Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

CHÍNH TẢ (nghe – viết) ; Tiết 49

Hội vật

(SGK / 60 - Thời gian dự kiến: 35 phút)

I. Mục tiêu :

- Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng BT (2) b.

- Giáo dục HS tính cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập 2

III. Các hoạt động dạy – học :

1. Kiểm tra bài cũ :

- GV đọc cho HS viết một số từ : nhún nhảy, dễ dãi, sặc sỡ. GV Nhận xét.

2. Bài mới : Giới thiệu bài

a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả

- GV đọc mẫu đoạn chính tả của bài Hội vật. 1- 2 HS đọc lại.

- GV hướng dẫn chuẩn bị.

+ Những chữ nào trong bài viết hoa ?

- HS viết từ khó: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình.

- GV đọc cho HS viết. Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở.

- Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì.

- Chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét

b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập :

Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài – Hướng dẫn làm vở, sau đó gọi HS nêu bài làm. GV cùng cả lớp nhận xét, sửa sai.

Lời giải : Câu b : trực nhật – trực ban – lực sĩ – vứt

3. Củng cố : HS nhắc lại bài học.

4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn về nhà viết lại những chữ viết sai. GV nhận xét tiết học.

 

doc 14 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 
Thứ hai ngày 5/3/2012 Cô Thuỷ dạy 
_____________________________________________
Thứ ba ngày 6/3/2012
 Thể dục Thầy Đông dạy 
_____________________________________________
CHÍNH TẢ (nghe – viết) ; Tiết 49
Hội vật
(SGK / 60 - Thời gian dự kiến: 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT (2) b.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập 2
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV đọc cho HS viết một số từ : nhún nhảy, dễ dãi, sặc sỡ. GV Nhận xét.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả 
- GV đọc mẫu đoạn chính tả của bài Hội vật. 1- 2 HS đọc lại.
- GV hướng dẫn chuẩn bị.
+ Những chữ nào trong bài viết hoa ? 
- HS viết từ khó: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình. 
- GV đọc cho HS viết. Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở. 
- Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét 
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài – Hướng dẫn làm vở, sau đó gọi HS nêu bài làm. GV cùng cả lớp nhận xét, sửa sai.
Lời giải : Câu b : trực nhật – trực ban – lực sĩ – vứt 
3. Củng cố :	 HS nhắc lại bài học.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn về nhà viết lại những chữ viết sai. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_______________________________________________
TOÁN - Tiết 122
Bài toán liên quan rút về đơn vị
(SGK / 128 - Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.Bài 1, bài 2
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ để giải bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV kiểm tra bài tập ở nhà. và quay giờ một số mặt đồng hồ và gọi HS đọc theo hai cách. GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
Bài toán 1 :
- HS đọc bài toán. Hướng dẫn HS phân tích bài toán (Cái gì đã cho, cái gì phải tìm?). Lựa chọn phép tính thích hợp (phép chia). Cho HS nêu bài giải như SGK.
- HS nhắc lại : Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can, phải lấy 35 chia cho 7. 
- GV giới thiệu : Bài toán cho ta biết số lít mật ong có trong 7 can, yêu cầu chúng ta tìm số lít mật ong trong 1 can, chúng ta thực hiện phép tính chia. Bước này gọi là rút về đơn vị, tức là tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau. 
 	 Tóm tắt Bài giải 
 7 can : 35l Số lít mật ong có trong mỗi can là :
 1 can : . ?. .l. 35 : 7 = 5 (l)
 Đáp số: 5 l 
Bài toán 2: (Bài toán hợp có hai phép tính chia và nhân) 
- HS đọc bài toán. GV tóm tắt. 
- Hướng dẫn HS lập kế hoạch giải toán.
+ Tìm số lít mật ong trong mỗi can (7 can chứa 35 lít) ; (1 can chứa . . . lít) 
+ Tìm số lít mật ong trong 2 can ? 
 Tóm tắt Bài giải 
 7 can : 35 l Số lít mật ong có trong mỗi can là :
 2 can : ? l 35 : 7 = 5 (l)
 Số lít mật ong có trong 2 can là : 
 5 x 2 = 10 (l) 
 Đáp số : 10 l
- GV khái quát hoá : Khi giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” thường tiến hành theo hai bước :
Bước 1 : Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép chia) 
Bước 2 : Tìm giá trị nhiều phần (thực hiện phép nhân)
b. Hoạt động 2 : Thực hành
Bài 1 : Giải toán.	 Bài giải
- HS đọc bài toán. 	Số cái cốc trên mỗi cái bàn là:
- GV tóm tắt hướng dẫn. 	48 : 8 = 6 (cái)
- Cả lớp làm VBT.	Số cái cốc trên ba cái bàn là:
- 1 em làm bảng phụ. 	6 x 3 = 18 (cái)
- Nhận xét sửa sai.	Đáp số: 18 cái
Bài 2 : Giải toán 	
- HS đọc yêu cầu 	 Bài giải
- GV tóm tắt hướng dẫn.	Số cái bánh trong mỗi hộp là:
- Cả lớp làm vở bài tập.	30 : 5 = 6 (cái)
- 1 HS làm bảng phụ.	Số cái bánh trong bốn hộp là:
- GV chấm sửa sai.	6 x 4 = 24 (cái)
	Đáp số: 24 cái
3. Củng cố : 2 – 3 HS nhắc lại 2 bước giải toán liên quan rút về đơn vị. 
4. Nhận xét – Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Luyện tập”. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Thứ tư ngày 7/3/2012 Cô Hà dạy 
_____________________________________________
Buổi chiều 
Tiếng Việt ( bổ sung )
Ôn tập 
Thơi gian dự kiến : 70 phút 
I/Mục tiêu :
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc qua truyện đọc Ao làng hội xuân .
- Có khả năng lựa chọn những ý đúng trong bài tập trắc nghiệm .
- Làm các bài tập trả lời cho câu hỏi Vì sao ?
II . Chuẩn bị :
Sách Tiếng Việt và Toán 
 Bảng phụ 
III . Các hoạt động dạy học :
1 . Bài cũ : giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của học sinh 
2 . Bài mới : Giới thiệu bài 
- Giáo viên đọc mẫu 
Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp câu .
Giáo viên sửa sai và ghi những tiếng khó đọc
Đọc những từ khó đọc như 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn , giáo viên phân đoạn.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn . Giáo viên kết hợp giải nghĩa những từ khó hiểu như khoan thai , lướt khướt 
- Đọc đoạn theo nhóm , đại diện nhóm đọc trước lớp 
- Đọc đồng thanh đoạn cuối .
- 1 học sinh đọc toàn bài 
Bài tập 2 : Chọn câu trả lời đúng: Theo thứ tự 
Ý 1 
 Ý 2
 Ý 1 
 Ý 2
Ý 3
Bài 3 : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm :
Cá chày “ mắt ngầu màu đen” vì say khướt. 
Cá chày “ mắt ngầu màu đen” vì sao ?
 b) Vì Ca – ru – sô không có thể căn cước , nhân viên không đưa tiền cho ông .
 Vì sao nhân viên không đưa tiền cho Ca - ru - sô ?
Tiết 2 
Bài 1 : Đọc lại bài thơ Ao láng hội xuân , cho biết các con vật trong bài được nhân hoá bằng cách nào .
Giáo viên đưa bảng mẫu , hướng dẫn gợi ý cho học sinh làm bài .
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau , trả lời cho câu hỏi ở dưới.
Giáo vên cho học sinh đọc bài thơ và trả lời 2 câu hỏi :
a) Thùng thư được gọi và tả bằng những từ ngữ như thế nào ?
b)Cách gọi và tả thùng thư như thế có gì gọi là hay ? Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
3) Củng cố : Giáo dục học sinh. Nhận xét tiết học . ____________________________________________________________
Toán ( bổ sung )
Ôn tập 
Thời gian dự kiến : 35 phút 
I/ Mục tiêu :
Củng cố xem đồng hồ chính xác đến 1 phút
II/ Đồ dùng dạy học : Sách thực hành , Phiếu bài tập 
Bài 1 : Điền vào chỗ chấm ( theo mẫu )
Kết quả 
4 giờ 55 phút hoặc 5 giờ kém 5 phút 
9 giờ 5 phút 
10 giờ 45 phút hoặc 11 giờ kém 15 phút 
6 giờ 20 phút 
7 giờ 50 phút hoặc 8 giờ kém 10 phút 
Bài 2 : Nối ( theo mẫu )
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài , sửa sai .	
3) Củng cố : Giáo dục học sinh 
Nhận xét tiết học.
__________________________________________________
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI - Tiết: 49
Động vật
(SGK/ 94 - Thời gian dự kiến:	35 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật.
- Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.
- Giáo dục HS biết bảo vệ và chăm sóc động vật.
II. Đồ dùng dạy – học : Các hình trong SGK trang 94, 95. Sưu tầm các ảnh động vật mang đến lớp.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời bài “Quả”. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới :	Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm.
▪ Mục tiêu : Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật. Nhận ra sự da dạng của động vật trong tự nhiên.
▪ Cách tiến hành :
Bước 1: Thảo luận nhóm.
- GV chia lớp thành nhóm đôi.
- GV yêu cầu Hs quan sát các hình 94, 95 SGK thảo luận theo các câu hỏi:
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật ?
+ Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật ?
+ Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt ý: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn  khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm ba phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
b. Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân.
▪ Mục tiêu : Biết vẽ và tô màu con vật ưa thích.
▪ Các bước tiến hành :
Bước 1 : Vẽ và tô màu.
- Gv yêu cầu Hs lấy giấy và bút chì màu để vẽ một con vật mà các em yêu thích. 
Bước 2: Trình bày.
- GV cho từng cá nhân dán bài của mình trước lớp.
- GV mời 1 số Hs lên giới thiệu bức tranh của mình.
- GV nhận xét và kết luận.
c. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi
▪ Mục tiêu : Tập cho HS phản ứng nhanh.
▪ Cách tiến hành :
- Một HS được GV đeo hình vẽ một con vật ở sau lưng, GV đặt câu hỏi cho em đó trả lời.
- GV nhận xét. 
3. Củng cố : Nhắc lại bài học.
- GDMT : Giáo dục HS biết bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
4. Nhận xét - Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Côn trùng”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 9/3/2012 
Thể dục Thầy Đông dạy
_____________________________________________
TOÁN Tiết 124
 Luyện tập (SGK / 129)
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Viết và tính được giá trị của biểu thức.
Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a, b)
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
HSKT : Làm được 3 bài tập.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng l ... nghe nhạc, nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 	- Gọi HS hát bài “Cùng múa hát dưới trăng”. 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giời thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Dạy hát bài “Chị Ong Nâu và em bé”.
- Cả lớp đọc lời ca : đọc thường, đọc theo tiết tấu.
- GV dạy hát từng câu (lời 1) : dạy theo lối móc xích.
	GV hát mẫu – HS hát theo.
- Hát cả bài : cả lớp, theo tổ, dãy bàn.
b. Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm
- Đệm theo tiết tấu :	
	Các nhóm luân phiên luyện tập hát và gõ đệm như trên.
- Đệm theo phách :
	GV hát và làm mẫu. Cả lớp làm theo.
	Chị ong nâu nâu nâu nâu. Chị bay đi đâu, đi đâu...
	 x 	 x x	 x
	Các nhóm luân phiên luyện tập hát và gõ đệm như trên.
- Hát kết hợp vận động phụ hoa :
	GV gợi ý, HS suy nghĩ động tác vận động phụ hoạ.
	GV gọi một số em hát kết hợp vận động phụ hoạ. GV và HS nhận xét, tuyên dương. 
3. Củng cố : Cả lớp hát và gõ đệm theo bài hát.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS luyện hát thêm ở nhà. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
____________________________________________
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI	Tiết : 50
Côn trùng	 (SGK/ 96; 97)
Thời gian dự kiến:	35 phút
I. Mục tiêu : 
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.
- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
-HS khá, giỏi : Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.
- Giáo dục HS biết cách diệt các côn trùng có hại và bảo vệ các côn trùng có lợi.
II. Đồ dùng dạy – học : Hình trong SGK trang 96, 97.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời câu hỏi bài “Động vật” GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận. 
▪ Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
▪ Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV cho HS quan sát hình 96, 97 SGK thảo luận các câu hỏi.
+ Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân ? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì ?
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ? 
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời một số nhóm lên trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV chốt ý: Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
b. Hoạt động 2 : Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.
▪ Mục tiêu : 
+ Kể tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại đối với con người.
+ Nêu được một số cách diệt trừ những côn trùng có hại.
▪ Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm : có hại, có ích và nhóm không ảnh hưởng đến con người.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu các nhóm lên trình bày các bộ sưu tập của mình. GV nhận xét.
GDMT : Giáo dục HS có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các côn trùng có lợi và tiêu diệt những côn trùng có hại.
3. Củng cố : Nhắc lại bài học.
4. Nhận xét - Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Tôm – Cua” Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_________________________________________________
THỦ CÔNG Tiết 25
Làm lọ hoa gắn tường ( T1 )
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu:
 - Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.Với HS khéo tay:
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.
- Có thể trang trí lọ hoa đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
Giáo viên giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng học sinh quan sát để học sinh rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu.
Giáo viên tạo điều kiện để học sinh quan sát thấy được:
+ Tờ giấy gấp lọ hoa hình chữ nhật.
+ Lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp cách đều giống như gấp quạt ở lớp một.
+ Một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp cách đều.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp cách đều
Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô lên bàn, mặt màu ở trên.Gấp một cạnh của chiều dài lên 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa.
Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1 ô như gấp cái quạt cho đến hết tờ giấy.
Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa
Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa. Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.
Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo hình chữ V.
Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường 
Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy dán lọ hoa.
Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát và dán vào tờ giấy.
Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa.
Hoạt động 3: Nhận xét, củng cố, dặn dò
 - Nhắc lại cách làm lọ hoa gắn tường bằng bìa.
Dặn dò:chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:..
..
________________________________________________
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Côn trùng Tiết 50 
Sách giáo khoa trang 96 - 97 .Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.
Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
*Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.
II/ Đồ dùng dạy học: Các hình trang 96 - 97 SGK.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài cũ: Động vật
Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
	Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình ảnh các côn trùng trong sách giáo khoa trang 96 – 97 và thảo luận theo gợi ý:
 + Hãy chỉ ra đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?
 + Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
Bước 2: Làm việc cả lớp
	Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm giới thiệu một con, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Côn trùng ( sâu bọ ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.
* Mục tiêu: Kể được tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại đối với con người.
* Cách tiến hành: 
 Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 , nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các loài côn trùng thành 3 nhóm: có ích, có hại và nhóm không ảnh hưởng gì đến con người.
Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập của mình trước lớp và cử người thuyết minh về những côn trùng có hại và cách diệt trừ chúng, những côn trùng có ích và cách nuôi những côn trùng đó.
Bình chọn nhóm làm việc tốt, sáng tạo.
 3. Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Giáo viên hệ thống lại bài học
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
...
________________________________________________
TẬP VIẾT Tiết 25
Ôn chữ hoa S
Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu :
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S (1 dòng), C, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Sầm Sơn (1 dòng) và câu ứng dụng: Côn Sơn suối chảy  rì rầm bên tai (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy – học : Mẫu chữ viết hoa S ; Các chữ Sầm Sơn và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết bảng con chữ hoa và tên riêng đã học ở bài trước.
– GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
* Luyện viết chữ hoa.
- HS tìm các chữ hoa có trong bài : S , C , T 
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết : S , C , T 
- HS tập viết các chữ trên bảng con. GV cùng HS nhận xét bảng con.
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng).
- HS đọc từ ứng dụng : Sầm Sơn.
- GV giới thiệu thêm tên riêng 
- HS tập viết trên bảng con. GV và HS nhận xét bảng con.	Sầm Sơn
* Luyện viết câu ứng dụng :	Côn Sơn suối chảy rì rầm
	Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ.
- Hướng dẫn HS luyện viết trên bảng con từng tên riêng đã nêu.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu. HS viết vào vở. GV nhắc nhở HS tư thế ngồi và cách cầm bút.
- GV chấm 5 – 7 bài. Chữa bài và nhận xét.
3. Củng cố : HS nhắc lại nội dung bài.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS luyện viết thêm ở nhà và học thuộc câu ứng dụng.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(15).doc