Giáo án lớp 5 - Tuần 11 năm 2010

Giáo án lớp 5 - Tuần 11 năm 2010

I. Mục tiêu:

 - Học sinh đọc chôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn: giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ, chậm rãi.

 - Từ ngữ: săm soi, cầu viện,

 - Nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ chép đoạn: “Một sớm . đâu hả cháu”

III Các hoạt động dạy học.

 

doc 52 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 11 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Bài 21: Chuyện một khu vườn nhỏ
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh đọc chôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn: giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ, chậm rãi.
	- Từ ngữ: săm soi, cầu viện, 
	- Nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ chép đoạn: “Một sớm .. đâu hả cháu” 
III Các hoạt động dạy học.
GV
HS
1. Giới thiệu bài
 - Giới thiệu chủ điểm mới và bài học Chuyện một khu vườn nhỏ
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài. 
a) Luyện đọc.
- GV gọi HS khá, giỏi đọc.
- GV chia đoạn cho học sinh đọc nối tiếp. 
- Đoạn 1. Câu đầu .
- Đoạn 2. tiếp đến không phải là vườn.
- Đoạn 3. Còn lại.
- GV theo dõi sửa giọng cho học sinh, giúp HS giải nghĩa từ.
- GV cho HS đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài
b) Tìm hiểu bài.
- Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
- Những loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì?
-Vì sao khi thấy chim về đậu trên ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết 
- Em hiểu thế nào là “ Đất lành chim đậu”?
- Nêu nội dung chính của bài
c) HD đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS nêu cách đọc từng đoạn, cả bài.
- GV hướng dẫn cho Hs đọc phân vai đoạn 3.
- GV nhận xét, tuyên dương HS
3. Củng cố, dặn dò.
 - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét giờ ,
- Dặn HS về nhà đọc bài và chuẩn bị .
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm
- 1HS khá, giỏi đọc.
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn ( 2 lượt)
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài
+ HS trao đổi cặp trả lời
- ngắm nhìn cây cối.
- Cây quỳnh: lá dây, giữ được nước.
- Hoa ti gôn: Thò những cái dâu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.
- Hoa giấy: Bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng.
- Cây đa ấn Độ : bật ra những búp đỏ hang nhọn nhất, xoè những tán lá nâu rõ to, 
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn hoa.
- HS trao đổi cặp trả lời
- Là nơi đất tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đều sinh
- HS trao đổi cặp trả lời
+ Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu
- 3 Học sinh đọc nối tiếp
- HS nêu
- HS nêu cách đọc nhấn giọng , ngắt nghỉ
- Luyện đọc phân vai trong nhóm
- HS thi đọc phân vai.
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS nêu
Toán
Bài 51: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	- Củng cố kỹ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
	- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
	- Học sinh chăm chỉ học toán.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. ổn định:
2. Kiểm tra: 
- Cho HS chữa bài tập
- GV NX 	
3. Bài mới:	
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: 
Hướng dẫn học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Cho Học sinh tự làm cá nhân.
- Giáo viên chấm- nhận xét.
Bài 3: 
- Hướng dẫn học sinh tự so sánh và điền dấu 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 4: 
- Bài cho biết gì, hỏi gì?
- Muốn tìm số m vải người đó dệt được trong cả ba ngày cần tìm gì?
- Cho học sinh tóm tắt tự làm.
Giáo viên chấm- nhận xét
4. Củng cố:
	- Hệ thống nội dung.
	- Liên hệ - nhận xét.
5. Dặn dò:	
 Về học bài- làm vở bài tập.
Học sinh làm bài tập 3 (52)
- HS nêu yêu cầu
Học sinh làm cá nhân, chữa.
a) 15,32 + 41,69 + 8,44 = 57,01 + 8,44
 = 65,45
b) 27,05 + 9,38 + 11,23 = 36,43 + 11,23
 = 47,66
- HS nêuYC: Tính bằng cách thuận tiện.
- Học sinh làm cá nhân, chữa bảng.
a) 4,68 + 6,03 + 3,97= 4,68 + 10,00
 = 14,68
b)6,9 +8,4 +3,1+0,2=(6,9+3,1)+(8,4+ 0,2)
 = 10 + 8,
 = 18,6
c) 3,49 + 5,7 + 1,51 = (3,49 + 1,51) + 5,7
 = 5 + 5,7
 = 10,7
d)4,2+3,5+4,5 +6,8 =(4,2+6,8)+(3,5+ 4,5)
 = 11 + 8
 = 19
- HS nêu yêu cầu
- Học sinh tự làm, chữa bảng.
3,6 + 5,8 > 8,9
 9,4
5,7 + 8,8 = 14,5
 14,5
7,56 < 4,2 + 3,4
 7,6
0,5 > 0,08 + 0,4
0,5 0,48
- Học sinh đọc đề,
- HS trả lời
- HS trả lời
- Tóm tắt ,tự làm cá nhân.
Giải
Số m vải người đó dệt trong ngày thứ hai là:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Số m vải người đó dệt trong ngày thứ ba là:
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Số m vải người đó dệt được trong cả ba ngày là:
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số: 91,1 m
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Chính tả 
Bài 11: Nghe- viết: Luật bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
	- Nghe- viết đúng chính tả 1 đoạn trong bài: Luật Bảo vệ môi trường.
	- Ôn lại những tiếng có từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ ng.
II. Chuẩn bị:
- Bút dạ, giấy khổ to.	
- Phiếu bốc thăm ghi bội dung bài 1.
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài: 
- Nêu nội dung, yêu cầu tiết học, ghi bảng
3.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe- viết:
- Giáo viên đọc đoạn cần viết.
- Tìm hiểu nội dung:
+ Hoạt động bảo vệ môi trường gồm những việc làm nào?
- Cho HS viết từ khó: suy thoái, xấu, sử dụng, sạch đẹp 
- Hướng dẫn khi viết xuống dòng, viết hoa khoảng cách các chữ 
- Giáo viên đọc chậm cho HS viết
- Đọc toàn bài 1 lượt
- Chấm 1 số bài
- Nhận xét
3.2. Hoạt động 2: Làm bài tập
 Bài 2a
- Cho Hs làm nhóm: Tìm từ ngữ chứa các cặp tiếng đã cho trong bảng
- Nhận xét, chốt ý.
Bài 3a
- Cho thi nhóm: thi nhanh.
- Lớp chia làm 3 nhóm. (1 nhóm 3 em).
- Giáo viên phổ biến thi.
- Cho HS thi
- Nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn viết lại từ sai và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
- Học sinh đọc lại.
- Học sinh trả lời.
- HS đọc thầm, nêu từ khó viết suy thoái, xấu, sử dụng, sạch đẹp 
- 2 HS viết bảng, lớp viết nháp
- Học sinh viết
 - Hs soát lỗi ,chữa lỗi sai.
- HS đổi vở, chữa lỗi
- Đọc yêu cầu bài 2a.
- Học sinh thảo luận viết bảng phụ, cử đại diện trình bày
+ thích lắm/ nắm cơm
+ lấm tấm/cái nấm 
+ lương khô/ nương rẫy
+ khói lửa/một nửa
- Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Đọc yêu cầu bài 
- Cử đại diện lên viết nhanh: Các từ láy chứa âm đầu n 
+ náo nức, nô nức, nức nở, no nê, nết na..
- Lớp nhận xét
- Mỗi em viết 5 từ láy các nhóm vừa tìm vào vở
Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 11:Vẽ tranh: Đề tài ngày nhà giáo việt nam
I. Mục tiêu
- Giúp HS nắm dực cách chọn nội dung và cách vẽ
- HS vẽ được tranh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam
- HS yêu quý và kính trọng thầy cô giáoơ
II. Đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh về ngày nhà giáo Việt Nam
- Hình gợi ý cách vẽ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 GV
 HS
1. Kiểm tra
 - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
 - Nêu nội dung yêu cầu tiết học, ghi đầu bài
b. Hướng dẫn các hoạt động
* Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
- Hãy kể lại những hoạt động kỉ niệm nhà giáo Việt Nam của trường , lớp mình
- Treo tranh nói về đề tài nhà giáo Việt Nam
+ Để vẽ về đề tài nhà giáo Việt Nam, chúng ta nên chọn hình ảnh nào?
* Gv kết luận. Chọn một hoạt động chính trong ngày 20-11 để vẽ thành tranh
* Hoạt động 2:Cách vẽ tranh 
- Hãy nêu cách vẽ 1 bức tranh
- GV treo hình gợi ý các bước vẽ, hướng dẫn Hs cách chọn và sắp xếp hình ảnh, trình bày
* Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu HS thực hành vẽ trên vở một bức tranh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam
- GV quan sát , góp ý thêm cho HS
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Cho HS trưng bày bài vẽ
- GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ và gợi ý nhận xét
+ Cách chọn nội dung
+ Cách sắp xếp các hình vẽ
+ Cách vẽ hình, vẽ màu
- GV nhận xét, đánh giá
3, Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
-Tuyên dương em có bài vẽ đẹp
- Dặn chuẩn bị bài sau
- 1 số HS kể
+ Lễ mít tinh, văn nghệ của hs và gv
- HS quan sát , nhận xét
+ Quang cảnh sân trường đông vui, nhộn nhịp
+ Chúng em múa hát mừng nhà giáo Việt Nam
- 1 vài HS nêu đề taì mình chọn vẽ
+ HS nêu cách vẽ:Gồm 4 bước
- Tìm hìn ảnh
- Vẽ hình ảnh chính trước
- Vẽ hình ảnh phụ sau
- Vẽ màu tươi sáng
- HS thực hành vẽ
- HS trưng bày
- HS quan sát , nhận xét
- Đánh giá sản phẩm của mình, của bạn
Lịch sử
ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân pháp 
xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 – 1945 và ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó.
	- Kính trọng và biết ơn các anh hùng dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ, hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:	
GV
HS
1. ổn định:
2. Kiểm tra: 
 ? Nêu ý nghĩa lịch sử ngày 2/9/1945.
3. Bài mới:	
a.Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn học sinh ôn tập.
- YC Học sinh đọc câu hỏi 1, 2, 3.
- Hướng dẫn học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên treo bảng thống kê dán từng nội dung một.
? Gọi học sinh trình bày nội dung.
- Giáo viên bóc nội dung ở bài thống kê.
- Học sinh trình bày
- Học sinh nối tiếp đọc câu hỏi 1, 2, 3.
- Học sinh kiểm tra bảng thống kê cá nhân đã làm ở nhà.
- Học sinh trình bày.
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
Nội dung cơ bản (hoặc ý nghĩa lịch sử) của sự kiện
Các nhân vật lịch sử tiêu biểu
1/9/1858
Pháp nổ súng xâm lược nước ta
Mở đầu quá trình Thực dân Pháp xâm lược
1859 – 1864
-Phong trào chống Pháp của Trương Định
- Phong trào nổ ra từ những ngày đầu khi Thực dân Pháp vào đánh chiếm Gia Định.
Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định
3/2/1930
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
- Cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo.
8/1945
Cách mạng tháng 8
- Ngày 19/8 là ngày kỉ niệm cách mạng tháng 8 của nước ta.
2/9/1945
Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình.
- Tuyên bố với toàn thể quốc dân  quyền tự, do, độc lập. 
Câu 4: ? Nêu tên sự kiện lịch sử tương ứng với các năm trên trục thời gian.
b) Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi. Ô chữ kì diệu: (Tuyên Ngôn độc lập.)
- Điền tên các nhân vật, sự kiện vào các hàng ngang, điền đày đủ sẽ có ô chữ hàng dọc
- Giáo viên bao quát, giúp đỡ.
- Biểu dương.
4. Củng cố:
	- Hệ thống nội dung.
5. Dặn dò:	
 - Về học bài
- Học sinh làm cá nhân- trình bày.
- Học sinh chia 3 đội chơi- cử trọng tài.
Luyện từ và câu
Bài 21: đại từ xưng hô
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Năm được khái niệm đại từ xưng hô.
	- Nhận biết được đại t ... ng SGK.
III. Hoạt động :
GV
HS
1. Bài cũ
- Nêu cách bày các món ăn và các dụng cụ ăn uống trong gia đình?
- Nêu cách dọn thu dọn sau bữa ăn con đã làm?
2. Bài mới 
a- Giới thiệu bài :
“Rửa dụng cụ nấu và ăn uống"
b- Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu và ăn uống:
- Đọc mục 1 và bằng hiểu biết của mình, em hãy mục đích của việc rửa dụng cụ nấu và ăn uống?
Gv nhận xét và chốt ý đúng.
- Gia đình con đã rửa dụng cụ nấu và ăn uống như thế nào?
Gv nhận xét,chốt.
c.Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu và ăn uống :
- Dựa vào hình vẽ trang 44,hãy mô tả cách rửa dụng cụ nấu và ăn uống?
*Lưu ý: 
- Trươc khi rửa phải dồn hết cơm còn lại trên bát vào một chỗ.Sau đó tráng qua một lượt nước sạch tất cả các dụng cụ nấu và ăn uống.
- Không rửa cốc uống cùng với bát,đĩa, để tránh làm cốc có mùi thức ăn.
- Dụng cụ nấu và ăn uống phải được rửa sạch cả mặt trong và mặt ngoài,úp cho khô ráo.
- ở nhà,con đã thu rửa các dụng cụ nấu và ăn uống như thế nào?
? Vì sao không nên để quá lâu mới thu dọn sau khi ăn xong?
? Hãy so sánh cách rửa dụng cụ nấu và ăn uống ở gia đình em với cách trong bài học?
+ Đọc ghi nhớ
d- Hoạt động 3: 
Đánh giá kết quả học tập:
Gv nêu câu hỏi kiểm travà đánh giá học sinh:
- Em hãy cho biết vì sao phải rửa bát ngay sau khi ăn xong?
- Gia đình em thường rửa bát sau bữa ăn như thế nào?
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tinh thần , thái độ các em trong khi học 
Về nhà giúp đỡ bố mẹ rửa dụng cụ nấu và ăn uống.Tìm hểu cách lắp xe chở hàng.
2 Học sinh nêu , nhận xét.
Học sinh dựa vào nội dung mục 1SGK và vốn hiểu biết để trả lời, nhận xét.
- Một số hs nêu,nhận xét.
Hs lắng nghe.
- Hs làm việc theo nhóm đôi,thảo luận và tập trình bày.
- Một vài hs nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
Hs lắng nghe.
- 2hs nêu,nhận xét.
- Một vài học sinh nêu, các hs khác nhận xét,bổ sung.
- 2hs đọc.
Hs nêu,nhận xét,bổ sung.
Âm nhạc
Bài 11: Tập Đọc nhạc số 3.
I. Mục tiêu
 - HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 3.Tập đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách
 - Nghe và cảm nhận 1 bài dân ca
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ có bài TĐN số 3
 - Băng nhạc có bài dân ca
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1. Phần mở đầu
- GV nêu nội dung, yêu cầu tiết học
- Gọi 1 HS hát bài Những bông hoa những bài ca
2, Phần hoạt động
 a. Nội dung 1: TĐN số 3
- Cao độ bài hát gồm những nốt gì?
- Trường độ của bài gồm những hình nốt gì?
- GV cho HS luyện tập hình tiết tấu thứ nhất trong SGK. HS gõ tiết tấu kết hợp đọc
- Cho HS Luyện tập hình tiết tấu thứ 2 . HS gõ tiết tấu kết hợp đọc
- Cho HS luyên cao độ Đô, Rê, Mi , Son , La.
- GV chỉ nốt cho HS đọc bài TĐN số 3 theo đúng cao độ, trường độ.
- Cho ghép lời ca
 + Cho 1 nửa lớp đọc nhạc, 1 nửa lớp hát lời ca
 + Sau cho cả lớp cùng ghép lời ca
- Gọi 1 số em đọc nhạc hát lời ca
b. Nội dung 2: Nghe nhạc
- Mở băng cho HS ghe 1 bài dân ca
+ Giới thiệu xuất xứ, nội dung
3. Phần Kết thúc
- Cho cả lớp đọc lại bài TĐNsố 3 và ghép lời ca
- Nhận xét tiế học
- Tuyên dương HS hát hay
-- Về nhà ôn bài TĐN số 3 đã học
- 1 HS hát
- HS nêu 
- HS nêu
- HS gõ tiết tấu kết hợp đọc
- HS gõ tiết tấu kết hợp đọc
- HS luyên cao độ
- HS đọc đúng cao độ, trường độ: Đọc từng câu , cả bài
- HS ghép lời ca
- HS đọc nhạc hát lời ca
HS nghe
HS phát biểu cảm nhận
Nghe lại lần 2
- HS thực hiện
c
Thể dục
động tác toàn thân- trò chơi: “chạy nhanh theo số”
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
	- Học động tác toàn thân. Yêu cầu thực hệin cơ bản đúng động tác.
