Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

Thể dục

( Thầy Đông dạy )

Chính tả (nghe – viết) Tiết 39

Ở lại với chiến khu

SGK / 15 – Thời gian dự kiến: 35 phút

I. Mục tiêu :

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, bài viết không mắc quá năm lỗi.

- Làm đúng BT (2) b.

II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập 2.

III. Các hoạt động dạy – học :

1. Kiểm tra bài cũ : GV đọc cho HS viết một số từ : liên lạc, biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp. Nhận xét, sửa sai.

2. Bài mới : Giới thiệu bài

a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả

- GV đọc bài chính tả “Ở lại với chiến khu” 1 lần. 1- 2 HS đọc lại.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị :

+ Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì ?

+ Lời bài hát trong đoạn văn được viết như thế nào ?

- HS viết từ khó : bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ.

- GV đọc cho HS viết. Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở

- Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì.

- Chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét.

b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài – Hướng dẫn làm theo nhóm, sau đó đại diện nhóm lên ghi vào – GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai.

Lời giải : Câu b : Thuốc, ruột, đuốc, ruột

3. Củng cố : Nhắc lại bài học.

4. Dặn dò : GV nhận xét tiết học và dặn về nhà viết lại những chữ viết sai.

 

doc 16 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012
(Cô Thuỷ dạy)
___________________________________________________________________
Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012
Thể dục 
( Thầy Đông dạy )
___________________________________________________
Chính tả (nghe – viết) Tiết 39
Ở lại với chiến khu 
SGK / 15 – Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu :
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, bài viết không mắc quá năm lỗi.
- Làm đúng BT (2) b. 
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : GV đọc cho HS viết một số từ : liên lạc, biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp. Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới : 	Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả 
- GV đọc bài chính tả “Ở lại với chiến khu” 1 lần. 1- 2 HS đọc lại.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị : 
+ Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì ? 
+ Lời bài hát trong đoạn văn được viết như thế nào ?
- HS viết từ khó : bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ. 
- GV đọc cho HS viết. Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở 
- Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét. 
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài – Hướng dẫn làm theo nhóm, sau đó đại diện nhóm lên ghi vào – GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai.
Lời giải : 	Câu b : Thuốc, ruột, đuốc, ruột 
3. Củng cố :	Nhắc lại bài học.
4. Dặn dò : GV nhận xét tiết học và dặn về nhà viết lại những chữ viết sai. 
IV. Phần bổ sung: 
.
_________________________________________________
 Toán Tiết 97
Luyện tập 
SGK / 99 – Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu :
- Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
Bài 1, bài 2
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ HS giải bài tập, 24 đoạn thẳng bằng nhau.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ:3 HS lên bảng làm bài tập 3 SGK. GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới : 	Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Thực hành 
Bài 1 : HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm vở bài tập 
- Gọi 2, 3 HS đọc lại bài làm – Nhận xét, sửa sai.
Đáp án : 	AM = MB ; BN = NC ; DP = PC ; DQ = AQ
Bài 2: Xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng rồi ghi tên trung điểm của đoạn thẳng đó. 
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn làm mẫu.
- Nên hình thành các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng.
Bước 1 : Đo độ dài cả đoạn thẳng AB : 	AB = 4cm
