Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm

 Đạo Đức Thứ hai ngày27/2/2006

 GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ( t.2)

1. MỤC ĐÍCH :

 1. Kiến thức:

- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội.

 2. Thái độ:

 - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.

 - Đồng tình, khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng, không đồng tình với những người chưa tham gia hoặc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng.

 3. Hành vi:

 - Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng.

 - Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Nội dung trò chơi Ô chữ kì diệu.

- Nội dung một số câu chuyệnvề tấm gương giữ gìn các công trình công cộng.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Đạo Đức	Thứ hai ngày27/2/2006
	GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ( t.2)
1. MỤC ĐÍCH : 
	1. Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội.
	2. Thái độ: 
	- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
	- Đồng tình, khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng, không đồng tình với những người chưa tham gia hoặc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng.
	3. Hành vi:
	- Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
	- Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nội dung trò chơi Ô chữ kì diệu.
- Nội dung một số câu chuyệnvề tấm gương giữ gìn các công trình công cộng.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Vì sao phải giữ gìn các công trình công cộng?
+ Gọi HS đọc nội dung bài học.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
2.Bài mới
+ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài Giữ gìn các công trình công cộng. 
Trình bày bài tập:
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả điều tra tại địa phương về hiện trạng, về vệ sinh của các công trình công cộng.
- Nhận xét bài về nhà của HS, tổng hợp ý kiến của HS.
Kể tên các tấm gương:
- Yêu cầu HS kể về các tấm gương, mẩu chuyện nói về việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
- Nhận xét về bài kể của HS.
- Kết luận:Để có các công trình công cộng sạch đẹp đã có rất nhiều người phải đổ xương máu. Bởi vậy mỗi người chúng ta còn phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng đó.
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK
-2 HS trả lời.
- HS theo dõi.
- HS trình bày:
- HS dưới lớp bổ sung nhận xét.
- HS kể, ví dụ: 
+ Tấm gương các chiến sĩ công an truy được kẻ trộm tháo ốc đường ray.
+ Các bạn HS tham gia thu dọn rác cùng các bác trong tổ đân phố nhà trường.
- HS dưới lớp lắng nghe.
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc.
 4
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- Về nhà thực hành tốt bài học.
- Chuẩn bị bài : Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
- GV nhận xét tiết học.
	Tập đọc	
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên viết tắc của tổ chức UNICEF (u-ni-xép). Biết đọc đúng một bản tin (thông báo tin vui) – giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.
	2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
3. Nắm được nộu dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đăïc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	Tranh về an toàn giao thông do HS trong lớp tự vẽ.
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
4
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc lòng 1 khổ thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và trả lời câu hỏi:
+ Người mẹ làm những cộng việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
+ Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con.
- GV Nhận xét và cho điểm từng HS.
2.Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn luyện đọc :
- GV ghi bảng: UNICEF, đọc u-ni-xép
- GV giải thích: UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc.
- GV nói: 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt những nội dung đáng chú ý của bản tin. Vì vậy, sau khi đọc tên bài, các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc vào bản tin.
 - Đọc từng đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng câu dài:
+ UNICEF Việt Nam là báo Thiếu niên Tiền phong / vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề / “Em muốn sống an toàn”.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
 - Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài – giọng âu yếm, dịu dàng, dầy tình yêu thương. Nhấn giọng những từ ngữ gơi tả.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài theo nhóm.
+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
+ Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
+ Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
+ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
+ Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?
+ GV chốt: Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng:
 • Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc.
 • Tóm tắt thật gọn gàng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm, học thuộc lòng:
- Yêu cầu HS đọc bài, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với một bản thông báo tin vui : nhanh, gọn, rõ ràng.
- GV đọc diễn cảm đoạn 1. 
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc đoạn tin.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Người mẹ nuôi con khôn lớn, người mẹ giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương. Những công việc này góp phần vào công cuộc chống mĩ cứu nước của toàn dân tộc.
+ Tình yêu của người mẹ với con: lưng đưa nôi, tim hát thành lời – Mẹ thương a-kay – mặt trời của mẹ mằn trên lưng. Hi vọng của mẹ với con: Mai sâu con lớn vung chày lún sân.
- Cả lớp đọc đồng thanh u-ni-xép.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc 6 dòng mở đầu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lần).
- Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
- HS đọc thầm từng đoạn gắn với mỗi câu hỏi và trả lời. Đại diện mỗi nhóm lên trả lời trước lớp.
+ Em muốn sống an toàn.
+ Chỉ trong vòng 4 thánh đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về ban tổ chức).
+ Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú : Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ an toàn, Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường, Chở ba người là không được, . . .+ Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp : màu sắc tươi tắn, bố cụa rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các hoạ sĩ nhỏ chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo nên bất ngờ.
+ HS trả lời.
+ Theo dõi.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc đoạn 1.
 - Một vài học sinh thi đọc doạn tin trước lớp.
 5
Củng cố, dặn dò:
- Tên viết tắt của Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc là gì?
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bản tin.
- Chuẩn bị bài : Đoàn thuyền đánh cá.
- Nhận xét tiết học.
	Toán	
	LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh rèn kĩ năng:
- Cộng phân số.
- Trình bày lời giải bài toán.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK, phấn, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3
4
1.Kiểm tra bài cũ :
- Nêu cách cộng hai phân số khác mẫu số.
- Cộng hai phân số sau: 
 ; ; 
- Nhận xét và cho điểm HS.
Củng cố kĩ năng cộng phân số:
- GV ghi lên bảng: 
Tính: ; 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng hai phân số có cùng mẫu số.
- Cách cộng hai phân số khác mẫu số.
- Yêu cầu HS thực hiện hai phép tính trên
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS phát biểu cách cộng hai phân số có cùng mẫu số.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS phát biểu cách cộng hai phân số có cùng mẫu số.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 3.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Củng cố- Dặn dò 
Giáo viên hệ thống lại bài 
- Nhận xét tiết học 
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
- Theo dõi.
- Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta qui đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.
- 2 em lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện vào bảng con.
= 
- HS nhận xét bài bạn làm đúng / sai.
- Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
 ; 
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta qui đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
- Rút gọn rồi tính.
- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
- Một vài HS giải thích cách làm của mình.
- 1 HS đọc thà ... ûng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
 ;
- Tính theo mẫu.
- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
; 
- Một vài HS giải thích cách làm của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
 Thời gian ngủ của bạn Nam là:
 (ngày)
 Đáp số: ngày
- 1 ngày = 24 giờ
 ngày = 9 giờ
Vậy 1 ngày bạn Nam ngủ 9 giờ.
 4
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc trừ hai phân số có khác (cùng) mẫu số. 
- Về nhà làm bài tập 2 (câu c; d), bài 4/131.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
Môn : Tập làm văn
TÓM TẮT TIN TỨC
I. MỤC TIÊU : 
	Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
	Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Bảng phụ ghi lời giải BT (phần nhận xét).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
 2.
3
1.Kiểm tra bài cũ:
	2 học sinh lần lượt đọc 4 đoạn văn mà em đã giúp bạn Hồng Nhung hoàn chỉnh bài văn ở tiết tập làm văn trước.
	GV nhận xét + cho điểm.
2.Giới thiệu bài: 
Để có những tư liệu phục vụ học tập, phục vụ cuộc sống mỗi em thường có 1 cuốn sổ tay để ghi chép những điều cần thiết. Chúng ta không thể ghi một cách đầy đủ, chi tiết tất cả thông tin. Chúng ta cần ghi một cách ngắn gọn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách tóm tắt tin tức.
Phần nhận xét:
a) Làm bài tập 1:
- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 1.
- GV giao việc: 
- Cho học sinh làm việc.
* Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn có mấy đoạn?
* Xác định sự việc chính được nêu ở mỗi đoạn. Tóm tắt mỗi đoạn bằng một hoặc hai câu?
- GV nhận xét + chốt lời giải đúng.
Đoạn
1
2
3
4
Sự việc chính
Cuộc thi vẽ em muốn sống an toàn vừa được tổng kết.
Nội dung, kết quả cuộc thi.
Nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
Năng lực hội hoạqua cuộc thi.
Tóm tắt nội dung
UNICEF, báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ em muốn sống an toàn.
Trong 4 tháng có 50000 bức tranh của thiếu nhi giải tán.
Tranh vẽ cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú.
Tranh dự thi có ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
* Tóm tắt toàn bộ bản tin.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- GV nhận xét khen những học sinh tóm tắt tốt.
b) Làm bài tập 2:
- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 2.
- GV giao việc: Các em có hai nhiệm vụ. Một là phải trả lời được thế nào là tóm tắt tin tức? Hai là nêu cách tóm tắt một tin tức.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét.
Ghi nhớ:
- Cho học sinh đọc ghi nhớ + đọc 6 dòng.
Phần luyện tập:
a) Làm bài tập 1:
- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 1.
- GV giao việc. 
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả làm bài.
- GV nhận xét + khen những học sinh trình bày hay.
b) Làm bài tập 2:
- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 2.
- GV giao việc: các em cần tómtắt bản tin bằng những số liệu, bằng những từ ngữ nổi bật, gây ấn tượng.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả làm bài.
- GV nhận xét + Chốt lại lời giải đúng.
- 17 – 11 – 1994, Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
- 29 – 11 – 2000, được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, trong đó nhấn mạnh về giá trị địa chất, địa mạo.
- Việt Nam rất quan tâm và bảo tồn phát huy giá trị di sản trên đất nước mình.
- 1 học sinh đọc, cả lớp lắng nghe.
- Theo dõi.
- HS đọc bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn (trang 54, 55).
- Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn có 4 đoạn.
- Học sinh phát biểu ý kiến,
- Lớp nhận xét.
- HS suy nghĩ viết ra giấy nháp lời tóm tắt bản tin.
- Học sinh lần lượt đọc bản tóm tắt.
- Lớp nhận xét.
- 1 học sinh đọc to, lớp theo dõi trong SGK.
- Theo dõi.
- Học sinh suy nghĩ làm bài.
- Một số học sinh đọc bài làm.
- 4 học sinh đọc 4 nội dung cần ghi nhớ + 1 học sinh đọc 6 dòng in đậm đầu bản tin.
- 1 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 4 học sinh trình bày kết quả bài làm.
- Lớp nhận xét.
- 1 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Học sinh đọc 6 dòng in đậm đầu bản tin từng cặp trao đổi với nhau để viết tóm tắt cho bản tin Vịnh Hạ Long.
- 3 học sinh trình bày.
- Lớp nhận xét.
4
Củng cố, dặên dò :
- Cho học sinh nhắc lại tác dụng của việc tóm tắt tin, cách tóm tắt tin.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu về nhà viết lại vào vở.
- Đọc trước nội dung tiết tập làm văn tới.
	Khoa học	
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
- Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ ánh sáng rất cần thiết cho sự sống của con người, động vật và ứng dụng kiến thức đó trong cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Khăn dài sạch.
- Các hình minh hoạ trang 96, 97 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi thảo luận.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
 1.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Aùnh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của thực vật?
+ Điều gì sẽ xảy ra vơi thực vật nếu không có ánh sáng?
- Nhận xét và cho điểm.
2.Giới thiệu bài : 
Vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm yêu cầu trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi: 
+ Aùnh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người?
+ Tìm những ví dụ chứng tỏ ánh sáng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người? 
- GV kết luận: Tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời.
+ Cuộc sống con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng Mặt Trời?
+ Aùnh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người?
Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Treo bảng phụ có ghi sẵn các câu thảo luậïn.
- Yêu cầu HS trao đổi, thao luận, thống nhất câu trả lời và ghi ra giấy.
+ Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?
+ Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày.
+ Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loại động vật đó?
+ Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng?
- Kết luận: Loài vật cần ánh sáng để di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh. Aùnh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số loài động vật.
- HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi theo yêu cầu cầu GV.
- HS học nhóm trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi.
+ Aùnh sáng giúp giúp ta: nhìn thấy mọi vật, phân biệt được màu sắc, phân biệt được kẻ thù, phân biệt được các loại thức ăn, nước uống , nhìn thấy các hình ảnh của cuộc sống, . . .
+ Aùnh sáng còn giúp cho con người khoẻ mạnh, có thức ăn, sưởi ấm cho cơ thể, . . .
+ Nếu không có ánh sáng Mặt Trời thì Trái Đất sẽ tối đen như mực. Con người sẽ không nhìn thấy mọi vật, không tìm được thức ăn nước uống động vật sẽ tấn công con người
+ Aùnh sáng tác động lên mỗi chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Nó giúp chúng ta có thức ăn, sưởi ấm vá cho ta khoẻ mạnh. Nhờ có ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên.
- HS học nhóm.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Tên một số động vật mà em biết: chim, hổ, báo, hươi. Mèo. . . Những con vật đó cần ánh sáng để di cư đi nơi khác tránh rét, tránh nóng, tìm thức ăn nước uống, chạy trốn kẻ thù.
+ Động vật kiếm ăn vào ban đêm: mèo, chuột, éch, nhái, . . . 
- Động vật kiếm ăn vào ban ngày: gà, vịt trâu, bò, thỏ, khỉ, . . .
+ Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác nhau, có loài cần ánh sáng, có loài ưa bóng tối.
+ Trong chăn nuôi người ta còn dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày, và kích thích cho gà ăn được nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng.
5
Củng cố, dặn dò :
- Aùnh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người?
- Aùnh sáng cần cho đời sống của động vật như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Hoạt động ngoài giờ 
Tổng kết chủ điểm 
I / Nhận xét các việc học sinh đã làm được và làm còn chưa tốt 
* Ưu điểm:
- Học sinh tích cực tham gia các phong trào của đội, của trường đề ra . 
- Giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp, có ý thức bảo vệ của công . 
- Biết đoàn kết gúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn . 
* Tồn tại: 
- Một số em còn nhút nhát, e dè khi tham gia các hoạt động , chưa thực sự cọi đó là những công việc của mình phải làm. Mà nhiều em còn hời hợt khi tham gia vào công việc của trường của lớp. 
* Giáo viên nhắc nhở HS lần sau rút kinh nghiệm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24 Diem.doc