Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch khối 1 - Cả năm - GV: Nguyễn Thanh Quang - Trường Tiểu học trung Lập Thượng

Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch khối 1 - Cả năm - GV: Nguyễn Thanh Quang - Trường Tiểu học trung Lập Thượng

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh nhận biết được ba 3 màu: đỏ, vàng và xanh lam; có kiến thức đơn giản về màu sắc.

- Kĩ năng: Học sinh biết tạo ra 3 màu: đỏ, vàng, xanh lam; vận dụng vào bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh.

- Thái độ: Học sinh phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Giáo viên: Đoạn nhạc, tranh, ảnh, phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp chì màu,

 - Học sinh: bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1. Hoạt động khởi động (2 phút):

- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.

- Giáo viên giới thiệu chủ đề “Em sáng tạo cùng màu sắc”.

2. Các hoạt động chính:

2.1. Hoạt động 1: Trải nghiệm (3 phút)

* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được 3 màu: đỏ, vàng và xanh lam.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên gợi ý để học sinh nêu tên các màu mà mình biết.

- Giáo viên trình chiếu (hoặc gắn lên bảng) các tranh chỉ những sắc màu khác nhau, yêu cầu các em nêu tên và chỉ trên hình các màu có trong tranh.

 

doc 56 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch khối 1 - Cả năm - GV: Nguyễn Thanh Quang - Trường Tiểu học trung Lập Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 3, bài 21, bài 25 và bài 32 (4 tiết)
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh nhận biết được ba 3 màu: đỏ, vàng và xanh lam; có kiến thức đơn giản về màu sắc.
- Kĩ năng: Học sinh biết tạo ra 3 màu: đỏ, vàng, xanh lam; vận dụng vào bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh...
- Thái độ: Học sinh phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Đoạn nhạc, tranh, ảnh, phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp chì màu, 
	- Học sinh: bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề “Em sáng tạo cùng màu sắc”.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh lắng nghe, cảm nhận.
2. Các hoạt động chính:
2.1. Hoạt động 1: Trải nghiệm (3 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được 3 màu: đỏ, vàng và xanh lam.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi ý để học sinh nêu tên các màu mà mình biết.
- Giáo viên trình chiếu (hoặc gắn lên bảng) các tranh chỉ những sắc màu khác nhau, yêu cầu các em nêu tên và chỉ trên hình các màu có trong tranh.
- Học sinh luân phiên kể tên các màu mà mình biết.
- Học sinh quan sát và chỉ.
2.2. Hoạt động 2: Kĩ năng sáng tạo (25-28 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết và vận dụng3 màu đỏ, vàng và xanh lam để tô màu vào hình vẽ.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng vở thực hành Mĩ thuật để thực hiện các yêu cầu của các bài 3; bài 21; bài 25 và bài 32.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên:
+ Các nhóm học sinh trung bình, yếu: thực hiện bài 3 hoặc bài 25.
+ Các nhóm học sinh khá: thực hiện bài 21 và bài 25.
+ Các nhóm học sinh giỏi: thực hiện bài 25 và bài 26.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Nếu các nhóm chưa làm kịp, giáo viên yêu cầu thực hiện tiếp vào tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm  ; Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 3, bài 21, bài 25 và bài 32 (4 tiết)
(Tiết 2 + 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh nhận biết được ba 3 màu: đỏ, vàng và xanh lam; có kiến thức đơn giản về màu sắc.
- Kĩ năng: Học sinh biết tạo ra 3 màu: đỏ, vàng, xanh lam; vận dụng vào bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh...
- Thái độ: Học sinh phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Đoạn nhạc, tranh, ảnh, phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp chì màu, 
	- Học sinh: bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.3. Hoạt động 3: Vẽ theo nhạc (60 phút)
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng sáng tạo các màu sắc vào trang trí.
* Cách tiến hành:
E Bước 1. Nghe nhạc và vẽ theo tiếng nhạc:
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm (theo nhóm cùng trình độ), phát giấy khổ to cho mỗi nhóm.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nghe nhịp điệu, tiết tấu nhanh, chậm; mạnh, nhẹ của tiếng nhạc và vẽ theo cảm xúc riêng của mình. 
- Giáo viên mở nhạc, yêu cầu học sinh vẽ theo động lệnh của giáo viên (về đậm nhạt; vẽ nét cong, thẳng, hay chấm màu).
- Học sinh lập nhóm, chuẩn bị bút màu cá nhân.
- Học sinh nắm yêu cầu.
- Học sinh vừa di chuyển xung quanh bàn của nhóm, vừa vẽ ngẫu hứng vào vị trí bất kỳ trên giấy vẽ (có thể vẽ chồng chéo lên các nét màu đã có).
- Khi tờ giấy đã hết chỗ trống, giáo viên yêu cầu dừng lại và tắt nhạc.
- Học sinh dừng vẽ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh cảm nhận và trao đổi thể hiện cảm xúc về bức tranh của nhóm.
- Học sinh cảm nhận và trao đổi thể hiện cảm xúc về bức tranh của nhóm.
E Bước 2. Sử dụng hình vẽ trừu tượng vào trang trí:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm cảm nhận, thưởng thức vẻ đẹp của các ô hình và nghĩ về một nội dung theo trí tưởng tượng của cá nhân.
- Mỗi cá nhân trong nhóm cảm nhận, thưởng thức vẻ đẹp của các ô hình và nghĩ về một nội dung theo trí tưởng tượng của riêng mình.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm dùng khung giấy, lựa chọn hoạ tiết trang trí từ bức vẽ trừu tượng của nhóm vừa hoàn thành.
- Các nhóm dùng khung giấy, lựa chọn hoạ tiết trang trí từ bức vẽ trừu tượng của nhóm vừa hoàn thành
E Bước 3. Trang trí cho một sản phẩm:
{ Nhóm trung bình, yếu: 
- Cắt, dán từ bức vẽ trừu tượng vừa tạo được để trang trí hình vẽ phong cảnh.
- Dùng màu vẽ thêm để làm nổi bật bức tranh.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
{ Nhóm khá: 
- Cắt, dán từ bức vẽ trừu tượng vừa tạo được để trang trí tranh dân gian.
- Dùng màu vẽ thêm để làm nổi bật bức tranh.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
{ Nhóm giỏi:
- Cắt, dán từ bức vẽ trừu tượng vừa tạo được để trang trí đường diềm trên áo, váy.
- Dùng màu vẽ thêm để làm phong phú thêm áo, vày.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Nếu các nhóm chưa làm kịp, giáo viên yêu cầu thực hiện tiếp vào tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 3, bài 21, bài 25 và bài 32 (4 tiết)
(Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh nhận biết được ba 3 màu: đỏ, vàng và xanh lam; có kiến thức đơn giản về màu sắc.
- Kĩ năng: Học sinh biết tạo ra 3 màu: đỏ, vàng, xanh lam; vận dụng vào bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh...
- Thái độ: Học sinh phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Đoạn nhạc, tranh, ảnh, phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp chì màu, 
	- Học sinh: bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.3. Hoạt động 3: Vẽ theo nhạc (60 phút)
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng sáng tạo các màu sắc vào trang trí.
* Cách tiến hành:
E Bước 3. Trang trí cho một sản phẩm (tt):
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình.
- Khuyến khích những học sinh giỏi giúp đỡ những học sinh yếu để hoàn thành sản phẩm.
- Các nhóm tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh giỏi nếu còn thời gian có thể giúp đỡ bạn.
2.4. Hoạt động 4: Phân tích, diễn giải (10 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết thảo luận, đánh giá về sản phẩm của bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi ý để học sinh sắp xếp, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh sắp xếp, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát sản phẩm của nhóm bạn, thảo luận về kiến thức, kỹ năng trang trí cơ bản trong khi hoàn thiện sản phẩm về: cách xen kẽ, đối xứng, họa tiết, màu sắc, đậm nhạt ... từ đơn giản đến phức tạp.
- Các nhóm chọn sản phẩm của nhóm bạn để thảo luận, nhận xét, đánh giá.
2.5. Hoạt động 5: Giao tiếp, đánh giá (20 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét, tự đánh giá và đánh giá bài bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
õ Lưu ý: Giáo viên chú ý đến việc sử dụng những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ mĩ thuật khi điều hành hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá kết quả học tập để học sinh phát triển thêm về kiến thức, kĩ năng mĩ thuật.
- Học sinh các nhóm lần lượt thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh nhóm khác đặt câu hỏi như: Làm thế nào? Vì sao chọn mảng màu đó? Vì sao trang trí như vậy,  cho nhóm bạn.
- Giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng kết quả hoạt động vào trang trí nhiều loại sản phẩm có trang trí đường diềm như: nhãn vở, sổ tay, túi xách, váy áo...
- Học sinh suy nghĩ, vận dụng khi ở nhà.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Dẫn dắt từ chủ đề “Em sáng tạo cùng màu sắc” sang chủ đề “Ngôi nhà của em”.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 2, bài 4, bài 8 và bài 17 (4 tiết)
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh nhận biết và chia sẻ những ấn tượng và kiến thức về ngôi nhà.
- Kĩ năng: Học sinh biết quan sát, gợi nhớ và mô tả hình dáng và chi tiết về ngôi nhà và xung quanh; biết cách sử dụng những khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ mĩ thuật như: đường nét, kích thước, màu sắc
- Thái độ: Học sinh hiểu và trân trọng những cách thức khác nhau khi xây một tòa nhà, ngôi nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, một số tranh, ảnh về ngôi nhà, 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, các bức tranh về ngôi nhà, các vật liệu mà các em sưu tầm được
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề “Ngôi nhà của em”.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh lắng nghe, cảm ... c tế.
- Dẫn dắt từ chủ đề “Thưởng thức và trải nghiệm cùng tác phẩm” sang chủ đề “Bảo vệ môi trường”.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 26, bài 31 và bài 35 (3 tiết)
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hiểu được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng về hình dáng, các bộ phận của con vật, cây cối trong thiên nhiên.
- Kĩ năng: Học sinh tạo được các hình dáng đơn giản về chim, hoa, cây cối... gần gũi xung quanh; biết sắp xếp các hình đơn lẻ từ ngân hàng hình ảnh để tạo được bức tranh thiên nhiên và các hoạt động về bảo vệ môi trường.
- Thái độ: Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, một số tranh, ảnh về chim, hoa, cây cối, thiên nhiên 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, sáp nặn, vở Mĩ thuật, các bức tranh về chim, hoa, cây cối, thiên nhiên mà các em sưu tầm được
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề “Bảo vệ môi trường”.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh lắng nghe, cảm nhận.
2. Các hoạt động chính:
2.1. Hoạt động 1: Trải nghiệm (5 phút)
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng về hình dáng, các bộ phận của chim, hoa, cây cối trong thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên trình chiếu (hoặc gắn lên bảng) các hình ảnh về ảnh hưởng của môi trường đến đời sống của động, thực vật và con người. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nguyên nhân và các cảm nhận về mỗi bức tranh. Nêu cách để phòng tránh.
- Học sinh quan sát, cảm nhận.
- Học sinh nêu theo ý mình.
2.2. Hoạt động 2: Kĩ năng sáng tạo (15 ph)
* Mục tiêu: Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đưa ra những cách thức để kết hợp vật liệu tạo thành một phong cảnh thiên nhiên, khuyến khích học sinh suy nghĩ xem những gì có thể có trong phong cảnh đó.
- Học sinh làm việc theo nhóm và quyết định sẽ tạo ra phong cảnh thiên nhiên gồm những gì, nhóm sẽ làm những gì.
- Giáo viên thống nhất kích thước của phong cảnh với học sinh.
- Kích thước phong cảnh của mỗi nhóm là 1,2m x 1m
2.3. Hoạt động 3: Xây dựng cốt truyện (10 ph)
* Mục tiêu: Học sinh xác định được “cốt truyện” thông qua chủ đề “Bảo vệ môi trường”.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên khuyến khích học sinh thảo luận, tìm “Cốt truyện” hoặc giáo viên đưa ra “Cốt truyện” từ chủ đề “Bảo vệ môi trường”.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận nhằm hình thành nội dung sự việc liên quan đến “Cốt truyện” với chủ đề “Bảo vệ môi trường”. 
- Từ “Cốt truyện” đã xây dựng, giáo viên khuyến khích các nhóm liên tưởng theo trí nhớ đến các nhân vật, cảnh vật có liên quan để hình thành các đối tượng có trong sự việc từ cốt truyện đã chọn.
- Học sinh đưa ra “Cốt truyện” từ chủ đề “Bảo vệ môi trường”.
- Các nhóm trao đổi thảo luận nhằm hình thành nội dung sự việc liên quan đến “Cốt truyện”. 
- Các nhóm liên tưởng theo trí nhớ đến các nhân vật, cảnh vật có liên quan để hình thành các đối tượng có trong sự việc từ cốt truyện đã chọn.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 26, bài 31 và bài 35 (3 tiết)
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hiểu được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng về hình dáng, các bộ phận của con vật, cây cối trong thiên nhiên.
- Kĩ năng: Học sinh tạo được các hình dáng đơn giản về chim, hoa, cây cối... gần gũi xung quanh; biết sắp xếp các hình đơn lẻ từ ngân hàng hình ảnh để tạo được bức tranh thiên nhiên và các hoạt động về bảo vệ môi trường.
- Thái độ: Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, một số tranh, ảnh về chim, hoa, cây cối, thiên nhiên 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, sáp nặn, vở Mĩ thuật, các bức tranh về chim, hoa, cây cối, thiên nhiên mà các em sưu tầm được
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.4. Hoạt động 4: Xây dựng hình tượng và tạo hình các nhân vật của “Cốt truyện” (30-35 phút)
* Mục tiêu: Học sinh xây dựng được các hình tượng và tạo ra các nhân vật theo cốt truyện.
* Cách tiến hành:
E Bước 1. Xây dựng hình tượng:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và xây dựng các hình tượng cho cốt truyện.
- Giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi:
+ Có những nhân vật nào? Là con gì? Cảnh gì?
+ Con vật cụ thể? (con gì, đặc điểm hình dáng, tính cách; đặc điểm về bối cảnh?) 
+ Mối quan hệ và vai trò của các con vật trong “Cốt truyện” ?
- Học sinh thảo luận và xây dựng các hình tượng cho cốt truyện.
E Bước 2. Tạo hình các nhân vật:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm lựa chọn cách tạo hình nhân vật. Giáo viên gợi ý:
+ Vẽ hình, tô màu hay xé, dán giấy màu, giấy báo, ... 
+ Nhân vật 3D (đất nặn, dây thép uốn, vỏ hộp).
- Giáo viên lưu ý: Khi tạo hình nhân vật cần chú ý đến đặc điểm hình dáng, động tác tư thế... như thế nào để có liên quan tới sự việc của “Cốt truyện”.
- Các nhóm lựa chọn phương án, phân công các thành viên trong nhóm.
- Giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm theo trình độ.
- Giao việc cho các nhóm:
{ Nhóm trung bình, yếu: Vẽ tranh cùng các nhân vật theo câu chuyện của chủ đề.
{ Nhóm khá: Nặn, tạo dáng các nhân vật theo cốt truyện đã chọn; vẽ tranh phong cảnh thể hiện cốt truyện đã chọn; gắn các nhân vật tạo được vào tranh.
{ Nhóm giỏi: Dùng dây thép và giấy bồi, giấy báo cũ, uốn thành các nhân vật với những tư thế khác nhau; vẽ tranh phong cảnh thể hiện cốt truyện đã chọn; gắn các nhân vật tạo được vào tranh.
- Giáo viên giúp đỡ các nhóm khi cần.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Các nhóm chưa hoàn thành sẽ thực hiện tiếp vào tiết sau.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị tiết sau.
- Học sinh lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
..
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 26, bài 31 và bài 35 (3 tiết)
(Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hiểu được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng về hình dáng, các bộ phận của con vật, cây cối trong thiên nhiên.
- Kĩ năng: Học sinh tạo được các hình dáng đơn giản về chim, hoa, cây cối... gần gũi xung quanh; biết sắp xếp các hình đơn lẻ từ ngân hàng hình ảnh để tạo được bức tranh thiên nhiên và các hoạt động về bảo vệ môi trường.
- Thái độ: Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, một số tranh, ảnh về chim, hoa, cây cối, thiên nhiên 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, sáp nặn, vở Mĩ thuật, các bức tranh về chim, hoa, cây cối, thiên nhiên mà các em sưu tầm được
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.5. Hoạt động 5: Giới thiệu, trao đổi về các nhân vật, hình thành bối cảnh (15 phút)
* Mục tiêu: Học sinh hoàn chỉnh các nhân vật theo cốt truyện.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và giới thiệu, trao đồi về các nhân vật trong nhóm.
- Học sinh trong nhóm cùng trao đổi, thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày các nhân vật tại lớp học (treo dán, bày trên bàn).
- Giáo viên yêu cầu các nhóm giới thiệu các nhân vật đã tạo được với nhóm bạn.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm khác có ý kiến.
- Trình bày các nhân vật tại lớp học (treo dán, bày trên bàn);
- Học sinh giới thiệu và phân tích về các nhân vật đã sáng tạo.
- Học sinh các nhóm khác trao đổi phản hồi
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận để hình thành câu chuyện cho nhóm từ các nhân vật tạo được. 
- Học sinh lựa chọn các nhân vật phù hợp với câu truyện.
- Hình thành câu truyện trong bối cảnh địa điểm (ý tưởng tạo hình).
2.6. Hoạt động 6: Giới thiệu tác phẩm từ “Cốt truyện” (15 phút)
* Mục tiêu: Bằng ngôn ngữ nói, học sinh các nhóm trình bày trước lớp về câu chuyện đã xây dựng từ hình ảnh các nhân vật và trao đổi, nhận xét bình luận về câu chuyện của nhóm bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm giới thiệu về tác phẩm của nhóm mình theo các yêu cầu:
+ Nêu rõ nội dung sự việc, đã thể hiện trong tác phẩm.
+ Ý nghĩa chủ đề của tác phẩm được biểu đạt bằng hình tượng nghệ thuật như thế nào (quan hệ liên kết giữa các nhân vật, không gian bối cảnh, bố cục, màu sắc...).
- Giáo viên khuyến khích các nhóm khác nhận xét về tác phẩm của nhóm bạn.
- Đại diện nhóm phân tích, diễn giải về tác phẩm đã sáng tạo của nhóm
- Học sinh các nhóm khác, trao đổi, chia sẻ nội dung và cảm nhận thẩm mĩ từ tác phẩm.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết năm học.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Các nhóm chưa hoàn thành sẽ thực hiện tiếp vào tiết sau.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị tiết sau.
- Học sinh lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
..
..
 The End ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_theo_PP_Dan_Mach.doc