bài.
a./ 310, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317, 318, 319.
b./ 400, 399, 398, 397, 396, 395, 394, 393, 392, 391.
- H nhận xét.
- Phần a : dãy số tăng dần ; b: dãy số giảm dần .
- Thứ tự các số trong dãy số ...
- H đọc thầm yêu cầu và làm bài.
303 < 330 30 + 100 < 131
615 > 516 410 - 10 < 400 + 1
199 < 200 243 = 200 + 40 + 3
- H nhận xét.	
- H đọc thầm yêu cầu và làm bài.
- H đọc thầm yêu cầu và làm bài.
- H nhận xét.
a./ 162, 241, 425, 519, 537, 830.
b./ 830, 537, 519, 425, 241, 162.
- So sánh các số chọn số bé nhất...
- Dựa vào phần a
*Dự kiến sai lầm : Cách đọc số có ba chữ số chưa chính xác.
3. Củng cố - dặn dò ( 3 - 5’)
 - H làm bảng con : Viết số Bốn trăm ba mươi lăm, hai trăm linh tám, chín trăm.
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 1 Cậu bé thông minh
I- Mục đích yêu cầu :
Tập đọc : - Đọc đúng rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 
II- Đồ dùng dạy học : 
Tranh minh họa 3 đoạn truyện 
III- Các hoạt động dạy học :	
Tiết 1
A- Kiểm tra bài cũ : (2 - 3’) G kiểm tra đồ dùng của H 
B- Bài mới :
1.Giới thiệu bài ( 1 - 2’)
- H quan sát tranh SGK/4
? Tranh vẽ gì?
- G : Muốn biết cậu bé đó là ai ? Cậu đang nói gì với Đức Vua ? Chúng ta cùng tìm hiểu
2.Luyện đọc ( 33 - 35’)
a. G đọc mẫu toàn bài - Chia đoạn. 
b. Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ :
*Đoạn 1 :
+ Câu 2 : Đọc đúng tiếng có âm đầu “l”(lệnh, làng); “n”( nọ , nộp )
 Ngắt : sau chữ “nọ”, “có”,và các dấu câu
- G đọc 
+ Câu 6: Phát âm đúng “lấy làm lạ” ; “nói với làng”
- G sửa 
+ Cả đoạn : Phân biệt lời của người dẫn chuyện – lời cậu bé ; chú ý phát âm đúng n - l; nhấn “lo sợ”.
- G đọc mẫu đoạn 1
? “Kinh đô” nghĩa là gì ?
- N/x, đánh giá.
*Đoạn 2 :
+ Câu nói của nhà vua : Đây là câu nói của ai? Cuối câu có dấu gì? Ta cần đọc như thế nào?
	- G : lên giọng cuối câu thể hiện sự oai nghiêm, nhấn “dám”.
- G đọc
+ Lời cậu bé : Đọc với giọng từ tốn lễ phép 
- G đọc mẫu 
? Thế nào là “ om sòm”?
- G hướng dẫn đọc đoạn 2 : Phân biệt lời dẫn chuyện - lời Vua - lời cậu bé 
- G đọc mẫu đoạn 2 
*Đoạn 3:
 +Câu 1 : Ngắt hơi đúng ở dấu phẩy 
- G sửa 
+Lời cậu bé : Giọng rắn rỏi , tự tin
- G đọc
- G hd đọc đoạn 3 : Phân biệt giọng các nhân vật và lời dẫn chuyện.
- G đọc 	
? Em hiểu “trọng thưởng” nghĩa là gì 
* G hd đọc toàn bài
- H đọc thầm theo
- H đọc câu theo dãy.
- 1H đọc.
- H đọc theo dãy.
- H đọc đoạn 1 (4-5H ) 
- H đọc chú giải.
- H đọc (1 dãy)
- H đọc (1 dãy)
- H đọc (3 - 4H)
- H đọc.
- H đọc (1 dãy)
 - H đọc 
- H luyện đọc đoạn 3 (3 - 4H)
*H đọc nối đoạn 
- 2H đọc cả bài	
Tiết 2
3.Tìm hiểu bài (10 - 12’)
*Đoạn 1 : H đọc thầm trả lời câu hỏi 1
? Để tìm người tài, nhà Vua đã nghĩ ra kế gì ?
? Khi có lệnh Vua ban , dân chúng cảm thấy thế nào ? Vì sao ?
? Kế của vua có gì hay?
? Lúc đó, ai đã giúp dân làng đứng ra lo liệu việc này ?
- G: Và cậu bé đã lo liệu ra sao? .......	
*Đoạn 2 : H đọc thầm và cho biết:	 
? Tại sao cậu bé không xin gặp nhà mà lại kêu khóc om sòm ?
? Cậu bé đã nói gì với nhà Vua ?
 ? Theo em điều cậu bé nói có đúng không ? Vì sao ?
 ? Vậy cậu bé nói thế để làm gì ?
- G : Cậu nói 1 chuyện khiến Vua cho là vô lí - bố đẻ em bé - để rồi cho Vua thấy lệnh của ngài là vô lí - gà trống đẻ trứng.
 ? Qua đây, em có N/x gì về cậu bé ?
- G : Bằng sự nhanh trí,khôn khéo, tài tình,của mình trong cách ứng đối, cậu bé đã làm cho nhà vua phải thừa nhận lệnh của ngài cũng vô lý. Song nhà vua vẫn muốn thử tài của cậu một lần nữa. Vậy nhà vua....
*Đoạn 3 : H đọc thầm và cho biết:
	? Nhà Vua đã thử tài cậu bé bằng cách nào ?
 ? Việc Vua giao có thể thực hiện được không ? Vì sao ?
- G: Lệnh của Vua ban ra không ai dám trái lệnh và cậu bé cũng không dám từ chối, nhưng cậu đã y/c điều gì?
	? Theo em việc cậu bé y/c nhà Vua có đáp ứng được không ?
 ? Tại sao cậu lại y/c như vậy ?
? Sau 2 lần thử tài , nhà Vua đã làm gì ?
 ? Theo em, cậu bé có xứng đáng được trọng thưởng ? Vì sao ?
? Em hiểu “thông minh” là thế nào?
* G chốt:
4.Luyện đọc lại : (5-7’) 
5. Kể chuyện: ( 17- 19’)
- G phân tích y/c bài tập 
- G yêu cầu H quan sát tranh 1 : ? Bức tranh 1 vẽ gì ?
- G hướng dẫn: Đoạn 1 cần kể phân biệt giọng người dẫn chuyện - cậu bé
- N/x cho điểm 
	? Bức tranh 2 vẽ gì ? ứng với đoạn nào ?
- G hd kể - G kể mẫu đoạn 2 
? Bức tranh 3 vẽ gì ? Dựa vào tranh , kể lại đoạn 3 ?
? Trong câu chuyện em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
	? Câu chuyện ca ngợi điều gì ?
*G chốt : nhờ sự thông minh của cậu bé mà cả làng không phải chịu tội và nhà Vua muốn đất nước được nhờ ở người tài nên đưa cậu về trường để luyện thành tài. 
6.Củng cố dặn dò : (4 - 6’)
- VN : luyện đọc lại bài đọc. 
- H đọc thầm
- Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nộp một con gà trống.
- Dân chúng cảm thấy lo sợ...
- Tìm được người giải đáp sự phi lý trong lệnh của nhà vua - đó chính là người tài.
- H đọc thầm
- Mẹo của cậu
- Bố cậu mới đẻ em bé.
- H nêu.
- Cậu bé là một người tài giỏi, nhanh trí...
- H đọc thầm
- Làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- Không thực hiện được...
- Đức vua không đáp ứng được.
- Y/c một việc nhà Vua không thể thực hiện được để không phải thực hiện lệnh của nhà vua.
Cậu rất thông minh.
- H đọc phân vai 
- 1H đọc toàn chuyện.
- H đọc y/c 
H kể đoạn 1 ( 2H )
- H kể đoạn 2
- H tự chọn 1 đoạn mình thích kể lại ?
