Giáo án Mĩ thuật khối 5 cả năm - GV: Vũ Hồng Hải

Giáo án Mĩ thuật khối 5 cả năm - GV: Vũ Hồng Hải

Tích hợp các bài 2; bài 6; bài 10 và bài 18 (4 tiết)

(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí; nhận biết được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục; hiểu cách trang trí đối xứng qua trục; hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.

- Kĩ năng: Học sinh biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí; biết phối hợp các nét thẳng để vẽ, tạo hình đơn giản; vẽ được họa tiết trang trí đối xứng qua trục; vẽ được bài trang trí cơ bản bằng họa tiết đối xứng; biết trang trí đường diềm, hình chữ nhật và vận dụng được trong trang trí đồ vật.

- Thái độ: Học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và biết vận dụng linh hoạt cách trang trí đối xứng trong đời sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Giáo viên: Đoạn nhạc, tranh, ảnh, phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp chì màu,

 - Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở thực hành Mĩ thuật,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 70 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật khối 5 cả năm - GV: Vũ Hồng Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 2; bài 6; bài 10 và bài 18 (4 tiết)
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí; nhận biết được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục; hiểu cách trang trí đối xứng qua trục; hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.
- Kĩ năng: Học sinh biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí; biết phối hợp các nét thẳng để vẽ, tạo hình đơn giản; vẽ được họa tiết trang trí đối xứng qua trục; vẽ được bài trang trí cơ bản bằng họa tiết đối xứng; biết trang trí đường diềm, hình chữ nhật và vận dụng được trong trang trí đồ vật.
- Thái độ: Học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và biết vận dụng linh hoạt cách trang trí đối xứng trong đời sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Đoạn nhạc, tranh, ảnh, phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp chì màu, 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở thực hành Mĩ thuật, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề “Hộp màu của em”.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh lắng nghe, cảm nhận.
2. Các hoạt động chính:
2.1. Hoạt động 1: Trải nghiệm (3 phút)
* Mục tiêu: Học sinh hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí; nhận biết được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi ý để học sinh nêu tên các màu mà mình biết.
- Giáo viên trình chiếu (hoặc gắn lên bảng) tranh các họa tiết trang trí đối xứng qua trục để học sinh nhận diện, nhận xét.
- Học sinh luân phiên kể tên các màu mà mình biết như xanh, đỏ, vàng, tím, 
- Học sinh quan sát và nhận xét.
2.2. Hoạt động 2: Kĩ năng sáng tạo (25-28 phút)
* Mục tiêu: Học sinh tạo được các màu da cam, xanh lá cây.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng vở thực hành Mĩ thuật để thực hiện các yêu cầu của các bài 2; bài 6; bài 10 và bài 18.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên:
+ Các nhóm học sinh trung bình, yếu: thực hiện bài 2 hoặc bài 10.
+ Các nhóm học sinh khá: thực hiện bài 6 và bài 10.
+ Các nhóm học sinh giỏi: thực hiện bài 10 và bài 18.
- Giáo viên khuyến khích nhóm học sinh giỏi sau khi làm xong có thể giúp đỡ những bạn khác.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh giỏi sau khi làm xong có thể giúp đỡ những bạn khác
- Lớp nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Nếu các nhóm chưa làm kịp, giáo viên yêu cầu thực hiện tiếp vào tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm  ; Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 2; bài 6; bài 10 và bài 18 (4 tiết)
(Tiết 2 + 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí; nhận biết được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục; hiểu cách trang trí đối xứng qua trục; hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.
- Kĩ năng: Học sinh biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí; biết phối hợp các nét thẳng để vẽ, tạo hình đơn giản; vẽ được họa tiết trang trí đối xứng qua trục; vẽ được bài trang trí cơ bản bằng họa tiết đối xứng; biết trang trí đường diềm, hình chữ nhật và vận dụng được trong trang trí đồ vật.
- Thái độ: Học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và biết vận dụng linh hoạt cách trang trí đối xứng trong đời sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Đoạn nhạc, tranh, ảnh, phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp chì màu, 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở thực hành Mĩ thuật, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.3. Hoạt động 3: Vẽ theo nhạc (60 phút)
* Mục tiêu: Học sinh sáng tạo ra màu các sắc độ của màu, vận dụng vào trang trí.
* Cách tiến hành:
E Bước 1. Nghe nhạc và vẽ theo tiếng nhạc:
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm (theo nhóm cùng trình độ), phát giấy khổ to cho mỗi nhóm (vận dụng giấy cũ).
