Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - GV: Dung Thị Thu Lan

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - GV: Dung Thị Thu Lan

Tiết 29 Môn : Tập đọc Ngày 19 / 12/ 2005

 KÉO CO

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 60 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - GV: Dung Thị Thu Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29	Môn : Tập đọc	Ngày 19 / 12/ 2005
	KÉO CO	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK. 
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi Ngựa.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, GV giới thệu : Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ta ai cũng biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Với bài đọc Kéo co, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đất nước ta.
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc nghỉ hơi đúng trong câu sau : Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm / bên nam thắng, có năm / bên nữ thắng.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, trả lời câu hỏi:
 + Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. Yêu cầu giới thiệu tự nhiên, sôi động, đúng nhất không khí lễ hội.
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trả lời câu hỏi :
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
 - Yêu cầu HS đọc bài, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
 - GV đọc diễn cảm đoạn từ Hội làng Hữu Trấp đến khuyến khích của người xem hội. 
 - Yêu cầu HS đọc luyện đọc bài, GV theo dõi, uốn nắn.
Thi đọc diễn cảm. 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
+ Đoạn 1 : 5 dòng đầu
+ Đoạn 2 : 4 dòng tiếp
+ Đoạn 3 : 6 dòng còn lại.
- Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
 - 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ Kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội có thể nắm chung một sợi dây, kéo co phải đủ 3 keo. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo tuột đội kia ngã sang vùng đất của đội mình nhiều keo hơn là thắng.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm sau đó một vài HS thi giới thiệu theo yêu cầu của GV. VD : Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thi thông thường. Đó là cuộc thi giữa bên nam và bên nữ, nam là phái mạnh thì phải khoẻ hơn nữ. Thế mà có năm bên man thắng có, năm bên nam phải chịu thua bên nữ là phái yếu. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui vì không khí gianh đua rất sôi nổi, vui vì tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem vây xung quanh.
 - 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
+ Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì có rất đông người tham gia, vì không khi gianh đua rất sôi nổi ; vì những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem.
- 3 HS đọc toàn bài theo theo hướng dẫn của GV. 
- Cả lớp theo dõi.
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm bài.
 - Một vài cặp học sinh thi đọc diễn cảm bài trước lớp.
 5
Củng cố, dặn dò:
 - Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị bài : Trong quán ăn “Ba cá bống”
- Nhận xét tiết học.
Tiết 15	Môn : Chính tả	Ngày19/12/2005
Nghe – viết : KÉO CO
Phân biệt : r/d/gi ; ât/ âc
I. MỤC TIÊU:
	1. Nghe - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co.
2. Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễõ lẫn : r/d/gi ; ât/ âc đúng với nghĩa đã cho.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
 3
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng, tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiềng bắt đầu bằng ch hoặc tr.
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh. 
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ Nghe - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co. Sau đó sẽ tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễõ lẫn : r/d/gi ; ât/ âc đúng với nghĩa đã cho.
Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả Kéo co
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn cần nghe - viết. 
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai : Hữu Trấp, Tích Sơn, ganh đua, trai tráng.
+ Nêu cách trình bày bài viết.
+ Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi khi viết bài.
- Yêu cầu HS gấp sách.
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 : 
- GV chọn cho HS làm phần b.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
- HS theo dõi.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Đoạn văn gồm 7 câu.
+ Chữ đầu câu. tên riêng.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
+ Ghi tên đề bài vào giữa dòng, sau dấu chấm nhớ viết hoa, chú ý tư thế ngồi viết.
+ Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi cúi mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm Tay trái đè và giữ nhẹ mép vở. Tay phải viết bài
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS viết bài vào vở.
KÉO CO
 Hội làng Hữa Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. có năm bên man thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thí cuộc thi cũng rất là vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
 Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng có các vần âc hoặc ât.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
+ Ôm lấy nhau và cố sức làm cho đối phương ngã : đấu vật.
+ Nâng lên cao một chút : nhấc.
+ Búp bê nhựa hình người , bụng tròn, hễ đặt nằm là lật dậy : lật đật.
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
 4
Củng cố, dặn dò:
- Vừa viết chính tả bài gì ?
- Nhắc những HS viết sai lỗi trong bài viết về nhà viết lại mỗi lỗi hai dòng.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng. 
Tiết 76	Môn : Toán	Ngày 19/12/2005
	LUYỆN TẬP	
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
- Aùp dụng để tính giá trị của biểu thức số và giải các bài toán có liên quan.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài. 
GV nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kĩ năng chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Muốn biết trong cả ba tháng trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm chúng ta phải biết được gì?
- Sau đó ta thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó hỏi: Muốn biết phép tính sai ở đâu chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Vậy phép tính nào đúng? Phép tính nào sai và sai ở đâu?