- 3H lên nhìn tranh kể nối tiếp 
- H kể toàn truyện 
- H kể phân vai 
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4 Âm nhạc 
Tiết 1 học bài hát: quốc ca Việt nam( lời 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- H hiểu bài Quốc ca của nhạc sĩ Văn Cao là bài hát nghi lễ của Nhà nước, được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.
- H hát thuộc lời 1, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất hùng mạnh trong bài hát. 
- Giáo dục H có ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ chép sẵn lời ca.
III. Các hoạt động dạy và học:
1.KTBC : ( 3 - 5’)
- Tổ chức cho hs hát bài hát yêu thích đã học ở lớp 2.
2. Bài mới : 
+Dạy hát Quốc ca lời 1.( 10 - 12’)
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- Cho H xem lá cờ VN.
- G hát mẫu.
- Hướng dẫn H tập đọc lời ca theo tiết tấu.
 + Dạy từng câu.
 + Cho H hát nối tiếp câu đến hết bài.
+ G hát lại và cho H hát.( 
Hình thức: 	- Hát tập thể12 - 15’)
- Hát theo tổ - dãy
- Hát cá nhân.
3. Nhận xét, bình chọn những tổ, cá nhân hát 
? Bài hát Quốc ca được hát khi nào ?
? Khi hát Quốc ca, chúng ta cần có thái độ ntn ?
4. Củng cố dặn dò : ( 2 - 3’)
- Cả lớp hát lại 
- G nhận xét tiết học
- H lắng nghe.
- H quan sát.
- H lắng nghe.
- H hát từng câu.
- H hát nối tiếp câu đến hết bài.
 - H hát: - Hát tập thể
 - Hát theo tổ - dãy
 - Hát cá nhân.
- Khi chào cờ.
- Đứng trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca.
Thứ ba ngày 18 tháng 8 năm 2009
Tiết 1 Chính tả ( tập chép )
Tiết 1 Cậu bé thông minh
I- Mục đích yêu cầu :
- Chép lại chính xác, trình bày đúng quy định bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2 a/ b, hoặc BTCT phương ngữ do G soạn; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ vào ô trống trong bảng (BT3)
II- Đồ dùng : 
Bảng ghi đoạn văn G chép mẫu.
III- Các hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra bài cũ : ( 2 - 3’) 
- G nhắc lại một số y/c của giờ chính tả - kiểm tra đồ dùng 
B Bài mới :
1.Giới th ...  biết?
3.Hoạt động 3:Củng cố-dăn dò (3’)
- Bảng con: Tìm yy + 560 = 5623 y - 750 = 2518
- H đọc y/c
- H làm bài
- H đọc y/c
- H làm bài
- H đọc y/c
- H làm bài
- H đọc y/c
- H làm bài
Tiết 7 Tự nhiên và xã hội - Thủ công( LT)
Tiết 19 Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Nêu chức năng, ích lợi của một số rễ cây.
- Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
B. Đồ dùng: VBT tự nhiên và xã hội, giấy màu, kéo, keo
C. Các hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức (1-2')
2- Luyện tập
a/ Tự nhiên và xã hội (15 - 17’)
- Nêu yêu cầu: làm bài 1,2,3
- Yêu cầu H làm bài tập
- Làm bài 1, 2, 3 - VBT
-> Kết luận: - Giúp H nêu chức năng, ích lợi của một số rễ cây.
b)Thủ công ( 18 – 20’)
? Quy trình đan nong mốt
? Bước khó
? Lưu ý gì khi đan
- Gv quan sát , giúp đỡ
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
3 bước: - Kẻ, cắt các nan 
 - Đan nong mốt 
 - Dán nẹp
Lưu ý chọn màu sắc các nan đan cho nổi bật, khi đan luôn dồn khít các nan đan
- HS thực hành
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
Tiết 1 Tập làm văn
Tiết 22 Tuần 22 
I- Muc đích, yêu cầu :
 1. Rèn kĩ năng nói: Kể được vài điều về một người lao động trí óc mà em biết( tên nghề nghiệp, cách làm việc)
 2. Rèn kĩ năng viết: Viết lại những điều em kể thành một đoạn văn ( từ 7-10 câu) diễn đạt rõ ràng.
II- Đồ dựng.
 - Tranh ảnh về công việc của những người trí thức.
III- Các hoạt động dạy học
1. Ktbc(3-5')
- Nhận xét.
2.Bài mới
a) Gtb ( 1-2')
b) Hướng dẫn làm bài tập(28-30')
* Bài 1/ miệng.
? Bài yêu cầu gì?
? Kể tên một số nghề lao động bằng trí óc?
? Người mà em sẽ kể tên là gì? ở đâu? Quan hệ với em ntn?
? Công việc hàng ngày của người ấy là gì? Người đó làm việc như thế nào?
? Công việc đó quan trọng và cần thiết như thế nào?
*Bài 2/v
? Bài yêu cầu gì?
- gv lưu y, nhắc nhở Hs cách trình bày, dùng từ , viết câu.
- Gv chấm 1 số bài.
3. Củng cố , dặn dò.(3-5')
- Gv nhận xét giờ học.
- Kể lại câu chuyện " Nâng niu từng hạt giống"
- Hs đọc yêu cầu.
? Kể về một người lao động bằng trí óc mà em biết.
- Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, nhà khoa học,
- Hs tự nêu.
- Hs trình bày miệng.
- Nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu.
- Viết 1 đoạn văn
- Hs viết bài vào vở.
- Hs trình bày bài viết.
- Nhận xét, bổ sung.
*Rút kinh nghiệm sau giờ học:
Tiết 2 Toán 
Tiết 110 luyện tập 
I- Mục tiêu: * Giỳp học sinh:
 - Rèn luyện kỹ năng nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ( có nhớ 1 lần).
 - Củng cố ý nghĩa phép nhân, tìm SBC, kỹ năng giải toán có 2 phép tính.
II- Đồ dựng dạy học.
 - Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Ktbc (3-5')
- Gv kiểm tra, nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện tập(28-30')
*Bài 1/s
? Nêu y nghĩa của các phép nhân?
* Bài 2/s
- Gv chấm, chữa.
? Muốn tìm SBC, SC ta làm ntn?
* Bài 3/ v
- Gv chấm , chữa, chốt lời giải đúng.
* Bài 4/s
? Muốn thêm vào một số đơn vị ta làm ntn?
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm ntn?
Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.(3-5')
- Gv nhận xét giờ học.
- Bảng con: Đặt tính và tính
 1152 x 3
 3062 x 4
- Hs đọc yêu cầu và làm sgk.
- Phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau.
- Hs đọc yêu cầu và làm sgk.
- 1 Hs chữa ở bảng phụ.
- Hs đọc yêu cầu và làm vở.
- 1 Hs chữa ở bảng phụ.
- Hs đọc yêu cầu và làm sgk.
- Hs đổi sách để kiểm tra.
*Dự kiến sai lầm:
*Rút kinh nghiệm sau giờ học:
Tiết 3 Đạo đức
Tiết 22 tôn trọng khách nước ngoài
I. Mục tiêu: 
- Vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài.
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch,; 
- HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài.
- HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. Chuẩn bị:
Phiếu học tập 
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Liên hệ thực tế.
- GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau:
Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết (qua chứng kiến, qua ti vi, qua đài báo).
Em có nhận xét gì về hành vi đó?
+ kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập.
* Hoạt động 2: Đánh giá hành vi. 
1. GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp sau:
Bạn Vi lúng túng, xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện.
Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh giày, mua đồ lưu niệm mặc dù họ đã lắc đầu từ chối.
Bạn Kiên phiên dịch giúp người nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm.
- GV kết luận:
Tình huống a: Bạn Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ mà cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện, ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ của họ (vui vẻ nhìn thẳng vào mặt họ, không cúi đầu hoặc quay đầu nhìn đi chỗ khác
* Hoạt động 2: Xử lý tình huống và đóng vai.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống:
- Có vị khách nước ngoài đến thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập.
- Em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ.
- GV kết luận:
Cần chào đón khách niềm nở.
Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp.
ị Kết luận chung: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước, con người VN.
- Từng cặp HS trao đổi với nhau.
- Một số HS trình bày trước lớp, các bạn khác bổ sung ý kiến.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai, các bạn khác trao đổi bổ sung.
Tiết 4 Thể dục
Tiết 44 nhảy dây. Trò chơi: "lò cò tiếp sức"
I. Mục tiêu:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây.
- Chơi: Lò cò tiếp xúc. Yêu cầu chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm - Phương tiện
- Địa điểm: Sân trường có kẻ vạch
- Phương tiện: còi, dây.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
5'
 x
- GV phổ biến yêu cầu, nội dung 
1’
x x x x
yêu cầu giờ học
x x x x
- Tập bài thể dục phát triển chung
- Trò chơi: “ Chim bay cò bay”
2’
2’
x x x x
2. Phần cơ bản: 
26’
15-17’
12’
Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm chân hai chân
- GV chia tổ, HS tập luyện theo tổ
- HS tập từng động tác so dây, trao dây, quay dây và bật nhảy không dây, có dây
- Gv quan sát, sửa động tác sai
- HS tập theo tổ,GV nhận xét, rút kinh nghiệm
- Thi đua giữa các tổ
- Học trò chơi: Lò cò tiếp sức
- HS khởi động kỹ các khớp
- GV nêu luật chơi
- HS chơi chính thức, có thưởng phạt
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ, vỗ tay hát.
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
3’
Tiết 5 Hoạt động tập thể
Tiết 21 Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu :
- Tổng kết công tác trong tuần
- Phương hướng kế hoạch trong tuần tới 
II/Nội dung
1/ổn định tổ chức:
- Cả lớp hát tập thể
- 2/Tổng kết công tác trong tuần
* Ưu điểm:
- Lớp vẫn duy trì tốt mọi hoạt động nề nếp .
- Có ý thức chăm chỉ học tập : Ngọc Anh, Mai, Tiến Hoàng, Minh,....
- Có nhiều HS trong tuần đạt điểm 10 : Phương Thảo, Hoàn, Mai, Linh, Nhung,... 
- Có nhiều em viết tiến bộ : Quân, Mi, Chiều, Mai,...
- HS có ý thức tự quản tốt : Phương Thảo, Hoàn, Nhung, Mai,...
* Nhược điểm 
Đọc bài chậm: Huy Hoàng, Minh Hoà, Quyền.
Một số em còn lười đọc bài ở nhà : Hoa, Hoà...
3/ Phương hướng kế hoạch tuần tới .
- Duy trì sĩ số lớp .
- Rèn đọc cho H : Huy Hoàng, Minh Hoà, Quyền.
- Rèn kĩ năng tính toán cho H: Minh Hoà, Quyền, Huy, Sơn.
- Thi đua dành nhiều điểm 9, 10 trong tổ, nhóm, cá nhân H.
- Thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong tổ, nhóm, cá nhân H
Tiết 6 Toán (LT)
Tiết 38 luyện tập 
I- Mục tiêu: 
- Rèn luyện kỹ năng nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ( có nhớ 1 lần).
- Củng cố ý nghĩa phép nhân, tìm SBC, kỹ năng giải toán có 2 phép tính.
II- Đồ dựng dạy học.
Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Ktbc (3-5')
- Gv kiểm tra, nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện tập(28-30')
*Bài 1/s
? Nêu y nghĩa của các phép nhân?
* Bài 2/s
- Gv chấm, chữa.
? Muốn tìm SBC, SC ta làm ntn?
* Bài 3/ v
- Gv chấm , chữa, chốt lời giải đúng.
* Bài 4/s
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm ntn?
Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.(3-5')
- Gv nhận xét giờ học.
- Bảng con: Đặt tính và tính
 1521 x 5
 2302 x 2
- Hs đọc yêu cầu và làm sgk.
- Phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau.
- Hs đọc yêu cầu và làm sgk.
- 1 Hs chữa ở bảng phụ.
- Hs đọc yêu cầu và làm vở.
- 1 Hs chữa ở bảng phụ.
- Hs đọc yêu cầu và làm sgk.
- Hs đổi sách để kiểm tra.
*Dự kiến sai lầm:
*Rút kinh nghiệm sau giờ học:
Đánh giá của BGH
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hải Thành, ngày 31 tháng 1 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 3B - V. Huong - Tuan 1 - 22.doc