Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - GV: Nguyễn Thị Loan – Trường Tiểu học Hộ Độ

Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - GV: Nguyễn Thị Loan – Trường Tiểu học Hộ Độ

Tập đọc.

Buôn Ch Lênh đón cô giáo.

I- Mục tiêu:

- Biết đọc rõ ràng, rành mạch, lu loát toàn bài,phát âm chính xác tên ngời dân tộc(Y Hoa,già Rok); biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn văn.

- Hiểu nội dung bài: Ngời Tây Nguyên yêu quý trọng cô giáo, mong muốn cho con em đợc học hành( trả lời đợc câu hỏi 1,2,3)

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III- Hoạt động dạy học:

Hoạt động GV

 HĐ1.Bài cũ:

- HS đọc thuộc lòng những khổ thơ em yêu thích, (cả bài ) trong bài Hạt gạo làng ta.

HĐ2:Giới thiệu bài.

HĐ3: Luyện đọc:

- GV hớng dẫn đọc bài.

- GV chia đoạn:

Đoạn 1:Từ đầu.dành cho khách quý.

Đoạn 2:Từ Y Hoa. khi chém nhát dao.

Đoạn 3:Từ Già Rok. xem cái chữ nào.

Đoạn 4:Phần còn lại.

- GV đọc diễn cảm bài văn.

 

doc 64 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - GV: Nguyễn Thị Loan – Trường Tiểu học Hộ Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15:
Thứ Hai, ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tập đọc.
Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
I- Mục tiêu:
- Biết đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài,phát âm chính xác tên người dân tộc(Y Hoa,già Rok); biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn văn.
- Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên yêu quý trọng cô giáo, mong muốn cho con em được học hành( trả lời được câu hỏi 1,2,3)
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
 HĐ1.Bài cũ: 
- HS đọc thuộc lòng những khổ thơ em yêu thích, (cả bài ) trong bài Hạt gạo làng ta.
HĐ2:Giới thiệu bài.
HĐ3: Luyện đọc:
- GV hướng dẫn đọc bài.
- GV chia đoạn: 
Đoạn 1:Từ đầu...dành cho khách quý.
Đoạn 2:Từ Y Hoa... khi chém nhát dao.
Đoạn 3:Từ Già Rok... xem cái chữ nào.
Đoạn 4:Phần còn lại.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
HĐ4..Tìm hiểu bài:
- Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
- Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo như thế nào?
- Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ?
- Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo,với cái chữ nói lên điều gì?
+ GV chốt các câu trả lời đúng.
- Bài văn cho biết điều gì?
HĐ5.Đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm
- Thi đọc diễn cảm đoạn 3: “ Gìa Rok xoa tay....... chữ cô giáo”.
HĐ6.Củng cố,dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
Hoạt động HS
- 2,3 HS học thuộc lòng khổ thơ.
1 HS học thuộc lòng bài thơ.
- Một HS đọc toàn bài.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc toàn bài.
- Một hs đọc chú giải.
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời lần lượt các câu hỏi. 
- Người Tây Nguyên yêu quý trọng cô giáo, mong muốn cho con em được học hành.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn.
- Luyện đọc trong nhóm.
- Một số hs thi đọc trước lớp.
Đạo đức
Tôn trọng phụ nữ(Tiết 2)
I- Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với phụ nữ thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm , không phân biệt đối xử với chị gái,em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
+ HS KG: Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
Biết chăm sóc , giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
+ Kĩ năng: Giúp hs có kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà, mẹ, chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội.
 II- Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
HĐ1.Bài cũ:
- Vì sao cần phải tôn trọng phụ nữ?
- Chúng ta cần thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ như thế nào?
- Các em đẫ làm được những việc gì thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ?
HĐ2:Hái hoa dân chủ:
- Lập ban giám khảo gồm GV và đại diện các tổ.
- Các tổ tham gia hái hoa dân chủ.
- Ban giám khảo tổng kết kết quả,công bố.
+ GV chốt: Đối với phụ nữ mọi người cần phải tôn trọng; biểu hiện của thái độ tôn trọng phụ nữ.
HĐ3:Báo cáo kết quả điều tra.
- Trong số những phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn mà các nhóm điều tra được,các em có thể giúp đỡ được những người phu nữ nào?
- Lớp ta tổ chức việc giúp đỡ như thế nào?
HĐ4:Văn nghệ.
- Y/ C hs trình bày những bài thơ, bài hát, mẫu chuyện...về phụ nữ
HĐ5.Củng cố,dặn dò:
- Các nhóm thực hiện việc giúp đỡ một só phụ nữ, các bạn gái theo khả năng của mình.
Hoạt động HS
HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung. 
HS lên bảng hái hoa . 
trình bày cách xử lí tình huống trong mỗi bông hoa. 
Đại diện nhóm báo cáo. 
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
+ HS KG: Biết hành vi,việc làm phù hợp để thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ.
- HS trình bày những bài thơ, bài hát, mẫu chuyện...về phụ nữ nói chung và bạn gái nói riêng.
- Một số HS thực hiện các tiết mục văn nghệ
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Biết chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng để tìm x và giải bài toán có lời văn.
+ HS KG: tự hoàn thành bài 2 b,c ; bài 4.
II- Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
HĐ1.Bài cũ:
- HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân?
- - thực hiện phép chia:19,72 : 5,8
HĐ2. Luyện tập: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Chốt cách làm, kết quả đúng.
Bài 2: Tìm x: 
- GV hỏi các thành phần chưa biết trong phép tính,cách tìm các thành phần chưa biết trong phép tính.
- Chữa bài.
Bài 3: Giải bài toán.
- Thống nhất bài làm đúng.
Bài 4: HS thực hiện phép chia rồi tìm số dư.
HĐ3.Củng cố,dặn dò:
- Ôn lại cách chia một STP cho STP.
Hoạt động HS
- HS phát biểu quy tắc.
- 1 hs lên bảng tính. :
- 3HS lên thực hiện phép chia trên bảng. 
Cả lớp làm nháp.
- HS thử lại phép chia bằng phép nhân.
- Nêu y/c: tìm thừa số chưa biết.
- Nêu cách tìm.
- HSTB làm phần 2a. 
 HS KG hoàn thành bài 2. 
- HS đọc đề toán và giải vào vở. 
- HS KG làm bài.
 218 : 3,7 = 58,91 ( dư 0,0 33)
Chiều:Khoa học
Thủy tinh
I- Mục tiêu: 
- Nhận biết được một số tính chất thủy tinh.
- Nêu được công dụng của thủy tinh .
- Nêu được một số cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh.
II- Đồ dùng:
- Hình minh họa trang 60,61 SGK.
- Một số đồ dùng bằng thủy tinh.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
 HĐ1.Bài cũ:
-Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng?
-Xi măng có những ích lợi gì trong đời sống?
HĐ2:Những đồ dùng làm bằng thủy tinh.
-Hãy kể tên những đồ dùng làm bằng thủy tinh mà em biết?
-Dựa vào kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ thủy tinh,em thấy thủy tinh có những tính chất gì?
+ Chốt ý đúng.
HĐ3:Các loại thủy tinh và tính chất của chúng:
- HS hoạt động nhóm: Quan sát vật thật,đọc thông tin trong SGK trang 61xác định xem vật nào là thủy tinh thường,vật nào là thủy tinh chất lượng cao.
- Hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng thủy tinh thường và thủy tinh chất lượng cao?
- Em có biết người ta chế tạo thủy tinh bằng cách nào không?
+ GV kết luận .
HĐ4.Củng cố,dặn dò:
- Chúng ta có những cách nào để bảo quản đồ thủy tinh?
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động HS
- trả lời câu hỏi. 
- HS nối tiếp nhau kể các đồ dùng bằng thuỷ tinh. 
- Thuỷ tinh trong suốt, hoặc có màu, rất dễ vỡ, không bị gỉ.
- HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành bảng sau:
Thuỷ tinh thường 
Ví dụ:Bóngđiện...
Trong suốt,không rỉ,cứng,dễ vở...
T.Tchất lượng cao
Ví dụ:Lọ hoa
Rất trong; Chịu được nóng,lạnh; Bền,khó vỡ.
- dán kết quả lên bảng.
chữa bài.
- HS phát biểu dựa vào thực tế.
- Nhắc lại phần ghi nhớ.
Tiếng anh:
Gv chuyên
Toán
 Luyện tập chung
I- Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân .
- Biết so sánh các số thập phân; Vận dụng để tìm x.
+ HS KG: Tự hoàn thành bài 3; bài 2 ( cột 2) 
II- Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
HĐ1.Bài cũ: 
- HS nêu quy tắc chia số thập phân cho số thập phân
HĐ2:HS làm bài tập:
Bài 1: Tính: 
- Hướng dẫn HS chuyển phân số thập phân thành số thập phân rồi tính ; 
Không nên thực hiện phép cộng một số tự nhiên với một phân số.
Bài 2:GV hướng dẫn HS chuyển các hỗn số thành số thập phân rồi thực hiện so sánh hai số thập phân.
VD: 4 4,6 và 4,6> 4,35. Vậy 4 > 4,35.
Bài 4:- GV hỏi cách tính các thành phần chưa biết trong phép tính.
Bài 3: Tìm số dư của phép chia nếu chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương.
HĐ3.Củng cố,dặn dò:
- Ôn lại các quy tắc chia số thập phân.
Hoat động HS
- 1,2 HS nêu quy tắc. 
- Chuyển phân số thành số thập phân( 0,08)
- 2 HS lên bảng làm bài
- cả lớp làm vào vở .
- HS TB làm cột 1.
- HS KG: hoàn thành bài 2 
- Nêu cách tìm thừa số, số chia chưa biết.
- 1 HS giải trên bảng lớp. Cả lớp làm nháp.
- HS KG: Tự hoàn thành bài 3
Thứ Ba, ngày 14 tháng 12 năm 2010
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc
I- Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa của từ Hạnh phúc (BT1). Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ hạnh phúc , nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc ( BT 2, 3) ; Xác định được yếu tố quan trong nhất để tạo nên mộy gia đình hạnh phúc.( BT4).
II- Đồ dùng dạy học: Từ điển.
III- Hoạt động dạy học:
HĐ1.Bài cũ:
HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa.
Hoạt động GV
HĐ2:Giới thiệu bài:
HĐ3:Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ hạnh phúc.
- GV chốt ý đúng:
Hạnh phúc: trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
- Nhận xét câu hs đặt.
Bài 2: Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với hạnh phúc
- Tổ chức các nhóm thi tìm được nhiều từ , đúng.
- Chốt từ đúng.
Bài 3: Tìm từ ngữ chứa tiếng phúc 
- GV khuyến khích HS sử dụng từ điển
Bài 4: Yếu tố tạo nên một gia đình hạnh phúc.
 - GV tôn trọng ý kiến riêng của mỗi HS, song h/d cả lớp đi đến kết luận chung ( ý c)
HĐ4.Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Hoạt động HS
- HS làm bài cá nhân và phát biểu ý kiến.
- Nối tiếp nhau đặt câu với từ : hạnh phúc
- HS làm việc theo nhóm,đại diện nhóm báo cáo kết quả:
- Đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn...
- Trái nghĩa với hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ...
- HS trao đổi nhóm 4.Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét ,sửa chữa.
 HS trao đổi trong nhóm,sau đó tham gia tranh luận trước lớp
Luyện viết :
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
I- Mục tiêu:
	Giúp HS viết đúng kích thước, cỡ chữ, trình bày đúng đẹp. Viết đúng các tiếng, từ khó ...
	Có ý thức trau dồi chữ viết, giữ gìn sách vở .
II- Hoạt động dạy học :
1- Hdẩn viết từ khó .
Gọi 1 HS đọc bài 1 lần. HS nêu các từ khó .
GV đọc những từ khó đó cho HS luyện viết vào giấy nháp ....
2- HS viết bài .
GV đọc cho HS viết bài ...
GV theo dõi , uốn nắn t thế ngồi cho HS
Viết xong cho HS đổi vở cho nhau để khảo bài .
3- Củng cố , dặn dò .
Nhận xét chung giờ học.
Dặn HS về nhà luyện viết thêm .
Chính tả: ( nghe- v)
 Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
I- Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng chính tả một đoạn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
 Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầutr/ch; thanh hỏi/thanh ngã.
II- Đồ dùng: Bảng phụ. 
III- Hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
HĐ1.Bài cũ: 
- Chũa bài tập 2 tiết trước.
HĐ2:Giới thiệu bài.
HĐ3:Hướng dẫn HS nghe –viết.
- GV đọc đoạn văn.
- Đoạn văn cho biết điều gì? 
- Tìm trong đoạn văn từ khó khi viết chính tả? 
- Y/C HS đọc viết từ vừa tìm.
- GV đọc mỗi câu hai lư ...  ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm.
- GV ghi tóm tắt lên bảng: Trường có 400 HS, trong đó có 80 HS giỏi.
- Yêu cầu HS:
+ Viết tỉ số của HS giỏi và HS toàn trường
+ Đổi thành số thập phân có mẫu số là 100.
+ Viết thành tỉ số phần trăm
HĐ 3: Thực hành:HS làm bài tập .
HĐ 4:Chữa bài:
Bài 1: HS thảo luận nhóm 2, sau đó trả lời miệng theo hai bước:
- Rút gọn phân số.
- Viết thành tỉ số phần trăm.
Bài 2: Hướng dẫn HS:
- Lập tỉ số của 95 và 100.
- Viết thành tỉ số phần trăm.
Bài 3:
- Một HS chữa bài.
- Cả lớp nhận xét.
IV-Củng cố, dặn dò:
Bài làm thêm:Một trường dân tộc nội trú có 1000 HS, trong đó số HS tiểu học là 480 em; Số HS trung học cơ sở bằng số HS tiểu học; Còn lại là HS trung học phổ thông.
Tính tỉ số phần trăm của HS tiểu học so với HS toàn trường.
HS trung học cơ sở chiếm bao nhiêu phần trăm số HS toàn trường.
Số HS trung học phổ thông chiếm bao nhiêu phần trăm số HS toàn trường.
_______________________________
: Đạo đức:
 Tôn trọng phụ nữ (Tiết 2)
I- Mục tiêu:
1. HS nêu lên được:
- Đối với phụ nữ mọi người cần phải tôn trọng.
- Những biểu hiện của thái độ tôn trọng phụ nữ.
2. HS có khả năng:
- Đánh giá được những hành động, việc làm liên quan đến tôn trọng phụ nữ.
- Thực hiện được một số hành vi, việc làm phù hợp để thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
- Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng phụ nữ ?
- Chúng ta cần thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ như thế nào ?
- Các em đẫ làm được những việc gì thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ ?
B-Bài mới:
HĐ 1: Hái hoa dân chủ:
- Lập ban giám khảo gồm GV và đại diện các tổ.
- Các tổ tham gia hái hoa dân chủ.
- Ban giám khảo tổng kết kết quả, công bố.
HĐ 2:Báo cáo kết quả điều tra.
- Trong số những phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn mà các nhóm điều tra được, các em có thể giúp đỡ được những người phu nữ nào ?
- Lớp ta tổ chức việc giúp đỡ như thế nào ?
HĐ 3: Văn nghệ.
- HS trình bày những bài thơ, bài hát, mẫu chuyện...về phụ nữ nói chung và bạn gái nói riêng.
- Một số HS thực hiện các tiết mục văn nghệ
III-Củng cố, dặn dò: Các nhóm thực hiện việc giúp đỡ một só phụ nữ, các bạn gái theo khả năng của mình.
Luyện từ và câu.
Tổng kết vốn từ.
I- Mục tiêu:
- HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước; Từ ngữ miêu tả hình dáng của người; Các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn.
- Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng người, viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể.
II- Đồ dùng: Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ: HS làm bài1 tiết LTVC trước.
B- Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài:
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:-HS làm vào bảng phụ, mỗi nhóm liệt kê một nhóm từ ngữ.
 - Từng nhóm HS trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Bài 2:
- HS thảo luận nhóm 4, viết ra phiếu những tục ngữ, thành ngữ tìm được
- HS trình bày theo từng chủ đề.
Bài 3: Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng người
Miêu tả mái tóc
Miêu tả đôi mắt
Miêu tả khuôn mặt
Miêu tả làn da
Miêu tả vóc người
Bài 4: HS có thể viết đoạn văn nhièu hơn 5 câu và không nhất thiết câu nào cúng có từ ngữ miêu tả hình dáng.
IV-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn ở bài 4.
_______________________________
Buổi chiều: Luyện Toán:
Ôn tập các phếp tính với STP
I- Mục tiêu: Giúp hs củng cố về cộng, trừ, nhân, chia STP. Tìm thành phần chưa biết và giait toán có lời văn.
II- Hoạt động dạy- học:
1- Lần lượt gọi hs nêu cách thực hiện cộng, trừ, nhân, chia STp..
2- Gv lần lượt ghi và hd hs làm các bài tập.
Bài 1: Tính 
a) 73,42 – 8,568 : 3,6 – 48,32	b) 0,423 : 0,06 + 65 : 0,26	
c) 24,5 : 100 + 4,7 0,1	d) 7,8 0,1 + 576,4 : 1000
Bài 2: Tìm x
a) 100 ( x + 2,8 ) = 988,3 b) ( x + 8,7 ) 10,8 = 270 c) (x – 2,5) 1,2= 6,216
Bài 3:Toàn nghĩ một số, lấy số đó cộng thêm 0,7 rồi nhân tổng đóvới 4, kết quat tìm được trừ đi 2,75 thì được 6,25. Tìm số Toàn nghỉ.
Bài 4; Một kho chứa 246,75 tấn gạo. Người ta chuyển đến một số lượng bằng số gạo hiện có. Hỏi kho có tất cả bao nhiêu ki lô gam gạo.
3- HS lần lượt làm vào vở
4- Gọi một số hs lên bảng chữa bài
 - GV cùng hs nhận xét
Bài 4:Trước khi trừ đi 2,75 có: 6,25 + 2,75 = 9
	Trước khi nhân với 4 có: 9 : 4 = 2,25
	Số Toàn đã nghĩ là: 2,25 – 0,7 = 1,55
Tự học
Ôn luyện 
I- Mục tiêu :
Giúp hs tự học những môn các em còn yếu . Hoàn thành các bài tập , cũng cố
lại kiến thức những chỗ còn bị hỗng
II- Hoạt động tự học :
1- Học sinh tự học cá nhân.
 Giáo viên theo dõi cách học của từng học sinh , hớng dẫn cách học cho từng học sinh .
 Giáo viên kiểm tra kiến thức một số em ...
 2- Học theo nhóm .
 Trong nhóm tự nêu câu hỏi , phỏng vấn nhau 
3- Củng cố , dặn dò :
 Giáo viên nhận xét chung giờ học 
Luyện tiếng việt.
Luyện kể chuyện: Pa-x tơ và em bé.
I- Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa trong SGK, HS kể lại được câu chuyện.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: GV kể chuyện
- GV chỉ lần lượt từng bức tranh và kể lại nội dung câu chuyện.
- GV h/d HS giải nghĩa một số từ khó : ưu tư, tai biến, miễn dịch.
HĐ 2: HS kể chuyện:
a. HS kể chuyện trong nhóm.
Lưu ý: - HS không cần kể đúng nguyên văn chỉ cần kể được cốt chuyện, đúng trình tự và nhớ những chi tiết tiêu biểu.
- Giọng kể phù hợp với nội dung từng đoạn
b. HS thi kể chuyện trước lớp
- Kể từng đoạn.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
III-Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
- GVnhận xét tiết học.
_____________________________
Thứ Sáu, ngày 10 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn.
Luyện tập tả người
(Tả hoạt động)
I-Mục tiêu:
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt độngcủa người (BT1).
- Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của người (BT2).
II-Đồ dùng: Một số tranh ảnh về những người bạn, những em bé kháu khỉnh ở độ tuổi này.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: GV chấm và nhận xét một số đoạn văn tả hoạt động của một người ở tiết trước.
B-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
- HS đọc y/c bài tập.
- GV giúp HS nắm vững y/c bài tập
- HS viết dàn ý vào vở và trình bày trước lớp.
Chú ý: Trọng tâm của bài là tả hoạt động, nhưng để bài văn thêm sinh động, em có thể đưa một vài chi tiết về đặc điểm hình dáng của em bé vào dàn ý.
Bài 2: Viết một đoạn văn tả hoạt động của em bé.
Lưu ý: Khi viết một đoạn văn, cần xác định câu đầu đoạn giới thiệu hoạt động sẽ tả, các câu sau miêu tả cụ thể hoạt động đó.
IV-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
- Tiết sau kiểm tra viết (tả người).
________________________
Toán.
Tiết 75: Giải toán về tỉ số phần trăm.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng cách giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
- HS nêu cách tính phần trăm của hai số.
- HS chữa bài làm thêm.
B-Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm.
a. Giới thiệu cách tính tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600.
- GV đọc ví dụ, ghi tóm tắt lên bảng.
- HS thực hiện theo các bước:
+ Viết tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS toàn trường.
+ Thực hiện phép chia: 315: 600.
+ Nhân với 100 và chia cho 100
- GV nêu cách viết gọn: 315 : 600 = 0,525 = 52,5%.
- HS nêu quy tắc.
b. Ap dụng giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm trong SGK.
HĐ 2:Thực hành: HS làm bài tập trong VBT.
HĐ 3:Chữa bài:
Chú ý:
- ở tiết này khái niệm tỉ số phần trăm đã mở rộng hơn. Chúng ta có thêmtỉ số a % với a là số thập phân.
- Lần đầu tiên HS làm quen với cách viết gần đúng. GV nhắc HS người ta quy ước lấy 4 chữ số sau dấu phẩy khi chia để số phần trăm có 2 chữ số sau dấu phẩy.
III-Củng cố, dặn dò:
Bài làm thêm: Trường tiểu học Nguyễn Du có 1856 HS. Trong năm học vừa qua có 989 em đạt danh hiệu HS giỏi; 899 em đạt danh hiệu HS khá. Hỏi:
Số HS giỏi chiếm bao nhiêu % HS toàn trường.
Số HS khá chiếm bao nhiêu % HS toàn trường.
____________________________
Khoa học:
Bài 30: Cao su.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được một số tính chất của cao su.
Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II-Đồ dùng:
- HS chuẩn bị bóng cao su và dây chun .
- Hình minh họa trang 62,63 trong SGK.
III- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
- Hãy nêu tính chất của thủy tinh ?
- Hãy kể tên các đồ dùng được làm bằng thủy tinh mà em biết ?
B- Bài mới:
HĐ 1: Một số đồ dùng được làm bằng cao su.
- Hãy kể tên các đồ dùng bằng cao su mà em biết ?
- Dựa vào những kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ dùng làm bằng cao su, em thấy cao su có những tính chất gì ?
HĐ 2: Tính chất của cao su.
- HS hoạt động theo nhóm 4 làm thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng và kết quả quan sát.
- Từng nhóm trình bày kết quả.
- GV làm thí nghiệm 4 trước lớp: Gv mời 1 HS lên cầm 1 đầu sợi dây cao su, đầu kia GV châm lửa đốt. Hỏi HS: Em có thấy nóng tay không ? Điều đó chứng tỏ điều gì ?
- Qua các thí nghiệm trên em thấy cao su có những tính chất gì ?
IV-Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng đồ dùng bằng cao su ?
- GVnhận xét tiết học. Học thuộc mục Bạn cần biết.
______________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới.
II. Sinh hoạt
Lớp trưởng nhận xét chung
Về nề nếp: + vệ sinh trực nhật
 + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
, + Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, khăn quàng đỏ
 + Đi học đúng giờ.
 + Tập hợp ra vào lớp.
Về việc học tập : 
Đề ra kế hoạch tuần tới
Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
Đề xuất tuyên dương, phê bình .
Nhận xét của GV chủ nhiệm.
 __________________________
Tổ : 4 - 5
Trường tiểu học hộ độ 
Tổ : 2 - 3
Trường tiểu học hộ độ 
Tổ : 1
Trường tiểu học hộ độ 
Tổ : hành chính
Trường tiểu học hộ độ 
Trường tiểu học hộ độ 
Trường tiểu học hộ độ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L5 Tuan 15 Chuan.doc