- GV giảng lại bước  ... ược.
- Yêu cầu các nhóm HS tiếp tục quan sát các hình ảnh, đọc thông tin trong sách và bằng hiều biết của mình trả lời các câu hỏi.
- Phát cho các nhóm giấy khổ to, bản đồ thủ đô Hà Nội, yêu cầu HS quan sát bản đồ, dựa vào ký hiệu trên bản đồ tìm và trả lời các yêu cầu sau.
1. Các cơ quan làm việc của lãnh đạo nhà nước, các đại sứ quán.
2. Các nhà máy, trung tâm thương mại, chợ lớn, siêu thị, ngân hàng, bưu điện ở Hà Nội. 
3. Các viện bảo tàng, viện nghiên cứu, trường đại học, thư viện ở Hà Nội.
4. Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Các nhóm dán sản phẩm của mình cho phù hợp vào sơ đồ về Hà Nội.
- GV chốt: chỉ vào những hình ảnh nêu ví dụ và nhận xét, khen ngợi các nhóm.
Giới thiệu về thủ đô Hà Nội
- Các nhóm chọn một trong những chủ đề sau thảo luận để thực hiện:
1. Kể lại truyền thuyết hồ Hoàn Kiếm.
2. Vẽ tranh về Hà Nội.
3. Các bài hát về Hà Nội.
4. Sắp xếp các hình ảnh về Hà Nội và giới thiệu về thủ đô theo ý của em.
- Các nhóm thể hiện trình bày tiết mục của mình.
- GV chốt: HN là thủ đô của cả nước, với nhiều cảnh đẹp, là trung tâm, văn hóa chính trị, khoa học, kinh tế của cả nước. Năm 2000, Hà Nội được cả thế giới biết đến là thành phố vì hòa bình. Chúng ta tự hào về điều đó.
- HS quan sát.
- HS thảo luận cặp đôi, quan sát trả lời câu hỏi.
- 1 –2 HS lên chỉ.
- HS trả lời
- Lắng nghe GV
- Các HS theo dõi, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- Quan sát GV.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- HS quan sát.
- Các nhóm tiếp tục thảo luận
- Các nhóm thảo luận, xem bản đồ và ghi các câu trả lời vào giấy:
1. Quốc hội, văn phòng Chính phủ, Đại sứ quán Mỹ 
2. Nhà máy, siêu thị, ngân hàng 
3. Bảo tàng quân đội, lịch sử dân tộc học 
4. Hồ Hoàn Kiếm, Phủ Tây Hồ 
- Các nhóm thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm chọn chủ đề cùng nhau thực hiện.
- Các nhóm thực hiện, các nhóm khác heo dõi, nhận xét và cổ vũ.
4
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc và ghi nhớ trong SGK. 
- Dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về thành phố Hải Phòng.
- GV kết thúc bài.
Tiết:30 Môn : Tập làm văn Ngày 23 /12/2005
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU : 
	Viết bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
	Văn viết chân thực, giàu cảm xúc, sáng tạo, thể hiện được tình cảm của mình với đồ chơi đó.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1 
 2
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa phương mình.Nhận xét cho điểm học sinh.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Những tiết học trước các em đã tập quan sát đồ chơi, lập dàn ý tả đồ chơi. Hôm nay, các em sẽ viết bài văn miêu tả đồ vật hoàn chỉnh.
Hướng dẫn viết bài:
a) Tìm hiểu bài: 
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Gọi học sinh đọc gợi ý.
- Gọi học sinh đọc lại dàn ý của mình.
b) Xây dựng dàn ý:
- Em chọn cách mở bài nào? Đọc mở bài của em.
- Gọi học sinh đọc phần thân bài của mình.
- Em chọn kết bài theo hướng nào? Hãy đọc phần kết bài của em.
Viết bài:
- Yêu cầu học sinh tự viết bài vào vở.
- GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 2 học sinh đọc dàn bài.
- 2 học sinh trình bày: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
- 1 học sinh giỏi đọc.
- 2 Học sinh trình bày: kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng.
3
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Nhận xét chungvề bài làm của học sinh.
- Dặn em nào cảm thấy bài làm của mình chưa tốt thì về nhà viết lại và nộp vào tiết học tới.
Tiết: 32	Kĩ thuật 	Ngày 23 / 12 / 2005
ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa
	- Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh, ảnh minh họa những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu những vật liệu thường được sử dụng để trồng rau, hoa?
+ Nêu tác dụng của các dụng cụ trong việc trồng rau, hoa?
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây rau, hoa chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh. Các yếu tố này giúp cho cây sinh trưởng, phát triển nhanh hay chậm, tốt hay xấu, điều này sẽ được chúng ta tìm hiểu và giải đáp qua bài học hôm nay: Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa
- GV treo tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh kết hợp với quan sát hình trong SGK
+ Cây rau, hoa cần có những điều kiện ngoại cảnh nào?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa 
* Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu?
+ Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không? Nêu ví dụ?
+ Nêu tên một số loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau?
- GV kết luận: Mỗi một loại cây rau, hoa đều phát triển tốt ở một khoảng nhiệt độ thích hợp. Vì vậy, phải chọn thời điểm thích hợp trong năm (thời vụ) đối với mỗi loại cây để gieo trồng thì mới đạt kết quả cao
* Nước
+ Cây rau, hoa lấy nước ở đâu?
+ Nước có tác dụng như thế nào đối với cây?
+ Cây có hiện tượng gì khi thiếu hoặc thừa nước?
* Ánh sáng
+ Quan sát tranh, em hãy cho biết, cây nhận ánh sáng từ đâu?
+ Ánh sáng có tác dụng như thế nào đối với cây rau, hoa?
+ Quan sát những cây trồng trong bóng râm, em thấy có hiện tượng gì?
+ Vậy muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm như thế nào?
- GV lưu ý: Trong thực tế, nhu cầu ánh sáng của cây rau, hoa có khác nhau. Có loại cây cần nhiều ánh sáng, có loại cần ít ánh sáng như cây hoa địa lan, phong lan, lan Ý, với những loại cây này phải trồng ở nơi bóng râm
* Chất dinh dưỡng
+ Nêu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây?
+ Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây là gì?
+ Nêu nhận xét khi cây bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng?
- GV liên hệ thực tế: khi trồng rau, hoa phải thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân. Tùy loại cây mà sử dụng phân bón cho phù hợp.
* Không khí
+ Nêu nguồn cung cấp không khí cho cây?
+ Nêu tác dụng của không khí đối với cây?
+ Vậy, phải làm thế nào để đảm bảo có đủ không khí cho cây?
- GV nhấn mạnh: Con người sử dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác như gieo trồng đúng thời gian, khoảng cách, tưới nước, bón phân, làm đất, để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp cho mỗi loại cây.
+ Hạt giống: gieo xuống đất sẽ phát triển thành cây.
+ Phân bón: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
+ Đất trồng: nơi cây sinh sống và cung cấp các chất cần thiết cho cây sinh trưởng, phát triển.
- Tác dụng của các dụng cụ trong việc trồng rau, hoa là để làm đất, lên luống, gieo trồng và chăm sóc cây rau, hoa
- HS mở SGK
- HS quan sát tranh kết hợp với quan sát hình trong SGK
+ Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa bao gồm nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí
- HS đọc nội dung trong SGK, nêu ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa
+ Từ Mặt Trời
+ Nhiệt độ của các mùa trong năm không giống nhau . 
HS nêu ví dụ
+ Mùa đông: trồng bắp cải, su hào,
Mùa hè: trồng rau muống, mướp, rau dền,
+ Từ đất, nước mưa, không khí 
+ Nước hòa tan chất dinh dưỡng ở trong đất để rễ cây hút được dễ dàng đồng thời nước còn tham gia vận chuyển cac chất và điều hòa nhiệt độ trong cây
+ Thiếu nước, cây chậm lớn, khô héo
Thừa nước, cây bị úng, bộ rễ không hoạt động được, cây dễ bị sâu bệnh phá hại 
+ Mặt Trời
+ Giúp cho cây quang hợp, tạo thức ăn nuôi cây
+ Thân cây yếu ớt, vươn dài, dễ đổ, lá xanh nhợt nhạt
+ Trồng rau, hoa ở nơi nhiều ánh sáng và trồng đúng khoảng cách để cây không bị che lấp lẫn nhau 
+ Đạm, lân, kali, canxi,
+ Phân bón
+ Thiếu chất dinh dưỡng cây chậm lớn, còi cọc, dễ bị sâu, bệnh phá hại
Thừa chất khoáng, cây mọc nhiều thân, lá, chậm ra hoa, quả, năng suất thấp
+ Cây lấy không khí từ bầu khí quyển và không khí có trong đất
+ Cây cần không khí để hô hấp và quang hợp. Thiếu không khí cây hô hấp , quang hợp kém, dẫn đến sinh trưởng, phát triển chậm, năng suất thấp. Thiếu không khí nhiều, lâu ngày cây sẽ chết
+ Trồng cây ở nơi thoáng và phải thường xuyên xới xáo làm cho đất tơi xốp
- 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK
3
Củng cố, dặn dò:
- Vì sao không nên trồng rau, hoa ở nơi bóng râm?
- Để có đủ chất dinh dưỡng và nước cung cấp cho cây rau, hoa người ta phải làm gì?
- GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS
- Hướng dẫn HS đọc trước bài “Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa” trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc