Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 - Tuần 26 - Bài 14: Đồ dùng học tập thân quen (Tiết 1) - Năm học 2022-2023 - Trần Minh Trí

docx 6 trang Người đăng Gia Khánh Ngày đăng 18/04/2025 Lượt xem 23Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 - Tuần 26 - Bài 14: Đồ dùng học tập thân quen (Tiết 1) - Năm học 2022-2023 - Trần Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 26
 Bài 14. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP THÂN QUEN ( Tiết 1)
 Thời gian thực hiện từ: 13/03/2023 đến 14/03/2023
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
 Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS những đức tính chăm chỉ, tiết kiệm, ý thức 
bảo vệ môi trường,... thông qua các hoạt động cụ thể sau:
 - Tích cực tham gia các hoạt động học tập, sáng tạo; biết sưu tầm một số đồ vật 
 đã qua sử dụng có ở xung quanh để làm vật liệu và tái chế thành sản phẩm 
 thẩm mĩ.
 - Biết giữ vệ sinh trường lớp học, môi trường xung quanh như: gom nhặt giấy 
 vụn bỏ vào thùng rác, không để hồ dán, băng keo dính trên bàn, ghế.
 - Trân trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra; lắng 
 nghe bạn chia sẻ và tôn trọng sự chia sẻ, cảm nhận về sản phẩm của bạn.
 - Không tự tiện sử dụng đồ dùng, vật liệu của bạn/người khác, khi chưa được 
 sự đồng ý.
2. Năng lực
 Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
2.1. Năng lực mĩ thuật
 - Nhận biết được hình dạng khối cơ bản qua một số đồ vật đã qua sử dụng.
 - Tạo được sản phẩm mĩ thuật theo ý thích từ những đồ vật đã qua sử dụng có 
 dạng khối cơ bản. Bước đầu biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm như 
 làm đồ dùng học tập, đồ chơi, đồ vật trang trí,...
 - Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2.2. Năng lực chung
 - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động sưu tầm, vật liệu để thực hành; tự lựa 
 chọn cách để thực hành, sáng tạo sản phẩm theo ý thích.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận 
 xét sản phẩm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn vật liệu, hoạ phẩm, công 
 cụ để thực hành tạo nên sản phẩm.
2.3. Năng lực đặc thù khác
 - Năng lực ngôn ngữ: Khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,... 
 sản phẩm rõ ràng.
 - Năng lực tư duy khái quát: Khả năng nhận biết các hình khối cơ bản từ những 
 đồ vật đã qua sử dụng, sản phẩm mĩ thuật.
 - Năng lực thể chất: Sử dụng dụng cụ học tập khéo léo, linh hoạt và an toàn.
 - Năng lực tính toán: Thể hiện khả năng nhận biết tỉ lệ cao, thấp, to, nhỏ, xa, 
 gần,...
I. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
 1. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1; các vật liệu, công 
 cụ,... như mục Chuẩn bị ở SGK. Đặc biệt cần có những vật liệu dạng khối 
 sẵn có ở địa phương như GV đã hướng dẫn.
 2. Giáo viên: Vật liệu đã qua sử dụng có dạng khối, giấy màu thủ công, kéo, 
 bút chì, băng dính/hồ dán; sản phẩm mĩ thuật, hình ảnh minh hoạ nội dung 
 bài học; máy tính, máy chiếu, ti vi (nên có nếu điều kiện cho phép).
II. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TÔ CHÚC DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải 
 quyết vấn đề,...
2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, bể cá, động não, khăn phủ bàn,...
3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp (2p)
 GV có thể tạo tâm thế học tập cho HS thông qua một - Ổn định trật tự, thực hiện 
số gợi ý sau: theo yêu cầu của GV.
 - GV kiểm tra sĩ số và chuẩn bị bài học của HS. - Tập trung chuẩn bị dụng cụ 
 - Gợi mở để HS giới thiệu một số đồ dùng học tập của học tập.
 riêng mình.
 - Giới thiệu những đồ dùng học 
 - GV kích thích HS tập trung vào hoạt động khởi tập của mình..
 động.
Hoạt động 2: Khởi động, giới thiệu bài học (3p)
 Trò chơi “Hộp giấy bí mật”.
 - Chuẩn bị: GV chuẩn bị một hộp giấy, trong đó có 
 một số đồ dùng học tập quen thuộc như: hộp màu, 
 thước kẻ, tẩy, kéo, băng dính, hồ dán, bút chì, bút - Lắng nghe hướng dẫn của 
 GV.
 mực,... Hộp giấy đóng kín, trên một bề mặt của hộp 
 có một ô trống sao cho có thể đưa cánh tay HS vào 
 trong hộp để cầm đồ dùng trong hộp và gọi tên đồ 
 dùng đó.
 - Cách chơi:
 + GV chia HS trong lớp thành 2 nhóm. - Tham gia trò chơi theo nhóm.
 + Nhiệm vụ: Một số thành viên trong nhóm tham gia 
 - Cổ vũ các bạn.
chơi, các thành viên khác trong nhóm và nhóm còn lại quan 
sát, cổ vũ. Từng thành viên tham gia chơi lên gần với hộp 
giấy, đưa tay vào trong hộp qua ô trống, cầm một đồ dùng 
trong hộp, đoán tên đồ dùng đó, mắt không nhìn vào hộp. 
Sau khi nói xong, lấy đồ dùng ra khỏi hộp để cả lớp cùng 
chứng kiến và đánh giá.
Lưu ý: Chỉ được thay đổi nêu tên đồ dùng khi đồ dùng đó 
chưa cầm ra khỏi hộp giấy. Đánh giá: Kết thúc trò chơi, nhóm nào nói được đúng tên đồ dùng và số lượng - Nêu tác dụng của mỗi đồ dùng học 
đồ dùng lấy ra khỏi hộp nhiều hơn là nhóm đó được tích tập.
luỹ vào thành tích học (hoặc có thể có phần thưởng tinh 
thần/vật chất mang tính động viên HS là chính).
 GV gợi mở HS nêu tác dụng của mỗi đồ dùng học tập 
và giới thiệu bài học.
 Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá 
Những điều mới mẻ
 3.1. Hoạt động quan sát, nhận biết (10p)
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, yêu cầu:
 - Thảo luận nhóm.
 + Mỗi cá nhân giới thiệu với các bạn trong nhóm một 
đồ dùng học tập. - Giới thiệu với các bạn trong 
 + Nội dung giới thiệu: tên đồ dùng, màu sắc, mô tả nhóm một đồ dùng học tập.
đường nét tạo hình dạng của đồ dùng.
 - Tổ chức cho các nhóm giới thiệu một số đồ dùng của - Đại diện nhóm giới thiệu một 
 thành viên trong nhóm về hình dạng, đường nét, màu số đồ dùng của thành viên 
 sắc,... trong nhóm về hình dạng, 
 - GV nêu câu hỏi để HS mô tả các đồ dùng ở hình đường nét, màu sắc,...
 minh hoạ trang 61 SGK.
 - GV tóm tắt, giới thiệu rõ hơn đặc điểm về hình, nét, 
 màu sắc trang trí ở đồ dùng.
 3.2.Hoạt động thực hành, sáng tạo (15p)
 3.2.1. Tìm hiểu cách thực hành
 - Tổ chức HS làm việc nhóm, yêu cầu: - Quan sát hình minh hoạ 
 trang 62 SGK.
 + Quan sát hình minh hoạ trang 62 SGK.
 + Nêu cách thực hành tạo hình và trang trí cái thước kẻ. - Thảo luận cách thực hành tạo 
 hình và trang trí cái thước kẻ.
 - GV tóm tắt lại các bước, kết hợp thị phạm minh hoạ 
 một hoặc một sổ đồ dùng khác và giảng giải một sổ 
 thao tác chính như: đặt thước trên giấy, in nét, vẽ nét, - Lắng nghe, quan sát, ghi cắt,... nhớ.
 - GV lưu ý:
 + HS có thể thực hiện theo thứ tự sau:
 • In hình đồ dùng học tập bằng nét.
 • Cắt hình thước kẻ khỏi tờ giấy.
 • Trang trí nét, chấm, màu sắc,... theo ý thích và hoàn 
 thành sản phẩm.
 GV nêu câu hỏi để HS thảo luận, chia sẻ với bạn về sự 
lựa chọn đồ dùng để thực hành vẽ hình và trang trí. Ví dụ: - Thảo luận, trả lời câu hỏi.
Em sẽ chọn đồ dùng nào đế vẽ hình và trang tri? Vì sao em 
chọn đồ dùng đó?
 3.2.2. Thực hành, sáng tạo
 a) Tổ chức cho HS làm việc cá nhân kết hợp thảo luận 
nhóm, nhiệm vụ
 - Lựa chọn đồ dùng học tập sẵn có. - Làm việc cá nhân, nhóm.
 - Vận dụng cách thực hành ở hình minh hoạ trang 62 
SGK để tạo sản phẩm.
 - Quan sát các bạn trong nhóm; trao đổi, chia sẻ, nêu 
 câu hỏi,... với bạn trong nhóm thực hành. Ví dụ: - Quan sát các bạn trong 
 + Tại sao bạn chọn đồ dùng này để thực hành? nhóm; trao đổi, chia sẻ, nêu 
 câu hỏi,... với bạn trong nhóm 
 + Bạn thích vẽ cho hình đồ dùng?
 thực hành. 
 + Bạn sẽ trang trí hình đồ dùng bằng chấm, nét, màu 
sắc như thế nào?
 + Bạn thích sản phẩm của bạn nào trong nhóm?
 - GV quan sát, nắm bắt mức độ làm việc, tham gia 
 trao đổi của HS thông qua các câu hỏi tương tác. Ví 
 dụ:
 - Lắng nghe, trả lời câu hỏi.
 + Nhóm em đã tạo hình và trang trí được những đồ 
dùng học tập nào? + Các hình đồ dùng của các bạn trong nhóm có trang 
 trí giống nhau không?
 + Em thích sản phẩm của bạn nào trong nhóm?
 + Em đã nói những gì về hình đồ dùng của mình với 
 các bạn?
 - GV khuyến khích HS có thể tạo thêm sản phẩm cho 
 mình.
 b) Tổ chức HS làm việc nhóm kết hợp thảo luận
 - Nhiệm vụ: sắp xếp sản phẩm của các cá nhân tạo 
 sản phẩm nhóm. 
 - Gợi mở HS thảo luận. Ví dụ:
 + Tên đồ dùng các thành viên trong nhóm sử dụng để 
 thực hành.
 + Các cá nhân đã tạo sản phẩm như thế nào?
 + Sản phẩm của nhóm đã tạo như thế nào, trong đó 
 gồm sản phẩm nào, của ai?
* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
 Ngày 09 tháng 03 năm 2023 Ngày 10 tháng 03 năm 2023
 Tổ trưởng Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_tuan_26_bai_14_do_dung_hoc_tap_than_q.docx