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nghe nhịp điệu, tiết tấu nhanh, chậm; mạnh, nhẹ của tiếng nhạc và vẽ theo cảm xúc riêng của mình. 
- Giáo viên mở nhạc, yêu cầu học sinh vẽ theo động lệnh của giáo viên (về đậm nhạt; vẽ nét cong, thẳng, hay chấm màu).
- Học sinh lập nhóm, chuẩn bị bút màu cá nhân.
- Học sinh nắm yêu cầu.
- Học sinh vừa di chuyển xung quanh bàn của nhóm, vừa vẽ ngẫu hứng vào vị trí bất kỳ trên giấy vẽ (có thể vẽ chồng chéo lên các nét màu đã có).
- Khi tờ giấy đã hết chỗ trống, giáo viên yêu cầu dừng lại và tắt nhạc.
- Học sinh dừng vẽ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh cảm nhận và trao đổi thể hiện cảm xúc về bức tranh của nhóm.
- Học sinh cảm nhận và trao đổi thể hiện cảm xúc về bức tranh của nhóm.
E Bước 2. Sử dụng hình vẽ trừu tượng vào trang trí:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm cảm nhận, thưởng thức vẻ đẹp của các ô hình và nghĩ về một nội dung theo trí tưởng tượng của cá nhân.
- Mỗi cá nhân trong nhóm cảm nhận, thưởng thức vẻ đẹp của các ô hình và nghĩ về một nội dung theo trí tưởng tượng của riêng mình.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm dùng khung giấy, lựa chọn vào trang trí hoạ tiết.
- Các nhóm dùng khung giấy, lựa chọn hoạ tiết để trang trí.
E Bước 3. Trang trí cho một sản phẩm:
{ Các nhóm trung bình, yếu: 
- Dùng ô hình vừa cắt (hoặc xé), trang trí hình chữ nhật (dùng giấy nháp, giấy vở cũ hay vở thực hành Mĩ thuật).
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
{ Các nhóm khá: 
- Dùng ô hình vừa cắt (hoặc xé), trang trí đối xứng qua trục. 
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
{ Các nhóm giỏi:
- Trang trí hình chữ nhật và trang trí đối xứng qua trục bằng những ô màu vừa tạo ra. 
- Nhận xét được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật với trang trí hình vuông, hình tròn.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật với trang trí hình vuông, hình tròn.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Nếu các nhóm chưa làm kịp, giáo viên yêu cầu thực hiện tiếp vào tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 2; bài 6; bài 10 và bài 18 (4 tiết)
(Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí; nhận biết được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục; hiểu cách trang trí đối xứng qua trục; hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.
- Kĩ năng: Học sinh biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí; biết phối hợp các nét thẳng để vẽ, tạo hình đơn giản; vẽ được họa tiết trang trí đối xứng qua trục; vẽ được bài trang trí cơ bản bằng họa tiết đối xứng; biết trang trí đường diềm, hình chữ nhật và vận dụng được trong trang trí đồ vật.
- Thái độ: Học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và biết vận dụng linh hoạt cách trang trí đối xứng trong đời sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Đoạn nhạc, tranh, ảnh, phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp chì màu, 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở thực hành Mĩ thuật, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính:
2.3. Hoạt động 3: Vẽ theo nhạc tiếp theo (10 phút)
E Bước 3. Trang trí cho một sản phẩm (tiếp theo):
- Giáo viên yêu cầu các nhóm chưa thực hiện xong, tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên khuyến khích học sinh giỏi giúp đỡ học sinh yếu.
- Các nhóm chưa thực hiện xong, tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh giỏi sau khi đã thực hiện xong đến giúp đỡ học sinh yếu.
2.4. Hoạt động 4: Phân tích, diễn giải (10 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết thảo luận, đánh giá về sản phẩm của bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi ý để học sinh sắp xếp, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh sắp xếp, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát sản phẩm của nhóm bạn, thảo luận về kiến thức, kỹ năng trang trí cơ bản trong khi hoàn thiện sản phẩm về: cách xen kẽ, đối xứng, họa tiết, màu sắc, đậm nhạt ... từ đơn giản đến phức tạp.
- Các nhóm chọn sản phẩm của nhóm bạn để thảo luận, nhận xét, đánh giá.
2.5. Hoạt động 5: Giao tiếp, đánh giá (10 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét, tự đánh giá và đánh giá bài bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
õ Lưu ý: Giáo viên chú ý đến việc sử dụng những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ mĩ thuật khi điều hành hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá kết quả học tập để học sinh phát triển thêm về kiến thức, kĩ năng mĩ thuật.
- Học sinh các nhóm lần lượt thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh nhóm khác đặt câu hỏi như: Làm thế nào? Vì sao chọn mảng màu đó? Vì sao trang trí như vậy,  cho nhóm bạn.
- Giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng vào trang trí nhiều loại sản phẩm có trang trí đối xứng qua trục, trang trí hình chữ nhật, 
- Học sinh suy nghĩ, vận dụng khi ở nhà.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên ... t liên hệ thực tiễn cho bài học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng các bài vẽ ở tiết này để trang trí lớp học.
- Về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện mà nhóm đã trình bày.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Học sinh về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện mà nhóm đã trình bày.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, dẫn dắt từ chủ đề “Em và trường em” sang chủ đề “Cửa hàng của em”.
- Giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng phương pháp này để vẽ biểu cảm các đối tượng khác trong các bối cảnh khác nhau khi ở nhà.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ghi nhận.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 5, bài 14 và bài 35 (3 tiết)
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động; cách trang trí đường diềm ở đồ vật.
- Kĩ năng: Học sinh nặn được con vật quen thuộc theo ý thích; vẽ được đường diềm vào đồ vật; biết chọn và sắp xếp hoạ tiết đường diềm cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí.
- Thái độ: Học sinh phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, một số tranh, ảnh về đồ vật, 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, các bức tranh về đồ vật mà các em sưu tầm được
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề “Cửa hàng của em”.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh lắng nghe, cảm nhận.
2. Các hoạt động chính:
2.1. Hoạt động 1: Trải nghiệm (5 phút)
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được sự đa dạng, phong phú về hình dáng, màu sắc của các đồ vật quen thuộc, gần gũi với các em.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên trình chiếu (hoặc gắn lên bảng) các hình ảnh về một số đồ vật, yêu cầu học sinh nêu những điểm khác nhau giữa các mẫu vật.
- Học sinh quan sát, cảm nhận và nhận xét.
2.2. Hoạt động 2: Kĩ năng sáng tạo (25 ph)
* Mục tiêu: Học sinh vẽ được các đồ vật qua cảm nhận riêng của mình.
* Cách tiến hành:
E Bước 1. Thảo luận về cửa hàng sẽ tạo:
- Giáo viên đưa ra những cách thức để kết hợp vật liệu tạo thành một cửa hàng, và khuyến khích học sinh suy nghĩ xem những thứ gì có thể bán trong cửa hàng.
- Học sinh làm việc theo nhóm và quyết định sẽ bán gì trong cửa hàng để xây dựng cửa hàng phù hợp với cách chọn mặt hàng. như một số con vật và đồ vật quen thuộc.
- Giáo viên thống nhất kích thước của cửa hàng với học sinh.
- Kích thước cửa hàng của mỗi nhóm là 1,2m x 1m
E Bước 2. Vẽ mù:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại một mẫu vật và vẽ vào giấy.
- Học sinh vẽ theo trí nhớ, không nhìn giấy vẽ.
E Bước 3. Thảo luận về các đường nét biểu cảm:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đính các bức vẽ của mình trên tường.
- Giáo viên yêu cầu các em cùng nhau xem tranh, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động “Vẽ không nhìn giấy”.
- Học sinh đính các bức vẽ của mình trên tường.
- Học sinh cùng nhau xem tranh, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động “Vẽ không nhìn giấy”.
E Bước 4. Thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn, điều chỉnh các tranh đã vẽ cho phù hợp với biểu cảm mà các em muốn thể hiện.
- Học sinh lựa chọn, điều chỉnh các tranh đã vẽ cho phù hợp với biểu cảm mà mình muốn thể hiện.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm ; Thứ ., ngày  tháng  năm 
Tích hợp các bài 5, bài 14 và bài 35 (3 tiết)
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động; cách trang trí đường diềm ở đồ vật.
- Kĩ năng: Học sinh nặn được con vật quen thuộc theo ý thích; vẽ được đường diềm vào đồ vật; biết chọn và sắp xếp hoạ tiết đường diềm cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí.
- Thái độ: Học sinh phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, một số tranh, ảnh về đồ vật, 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, các bức tranh về đồ vật mà các em sưu tầm được
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.3. Hoạt động 3: Vẽ cùng nhau (60-70 phút)
* Mục tiêu: Học sinh phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.
* Cách tiến hành:
E Bước 1. Vẽ theo quan sát:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các vật mẫu như ca và quả, chữ nét đều, lọ hoa, chậu cảnh để vẽ cá nhân.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn chỉnh các đồ vật đã vẽ ở tiết trước (ca và quả, chữ nét đều, lọ hoa, chậu cảnh).
- Học sinh quan sát các vật mẫu như ca và quả, chữ nét đều, lọ hoa, chậu cảnh để vẽ cá nhân.
- Học sinh hoàn chỉnh các đồ vật đã vẽ ở tiết trước (ca và quả, chữ nét đều, lọ hoa, chậu cảnh).
- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày tranh của mình trên tường theo thứ tự 1, 2, 3, 4... theo chiều ngang, mỗi học sinh có số hình a, b, c, d... theo chiều dọc
- Học sinh trưng bày tranh của mình trên tường của lớp học.
- Học sinh tạo một ngân hàng các bức vẽ về các đồ vật, cách trang trí hình vuông theo các cách khác nhau.
E Bước 2. Vẽ theo nhóm:
- Giáo viên chia nhóm học sinh theo sở thích.
- Học sinh lập nhóm.
- Yêu cầu các nhóm dùng các họa tiết trang trí để trang trí và hoàn thành tô màu tác phẩm của mình.
- Các nhóm thảo luận, sáng tạo ra những vật dụng có trang trí các họa tiết vừa vẽ.
E Bước 3. Tạo “Cửa hàng của em”:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận để tìm phương án sắp xếp các đồ dùng trong cửa hàng của mình.
- Học sinh thảo luận để tìm phương án sắp xếp các đồ dùng trong cửa hàng của mình sao cho bắt mắt.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm hoàn chỉnh các đồ vật của mình để tiết sau trưng bày.
- Dùng kiểu chữ nét đều để trang trí bảng hiệu.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Học sinh dùng kiểu chữ nét đều để trang trí bảng hiệu.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Nếu các nhóm chưa làm xong thì sẽ thực hiện tiếp ở tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 5, bài 14 và bài 35 (3 tiết)
(Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động; cách trang trí đường diềm ở đồ vật.
- Kĩ năng: Học sinh nặn được con vật quen thuộc theo ý thích; vẽ được đường diềm vào đồ vật; biết chọn và sắp xếp hoạ tiết đường diềm cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí.
- Thái độ: Học sinh phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, một số tranh, ảnh về đồ vật, 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, các bức tranh về đồ vật mà các em sưu tầm được
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.3. Hoạt động 3: Vẽ cùng nhau (5 phút)
E Bước 4. Sắp đặt, hoàn chỉnh sản phẩm:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm hoàn chỉnh sản phẩm của nhóm mình; sắp xếp các đồ vật thành cửa hàng bán đồ lưu niệm.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
2.4. Hoạt động 4: Phân tích, diễn giải (10 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết thảo luận, đánh giá về sản phẩm của bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi ý để học sinh sắp xếp, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh sắp xếp, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát sản phẩm của nhóm bạn, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
- Các nhóm chọn sản phẩm của nhóm bạn để thảo luận, nhận xét, đánh giá.
+ Những đồ vật trong cửa hàng đã được sắp xếp hợp lí chưa? 
+ Kĩ thuật trang trí của nhóm bạn thế nào (bố cục, phối màu, tô màu, kích thước ...) có cân đối, hài hòa chưa?
2.5. Hoạt động 5: Giao tiếp, đánh giá (20 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét, tự đánh giá và đánh giá bài bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
- Các nhóm thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh đặt câu hỏi cho nhóm bạn trả lời:
+ Cửa hàng nhóm bạn có tên gọi là gì? Vì sao nhóm bạn đặt tên đó?
+ Cửa hàng nhóm bạn gồm những đồ vật gì? Công dụng của mỗi đồ vật đó ra sao?
+ Vì sao bạn chọn các màu sắc này để trang trí hình vuông mà không chọn màu khác?
- Giáo viên khuyến khích mỗi nhóm học sinh giới thiệu về cửa hàng của nhóm mình một cách thuyết phục để người khác thích mua. 
- Học sinh suy nghĩ, vận dụng.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Dẫn dắt từ chủ đề “Cửa hàng của em” sang chủ đề “Em trong cuộc sống”.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
 The End ..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_dan_Mach_MI_THUAT_DAN_MACH_THEO_CHU_DE_LOP.doc