TOÁN:SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I . MỤC TIÊU
- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu so sánh hai số tự nhiên
xếp thứ tự của các số tự nhiên .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Bài cũ
2. Bài mới
Giới thiệu:
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên
a)Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau: 100 – 99
+ số 100 có mấy chữ số?
+ Số 99 có mấy chữ số?
+ Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau?
b)Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau:
+ GV nêu ví dụ: 25136 và 23894
+ Yêu cầu HS nêu số chữ số trong hai số đó?
+ Cho HS so sánh từng cặp số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải như SGK và kết luận 23894 > 25136
TUẦN 4 Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2011 TOÁN:SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN I . MỤC TIÊU - Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu so sánh hai số tự nhiên xếp thứ tự của các số tự nhiên . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 5’ 33’ 2’ 1.Bài cũ 2. Bài mới Giới thiệu: Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên a)Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau: 100 – 99 + số 100 có mấy chữ số? + Số 99 có mấy chữ số? + Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau? b)Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: + GV nêu ví dụ: 25136 và 23894 + Yêu cầu HS nêu số chữ số trong hai số đó? + Cho HS so sánh từng cặp số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải như SGK và kết luận 23894 > 25136 GV kết luận. + GV vẽ tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát và nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định - GV đưa bảng phụ có viết nhóm các số tự nhiên như trong SGK - Yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn & theo thứ tự từ lớn đến bé vào bảng con. H: Tìm số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số đó? - Y/C HS giải thích cách làm - GV chốt ý. Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: (Cột1) - GV lần lượt ghi từng phần để HS so sánh. - Nhận xét bài làm của HS sau mỗi lần giơ bảng. Bài tập 2: (a,c) - Nhận xét bài làm của HS trên bảng phụ Bài tập 3: (a) - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. 3.Củng cố, dặn dò Y/C HS nêu cách so sánh hai số tự nhiên? Dặn HS: Chuẩn bị bài: Luyện tập Làm bài trong VBT - 3HS nối tiếp nêu. - 1 HS nêu. - HS so sánh. - HS theo dõi, lắng nghe. - HS nối tiếp nhau nêu nhận xét. - HS làm việc với bảng con - HS nối tiếp nhau phát biểu, hs khác bổ sung nhận xét. - HS theo dõi, lắng nghe. - HS làm bài vào bảng con. - Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả - 2 HS làm bài trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ. - 1HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. -2 HS TẬP ĐỌC: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I. MỤC TIÊU: - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân,vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.( trả lời các câu hỏi trong SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh SGK. - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra - HS đọc bài: Người ăn xin. - Bài văn có nội dung gì? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài - Gv giới thiệu chủ điểm: Măng mọc thẳng, quan sát tranh minh hoạ. - Gv giới thiệu truyện đọc mở đầu của chủ điểm: Một người chính trực. b. Luyện đọc - GV đọc mẫu. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài + Đoạn 1 H: Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? Em hiểu chính trực là người ntn? - 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Lắng nghe, theo dõi. - 1 HS khá đọc bài - Chia đoạn -Đọc nối tiếp từng đoạn lần 1. - Luyện đọc từ khó đọc. -Đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó . - HS đọc nhóm đôi theo đoạn. - 2HS đọc cả bài. - 1HS đọc đoạn 1, HS cả lớp đọc thầm. - HS nối tiếp phát biểu, bộ sung nhận xét cho nhau + Đoạn 2 H:Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc Ông? - Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao? - 1HS đọc đoạn 2. HS cả lớp đọc thầm. - HS nối tiếp phát biểu, bộ sung nhận xét cho nhau + Đoạn 3 H: Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? H: Câu chuyện ca ngợi ai? Người đó như thế nào? H: Ý chính của bài? d. Hướng dẫn đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu đoạn đọc diễn cảm. - T/C cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, đánh giá HS đọc bài bằng điểm số. 3. Củng cố, dặn dò: - Câu chuyện có nội dung gì? - Về đọc bài, chuẩn bị bài sau - HS đọc đoạn 3, HS cả lớp đọc thầm. -1 HS đọc to câu 2/ SGK. - HS nối tiếp phát biểu, bộ sung nhận xét cho nhau - 4 HS nhắc lại nội dung bài. - HS theo dõi và lắng nghe. -HS luyên đọc cặp đôi đoạn diễn cảm - HS đọc cá nhân. - Nhận xét, đánh giá bạn đọc. - 2 HS nêu. - HS đọc cả bài. TIẾNG VIỆT: VIẾT THƯ I. Mục tiêu: Ôn tập về văn viết thư. HS biết cách trình bày một bức thư. I Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: YC HS trình bày trước lớp nội dung một bức thư thường gồm những phần nào. 2. Luyện tập: Đề bài: Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay. * Củng cố về cách trình bày một bức thư - 2-3 HS trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng. - HS viết bài vào vở - 2-3 HS đọc bài viết của mình trước lớp. Cả lớp nhận xét - GV chấm bài một số em. Nhận xét bài viết của HS. ĐAO ĐỨC:VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP. (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK Đạo đức. - Vở BT Đạo đức. - Các mẩu chuyện liên quan đến nội dung bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2’ 5’ 31’ 2’ 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 3. Bài mới: a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - GV cho HS làm BT 2. - GV kết luận và khen những em biết vượt khó khăn trong học tập. - GV cho HS làm BT 3. b) Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. - GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng. - GV kết luận: - GV kết luận chung c) Các hoạt động nối tiếp: - Trò chơi: Phóng viên nhỏ: (Nội dung như BT 1 ,2 ,3 ,4; vở BT Đạo đức). 4.Củng cố - Dặn dò: Về nhà thực hành theo bài học. - 3 HS đọc ghi nhớ. - HS thảo luận nhóm4. - Đại diện nhóm trình bày – HS cả lớp nhận xét. - HS thảo luận nhóm đôi. - Một số HS trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét bổ xung. - HS làm BT 4 và nêu khó khăn và biện pháp mà em đã khắc phục để học tốt. - Hs chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV. Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2011 TOÁN:LUYỆN TẬP I .MỤC TIÊU: - Viết và so sánh được các số tự nhiên. - Bước đầu làm quen dạng x < 5, 2 < x < 5 với x là số tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 38’ (12’) (12’) (14’) 2’ Bài luyện tập Bài tập 1: GV cho học sinh làm bảng con. Sau đó chữa bài. - Nhận xét bài làm của HS sau mỗi lần giơ bảng. Bài tập 3: - Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp Bài tập 4: Ghi bảng x < 5 và hướng dẫn HS đọc x bộ hơn 5. - GV cùng 1 HS làm mẫu. - Thu vở-chấm. - Nhận xét chung bài làm của HS. Củng cố H: Nêu lại cách so sánh hai số tự nhiên? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Yến, tạ, tấn Làm bài trong VBT. - HS làm bài vào bảng con. - HS chữa bài. - 2 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm vàovở. - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp - HS theo dõi mẫu. - HS tự làm bài tập 4 phần b vào vở. - 2HS nêu TẬP ĐỌC: TRE VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm. - Hiểu ND: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.( trả lời được các câu hỏi 1,2; thuộc khoảng 8 dòng thơ). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HĐ của GV HĐ của HS 5’ 33’ 2’ 1. Kiểm tra: HS đọc bài: Một người chính trực. Nêu nội dung bài. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: ...ghi tên bài. b. Luyện đọc: - Rèn đọc đoạn. - Gv đọc mẫu. c. Tìm hiểu bài: * Đoạn 1: H: Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam? * Đoạn 2, 3: H: Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam là tính cần cù? H: Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam? H: Những hình ảnh nào của tre gợi lên tính ngay thẳng? *Đoạn 4: H: Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao? H: Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì? H: Bài thơ có nội dung gì? d. Hướng dẫn đọc diễn cảm + học thuộc lòng - Gv hướng dẫn: Đọc giọng nhẹ, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng những từ ngữ: không đứng khuất mình, vẫn nguyên cái gốc, .... - GV đọc mẫu. 3. Củng cố, dặn dò - Bài thơ ca ngợi gì? GV liên hệ: Tre là một hình ảnh đẹp được các nhà thơ.... - Chuẩn bị bài sau. - 2 HS. - Lắng nghe, theo dõi - 1 HS khá đọc, cả lớp đọc thầm - 1 HS khá đọc bài - Chia đoạn -Đọc nối tiếp từng đoạn lần 1. - Luyện đọc từ khó đọc. -Đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó . - HS đọc nhóm đôi theo đoạn. - HS đọc cả bài (1-2 em). - 1HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm - HS nối tiếp phát biểu, HS khác bổ sung nhận xét. - 1HS đọc đoạn 2,3, cả lớp đọc thầm - HS nối tiếp phát biểu, HS khác bổ sung nhận xét. - 1HS đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm - HS nối tiếp phát biểu, HS khác bổ sung nhận xét. - HS nêu. - HS theo dõi. - Hs đọc cả bài. - HS đọc đoạn thơ mình thích. - HS đọc nhẩm thuộc đoạn mình thích. - Hs thi đọc học thuộc lòng. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau( từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau( từ láy ). - Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản( BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho( BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HĐ của GV HĐ của HS 3’ 35’ 2’ 1. Kiểm tra - Thế nào là từ đơn, từ phức? Lấy ví dụ. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài:.....ghi tên bài. b. Hình thành khái niệm: * Nhận xét: - Cho HS đọc yêu cầu. - Hãy thực hiện yêu cầu dựa vào gợi ý. - GV cho HS chữa từng dòng. - GV có thể giải thích để HS thấy rõ từ do các tiếng có nghĩa tạo thành. -> Chốt: * Ghi nhớ: - Lấy ví dụ từ ghép, từ láy? c. Hướng dẫn luyện ... ị yến. Những đơn vị nhỏ hơn kg, HS tự lờn bảng điền vào mối quan hệ giữa cỏc đơn vị để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như trong SGK H:Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp mấy lần đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn liền nó? H: Mỗi đơn vị đo khối lượng đều bằng 1 phần mấy đơn vị đo khối lượng lớn hơn liền nó? - Tiếp tục cho HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng để HS ghi nhớ bảng này. Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm theo từng cột. Bài tập 2: HS làm bài rồi chữa bài. (Lưu ý học sinh nhớ ghi tên đơn vị trong kết quả tính . VD: 380g + 195g = 575g Củng cố Yêu cầu HS thi đua đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng theo chiều từ lớn đến bộ & ngược lại. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Giây, thế kỉ - HS nêu - HS đọc: đê-ca-gam 1 dag = 10 g - HS đọc Dag g - HS nêu: tấn, tạ, yến - HS nêu - HS đọc - HS nêu - HS lên bảng để hoàn thành mối quan hệ giữa cỏc đơn vị nhỏ hơn kg. - Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn liền nó? - Mỗi đơn vị đo khối lượng đều bằng 1 phần 10 đơn vị đo khối lượng lớn hơn liền nó? - HS đọc - HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả - HS làm bài - HS sửa KỂ CHUYỆN:MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH I. MỤC TIÊU: - Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK ); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể ). - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa truyện trong bài. - Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG H§ DẠY CỦA GV H§ HỌC CỦA HS 5’ 33’ 2’ 1.Bài cũ: - Yêu cầu kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người. GV nhận xét, khen thưởng 2.Bài mới: * Họat động 1: Giới thiệu bài: * Họat động2: GV kể chuyện: GV kể lần 1 Giải nghĩa từ: -tấu: đọc thơ theo lối biểu diễn nghệ thuật -giàn hỏa thiêu: giàn thiêu người, một hình thức trình phạt dã man các tội phạm thời trung cổ ở các nước phương Tây GV kể lần 2. ( Trước khi kể yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu 1. Kể đến đọan 3, kết hợp giới thiệu tranh minh họa) * Họat động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. + GV: Dựa vào câu chuyện đã nghe cô kể, em hãy trả lời các câu hỏi sau: H: Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào? H: Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình? H: Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào? H: Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ? - Yêu cầu hs luyện kể theo nhóm.Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét ,tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện này cho người thân nghe. Chuẩn bị bài kc tuần 5. - 2 HS kể. - Cả lớp lắng nghe, nhận xét - HS nghe - HS đọc thầm yêu cầu 1 (câu hỏi a, b, c,d) - HS nối tiếp nhau nêu. - HS khác nhận xét, bổ sung. + HS kể chuyện theo nhóm luyện kể từng đọan và toàn bộ câu chuyện, + Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Đặt câu hỏi chất vấn lẫn nhau. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất . - Lắng nghe và thực hiện ở nhà. Thứ 6 ngày 16 tháng 9 năm 2011 TOÁN GIÂY , THẾ KỈ I .Mục tiêu - Biết đơn vị giây, thế kỷ. - Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỷ và năm. - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỷ. II . Đồ dùng dạy học - Đồng hồ thật có đủ 3 kim chỉ giờ, phút, chỉ giây - Bảng vẽ sẵn trục thời gian (như trong SGK) III.Các hoạt động dạy học TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 38’ 2’ 1. Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu về giây - GV dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút & giới thiệu về giây - GV cho HS quan sát đồng hồ, yêu cầu HS chỉ kim giờ, kim phút. - Kim hoạt động liên tục trên mặt đồng hồ là kim chỉ giây. - Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây. Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút tức là 60 giây. - GV ghi 1 phút = 60 giây H: Kim chỉ giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền nó hết 1 giờ. Vậy 1 giờ = phút? - GV chốt: - GV tổ chức hoạt động để HS có cảm nhận thêm về giây. Hoạt động 2: Giới thiệu về thế kỉ - GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là “thế kỉ”. GV vừa nói vừa viết lên bảng: 1 thế kỉ = 100 năm, yêu cầu vài HS nhắc lại - Cho HS xem hình vẽ trục thời gian & nêu cách tính mốc các thế kỉ: + Ta coi 2 vạch dài liền nhau là khoảng thời gian 100 năm (1 thế kỉ) + GV chỉ vào sơ lược tóm tắt: từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất. (yêu cầu HS nhắc lại) + Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ 2. (yêu cầu HS nhắc lại) H: Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? H: Hiện nay chúng ta đang ở thế kỉ thứ mấy? Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm rồi chữa bài. Bài tập 2:( a, b) - Yêu cầu HS làm bài rồi chữa bài. - Yêu cầu HS trình bày bài một cách đầy đủ. VD: Bác Hồ sinh năm 1980, Bác Hồ sinh vào thế kỉ XX 3.Củng cố 1 giờ = phút? 1 phút = giây? H: tuổi của em hiện nay? H: Năm sinh của em thuộc thế kỉ nào? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập Làm bài trong VBT - HS chỉ - 1 giờ = 60 phút - Vài HS nhắc lại - HS hoạt động để nhận biết thêm về giây - Vài HS nhắc lại - HS quan sát - HS nhắc lại - Thế kỉ thứ XX Thế kỉ thứ XXI - HS làm bài -Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả - HS làm bài - HS sửa - HS nối tiếp trả lời. TẬP LÀM VĂN: XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN I. Mục đích, yêu cầu: Dựa vào gợi ý của nhân vật và chủ đề( SGK ), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gữi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, VBT III. Các hoạt động dạy học: TG HĐ củaGV HĐ của HS 3’ 35’ 2’ 1. Kiểm tra: H:Cốt truyện là gì? Cốt truyện gồm mấy phần? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập Đề bài - GV ghi bảng. * Xác định yêu cầu của đề: - GV gạch chân: tưởng tượng, kể lại vắn tắt ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, bà tiên. * Lựa chọn chủ đề: -Yêu câu HS đọc thầm gợi ý SGK để lựa chọn chủ đề. - Em đã lựa chọn chủ đề gì? * Thực hành xây dựng cốt truyện - GV phân tích mẫu theo chủ đề. chủ đề. - GV nhận xét bổ sung. Lưu ý Hs khi ghi cốt truyện cần ghi vắn tắt. - GV chấm. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn lại bài và xem trước bài TLV tiết sau. - 2HS trả lời. - HS khác nhận xét. - HS đọc đề. - HS đọc thầm và gạch chân các từ trọng tâm. - HS đọc thầm. - 1 HS đọc to. - HS nêu. - HS theo dõi. - HS làm cá nhân VBT. - 1 HS làm mẫu. - Hs làm việc nhóm đôi. - HS trình bày. - HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện. - HS lắng nghe. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I. MỤC TIÊU: - Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép ( có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại )- BT1, BT2. - Bước đầu nắm được ba nhóm từ láy ( giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần)- BT3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Từ điển, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG HĐ của GV HĐ của HS 3’ 35’ 2’ 1. Kiểm tra - Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ? - Thế nào là từ láy? Cho ví dụ? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: ...,ghi tên bài. b. Hướng dẫn luyện tập: -Bài 1 -Bài yêu cầu gì? GV nhận xét, chữa. -> C2:Thế nào là từ láy có nghĩa tổng hợp? Thế nào là từ ghép có nghĩa phân loại? Bài 2 - GV giải thích yêu cầu và mẫu. - Gv chấm VBT. - Có mấy loại từ ghép? Bài 3 -GVchấm điểm -> Chốt : Có mấy kiểu từ láy? 3. Củng cố, dặn dò: - Có mấy kiểu từ ghép? mấy kiểu từ láy? - HS đọc yêu cầu. - HS làm vở bài tập. - HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày. - HS đọc thầm yêu cầu. - HS làm VBT. - Làm nhóm đôi. - HS trình bày. - HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. CHÍNH TẢ: ( Nhớ – viết) TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. MỤC TIÊU: - Nhớ - viết đúng 10 dòng đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Làm đúng BT2(a/b) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 2. Dạy bài mới: TG HĐ của GV HĐ của HS 5’ 33’ 2’ 1. Kiểm tra: Viết bảng con tên các con vật hoặc tên các đồ vật trong nhà có âm đầu ch/tr. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài:.....ghi tên bài. b. Hướng dẫn chính tả - Gv đọc mẫu lần 1. - Gọi HS phát âm, phân tích từ cơn nắng, rặng dừa, sâu xa, nghiêng soi. c. Viết chính tả - Hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày thể thơ lục bát. d. Hướng dẫn chữa, chấm - Gv đọc soát lỗi 1 lần. - Kiểm tra lỗi. - Hướng dẫn chữa lỗi. - Gv chấm vở. đ. Hướng dẫn bài tập Bài 2: - GV chấm, chữa. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS làm bài còn lại trong VBT. - Cả lớp nhẩm thầm. - 1 HS đọc bài. - HS nối tiếp nhau phát âm và phân tích. - HS viết bảng con các từ: cơn nắng, rặng dừa, sâu xa, nghiêng soi. - HS tự nhẩm lại. - HS đọc bài. - HS viết bài vào vở. - HS soát. - HS ghi lỗi ra lề. - HS tự chữa lỗi. - HS đọc yêu cầu. - HS làm VBT. - HS theo dõi, lắng nghe. - HS theo dõi, lắng nghe. SINH HOẠT LỚP 1.Đánh giá hoạt động trong tuần. - Từng tổ nhận xét đánh giá nhau qua sổ theo dõi thi đua - Lớp trưởng nhận xét chung - Gv nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần * Ưu điểm : - Nề nếp học tập đã đi vào ổn định. - Thực hiện tốt kế hoạch đề ra. - Nhìn chung hs ngoan,lễ phép,chấp hành mọi nội quy của Trường, Lớp, Đội đề ra. - Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ. - Làm công tác trực tuần tốt. - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ,có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh - Thường xuyên kiểm tra việc học và làm bài ở nhà.Kiểm tra luỵên viết ở nhà. - Thi đua giành điểm 9,10 *.Tồn tại - Trong giờ học một số hs còn nói chuyện,thảo luận nhóm chưa nghiêm túc - Vệ sinh lớp học đôi lúc còn bẩn. - Chữ viết của 1 số em chưa đẹp 2 Triển khai kế hoạch tuần tới: - Triển khai kế hoạch tuần - Nhắc nhở hs đi học đầy đủ,đúng giờ. - Chăm sóc cây xanh,vệ sinh trường ,lớp sạch sẽ. - Tích cực thi đua học tập tốt. - Tiếp tục thu nộp các khoản tiền quy định. - Tích cực kiểm tra việc học và làm bài ở nhà của học sinh.
Tài liệu đính kèm: