Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Lê Xuân Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Lê Xuân Sơn

 Tập đọc Ngày 16 / 01 / 2006

 BỐN ANH TÀI

I. MỤC TIÊU :

 1. Đọc:

 - Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

 - Biết đọc điễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.

 2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.

Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - GV: Lê Xuân Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Tập đọc	Ngày 16 / 01 / 2006
 BỐN ANH TÀI
I. MỤC TIÊU :
	1. Đọc:
	- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
	- Biết đọc điễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
	2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK. 
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3
 4
1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Giới thiệu bài : Cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm đầu tiên Người ta là hoa đất (Những con người nhỏ bé – hoa của đất đang nhảy múa). 
- GV giới thiệu truyện đọc Bốn anh tài.
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng các câu dài 
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
 - Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, và tìm những chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biết của Cẩu Khây. 
+ Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt?
+ Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ? 
- Yêu cầu HS đọc phần còn lại, trả lời các câu hỏi: 
+ Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai? 
+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn truyện, tìm chủ đề của chuyện.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với tình cảm thái độ của từng nhân vật.
- GV đọc diễn cảm đoạn 1, 2. 
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
- Quan sát theo hướng dẫn của GV.
- Theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến võ nghệ
 + Đoạn 2 : Tiếp theo đến trừ tình yêu
 + Đoạn 3 :Tiếp theo cho đến Cẩu Khây đi diệt trừ tình yêu.
 + Đoạn 4 : Phần còn lại.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
 - 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : Cẩu Khây tuy nhỏ người ăn một lúc hết chín chõ xôi, lên mười tuổi sức đã bằng trai mười tám, mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.
+ Về sức khoẻ: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, mười tuổ sức đã bằng trai 18. 
Về tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn – quyết trừ diệt cái ác.
+ Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không ai sống sót.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
 + Cùng ba người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.
 + Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc, Lấy Tai Tát Nước có vành tai có thể dùng tai để tát nước, Móng Tay Đục Máng có thể dục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
- Truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng nhiệt thành làm việc nghĩa: diệt ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây .
- 4 HS đọc toàn bài theo đoạn.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1, 2.
 - Một vài học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
 5
Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì? 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị bài : Chuyện cổ tích về loài người.
- Nhận xét tiết học.
	Chính tả	
 Nghe – viết : KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. MỤC TIÊU:
	1. Nghe - viết chính tả, trình bày đúng một bài văn miêu tả Kim tự tháp Ai Cập.
	2. Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: s/x ; iêc/iêt.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2.
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét bài viết chính tả của học kì 1.
2.Giới thiệu bài : 
Hướng dẫn HS nghe – viết :
- GV đọc một lần đoạn viết.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn viết. 
+ Đoạn văn nói điều gì?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Hướng dẫn HS luyện viết từ ngữ khó : lăng mộ, nhằng nhịt, chuyên chở.
