Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 đến 10 - Trường TH Hương Long

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 đến 10 - Trường TH Hương Long

*Hoạt động 1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”

 Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa.(Các nhân vật :Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa).

 Mẹ Hoa (vẻ mệt mỏi nói với bố Hoa):

 -Bố nó này, tôi thấy hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Ông với tôi đều đã già yếu, năm nay thằng Tuấn lại thi đậu đại học, tôi thấy lo lắm. Hay là cho con Hoa nghỉ học ở nhà giúp tôi làm bánh rán?

 Bố Hoa (xua tay):

 -Không được đâu, việc học của chúng nó là quan trọng. Dù sao cũng phải cố gắng cho chúng đi học, dù trai hay gái bà ạ!

 

doc 228 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 đến 10 - Trường TH Hương Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG LONG
THÀNH PHỐ HUẾ – TT HUẾ
GIÁO ÁN LỚP BỐN
Đầy đủ các môn học cho 5 tuần lễ.
(TỪ TUẦN 6 ĐẾN TUẦN 10)
TUẦN 6
c a b d o0oc a b d
Thứ 2
Đạo đức
Toán
Tập đọc 
Khoa học 
Kĩ thuật 
Bày tỏ ý kiến tiết 2
Tiết 26 Luyện tập 
Nỗi dằn vặt của An - đ rây - ca
Một số cách bảo quản thức ăn
Khâu đột mau 
Thứ 3
Thể dục
Toán
LTVC
Kể chuyện
Lịch sử
Bài 11
Tiết 27 Luyện tập chung 
Danh từ chung và Danh từ riêng
Kể chuyện đã nghe đã đọc 
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần I
Thứ 4
Tập làm văn 
Toán
Tập đọc 
Khoa học 
Mĩ thuật
Trả bài Viết thư
Kiểm tra cuối chương 1 
Chị em tôi 
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Thứ 5
Thể dục
Luyện từ và câu 
Toán
Chính tả
Kĩ thuật
Bài 12 
Danh từ 
Phép cộng.
Người viết truyện thật thà
Khâu đột mau ( T2)
Thứ 6
 Toán 
Địa lí 
Tập làm văn 
Hát nhạc 
Phép cộng
Nhà Lí dời đô về Thăng Long.
Luyện tập xây dựng đoạn văn kểchuyện.
Bài 6
 Thứ hai ngày tháng năm 20
Đạo Đức : BÀY TỎ Ý KIẾN Tiết: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
 Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa.(Các nhân vật :Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa).
 Mẹ Hoa (vẻ mệt mỏi nói với bố Hoa):
 -Bố nó này, tôi thấy hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Ôâng với tôi đều đã già yếu, năm nay thằng Tuấn lại thi đậu đại học, tôi thấy lo lắm. Hay là cho con Hoa nghỉ học ở nhà giúp tôi làm bánh rán?
 Bố Hoa (xua tay):
 -Không được đâu, việc học của chúng nó là quan trọng. Dù sao cũng phải cố gắng cho chúng đi học, dù trai hay gái bà ạ!
 Mẹ Hoa:
 -Nhưng cứ thế này thì làm sao đủ tiền chi tiêu hàng tháng. Lương hưu của ông liệu có đủ cho cả nhà ăn không?
 Bố Hoa đấu dịu:
 -Đấy là ý của tôi, còn bà muốn cho nó nghỉ học ở nhà thì bà cũng phải hỏi xem ý kiến nó như thế nào chứ!
 Mẹ Hoa gắt:
 -Việc gì phải hỏi. Mình là bố mẹ nó, mình có quyền quyết định, nó phải nghe theo chứ!
 Bố Hoa lắc đầu:
 -Không được đâu, bố mẹ cũng cần phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con chứ!
 Mẹ Hoa:
 -Thôi được, tôi sẽ hỏi ý kiến nó.
 Mẹ Hoa quay vào phía nhà trong gọi:
 -Hoa ơi, ra mẹ bảo.
 Hoa (Từ trong nhà chạy ra)
 -Mẹ bảo con gì ạ?
 Mẹ Hoa
 -Hoa ơi, mẹ có chuyện này muốn nói với con. Hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Anh con lại sắp đi học xa, rất tốn kém. Mẹ muốn con nghỉ học ở nhà giúp mẹ làm bánh bán thêm, con nghĩ sao?
 Hoa phụng phịu:
 -Mẹ ơi, con muốn được đi học cơ, bỏ học ở nhà buồn lắm! Các bạn con quanh đây chúng nó đều đi học cả mà mẹ.
 Mẹ Hoa thở dài:
 -Thế thì đào đâu ra gạo ăn để đi học.
 Hoa suy nghĩ một lát rồi nói:
 -Nếu nhà ta khó khăn thì con đi học một buổi, còn một buổi con phụ mẹ làm bánh, được không mẹ?
 Mẹ Hoa băn khoăn:
 -Nhưng như thế mẹ sợ con vất vả quá!
 Hoa cười:
 -Không sao đâu, con làm được mà mẹ.
 Bố Hoa:
 -Ý kiến con nó đúng đấy! Tôi tán thành. Bà cũng nên đồng ý như thế đi.
 Mẹ Hoa:
 -Thôi được, tôi đồng ý.
 Hoa cười sung sướng:
 -Con cảm ơn bố mẹ, con hứa sẽ học chăm hơn.
 GV kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó hkăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các con cũng cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
*Hoạt động 2: “ Trò chơi phóng viên”.
 Cách chơi :GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3- SGK/10.
 +Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em.
 +Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em.
 +Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm.
 +Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch.
 +Dự định của em trong hè này hoặc các câu hỏi sau:
 +Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích.
 +Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
 +Sở thích của bạn hiện nay là gì?
 +Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
 -GV kết luận:
 Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
*Hoạt động 3:
 -GV cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10) 
 -GV kết luận chung:
 +Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 +Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em.
 +Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết ở tổ, của lớp, của trường.
 -Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em.
 -Về chuẩn bị bài tiết sau.
-HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
-HS thảo luận:
+Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
-HS thảo luận và đại diện trả lời.
-Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm.
-HS cả lớp thực hiện.
Tiết : 26 	 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 -Giúp HS: Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột.
 -Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Các biểu đồ trong bài học.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 25, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: 
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
 -GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
 -Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?
 -Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ?
 -Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?
 -Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ?
 -Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư ?
 -Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ?
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS qua sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì ? 
 -Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ?
 -GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
 -GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ.
 -Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào ?
 -Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3.
 -GV: Chúng ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3.
 -GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2.
 -GV nêu lại vị trí đúng: Cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 2 ô.
 -GV hỏi: Nêu bề rộng của cột.
 -Nêu chiều cao của cột.
 -GV gọi 1 HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhận xét.
 -GV nhận xét, khẳng định lại cách vẽ đúng, sau đó yêu cầu HS tự vẽ cột tháng 3.
 -GV chữa bài.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe giới thiệu.
-Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
-HS dùng bút chì làm vào SGK.
-Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng.
-Đúng vì :100m x 4 = 400m
-Đúng , vì :tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán 300m , tuần 3 bán 400m , tuần 4 bán 200m .So sánh ta có : 400m > 300m > 200m.
-Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là 
300m – 200m = 100m vải hoa.
-Điền đúng.
-Sai, vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 300m – 100m = 200m vải hoa.
-Biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004.
-Tháng 7, 8, 9.
-HS làm bài vào VBT.
-HS theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
-Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.
-Tháng 2 và tháng 3.
-Tháng 2 tàu bắt được 2 tấn, tháng 3 tàu bắt được 6 tấn.
-HS chỉ trên bảng.
-Cột rộng đúng 1 ô.
-Cột cao bằng vạch số 2 vì tháng 2 bắt được 2 tấn cá.
-1 HS lên bảng vẽ, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp dùng viết chì vẽ vào SGK.
-HS cả lớp.
Tiết : 27 	LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố về: 
 -Viết số liền trước, số liền sau của một số.
 -Giá trị của các chữ số trong số tự nhiên.
 -So sánh số tự nhiên.
 ...  :
 * So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau 
 -GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó yêu cầu HS so sánh hai biểu thức này với nhau.
 -GV làm tương tự với các cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8, 
 -GV: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
 * Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân 
 -GV treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học.
 -GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng.
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
 -GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8 ?
 -Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 6 và b = 7 ?
 -Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 5 và b = 4 ?
 -Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a ?
 -Ta có thể viết a x b = b x a.
 -Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a ?
 -Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào ?
 -Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không ?
 -Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ?
 -GV yêu cầu HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân lên bảng.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết lên bảng 4 x 6 = 6 x £ và yêu cầu HS điền số thích hợp vào £ .
 -Vì sao lại điền số 4 vào ô trống ?
 -GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết lên bảng biểu thức 4 x 2145 và yêu cầu HS tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này.
 -GV hỏi: Em đã làm thế nào để tìm được 
4 x 2145 = (2100 + 45) x 4 ?
 -GV yêu cầu HS làm tiếp bài, khuyến khích HS áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau.
 -GV yêu cầu HS giải thích vì sao các biểu thức 
c = g và e = b.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống.
 -Với HS kém thì GV gợi ý:
Ta có a x £ = a, thử thay a bằng số cụ thể ví dụ
 a = 2 thì 2 x £ = 2, ta điền 1 vào £ , a = 6 thì 
6 x £ = 6, ta cũng điền 1 vào £ ,  vậy £ là số nào ?
Ta có a x £ = 0, thử thay a bằng số cụ thể ví dụ 
a = 9 thì 9 x £ = 0, ta điền 0 vào £ , a = 8 thì 
8 x £ = 0, vậy ta điền 0 vào £ ,  vậy số nào nhân với mọi số tự nhien đều cho kết quả là 0 ?
 -GV yêu cầu nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1, có thừa số là 0.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép nhân.
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-HS nghe.
-HS nêu 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35. vậy 5 x 7 = 7 x 5.
-HS nêu:
4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8 ; 
-HS đọc bảng số.
-3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau:
-Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32
-Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42
-Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 20
-Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a .
-HS đọc: a x b = b x a.
-Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
-Ta được tích b x a.
-Không thay đổi.
-Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
-Điền số thích hợp vào £ .
-HS điền số 4.
-Vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Tích 4 x 6 = 6 x £ . Hai tích này có chung một thừa số là 6 vậy thừa số còn lại 4 = £ nên ta điền 4 vào £ .
-Làm bài vào VBT và kiểm tra bài của bạn.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau.
-HS tìm và nêu:
4 x 2145 = (2100 + 45) x 4
-HS:
+Tính giá trị của các biểu thức thì 4 x 2145 và 
(2 100 + 45) x 4 cùng có giá trị là 8580.
+Ta nhận thấy hai biểu thức cùng có chung một thừa số là 4, thừa số còn lại 2145 = (2100 + 45),
vậy theo tính chất giao hoán của phép thì hai biểu thức này bằng nhau.
-HS làm bài.
-HS giải thích theo cách thứ hai đã nêu trên:
+Vì 3964 = 3000 +964 và 6 = 4 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên 3964 x 6 = (4 + 2) x (3000 + 964).
+Vì 5 = 3 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên ta có 
10287 x 5 = (3 +2) x 10287.
-HS làm bài: a x 1 = 1 x a = a
 a x 0 = 0 x a = 0
-HS nêu: 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó; 0 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là 0.
-2 HS nhắc lại trước lớp.
-HS.
Tiết :9 THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT 	
I.Mục tiêu :
 -Học xong bài này ,HS biết :Vị trí của Đà Lạt trên BĐ VN .
 -Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt .
 -Dựa vào lược đồ (BĐ) ,tranh, ảnh để tìm kiến thức .
 -Xác lập được mối quan hệ Địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
 -Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt (HS, GV sưu tầm )
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 GV cho HS hát .
2.KTBC :
 -Nêu đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó .
 -Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên.
 -Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng ?
 GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 1/.Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước :
 *Hoạt động cá nhân :
 GV cho HS dựa vào hình 1 ở bài 5, tranh, ảnh, mục 1 trong SGK và kiến thức bài trước để trả lời câu hỏi sau :
 +Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
 +Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét ?
 +Với độ cao đó Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào ?
 +Quan sát hình 1, 2 (nhằm giúp cho các em có biểu tượng về hồ Xuân Hương và thác Cam Li) rồi chỉ vị trí các điểm đó trên hình 3.
 +Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt .
 -GV cho HS trả lời câu hỏi trước lớp .
 -GV sửa chữa ,giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 *GV giải thích thêm cho HS: Nhìn chung càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm. Trung bình cứ lên cao 1000m thì nhiệt đô không khí lại giảm đi 5 đến 6 0c .Vì vậy , vào mùa hạ nóng bức ,những địa điểm nghỉ mát ở vùng núi thường rất đông du khách . Đà Lạt ở độ cao 1500m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ .Vào mùa đông ,Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở miền Bắc .
 2/.Đà Lạt-thành phố du lịch và nghỉ mát :
 *Hoạt động nhóm :
 -GV cho HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, vào hình 3 ,mục 2 trong SGK để thảo luận theo các gợi ý sau :
 +Tại Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát ?
 +Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát , du lịch ?
 +Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt .
 -GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .
 -Cho HS đem tranh , ảnh sưu tầm về Đà Lạt lên trình bày trước lớp .
 -GV nhận xét,kết luận.
 3/.Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt :
 * Hoạt động nhóm :
 -GV cho HS quan sát hình 4, các nhóm thảo luận theo gợi ý sau :
 +Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh ?
 +Kể tên các loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt .
 +Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa , quả, rau xứ lạnh ?
 +Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào ?
4.Củng cố :
 -GV cùng HS hoàn thiện sơ đồ sau : Các công trình phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, biệt thư,
khách sạn
Khí hậu
Quanh năm
Mát mẻ
Thiên nhiên
Vườn hoa,
rừng thông, thác nước
Đà Lạt
Thành phố nghỉ mát, du lịch, có nhièu loại rau, hoa trái
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau ôn tập .
 -Nhận xét tiết học .
-HS cả lớp hát .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét và bổ sung .
-HS lặp lại .
-HS cả lớp .
 +Cao nguyên Lâm Viên.
 +Đà Lạt ở độ cao 1500m .
 +Khí hậu quanh năm mát mẻ .
 +HS chỉ BĐ .
 +HS mô tả .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét ,bổ sung.
-HS các nhóm thảo luận .
-Các nhóm đại diện lên báo cáo kết quả .
-Các nhóm đem tranh ,ảnh sưu tầm lên trình bày trước lớp .
-Các nhóm khác nhận xét,bôû sung .
-HS các nhóm thảo luận .
 +Vì đa số dân Đà Lạt trồng hoa và rau xanh và trái câyt xứ lạnh, diện tích trồng rau rất lớn.
 +Hồng, cúc, lay-ơn, mi-mô-da, lan ; Dâu, đào ,mơ, mận, bơ; Cà rốt, khoai tây, bắp cải , su hào 
 +Vì Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm .
 +Cung cấp cho nhiều nơi và xuất khẩu.
-HS các nhóm đại diện trả lời kết quả.
-HS lên điền.
-Cả lớp nhận xét,bổ sung.
-HS cả lớp .
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 8
Kiểm tra chính tả, tập làm văn.
GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6-10.doc