Bước 2 : Chia độ dài đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau : 	 4 : 2 = 2 (cm)
Bước 3 : Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB.
- HS làm bài vào vở. GV theo dõi, kiểm tra. 
3. Củng cố :	Cả lớp xác định trung điểm của một đoạn thẳng do GV chuẩn bị.
4. Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài “So sánh các số trong phạm vi 10 000.”
- GV nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung: 
..
________________________________________________
Anh văn
Cô Vi Anh dạy ( 2 tiết )
___________________________________________________________________
Thứ tư ngày 1 tháng 2 năm 2012
MĨ THUẬT - Tiết 20
 Tập vẽ tranh đề tài : Ngày Tết và lễ hội
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Hiểu nội dung đề tài về ngày Tết hoặc lễ hội.
- Biết cách vẽ tranh về ngày Tết hay lễ hội.
- Vẽ được tranh về ngày Tết hay lễ hội.
- HS khá giỏi : Sắp xếp hình ảnh cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II. Đồ dùng dạy – học : Chuẩn bị một số tranh ảnh về ngày Tế hoặc lễ hội ; Hình gợi ý cách trang trí hình vuông. Bài của học sinh lớp trước.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ : GV kiểm tra đồ dùng của các em .
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài 
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh để học sinh nhận biết :
+ Không khí ngày Tết lễ hội (tưng bừng, náo nhiệt);
+ Ngày Tết và lễ hội thường có: rước lễ, các trò chơi,...
+ Trang trí trong ngày Tết, lễ hội rất đẹp (cờ, hoa, quần áo nhiều màu rực rỡ). 
+ Yêu cầu học sinh kể về ngày Tết và hoặc lễ hội ở quê mình.
b. Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh 
- GV gợi ý HS chọn một nội dung để vẽ như : Chúc Tết, đi chợ, múa lân
- Giúp HS tìm thêm hình ảnh phụ để vẽ chi phù hợp : đường làng, sông,...
- GV nêu câu hỏi gợi ý hướng dẫn HS cách vẽ tranh :
+ Vẽ về hoạt động nào ? (Vẽ một hoạt động hoặc nhiều hoạt động) ;
+ Trong hoạt động đó hình ảnh nào chính hình, ảnh nào phụ ?
+ Trong tranh nên sử dụng màu thế nào ? (tươi sáng, rực rỡ).
c. Hoạt động 3 : Thực hành
- HS thực hành vẽ vào vở tập vẽ, GV theo dõi gợi ý thêm.
- Trong quá trình thực hành nếu học sinh còn lúng túng thì GV giúp đỡ thêm. 
d. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá, 
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ.
3. Củng cố : HS nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài.
4. Nhận xét – Dặn dò : Chuẩn bị bài “Thường thức mĩ thuật : tìm hiểu về tượng”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TẬP ĐỌC - Tiết 60
Chú ở bên Bác Hồ	 
(SGK / 16 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng, trôi chảy ; biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu ND: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc (trả lời được các CH trong SGK; thuộc bài thơ).
- Học sinh yếu : đọc đúng, đọc trơn một, hai khổ thơ.
 GDKNS :
-Thể hiện sự cảm thông 
-Kiềm chế cảm xúc
-Lắng nghe tích cực 
THĐĐHCM:
- Bác Hồ và những chiến sĩ hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy – học :
- Bảng phụ viết nội dung để hướng dẫn HS luyện đọc và viết bài thơ hướng dẫn HS học thuộc lòng. 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Ở lại với chiến khu. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài. Hướng dẫn cách đọc.
- Luyện đọc câu : HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ, GV rút từ HS đọc sai để luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
- Luyện đọc đoạn : HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ. GV rút từ mới SGK ghi bảng giải nghĩa kết hợp đưa bản đồ lên chỉ cho HS biết địa danh của : Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắk Lắk. 
- Luyện đọc đoạn khó : GV đưa đoạn 2 lên hướng dẫn HS đọc đúng giọng các câu hỏi liên tiếp. HS đọc 3- 4 em. GV nhận xét, sửa sai.
- HS đọc đoạn nối tiếp trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm. GV và HS nhận xét, tuyên dương.
- Cả lớp đồng thanh toàn bài. 
b. Hoạt động 2 : 	Tìm hiểu bài 
- Một HS đọc câu hỏi 1. GV yêu cầu cả lớp đọc thầm khổ thơ 1, 2 trả lời. GV chốt ý:
Câu 1 : Chú Nga đi bộ đội ; Sao lâu quá là lâu ! Nhớ chú, Nga thường nhắc : Chú bây giờ ở đâu ? Chú ở đâu, ở đâu ? Chú ở đâu, ở đâu ? Trường Sơn dài dằng dặc ? Trường Sa đảo nổi, chìm ? Hay Kon Tum, Đắk Lắk ?
- Một HS đọc câu hỏi 2. GV yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 3 trả lời câu hỏi 2. GV chốt ý : 
Câu 2 : Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với Nga rằng chú đã hi sinh, không thể trở về.
- Một HS đọc câu hỏi 3. GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm, trả lời. GV chốt ý : 
Câu 3 : Bác Hồ không còn nữa. Chú đã hi sinh và được ở bên Bác.
- Một HS đọc câu hỏi 4. GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp trả lời. GV chốt ý :
Câu 4 : Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc. 
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. Học sinh đọc. 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ theo cách xoá dần chỉ giữ lại từ ngữ đầu dòng thơ. 
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ.
- GV và cả lớp bình chọn HS đọc hay nhất tuyên dương.
3. Củng cố :	Nhắc lại nội dung bài học. 
4. Nhận xét - Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài “Ông tổ nghề thêu”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TOÁN - Tiết 98
So sánh các số trong phạm vi 10 000
(SGK / 100 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại.Bài 1 (a), bài 2
- Học sinh KT : Nắm được cách so sánh các số trong phạm vi 10 000, và làm được 2, 3 bài tập.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ làm bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS làm bài tập 2 SGK / 99. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới :	 Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10.000.
▪ So sánh hai số có số chữ số khác nhau.
- GV viết lên bảng 999 . . . 1000 và yêu cầu HS điền dấu ( > , < , = ) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó. HS chọn dấu “<” để có 999 < 1000.
- GV hướng dẫn HS so sánh 9999 và 10.000 tương tự như trên.
- Kết luận : Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn ; số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
▪ So sánh hai số có số chữ số bằng nhau. 
- Khi hướng dẫn HS so sánh 9000 với 8999, GV nên cho HS tự nêu cách so sánh (vận dụng các kiến thức đã học ở lớp 2 để HS so sánh). So sánh 900 với 899 rồi suy ra cách so sánh 9000 với 8999 (so sánh chữ số ở hàng nghìn , vì 9 > 8 nên 9000 > 8999. Sau khi HS đã nêu cách so sánh ở các ví dụ trên nên cho HS nêu nhận xét chung.
- Kết luận : Hai số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải.
b. Hoạt động 2 : Thực hành (GV theo dõi hướng dẫn HS Kt làm bài)
Bài 1 : , = ? 
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn làm bài. 1HS làm bảng phụ. 
- GV và HS nhận xét, sửa sai.
999 2999 ; 8972 = 8972 ; 500 + 5 < 5005 
Bài 2 : > , < , = ? 
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn tương tự như bài 1. HS làm vở. 2HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai.
	 1kg > 999g	59 phút < 1 giờ
	 690m 1 giờ
	800cm < 8m	60 phút = 1 giờ
3. Củng cố  ... - HS đọc yêu cầu. GV cho HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính. HS làm vào vở. Một HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai. 
Bài 3: Giải toán 
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn :	Tóm tắt:
+ Bài toán cho biết gì ? 	Thôn Đông : 2573 người 
+ Bài toán hỏi gì ? 	Thôn Đoài : 2719 người 
+ Muốn biết cả hai thôn có tất cả	Cả hai thôn : . . . . người ? 
 bao nhiêu người thì ta làm thế nào ? 
- HS làm vào vở. Một em làm bảng phụ. GV chấm điểm, sửa sai.
Bài 4 : HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn : Bước 1 xác định trung điểm của mỗi cạnh hình chữ nhật. Bước 2 nối trung điểm hai cạnh liên tiếp của hình chữ nhật để được hình tứ giác MNPQ.
- HS làm vào vở. GV chấm, nhận xét.
3.Củng cố : Gọi vài em nêu lại thứ tự thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10000.
4.Dặn dò: Xem lại bài học và chuẩn bị bài “Luyện tập”. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
________________________________________________
TẬP LÀM VĂN - Tiết 20
Báo cáo hoạt động
(SGK / 20 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đã học (BT1) ; viết lại một phần nội dung báo cáo trên (về học tập, hoặc về lao động) theo mẫu (BT2). 
- HSKT: Biết viết báo cáo ngắn gọn gửi thầy, cô giáo theo mẫu đã cho.
II. Đồ dùng dạy – học : Mẫu báo cáo để khoảng trống điền nội dung. 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Hai HS kể lại câu chuyện chàng trai làng Phù Ủng.
- Một em đọc lại bài báo cáo kết quả tháng thi đua - Noi gương chú bộ đội.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm vở bài tập 
Bài 1 : HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm. GV nhắc HS 
- Báo cáo hoạt động có 2 mục : 1 : Học tập ; 2 : Lao động.
- Trước khi vào nội cần mở đầu : Thưa các bạn . . . 
- Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình.
- Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch. 
- Các tổ làm việc theo các bước. 
- Thống nhất kết quả học tập và lao động trong tổ. 
- Lần lượt HS đóng vai tổ trưởng báo cáo trước lớp. 
- GV và HS nhận xét, tuyên dương.
Bài 2 : HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. HS làm vở bài tập. 
- Cả lớp viết bài. GV theo dõi, giúp HS yếu làm bài.
- GV chấm, nhận xét. 
3. Củng cố : Nhắc lại bài học.
4. Nhận xét –Dặn dò: Xem lại bài học và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
____________________________________________________
Sinh hoạt lớp
Thời gian dự kiến : 25 phút
I. Đánh giá hoạt động tuần qua :
1. Đạo đức, tác phong : 
- HS biết lễ phép với thầy giáo, cô giáo, hoà nhã với bạn bè ; các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng tóc. Nhìn chung các em đi học đều.
2. Học lực:
- Nhìn chung HS đã có tiến bộ hơn.
- Các em đã có ý thức hơn trong học tập. đã phát biểu xây dựng bài. Học bài và làm bài ở nhà. Bên cạnh đó vẫn còn 1 số em tiếp thu bài một cách thụ động và chưa chịu học bài ở nhà như : Luân, Na
3. Lao động vệ sinh: HS làm vệ sinh lớp học và sân trường sạch sẽ.
4. Hoạt động khác:- Duy trì sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ tương đối tốt. 
- Tham gia chải, ngậm Fluor nghiêm túc.
II. Phương hướng tuần tới:
Tiếp tục giáo dục theo Năm điều Bác hồ dạy.
- Vận động học sinh đi học đều và đúng giờ.
- Thường xuyên hệ thống ôn tập, chấm chữa bài cho HS.
- Theo dõi, nhắc nhở kịp thời những HS có biểu hiện vi phạm.
* Hoạt dộng ngoài giờ lên lớp. Chủ đề “ Mừng Đảng mừng xuân ”
- GV nói cho HS hiểu về chủ đề của tháng.
- GV cho HS múa, hát hoặc kể chuyện mà em biết về Đảng, Bác và về mùa mùa xuân....
____________________________________________________
Buổi chiều: 
Âm nhạc Tiết 20
Học hát bài “Em yêu trường em” . Ôn tập nốt nhạc
Thời gian dự kiến : 35 phút
I.Mục tiêu : 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Tập biểu diễn bài hát.
Đối với HS khá	
Biết hát đúng giai điệu.
- Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi
* THĐĐHCM: Chủ đề: Niềm vui, tình yêu đối với mái trường và thầy cô, bạn bè.
II.Đồ dùng dạy – học : Kèn Melodion và các nhạc cụ gõ ; máy nghe.
III.Các hoạt động dạy – học : 
1.Kiểm tra bài cũ : HS hát bài Em yêu trường em lời 1
2.Bài mới : GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ôn tập lời 1 và học lời 2 bài hát : Em yêu trường em. 
- Học sinh ôn lại lời 1.
- Dạy hát lời 2 bài “Em yêu trường em” :
+ Học sinh nghe băng nhạc (Lời 2)
+ Đọc lời ca : đọc thường, đọc theo tiết tấu lời ca.
+ Dạy hát từng câu: cho học sinh hát từng câu đến hết bài.
+ Giáo viên sửa sai cho học sinh.
- Học sinh hát cả hai lời bài hát.
- Giáo viên tập cho học sinh một vài động tác phụ hoạ.
Hoạt động 2 : Ôn tập các nốt nhạc, vị trí nốt nhạc trên “Khuông nhạc bàn tay” 
- Giáo viên đọc tên các nốt nhạc - học sinh đọc.
- Dùng bàn tay làm khuông nhạc 5 dòng. Học sinh chỉ vị trí các nốt nhạc trên bàn tay và đọc các nốt nhạc.
Củng cố : Cho học sinh hát lại bài hát và gõ đệm theo phách, tiết tấu.
* Tích hợp: HT và LTTGĐĐ HCM: GD cho HS tình cảm gắn bó với mái trương, yêu quý bạn bè và biết ơn thầy cô giáo, xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ
4.Dặn dò : Dặn HS về nhà ôn lại bài hát và ôn tập các nốt nhạc, chuẩn bị trước bài “Cùng múa hát dưới trăng”. 
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
___________________________________________________
	THỦ CÔNG Tiết 20
Ôn tập chương II: Cắt dán chữ cái đơn giản ( tt )
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
- Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
- Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học.
Với HS khéo tay:
- Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp.
- Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu chữ cái của 5 bài học trong chương II.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn tập
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại tên các chữ cái đã học : I, H, U, E, V,T
- Giáo viên giải thích yêu cầu học sinh ghép các chữ cái đó thành một từ có nghĩa và kẻ, cắt, dán từ đó. VD: TI VI, HÈ VỀ, THU VỀ, THU – HÈ...
Hoạt động 2: Thực hành
- Học sinh kẻ, cắt, dán các từ trên. Giáo viên quan sát học sinh làm bài. Có thể gợi ý cho những học sinh kém hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành bài của mình.
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
- Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh .
+ Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước.
+ Dán chữ đẹp, phẳng.
- Những học sinh có sản phẩm đẹp, trình bày, trang trí sản phẩm có sáng tạo 
- GV động viên khích lệ những em còn chậm.
Hoạt động 4: Nhận xét, củng cố, dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ của học sinh.
- Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Đan n
IV/ Bổ sung: 
..
_______________________________________________
 Tự nhiên và Xã hội Tiết: 40
Thực vật 
SGK/ 76 – Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây
* GDKNS: - Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin: Phân tích, so sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của các loại cây.
 - Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. 	
II. Đồ dùng dạy – học : Các hình sgk, bút màu.
III. Các hoạt động dạy – học : một số hình ảnh về thực vật
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Quan sát tranh sgk/76,77
* Mục tiêu: Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối có trong hình. Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. Kĩ năng tìm kiếm sử lí thông tin: Phân tích, so sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của các loại cây.
* Cách tiến hành: Quan sát nhóm
Bước 1: Giáo viên chia nhóm giao việc.
- Quan sát hình SGK / 76,77, nêu những điểm giống nhau, khác nhau của một số cây có trong hình ?
Bước 2: Học sinh thảo luận. 
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Giáo viên chốt ý: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu : Nhận biết được và chỉ được các bộ phận của một số cây (thân, rẽ, lá, hoa, quả). Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. 	 * Cách tiến hành :
Bước 1: Giáo viên chia nhóm giao việc.
Bước 2: Học sinh chỉ được các bộ phận thân, rẽ, lá, hoa, quả của một số cây HS mang đến.
Bước 3: Đại diện nhóm lên chỉ trước lớp. Giáo viên và học sinh nhận xét.
3. Củng cố: nhắc lại bài học. Liên hệ giáo dục.
4. Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
___________________________________________________
Toán ( Bổ sung)
Ôn tập
Thời gian dự kiến :35 phút 
I. Mục tiêu :
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ làm bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy – học :
1/Bài cũ : Gọi HS làm bài tập SGK / 99. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới :	 Thực hành 
Bài 1 : , = ? 
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn làm bài. 1HS làm bảng phụ. 
- GV và HS nhận xét, sửa sai.
999 2999 ; 8972 = 8972 ; 500 + 5 < 5005 
Bài 2 : > , < , = ? 
HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn tương tự như bài 1. HS làm vở. 2HS làm 
bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai.
	 1kg > 999g	59 phút < 1 giờ
	 690m 1 giờ
	800cm < 8m	60 phút = 1 giờ
3. Củng cố : Yêu cầu HS nêu lại cách so sánh các số trong phạm vi 10.000 
4. Dặn dò : Dặn HS ôn lại các kiến thức đã học. GV nhận xét tiết học.
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(11).doc