TUẦN 7 CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT BÀI 4: NÉT THẲNG, NÉT CONG (2 tiết) Thời gian thực hiện từ: 18/10/2022 đến 19/10/2022 I. Yêu cầu cần đạt 1. Phẩm chất Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS các phảm chất như chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, thông qua một số biểu hiện cụ thể sau: - Yêu thích cái đẹp thông qua biểu hiện sự đa dạng của nét trong tự nhiên, cuộc sống và tác phẩm mĩ thuật. - Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu, phục vụ học tập, tự giác tham gia hoạt động học tập. - Không tự tiện lấy đò dùng học tập của bạn; chia sẻ ý kiến theo đúng cảm nhận của mình. - Biết giữ vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 2. Năng lực Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau: 2.1 Năng lực mĩ thuật - Nhận biết nét thẳng, nét cong và sự khác nhau của chúng. - Tạo được sản phẩm đơn giản bằng nét thẳng , nét cong. - Bước đầu chia sẻ được nhận biết về nét thẳng, nét cong ở đối tượng thẩm mĩ và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 2.2Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động trong hoạt động học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và nhận xét sản phẩm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm. 2.3Năng lực đặc thù khác - Năng lực ngôn ngữ:thông qua trao đổi, thảo luận theo chủ đề. - Năng lực thể chất: thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay. II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên 1/ Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; đồ dùng, vật liêu như mục Chuẩn bị trang 18 SGK, màu vẽ, vật liệu dạng sợi, que tính, sợi dây, 2/ Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; phương tiện, họa cụ, họa phẩm, và vật liệu dạng que ( que tính, thước kẻ, que diêm, ), dạng sơi, giấy màu, Đồ dùng trực quan các dạng hình kỉ hà, hình nét cong đơn giản. -Hình minh họa trang 21 - Một số bức tranh, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật sử dụng nét thẳng, nét cong. III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu - Phương pháp dạy học: Pháp vấn/ đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vần đề, trò chơi, thực hành, gợi mở, - Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, - Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ổn định lớp. (1p) - Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị đồ - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Tổ trưởng dùng, vật dụng cho bài học. báo cáo phần chuẩn bị. - Kiểm tra bài cũ - HS thực hiện Hoạt động 2: Khởi động, giới thiệu bài học. (3p) GV giới thiệu một số đồ dùng, sản - HS quan sát. phẩm, tác phẩm thông qua đồ dùng dạy học. GV dùng dây nhảy trong môn thể dục kéo thẳng và uốn/để chùng cho cong - HS nhắc lại tựa bài. xuống. GV kết luận nét cong/ thẳng được tạo ra từ một thứ. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu về nét thẳng, nét cong. Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ.(20p) 1/Quan sát, nhận biết (5p) -GV đưa ra một số hình ảnh và gợi ý quan sát, ví dụ: Cô muốn tìm nét thẳng/ -HS trả lời. HS khác nhận xét bổ sung. cong, bạn nào nhìn thấy nào?.. -Đặt các câu hỏi liên quan đến hình ảnh trong bài học (phần quan sát- nhận biết) theo dạng phát vấn/ hỏi- đáp: + Nét cong trong hình ở chỗ nào? +Em có nhìn thấy những nét cong khác không? +Ai có thể chỉ ra một vài nét thẳng? +Xung quanh em có nét thẳng không? 2/ Thực hành, sáng tạo (15p) 2.1. Tìm hiểu cách thực hành, sáng – Quan sát hình ảnh SGK, trang 21. tạo. – Suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV. - Cho HS quan sát các hình trang 21 + Em thấy hình vẽ gì? +Hình đó được tạo bằng nét thẳng hay nét cong? -HS phát biểu. - Tổ chức HS trao đổi và phát biểu về cách vẽ các hình bằng nét thẳng, nét cong đơn giản. -HS quan sát GV làm mẫu. - Hướng dẫn HS cách cầm bút, cách vẽ được đường thẳng không dùng thước kẻ; cách vẽ nhiều nét phác để có một đường như ý muốn. -GV làm mẫu, HS quan sát. - Gợi mở HS tạo hình sản phẩm với que thẳng. 2.2. Thực hành, sáng tạo -Tạo sản phẩm nhóm – Bố trí HS ngồi theo nhóm (6HS). – Giao nhiệm vụ cho HS: Sáng tạo các – Tập đặt câu hỏi cho bạn, trả lời, thảo luận, hình ảnh bằng nét thẳng, nét cong. GV chia sẻ trong thực hành. hướng dẫn dùng một loại nét trước, không phối hợp nét. – Lưu ý HS có thể tạo hình với một loại nét thẳng, nét cong hoặc có thể kết hợp cả hai kiểu nét. – Quan sát, hướng dẫn và có thể hỗ trợ HS thực hành. – Gợi mở nội dung HS trao đổi/thảo luận trong thực hành. Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ (5p) – Trưng bày sản phẩm theo nhóm – Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm – Giới thiệu sản phẩm của mình – Gợi mở HS giới thiệu: – Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của + Hình được tạo từ nét thẳng hay nét mình/của bạn cong, hay kết hợp cả hai? + Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của bản thân, của nhóm khác. –Liên hệ sự hiện hữu của nét thẳng, nét -Lắng nghe. cong trong cuộc sống. Hoạt động 4: Tổng kết tiết học (1p) – Nhận xét kết quả thực hành, ý thức – Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ. học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn. – Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): Ngày 13 tháng 10 năm 2022 Ngày 14 tháng 10 năm 2022 Tổ trưởng Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: