TUẦN 31 Bài 16. NGÔI TRƯỜNG EM YÊU ( Tiết 2) Thời gian thực hiện từ: 18/04/2023 đến 19/04/2023 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phẩm chất Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS các phẩm chất như: đức tính chăm chỉ, tiết kiệm, có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập; kính trọng thầy cô, yêu thương bạn bè,... thông qua một số biểu hiện và hoạt động chủ yếu sau: - Yêu trường, lớp, thân thiện với bạn bè, quý mến, tôn trọng thầy cô. - Tích cực tham gia hoạt động học tập, sáng tạo sản phẩm. - Biết sưu tầm một số đồ vật đã qua sử dụng để tạo thành mô hình ngôi trường; giữ vệ sinh trường lớp và môi trường xung quanh. - Trân trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn và người khác tạo ra. 2. Năng lực Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau: 2.1. Năng lực mĩ thuật - Nhận biết được kiểu dáng, màu sắc của một số ngôi trường HS đến học tập, vui chơi. - Biết cùng bạn tạo được mô hình ngôi trường bằng vật liệu, công cụ, hoạ phẩm sẵn có. - Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của nhóm và của bạn bè. 2.2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Biết sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập, sáng tạo mô hình. Chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, của nhóm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng dụng cụ, vật liệu, giấy màu, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm. 2.3. Năng lực đặc thù khác - Năng lực ngôn ngữ: Khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,... sản phẩm một cách tự tin. - Năng lực âm nhạc: Khả năng mô tả một số hình ảnh liên quan đến chú đề bài học ở tác phẩm âm nhạc do GV lựa chọn. - Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay. - Năng lực tính toán': Thể hiện khả năng phân chia tỉ lệ các chi tiết cấu trúc ở mô hình ngôi trường. I. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN 1. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành mĩ thuật 1; các vật liệu, công cụ,... như mục Chuẩn bị SGK và GV đã hướng dẫn ở bài học trước, đặc biệt các vật liệu đặc thù cùa địa phương. 2. Giáo viên: vỏ hộp giấy carton, giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, dây chỉ, băng keo/hồ dán, kéo,...; hình ảnh/sản phẩm minh hoạ nội dung bài học; máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có). II. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề.... 2. Kĩ thuật dạy học: Động não, sơ đồ tư duy, khăn phủ bàn,... 3. Hình thức tô chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ 3.1. Hoạt động quan sát, nhận biết (5p) 3.1.1. Nhận biết đặc đỉểm một số ngôi trường quen thuộc - GV tổ chức học HS quan sát hình ảnh ở trang 69 - Quan sát hình ảnh. SGK, yêu cầu HS thảo luận theo cặp hoặc nhóm nhỏ. - Thảo luận theo cặp hoặc Nội dung: nhóm nhỏ. + Trả lời câu hỏi: Hai ngôi trường dưới đây có điểm gì khác nhau. + Liên hệ hình ảnh hai ngôi trường trong hình ảnh với trường học của chính HS. - GV tổ chức HS quan sát một số hình ảnh ngôi trường khác do GV chuẩn bị (nên có nếu điều kiện cho - Quan sát hình ảnh và nêu phép) và gợi mở HS nhận ra: nhận xét. + Kiểu dáng, kích thước, cảnh quan,... của mỗi ngôi trường. + Những điểm giống nhau của các ngôi trường. 3.1.2. Nhận biết kiểu dáng hình khối của một số ngôi tnrờng (trang 70 SGK) - GV sử dụng hình minh hoạ trang 70 SGK và hình - Quan sát hình. ảnh do GV chuẩn bị (nếu có). + GV tổ chức HS quan sát, thảo luận và nêu vấn đề, gợi - Thảo luận. mở, giúp HS liên hệ kiểu dáng của một số ngôi trường với hình, khối cơ bản. + GV gợi mở HS nhớ, nêu đặc điểm về hình, nét, màu sắc, vị trí,... của một số chi tiết ở ngôi truờng, trong các lớp. Ví dụ: cửa ra vào lớp học, cửa sổ, nhiều tầng, ít tầng, kiểu mái, lá cờ Tổ quốc, trang trí trên các bức tường,... - GV tóm tắt: - Lắng nghe. + Có nhiều trường học dành cho HS đến học tập, vui chơi. + Các trường học thường có: cổng trường, sân trường, phòng học dành cho HS, phòng làm việc của thầy, cô giáo,... + Kiếu dáng, màu sắc, kích thước,... của các ngôi trường có thể giống nhau hoặc khác nhau. - Lắng nnghe và trả lời câu hỏi. - GV sử dụng câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề,... để kích thích HS mong muốn thực hành sáng tạo mô hình ngôi trường từ vỏ hộp giấy. 3.2. Hoạt động thực hành, sáng tạo và thảo luận (15p) - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm 3.2.1. Tìm hiểu cách thực hành vụ. - GV tổ chức HS thảo luận nhóm và giao nhiệm vụ: - Quan sát hình minh họa. + Quan sát hình minh hoạ trang 71 SGK (hoặc do GV chuẩn bị trình chiếu). - Thảo luận nhóm các bước + Nêu thứ tự các bước tạo mô hình từ vỏ hộp giấy/vỏ thực hành. thùng bìa carton. - GV hướng dẫn, thị phạm minh hoạ một số thao tác chính, kết hợp giảng giải, tương tác với HS và gợi - Lắng nghe và ghi nhớ. mở cách thực hiện: Cách 1: Tạo mô hình khối nhà lớp học cao tầng + Chuẩn bị: Lựa chọn vỏ hộp giấy carton có dạng hình khối chữ nhật và giấy báo/giấy gói hàng, bút màu, bút chì, kéo, sợi dây chỉ,... + Tạo “màu sơn” cho khối nhà lớp học của trường học: Sử dụng giấy màu (hoặc giấy báo, giấy gói hàng,...) dán trên bề mặt vỏ hộp/thùng bìa carton hoặc tô/vẽ màu. Hoặc sử dụng màu sẵn có của vỏ hộp giấy làm màu sơn cho khối nhà. + Tạo các tầng và các chi tiết cho khối nhà: Dùng bút chì/bút màu vẽ nét, phân chia chia tầng, ô cửa ra vào, ô cửa sổ và tô màu theo ý thích. + Trang trí và hoàn thiện mô hlnh khối nhà: Có thể vẽ, cắt dán các nét, hình (lá cờ, biển tên trường, tên lớp,...) để trang trí cho mô hình khối nhà lớp học. Lưu ý: + Gợi mở HS có thể tạo số lượng các tầng khác nhau trên những kích thước khối hộp giấy bằng nhau. + GV có thể minh hoạ cách tạo mô hình trường học cao tầng theo cách khác nội dung đã cung cấp ở trang 72 SGK. Cách 2: Tạo mô hình khối nhà lớp học một tầng (nhà cấp bốn) + Chuẩn bị: Chọn vỏ hộp giấy carton có dạng hình khối chữ nhật/vuông và vật liệu kết họp, công cụ hỗ trợ. + Tạo hình các bộ phận chính của ngôi nhà: thân nhà, mái nhà. + Tạo “màu sơn” cho thân ngôi nhà: Như cách 1 ở trên. + Trang trí và hoàn thành mô hình khối nhà: vẽ hoặc cắt, dán giấy màu, trang trí hình ô cửa sổ, cửa ra vào, mái nhà theo ý thích. Có thể tạo thêm các hình lá cờ Tô quốc, cờ tam giác, biển tên trường, tên lớp,... cho khối nhà tạo ngôi trường học của em. + Trang trí thêm một số hình chi tiết như lá cờ Tổ quốc, cờ tam giác, tên trường, tên lớp,... 3.2.2. Thực hành, sáng tạo a) Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm, kết hợp thảo luận Lưu ý: Hoạt động này chủ yếu các thành viên cùng làm trên một khối hộp giấy, do vậy, số lượng HS trong nhóm cần phù hợp để mọi HS trong nhóm đều tham gia một cách - Thực hành tạo sản phẩm theo thuận lợi. hướng dẫn của GV. + Thảo luận, thống nhất nhiệm vụ. - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: + Thảo luận, trao đối và thống nhất tạo mô hình khối + Phân công nhiệm vụ. nhà lớp học của ngôi trường (nhiều tầng hay ít tầng, có mái hay mái bằng,...). + Tự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. + Cá nhân thực hiện nhiệm vụ + Mỗi thành viên vừa thực hiện nhiệm vụ của mình, được phân công. vừa quan sát các bạn trong nhóm thực hành và trao đối, nêu + Thảo luận, trao đổi để cùng ý kiến với các bạn về phần việc của mình, của bạn, của nhau hoàn thành. nhóm. Ví dụ: • Ô cửa số, cửa ra vào, có thể vẽ màu hay cắt dán giấy? • Khối nhà lớp học của nhóm có gì đặc biệt?... - GV quan sát HS thực hành, thảo luận; trao đổi với HS, nắm bắt thông tin và xử lí kịp thời (phân tích giải thích, hướng dẫn, thị phạm hoặc hồ trợ,...); có thể gợi mở các nhóm tạo thêm các hình ảnh khác cho mô hình khối nhà của trường học thêm sinh động. Ví dụ: + Đường đi, cổng trường. + Sân trường, cảnh quan xung quanh. - Căn cứ trên thực tiễn hoạt động của HS, GV cần vận dụng tình huống có vấn đề để thử thách, gợi mở HS vượt qua trong thực hành, sáng tạo. b) Tổ chức các nhóm HS tạo sản phẩm chung của lớp - Lắng nghe và thực hiện theo hoặc của một số nhóm hướng dẫn của GV. - Gợi mở HS tập hợp sản phẩm của các nhóm hoặc một số nhóm để tạo mô hình ngôi trường học của chính nơi các em đang học hoặc ngôi trường theo ý thích. Gợi mở HS tham khảo cách “thiết kế” toàn cảnh ngôi trường ở trang 73 SGK và hình ảnh minh hoạ dưới đây: - Chia sẻ với nhau cách thực hiện. - GV gợi mở các nhóm HS trao đổi cách vận dụng. Ví dụ: Sản phẩm mô hình trường học có thể trưng bày ở đâu? (trong lớp, trên thư viện, phòng truyền thống của nhà trường,...). 3.3. Hoạt động trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ (10p) - Do mô hình trường học là sản phẩm dạng 3D, nên - Trưng bày sản phẩm theo cần không gian nhất định để trưng bày, bảo đảm mọi hướng dẫn của GV. HS đều quan sát, tiếp cận trực tiếp được các sản phẩm. Ví dụ: + Trưng bày trên bục đặt mẫu ở dưới bảng của lớp. - Quan sát. + Trưng bày trên bàn/trên bục đặt mẫu ở giữa lớp học. + Trưng bày trên bàn, ở xung quanh lớp học. - Đại diện nhóm chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình. - GV tổ chức cho HS quan sát, có thể định hướng các nhóm giới thiệu, chia sẻ bằng hình thức thuyết trình, kể chuyện,... dựa trên một số gợi ý sau: - Các nhóm nhận xét lẫn nhau. + Tên ngôi trường. + Quá trình thực hành (công việc cá nhân, trao đổi lựa chọn màu, vật liệu,... trong nhóm). + Mô tả đặc điểm hình khối, kích thước, màu sắc,... của ngôi trường. - Chia sẻ cảm nhận của mình + Liên hệ với hình ảnh, không gian, cảnh quan của ngôi về các sản phẩm. trường đang học. + Bày tỏ cảm xúc: Thích hay không thích? Vì sao? Dựa trên sự trao đổi, chia sẻ của HS, GV đánh giá kết quả thực hành, kích thích HS nhớ lại quá trình thực hành tạo mô hình trường học từ vỏ hộp giấy carton; đồng thời hên hệ với thực tiễn, gợi mở HS liên tưởng và sáng tạo các mô hình trường học khác từ vật liệu vỏ hộp giấy hoặc vật liệu tưomg tự. Đồng thời, GV liên hệ nội dung Vận dụng trong SGK (có thể sưu tầm thêm hình thức tạo mô hình ngôi trường hình khối, chất liệu, vật liệu khác). * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): Ngày 13 tháng 04 năm 2023 Ngày 14 tháng 04 năm 2023 Tổ trưởng Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: