Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - GV: Nguyễn Thị Kiều Phương

Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - GV: Nguyễn Thị Kiều Phương

Tiết : 2

Đạo đức

TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (tt)

A. MỤC TIÊU :

 - Biết tiết kiệm nước, biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.

 - Hiểu sự cần thiết phải sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.

 - Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.

 - Phản đối những hành vi lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

I. Kiểm tra bài cũ:

- Hỏi: Để có nguồn nước sạch chúng ta phải làm gì ?

- GV nhận xét.

II. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Ghi tựa bài mới lên bảng.

2. HĐ1- Trình bày kết quả điều trả

- Yêu cầu HS chia nhóm.

- Yêu cầu HS căn cứ vào kết quả phiếu điều tra của mình để điền vào bảng báo cáo của mình.

- Mỗi nhóm được phát 4 bảng báo cáo có nội dung:

 + Bảng 1: Những việc làm tiết kiệm nước nơi em sống.

 + Bảng 2: Những việc làm gây lãng phí nước.

 + Bảng 3: Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.

 

doc 33 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - GV: Nguyễn Thị Kiều Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
 Thứ hai, ngày tháng năm 20
Tiết : 1	 Chào cờ
Tiết : 2
Đạo đức 
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 
(tt)
A. MỤC TIÊU :
 - Biết tiết kiệm nước, biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
 - Hiểu sự cần thiết phải sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
 - Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
 - Phản đối những hành vi lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi: Để có nguồn nước sạch chúng ta phải làm gì ?
- GV nhận xét.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi tựa bài mới lên bảng.
2. HĐ1- Trình bày kết quả điều trả 
- Yêu cầu HS chia nhóm.
- Yêu cầu HS căn cứ vào kết quả phiếu điều tra của mình để điền vào bảng báo cáo của mình.
- Mỗi nhóm được phát 4 bảng báo cáo có nội dung:
 + Bảng 1: Những việc làm tiết kiệm nước nơi em sống.
 + Bảng 2: Những việc làm gây lãng phí nước.
 + Bảng 3: Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
 + Bảng 4: Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
- Yêu cầu các lớp dán thành 4 nhóm ở bảng và yêu cầu HS nộp các phiếu điều tra cá nhân .
 + Nhóm 1: Tiết kiệm.
 + Nhóm 2: Lãng phí nước.
 + Nhóm 3: Bảo vệ nguồn nước.
 + Nhóm 4: Gây ô nhiễm nguồn nước.
- Kết luận: Chúng ta phải thực hiện tiết nước và bảo vệ nguồn nước để duy trì cuộc sống của chúng ta.
- GV nhận xét.
3. HĐ2- Xử lý tình huống 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách xử lý tìng huống và sắm vai thể hiện.
 + Tình huống 1: Em và Nam đang cùng nhau đi dọc bờ suối. Bổng Nam dừng lại, nhặt 1 vỏ hộp thuốc sâu quăng xuống sông cho nó trôi bập bềnh. Nam còn nói “Nước sạch ở đây chẳng bao giờ bị bẩn đâu, chỗ này bẩn rồi sẽ trôi đi chỗ khác, chẳng việc cgì phải lo”. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì ? Tại sao ?
 + Tình huống 2: Mai và An đang đi trên đường phố thì phát hiện 1 chỗ ống nước sạch bị rò rỉ. Nước chảy khá nhiều và nhanh. Mai định dừng lại xem xét thì An can lại: “Ôi dào, nước chảy chẳng can được đâu. Cậu lo làm gì cho mệt.”
- Yêu cầu HS trình bày cách xử lý.
- GV nhận xét và kết luận: Nước sạch có thể bị cạn và hết. Nước bẩn có hể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó ta phải tiết kiệm và bảo vệ nước. Phê phán hành vi tiêu cực, ủng hộ và thực hiện tiết kiệm nước tức là bảo vệ và duy trì sự sống trên Trái đất.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị: Chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
- Phải giữ sạch và tiết kiệm nước.
- Mỗi nhóm cử nhóm trưởng và nhận 1 tờ báo cáo.
- HS viết kết quả từ phiếu điều tra của mình vào báo cáo của nhóm.
- Dán kết qủa của nhóm vào đúng nhóm trên bảng và nộp điều tra cho GV.
- Vài HS nhắc lại.
 + Giải thích cho Nam biết hành động như thế sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, và chúng ta có thể cũng đang sử dụng nguồn nước đó.Hành động như thế là không tốt. Em sẽ cùng Nam vớt cái hộp đó lên và vứt vào thùng rác.
 + Mặc sự can ngăn của An, em tiếp tục đến xem chỗ rò rỉ. Tạm thời nhờ người khác bịt lại hoặc sửa chữa ngay. Sau đó giải thích cho An ngfhe sự cần thiết của nước và cùng bạn thực hiện việc tiết kiệm.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Tiết : 3 
Toán 
DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT 
A. MỤC TIÊU :
 - Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo 2 cạnh của nó.
 - Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giãn theo đơn vị đo là xăng- ti- mét vuông.
 - Yêu thích môn học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Một số hình chữ nhật bằng bìa có kích thước 3 x 4 cm, 6 x 5 cm, 20 x 30 cm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS giải bài 4 / 151 SGK. GV nhận xét và cho điểm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Ôn về diện tích 
- GV vẽ hình chữ nhật như SGK.
- Cho HS đếm số ô vuông trong HCN.
- Nói: Vậy diện tích hình chữ nhật là 12 cm², vì mỗi ô vuông là 1cm².
- Cho HS nhắc lại. GV chuyển ý.
3. HĐ2- GT diện tích HCN khi biết số đo 2 cạnh của nó
- Cho cả lớp:
 + Lấy 1 hình chữ nhật và các hình vuông đơn vị.
 + Xếp các hình vuông đơn vị phủ kín HCN.
 + Đếm số ô vuông và nói diện tích.
- Yêu cầu HS không đếm số ô vuông mà tìm:
 + Số ô vuông hàng ngang.
 + Số ô vuông hàng dọc.
- Lấy 2 số đó nhân với nhau và so sánh kết quả với kết quả đếm.
- GV kết lại cách tính diện tích.
- GV treo bảng phụ ghi quy tắc tích diện tích HCN: Muốn tính diện tích HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo)
- Cho HS đọc thầm cho đến khi thuộc lòng quy tắc.
4. HĐ3- Thực hành
 Bài 1: Cho HS đọc đề. Gọi HS làm trên bảng, cả lớp làm vào tập. GV nhận xét và sửa chữa.
 Bài 2: - Cho HS đọc đề bài. Hỏi: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Cho HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
 Bài 3: - Cho 2 nhóm thi đua giải câu a. Nhóm nào tính nhanh, đúng thì thắng. - Câu b cho HS về nhà làm.
- Nhắc HS phải đổi cùng đơn trước khi tính diện tích.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS nhắc lại quy tắc tính diện tích HCN.
- Nhận xét tiết học. 
1 HS lên bảng giải. - Cả lớp theo dõi nhận xét đúng - sai.
- 2 HS nêu kết quả đếm của mình.
- 1 HS giải thích lại.
- HS lấy bộ đồ dùng học toán.
 + Diện tích là 12 cm²
- 4 x 3 = 12 cm²
- 3 x 4 = 12 cm²
- Hai kết quả bằng nhau.
- 2 HS nhắc lại
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS tìm chu vi HCN, 2 HS tìm diện tích HCN.
- 1 HS đọc.
- HS tự làm vào vở.
- Mỗi nhóm 5 HS thi đua làm bài a.
- 2 HS nhắc lại. 
 Tiết : 4
Tự nhiên xã hội 
Thực hành: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN
A. MỤC TIÊU :
 - Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, các con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên. 
- Giáo dục HS yêu thích thiên nhiên và yêu động vật.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bố trí thời gian, địa điểm cho HS đi tham quan.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi: Thú rừng và thú nhà có những đặc điểm gì giống ? Đặc điểm gì khác ?
- GV nhận xét và cho điểm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi tựa bài mới lên bảng.
2. HĐ1- Thảo luận 
- Cho HS thảo luận với chủ đề: Tác dụng của cây, đặc điểm chung của cây xanh.
- Cho HS tự do trình bày.
- GV nhận xét.
3. HĐ2- Quan sát thực tế 
- GV hướng dẫn HS đi thăm thiên nhiên ở gần trường hoặc ở ngay tại trường (nếu có) hoặc bố trí thời gian cho HS tham quan vườn thú, công viên, 
- Hướng dẫn HS quan sát để nắm được đặc điểm của thực vật, động vật.
- GV nhận xét.
4. HĐ3- Luyên tập - Thực hành 
- Giao nhiệm vụ cho HS: Vẽ hoặc mô tả cây cối mà em đã nhìn thấy.
- Chú ý là những cây cao, to, có xen lẫn những cây tầng thấp hoặc hoa phải có màu sắc hài hòa.
- Khi về đến trường, thì báo cáo với nhóm. Nếu có nhiều cây cối, loài vật, nhóm trưởng sẽ hội ý phân công mỗi bạn đi sâu tìm hiểu 1 loài để bao quát được hét, bài báo cáo phong phú hơn.
III. Củng cố - Dặn dò:
- GV củng cố Những gì mà HS quan sát được.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày tự do.
- HS quan sát.
- HS trong nhóm tự phân công với nhau những việc cần làm.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết : 5	Thể dục
 ( Thầy Giang dạy )
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba, ngày tháng năm 20
Tiết :1-2
Tập đọc - Kể chuyện 
BUỔI HỌC THỂ DỤC 
A. MỤC TIÊU :
	I. Tập đọc:
 - Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
 - Hiểu nội dung bài: Qua hình ảnh Nen-li vất vả để học tốt bài thể dục, tác giả muốn nói rằng mỗi người chúng ta phải cố gắng vượt khó để vươn tới một tương lai tốt đẹp.
	II. Kể chuyện:
 - Dựa vào tranh minh họa, các câu gợi ý và trí nhớ, HS kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời Nen-li .
 - Viết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : Tranh minh họa, bảng phụ ghi sẵn các từ, câu, đoạn luyện đọc, bảng lớp ghi các câu hỏi gợi ý.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ: Tin thể thao
- Cho HS đọc và nêu:
 + Tóm tắt mội tin trong bài bằng 1 câu ngắn.
 + Tấm gương của Am-xtơ-rông nói lên điều gì ?
 + Ngoài tin thể thao, báo chí còn có những tin gì ?
- GV nhận xét và cho điểm.
II. Dạy bài mới:
	A. Tập đọc:
1. Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh họa và liên hệ bài học.
- Ghi tựa bài lên bảng.
2. HĐ1 - Luyện đọc 
- GV đọc toàn bài:
 + Giọng người dẫn chuyện: thong thả, khoan thai.
 + Giọng thầy giáo: nghiêm trang, hòa nhã.
 + Giọng các bạn: vui vẻ, động viên.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
 + Cho HS đọc nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 câu.
 + GV chú ý uốn nắn tư thế đọc và phát hiện lỗi phát âm của HS để sửa đúng lúc, chú ý cách ngắ ... ãn HS làm bài tập 
- Treo bảng phụ ghi nội dung BT2.
- Chia lớp thành 2 nhóm.
- Cho HS thảo luận rồi viết kết quả thảo luận.
- Nhận xét và chốt bài sửa.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” nếu còn thời gian.
- Về nhà viết lại những từ đã viết sai.
- Học lại các trường hợp chính tả cần phân biệt trong bài.
- Nhận xét tiết học .
- 2 HS viết bảng, cả lớp viết bảng con.
- HS vừa lắng nghe vừa đọc thầm theo.
- HS trả lời.
- xây dựng, sức khỏe, đời sống mới, giữ gìn, luyện tập.
- HS viết vào tập theo trí nhớ.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS thảo luận rồi trình bày kết quả:
 + Nhóm 1: a.
 + Nhóm 2: b.
- HS tiến hành chơi.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết :4
Tự nhiên xã hội 
THỰC HÀNH ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (TT) 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, các con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên. 
- Giáo dục HS yêu thích thiên nhiên và yêu động vật.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV dẫn HS đi thăm thiên nhiên ở gần trường.
- Chia lớp thành 4 nhóm . HS đi theo GV đến nơi tham quan.
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, phát mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to. Yêu cầu HS:
 + Quán sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật mà các em đã được nhìn thấy.
 + Sau khi tham quan xong, HS trở về lớp.
- Ghi tựa bài mới lên bảng.
2. HĐ1- Báo cáo kết quả 
- Từng cá nhân báo cáo với nhóm những gì bản thân quan sát được kèm theo bản vẽ đã phát thảo hoặc ghi chép cá nhân.
VD: Đưa ra đặc điểm khác nhau giữa loài sống dưới nước và loài trên cạn.- Cho HS tiến hành bàn bạc.
- Có thể gợi ý thêm cho HS để các em hoàn thành bài báo cáo.
- GV nhận xét đánh giá các nhóm làm tốt và những điểm cần phải rút kinh nghiệm.
3. HĐ2- Làm việc theo nhóm
- Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận chủ đề:
 + Những đặc điểm chung của thực vật, của động vật.
 + Đặc điểm chung của thực vật và động vật.
- Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loại thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau nhưng có cùng đặc điểm chung: có rễ, thân, lá, hoa và quả.
Trong tự nhiên có rất nhiều loại động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau nhưng có cùng đặc điểm chung là gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
 + Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật.
- GV cho HS nhắc lại.
II. Củng cố - Dặn do :
 Nhận xét tiết học. 
- Cử nhóm trưởng.
- Nhóm trưởng nhận giấy giao việc.
- Từng HS QS rồi có thể vẽ hoặc ghi chép những gì mình trông thấy về các loại thực vật, động vật để báo cáo cho nhóm trưởng. Hoặc nhóm trưởng sẽ phân công từng bạn tìm hiểu một vấn đề.
- Xung quanh ta có rất nhiều loại thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau nhưng có cùng đặc điểm chung: có rễ, thân, lá, hoa và quả.
VD: Cây bưởi, mít, me có hình dạng to hơn cây ổi.
- Các nhóm tiến hành bàn bạc, hoàn thiện những bài vẽ hoặc những bài viết lên giấy khổ to mà nhóm được phát.
- Treo sản phẩm lên bảng.
- Cử đại diện trình bày và trả lời các câu hỏi của nhóm khác.
- Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
HẾT TUẦN 29
 Phần kiểm tra của Tổ Trưởng
Phần ký duyệt của Chuyên Mơn
Tiết : 57
Thể dục 
ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC VỚI CỜ 
 TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG NHẢ NHANH ” 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Ôn bài TDPTC: yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: “Nhảy đúng nhảy nhanh”: yêu cầu HS biết cách chơi và chơi tương đối chính xác.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện : Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi, 3 vòng tròn đồng tâm, hoa hoặc cờ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo hàng dọc xung quanh sân tập.
- Khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi “Tìm quả ăn được”: mỗi HS nói nhanh 1 tên quả ăn được, đến ai không nói được hoặc nói trùng thì chịu phạt.
II. Phần cơ bản:
v Ôn bài thể dục phát triển chung:
- GV chỉ định nhóm 6 bạn tập 2 động tác chân và lườn.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu cả lớp tập theo đội hình 4 hàng ngang 2 x 8 nhịp
- Cho HS tập 3 lần.
- GV tổ chức xếp hình bông hoa theo các vòng tròn đồng tâm, kết hợp điều khiển nhịp bằng cách gõ phách.
- GV tổ chức thi đua giữa các tổ.
v Trò chơi “Nhảy đúng nhảy nhanh”:
- GV nê tên trò chơi.
- GV bổ sung luật chơi (S. TD 1)
- GV chia lớp thành các đội đều nhau về số lượng.
- GV nhận xét, biểu dương.
III. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét, khen ngợi những HS thực hiện động tác chính xác.
- Giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chúng để chuẩn bị KT.
- HS thực hiện.
- 6 nhóm HS thực hiện.
- HS luyện tập theo tổ.
- Từng tổ cử người điều khiển các bạn thi đua với các tổ.
- Lần lượt 2 tổ biểu diễn 8 động tác của bài thể dục.
- HS lắng nghe.
- Các tổ tiến hành chơi.
- HS thực hiện.
	Tiết :58
Thể dục 
Ôn bài thể dục với hoa hoặc với cờ 
Trò chơi “Ai kéo khỏe”
A. MỤC TIÊU :
 - Ôn bài thể dục PTC: yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: “Ai kéo khỏe”: yêu cầu HS biết cách chơi và chơi tương đối chính xác.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Địa diểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện : Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi, 3 vòng tròn đồng tâm, hoa hoặc cờ cho HS đeo ở ngón tay.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Phần mở đầu :
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo hàng dọc xung quanh sân tập.
- Khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi “Vòng tròn”
II. Phần cơ bản :
v Ôn bài thể dục phát triển chung:
- GV sắp xếp HS thành 3 vòng tròn đồng tâm, ở giữa có 3 em đứng quay lưng vào nhau, mặt hướng HS các phía (đây chính là nhụy cảu bông hoa)
- Tùy thể lực của HS có thể thực hiện như vậy từ 2 đến 3 lần để HS bước đầu làm quen với cách xếp hình một bông hoa khi đồng diễn thể dục.
v Trò chơi “Ai kéo khỏe”:
- GV nêu luật chơi.
- Hướng dẫn HS cách chơi (S. TD 3 trang 32 - 33)
 + 2 HS thực hiện các động tác, cả lớp quan sát.
 + GV hướng dẫn cách nắm cổ tay nhau, tư thế đứng, vị trí đặt chân trước của 2 người chơi.
- Thi đua: mỗi đội chơi từ 3 đến 5 lần (nếu chơi 3 lần thì đội nào thắng 2 thì thắng, nếu chơi 5 lần thì 3 lần thì thắng)
- GV nhận xét, tuyên dương.
III. Phần kết thúc :
- Yêu cầu HS thực hiện lại bài thể dục.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét, khen ngợi 
những HS thực hiện động tác chính xác.
- Giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung để chuẩn bị KT.
- HS thực hiện.
- HS đứng cách nhau 2m, thực hiện bài thể dục liên hoàn 2 x 8 nhịp (xen kẽ nghỉ ngơi tích cực bằng cách nhận xét cách tập và giải thích cho nhau hiểu)
- HS lắng nghe.
- Cả lớp chơi thử.
- Các cặp thi đua.
- HS thực hiện.
Tiết 4 Thứ hai
NHẠC
TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC
Mục tiêu:
HS nhớ tên nốt, hình nốt, vị trí các nốt nhạc trên khuông.
Tập viết các nốt nhạc trên khuông.
Giáo dục HS yêu thích âm nhạc.
Chuẩn bị:
Bảng kẻ khuông nhạc.
Tổ chức trò chơi như hường dẫn ở hoạt động 2 trong tiết học.
Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
T. gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
4 phút
1 phút
1/ Oån định tổ chức:
 Hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Dạy – học bài mới:
 + Hoạt động 1: Tập ghi nhớ hình nốt, tên nốt trên khuông nhạc.
 a/ Giới thiệu bài:
GV giới thiệu tiết dạy hôm nay. 
GV ghi tựa bài lên bảng.
 b/ Nội dung:
 GV hướng dẫn cho HS làm 2 bài tập như sách giáo viên gợi ý.
 + Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc.
 GV giơ bàn tay làm khuông nhạc, xoè 5 ngón tay tượng trưng 5 dòng kẻ nhạc. Cho HS đếm từ ngón út là dòng 1 rồi đến dòng 2, 3, 4, 5. GV chỉ vào các ngón hỏi:
- Nốt nhạc ở dòng 1 tên là nốt gì?
- Nốt nhạc ở dòng 2 tên là nốt gì? v.v.
 GV giơ bàn tay, HS làm theo. Khi GV hỏi đến đâu, HS chỉ vào ngón tay mình trả lời.
 + Hoạt động 3: Tập viết nốt nhạc trên khuông.
 GV đọc tên nốt, hình nốt cho HS viết vào khuông nhạc. Khi đọc kết hợp chỉ trên bàn tay tượng trưng cho khuông nhạc để HS dễ nhận biết.
4/ Củng cố:
 Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở HS còn chưa chú ý, tập trung.
5/ Dặn dò:
 Dặn HS về tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc. Chuẩn bị bài sau:”Kể chuyện âm nhạc – Nghe nhạc”.
 Hát theo hướng dẫn của lớp trưởng.
 Lắng nghe.
 HS thực hành làm 2 bài tập.
 HS chú ý lắng nghe, quan sát các hình nốt.
 HS lắng nghe và trả lời.
 3 HS lên trước lớp dùng” khuông nhạc bàn tay” để đố bạn.
 HS thực hành viết từng nốt nhạc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 29.doc