- Yêu cầu HS gấp sách.
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 :- Gọi HS đọc yêu cầu của bàiä
.Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho học kì 2.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm đoạn viết.
+ Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại.
+ Chữ đầu câu.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
- Theo dõi.
- HS viết bài vào vở..
- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Xếp các từ ngữ thành hai cột (từ ngữ viết đúng chính tả – từ ngữ viết sai chính tả)
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
Từ ngữ viết đúng chính tả
Từ ngữ viết sai chính tả
Sáng sủa
sản sinh
sinh động
sắp sếp
tinh sảo
bổ xung
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
 4
Củng cố, dặn dò:
- Vừa viết chính tả bài gì ?
- Nội dung bài viết nói lên điều gì?
- Nhắc những HS viết sai lỗi trong bài viết về nhà viết lại mỗi lỗi hai dòng.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng. 
 Toán	
	KI – LÔ – MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh :
 	- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
	- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông.
	- Biết 1 km2 = 1000 000 m2 và ngược lại. 
- Biết giải một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích: cm2, dm2 , m2 và km2.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Một bức tranh chụp cánh đồng.
	Bảng phụ vẽ sẵn hình bài tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Cho ví dụ.
- Gọi 1 HS lên bảng sửa bài tập 3/99.
GV nhận xét cho điểm HS. 
2.Giới thiệu bài: 
Giới thiệu ki-lô-mét vuông (km2)
- Ngoài đơn vị đo diện tích là cm2 và dm2 , m2 người ta còn dùng đơn vị đo diện tích là ki-lô-mét vuông. ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km. 
- Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2.
- GV giới thiệu 1 km2 = 1 000 000 m2
Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Đọc
Viết
Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét vuông
921 km2
Hai nghìn ki-lô-mét vuông
2000 km2
Năm trăm linh chín ki-lô-mét vuông
509 km2
Ba trăm hai mươi nghìn ki-lô-mét vuông
320 000 km2
- GV chỉ bảng, yêu cầu HS đọc lại các số đo vừa viết.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu HS giải thích cách điền số của mình.
- GV lưu ý với HS: Cột 1 và cột 2 của bài nói lên quan hệ giữa các đơn vị m2 với dm2 và km2 với m2.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề. 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và tự làm bài.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- 1 em lên bảng làm bài.
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- 1 em lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
1 km2 = 1 000 000 m2
1 000 000 m2 = 1 km2
1 m2 = 100 dm2
5 km2 = 5 000 000 m2
32 m2 49 dm2 = 3249 dm2
2 000 000 m2 = 2 km2
- Giải thích cách làm theo yêu cầu của GV.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
 Bài giải 
 Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là:
 3 2 = 6 (km2)
 Đáp số : 6 km2
 - HS nối tiếp nhau nêu:
a. Diện tích phòng học là: 40 m2
b. Diện tích nước Việt nam là: 330 991 km2
4
Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi HS  ... văn miêu tả cái bàn đã làm ở tiết tập làm văn trước.
	- Nhận xét cho điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài: Các em đã học về hai kiểu kết bài (kết bài mở rộng và không mở rộng). Tiết học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về hai kiểu kết bài và thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đổ vật.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc: các em đọc bài cái nón và cho biết kết đoạn bài là kết đoạn nào + nói rõ đó là kết bài theo cách nào?
- Cho học sinh làm bài.
- Em hãy nhắc lại 2 cách kết bài đã học.
- GV dán lên bảng tờ giấy viết hai cách kết bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét + chốt lời giải đúng.
a. Đoạn kết bài là: Má bảo “ có của phải biết giữ gìn . . . méo vành.”
b. Đó là kiểu kết bài mở rộng. Kết bài đã nói về lời mẹ dặn và ý thức giữ gìn cái nón của bẹn nhỏ.
Bài 2:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV giao việc: Các em hãy chọn một trong ba đề bài đã cho và viết một kết bài mở rộng cho d0ể em đã chọn.
- Cho học sinh làm bài. GV phát giấy cho 3 HS để học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + khen những học sinh viết mở bài theo hai kiểu hay.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- 1 học sinh nhắc lại.
- Học sinh đọc thầm lại hai cách kết bài + bài cái nón + làm bài.
- Một số học sinh lần lượt phát biểu.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- 3 Học sinh làm bài vào giấy được phát.
- HS còn lại làm bài vào vở.
- 3 HS làm bài vào giấy lên bảng đọc kết quả.
- lớp nhận xét.
3
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà hoản chỉnh viết vào vở.
	Địa Lý 	
 THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I. MỤC TIÊU:
	Sau bài học, HS có khả năng:
Xác định và nêu được vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ.
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng.
Biết được những điều kiện để Hải Phòng trở thành thành phố cảng và trung tâm du lịch.
Có ý thức về thành phố cảng Hải Phòng.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đồ, lược đồ Việt Nam và Hải Phòng
Bảng phụ, sơ đồ.
Tranh ảnh hình 2, 3, 4 trong SGK và sưu tầm được.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
1.Kiểm tra bài cũ:
Hải Phòng – Thành phố Cảng
- GV treo bản đồ Việt Nam và lược đồ Thành phố Hải Phòng.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc sách, quan sát trên lược đồ.- Yêu cầu 2 nhóm trả lời – GV ghi lại các ý đúng để hoàn hành.Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ và xác định vị trí của Hải Phòng trên bản đồ.- GV yêu cầu nhóm HS đọc sách, tìm hiểu kiến thức để trả lời 2 câu hỏi trong bảng phụ:
1. Nêu một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển.2. Mô tả hoạt động của cảng Hải Phòng.- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi – GV ghi lại các ý của HS và chính xác hóa minh họa bằng hình.- GV chốt: Hải Phòng, với điều kiện thuận lợi, đã trở thành thành phố cảng lớn nhất miền Bắc và có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước.- Yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận.- GV chốt kiến thức và bổ sung: Hải Phòng – Trung tâm du lịch- Yêu cầu HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi: Hải Phòng có những điều kiện gì để trở thành 1 trung tâm du lịch? - Hỏi HS: cửa biển Bạch Đằng ở Hải Phòng gắn với sự kiện lịch sử gì?GV mở rộng: tên của vua Ngô Quyền cũng đã được đặt cho 1 quận lớn trong thành phố.
- Nơi nào của Hải Phòng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới?
- GV treo hình 4: Đảo Cát Bà giới thiệu mở rộng: 
Tìm hiểu về Hải Phòng 
qua tranh ảnh sưu tầm
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS sắp xếp các tranh ảnh mà mình sưu tầm được về Hải Phòng theo 3 nhóm:
+ Thành phố cảng.
+ Trung tâm du lịch.
+ Ngành công nghiệp đóng tàu.
Sau đó HS giới thiệu với nhóm tranh của mình vẽ gì, nơi nào ở Hải Phòng.
- Yêu cầu 1 vài nhóm lên trình bày trước lớp.
- GV chốt: Hải Phòng được biết đến là thành phố Cảng và là trung tâm du lịch. Người dân Hải Phòng đang tiếp tục lao động sản xuất đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
- 1 HS lên bảng chỉ trên bản đồ.
- HS lắng nghe, quan sát theo hướng dẫn của GV.
- HS quan sát GV.
- Các HS quan sát bản đồ, lược đồ, đọc sách và hoàn thành vào bảng.
- Các nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các HS tiếp tục làm việc nhóm đôi, tìm các ý trả lời theo gợi ý của GV trên bảng.
- HS trả lời từng câu hỏi, các HS khác lắng nghe, bổ sung.
- HS làm việc theo từng cặp, đọc sách, nhìn lược đồ và ghi ra giấy các ý trả lời hoàn thành bảng thông tin.
- Đại diện từng nhóm lần lượt trả lời từng ý. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. 
- HS lắng nghe.
- Các HS đọc sách, sau đó trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và theo dõi trên hình.
- HS làm việc theo nhóm.