	- Chơi trò chơi: “chạy nhanh theo số”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Sân bãi, 1 còi.
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu bài: 
- Nêu nhiệm vụ, yêu cầu bài.
- Khởi động: 
2. Phần cơ bản: 
- 
2.1. Ôn 4 động tác: “Vươn thở, tay, chân và vặn mình”
- Giáo viên hô, làm mẫu.
- Giáo viên hô, không làm mẫu.
- GV quan sát sửa sai
2.2. Học động tác toàn thân:
- Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn từng tư thế
- Giáo viên làm mẫu, không hướng dẫn.
- Cho lớp trưởng hô.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn HS tập chưa đúng
- Cho lớp tập theo tổ
- Giáo viên quan sát, uốn nắn.
2.3. Ôn 5 động tác đã học.
2.4. Chơi trò chơi: “Chạy nhanh theo số”.
- GV nêu tên trò chơi
- Phổ biến cách chơi, luật chơi
- Cho HS chơi thử, sau chơi chính thức
- GV quan sát, biểu dương thi đua
3. Phần kết thúc
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. Dặn về nhà tập luyện.
+ Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
+ Xoay các khớp và chơi trò chơi.
- Tập đồng loạt cả lớp.
- Học sinh tập 2 đến 3 lần.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh tập theo (2 đến 3 lần)
- Học sinh cả lớp tập.
- Chia lớp tập theo nhóm tổ.
Ôn theo cả lớp. 
- Hs nghe
- Hs tham gia chơi
- Chú ý đúng luật và đảm bảo an toàn khi chơi.
Thả lỏng.
- Hít sâu, vỗ tay, theo nhịp.
Thể dục
 Ôn các động tác Thể dục đã học
Trò chơi: Chạy nhanh theo số
I/ Mục tiêu:
 - Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác, đúng nhịp hô.
 - Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”. Yêu cầu chơi nhiệt tình, chủ động và đảm bảo an toàn.
II/ Địa điểm phương tiện.
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh sân trường
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, kẻ sân cho trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
GV
HS
1/ Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ bài học.
- Cho HS khởi động 
- Chơi trò chơi :Chẵn lẻ
2/ Phần cơ bản.
a) Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung: 2-3 lần.
- Cho cả lớp ôn các động tác
+ Lần 1: GV hô
- GV nhắc nhở HS những yêu cầu cần chú ý của từng động tác,
+ Lần 2
- Cho tập luyện đồng loạt theo đội hình hàng ngang dưới sự điều khiển của cán sự lớp
- GV quan sát, sửa chữa sai sót cho HS
c) Chơi trò chơi: Chạy nhanh theo số: 
- GV nêu tên trò chơi
- GV phổ biến nội dung trò chơi và luật chơi
- Hướng dẫn cách chơi 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thử một lần
- Sau cho cẩ lớp chơi thi đua giữa các tổ
- Quan sát, biểu dương tổ thắng
3/ Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có ý thức tốt trong giờ.
- Dặn về nhà ôn các động tác đã học
- HS tập hợp, điểm số
- Cho HS chạy nhẹ nhàng quang sân tập
- HS khởi động các khớp chân, tay, hông,
- Chơi trò chơi 
- HS tập hợp 3 hàng dọc
- Cả lớp tập
- Lớp tập hàng ngang dưới sự điều khiển của cán sự lớp
- Hs nghe
- HS chơi thử
- HS tham gia chơi
+ HS tập hợp
- HS làm một số động tác hồi tĩnh.
- Vỗ tay theo nhịp và hát một bài
Sinh hoạt
Tổng kết đợt chào mừng đợt 20 - 11
I. Mục đích, yêu cầu: 
	- Học sinh thấy được ưu, nhược điểm của mình trong đợt thi đua.