- Sắp xếp các tranh của mình vào nhóm phù hợp sau đó giới thiệu với các bạn trong nhóm về bức tranh/ảnh của mình (tranh vẽ gì? ở đâu của Hải Phòng.
- Các HS trong nhóm lên giới thiệu trước lớp.
- HS lắng nghe.
5
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về ĐB Nam Bộ và tìm hiểu về ĐB Nam Bộ.
- GV nhận xét lớp học và kết thúc.
 Thể dục 
 ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP- TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG”
I. MỤC TIÊU:
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này ở mức độ tương đối chủ động
	- Học trò chơi “Thăng bằng”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi chủ động, tích cực.
	II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện
	- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ trước sân chơi, dụng cụ cho tập luyện bài tập rèn luyện tư thế cơ bản và trò chơi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
Nội dung hướng dẫn kĩ thuật
Định lươÏng
Phương pháp , biện pháp tổ chức
I. PHẦN MỞ ĐẦU :
1. Tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học
2. Khởi động chung : 
- Chạy
- Trò chơi: Chui qua hầm
- Xoay các khớp
II. PHẦN CƠ BẢN
1. Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay sau
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
2. Trò chơi vận động
- Trò chơi “Thăng bằng”
Cách chơi: Khi có lệnh của GV, từng đôi một các em dùng tay để co, kéo, đẩy nhau, sao cho “đối phương” bật ra khỏi vòng hoặc không giữ được thăng bằng, phải rời tay nắm cổ chân hoặc để chân co chạm đất cũng coi như thua.
III. PHẦN KẾT THÚC:
- HS thực hiện hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà
- Bài tập về nhà : Ôn luyện các động tác rèn luyện tư thế cơ bản 
+ Tổ chức trò chơi theo nhóm vào các giờ chơi
6 – 10 phút
18 – 22 phút
10 – 12 phút
2 lần
7 – 8 phút
4 – 6 phút
- Tập hợp lớp theo 4 hàng dọc, điểm số, báo cáo. GV phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học
- HS chạy chậm thành 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV xung quanh sân tập
- HS cả lớp tham gia chơi
- Đứng tại chỗ xoay các khớp
- Cả lớp cùng thực hiện, mỗi động tác 2 – 3 lần. Cán sự điều khiển cho các bạn tập. GV sửa sai cho HS, nhắc nhở các em tập luyện
* Cả lớp tập liên hoàn các động tác theo lệnh của GV
- Cả lớp tập theo 2 hàng dọc, mỗi em đi cách nhau 2 – 3 m, đi xong quay về đứng cuối hàng, chờ tập tiếp
- Cho HS khởi động kĩ khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông.
- GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. Trước khi chơi , GV hướng dẫn HS cách mắm cổ chân để co chân, cách di chuyển trong vòng tròn, cách giữ thăng bằng và phân công trọng tài cho từng đôi chơi. GV điều khiển chung và làm tổng trọng tài cuộc chơi.
- Khuyến khích HS tập luyện dưới hình thức thi đua
* Thi đấu giữa các tổ theo phương pháp loại trực tiếp từng đôi một, tổ nào có nhiều bạn giữ được thăng bằng ở trong vòng tròn là tổ đó thắng và được biểu dương 
- Đi theo hàng dọc thành vòng tròn , vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu
 Hoạt động ngoài giờ
 Chủ điểm: Yêu đất nước Việt Nam
I / .Mục tiêu:
- HS biết được một số cảnh đẹp của đất nước. 
- HS biết yêu thiên nhiên cảnh đẹp của quê hương mình. 
II / Hoạt đông trên lớp 
* Tổ chức cho học sinh thảo luân nhóm thi kể tên về các cảnh đẹp của dất nước. 
- Chia lớp thành các nhóm lớn , nhóm nào kể được nhiều tên cảnh đệp của đất nước hơn thì nhóm đó thắng cuộc. 
Cảnh đẹp đất nước là:Hồ Gươm ở hà Nội ,Vịnh Hạ Long ở Hạ Long một kỳ quan của thế giới,Chùa Hương ở Hà Tây,Động Phong Nha ở Quảng Bình ,Chùa Thiên Mụ ở Huế,địa đạo Củ Chi ở Thành phố Hồ Chí Minh 
- Giáo viên nhân xét – tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
*Ở địa phương em có những cảnh đẹp nào? 
*Cho HS chơi trò chơi “Tìm cảnh đẹp đất nước”
Học sinh chơi. 
*Liên hệ- Giáo dục:
Em cò yêu cảnh đẹp, quê hương của em không? 
Vậy bây giờ còn nhỏ thì em phải làm gì để cho quê hương em ngày càng giàu đẹp?
*Tổng kết -Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19son.doc