	- Từ đó biết sửa chữa và tự vươn lên trong đợt sau.
	- Giáo dục học sinh thi đua học tập tốt.
II. Hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Sinh hoạt: 
- Giáo viên nêu nội dung sinh hoạt.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá từng học sinh, từng tổ.
+ Nêu ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại.
+ Biểu dương những học sinh có thành tích cao và phê bình những học sinh có khuyết điểm.
- Lớp trưởng lên tổng kết đợt thi đua.
- Tổ thảo luận và nhận xét.
	3. Phương hướng:
- Thực hiện tốt các nề nếp, tích cực thi đua học tập giành điểm cao.
- Không vó em vi phạm đạo đức và điểm kém.
- Ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
- Tham gia các hoạt đọng trong trường phát động
Kĩ thuật
Bài 11 : Thêu dấu nhân ( tiết 1)
I. Mục tiêu : 
Học sinh cần phải :
- Biết cách thêu dấu nhân 
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật , đúng quy trình 
- Yêu thích , tự hào với sản phẩm làm đợc	
II. Đồ dùng :
 Mẫu thêu dấu nhân , một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân ( váy , áo , khăn tay ) , vải , chỉ , kim , phấn vạch , thước ,kéo
III. Hoạt động 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định
 Nhắc báo cáo đồ dùng
2. Bài cũ :“ Thêu chữ V ”
Nêu cách thêu chữ V ?
 GV nhận xét
2. Bài mới 
a- Giới thiệu bài :
“Thêu dấu nhân(tiết 1)”
 Tiết kĩ thuật hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các em một cách thêu mới “ Thêu dấu nhân”
Gv giới thệu , ghi bảng?
b- Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét mẫu .
- GV giới thiệu một số mẫu thêu dấu nhân ?
Em hãy nêu nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu?
So sánh đặc điểm của mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V ? ( ở mặt phải và mặt trái đường thêu)
Ta thường gặp đường thêu dấu nhân cho những đồ dùng nào ?
c-Hoạt động 2: Hướng dẫn thêu dấu nhân
 1.Vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- Nêu 
- GV quan sát nhận xét 
Quan sát hình 3 , nêu cách bắt đầu thêu dấu nhân 
GV căng vải đã vạch dấu lên khung và hướng dẫn cách thêu .
GV lưu ý : Lên kim để bắt đầu thêu tại điểm vạch dấu thứ 2 phía bên phải đường dấu . 
2. Bắt đầu thêu mũi thứ nhất, thứ hai 
GV lưu ý :
Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường kẻ cách đều .
Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ hai dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ nhất .
Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ , chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm .
3. Thêu các mũi tiếp theo
Các mũi thêu tiếp theo con sẽ làm như thế nào ?
GV quan sát uốn nắn những thao tác chưa đúng .
4. Kết thúc đường thêu 
- Cách kết thúc đường thêu dấu nhân có gì khác so với cách kết thúc đường thêu chữ V?
GV quan sát uốn nắn những thao tác chưa đúng .
- GV hướng dẫn nhanh lại cách thêu dấu nhân lần 2 
Hoạt động 3: Học sinh thực hành
GV quan sát uốn nắn những thao tác chưa đúng .
3. Củng cố - Dặn dò
- Nêu cách thêu dấu nhân ?
- Nhận xét tinh thần , thái độ các em trong khi học 
- Về nhà tập thêu cho thạo
Tổ trưởng báo cáo 
- 2 HS trả lời
- HS nghe
- HS quan sát, nhận xét
- Nêu nhận xét
- Gấu quần, gấu áo,
- HS đọc mục 1, quan sát hình1,2
 Nêu các bước thêu dấu nhân So sánh cách vạch dấu đường thêu dấu nhân với cách vạch đường thêu dấu nhân?
- HS quan sát
- Đọc thầm mục 2 , quan sát hình 4 SGK , nêu cách thêu mũi thêu dấu nhân thứ nhất ,thứ hai ?
- Hs trả lời
- Quan sát hình 5, trả lời
- HS quan sát
- HS thực hành thêu dấu nhân trên vải

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 10 da sua.doc