Giáo án Mĩ thuật lớp 2 (cả năm)

Giáo án Mĩ thuật lớp 2 (cả năm)

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh

- Nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.

- Tập tạo ra ba độ đậm nhạt: đậm, đậm vừa, nhạt, bằng màu hoặc bằng chì.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Giáo viên: Sưu tầm một số tranh ảnh, bài vẽ trang trí có độ đậm, nhạt. Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt; phấn màu.

Học sinh: vở vẽ, bút chì, tẩy, màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 21 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 4429Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật lớp 2 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Mĩ thuật
Bài 1: VẼ TRANG TRÍ
VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT
Tuần: 1
Ngày dạy: 3-5/9/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt. 
- Tập tạo ra ba độ đậm nhạt: đậm, đậm vừa, nhạt, bằng màu hoặc bằng chì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Giáo viên: Sưu tầm một số tranh ảnh, bài vẽ trang trí có độ đậm, nhạt. Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt; phấn màu.
Học sinh: vở vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (2 phút) 
Giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét: (4 phút)
+ Mục tiêu: Học sinh nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.
+ Cách tiến hành: 
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh và bài vẽ trang trí gợi ý để học sinh nhận biết:
Độ đậm, đậm vừa, nhạt.
+ Kết luận: Trong tranh ảnh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau: có 3 độ đậm nhạt chính là đậm, đậm vừa và nhạt. Ba độ đậm nhạt này làm cho bài vẽ thêm sinh động. Ngoài 3 độ đậm nhạt chính này còn có các mức độ khác nhau.
Hoạt động 3: Cách vẽ độ đậm, nhạt: (5 phút)
+ Mục tiêu: Tập tạo ra ba độ đậm nhạt: đậm, đậm vừa, nhạt, bằng màu hoặc bằng chì.
+ Cách tiến hành: 
- Cho học sinh mở vở tập vẽ lớp 2 hình 5 để các em nhận ra các cách làm bài.
- Giáo viên cho học sinh nhìn hình minh hoạ để nhận biết các cách vẽ.
+ Kết luận :
- Giáo viên nhắc lại 3 độ đậm để học sinh rõ hơn.
- Dùng 3 màu có độ đậm khác nhau.
- Có thể dùng bút chì.
Hoạt động 4: Thực hành: (18 phút)
- Nêu yêu cầu để học sinh làm bài.
- Quan tâm, giúp HS còn lúng túng.
Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá: (4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét về mức độ đậm nhạt.
- Yêu cầu HS nhận biết và tìm ra những bài vẽ đẹp mà mình yêu thích.
Hoạt động cả lớp theo hướng dẫn.
HS lắng nghe.
- HS mở vở quan sát. 
- Nghe GV hướng dẫn cách vẽ.
Học sinh làm bài cá nhân vào vở tập vẽ.
- Quan sát nhận xét và đánh giá.
4 - Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Cho HS nhắc lại bài học.
- Chuẩn bị bài sau
- Đồ dùng dạy học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Môn: Mĩ thuật
Bài 2: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH THIẾU NHI
Tuần: 2
Ngày dạy: 10-12/9/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Biết mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.
- Bước đầu có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Tranh in trong vở tập vẽ 2 và đồ dùng dạy học. Sưu tầm một số tranh đẹp của thiếu nhi quốc tế và của Việt Nam.
Học sinh: vở vẽ, bút chì, tẩy, màu. Sưu tầm các bức tranh của thiếu nhi Việt Nam và quốc tế.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời.
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút) 
- Giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Xem tranh. (24 phút)
+ Mục tiêu: Biết mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh, bước đầu có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.
+ Cách tiến hành: 
GV giới thiệu tranh đôi bạn (tranh sáp màu và bút dạ của Phong Liên) rồi nêu các câu hỏi ngắn nhằm gợi ý cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tìm câu trả lời:
- Trong tranh vẽ những gì?
- Hai bạn trong tranh đang làm gì?
- Em hãy kể những màu được sử dụng trong tranh?
- Em có thích những bức tranh này không?
+ Kết luận: GV tóm tắt và bổ sung (SGV/81)
Hoạt động 3: Mở rộng hiểu biết (4 phút)
- Cho HS quan sát một số tranh thiếu nhi của HS năm trước và các họa sĩ khác.
- Giới thiệu và đặt câu hỏi.
- Bổ sung ý kiến trả lời HS và hệ thống lại.
Hoạt động 4: Nhận xét đânh giá: (3 phút)
Nhận xét tinh thần thái độ học tập của lớp, khen ngợi những HS hăng say phát biểu xây dựng bài.
- Hoạt động nhóm: 
+ Quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Đại diện các nhóm trình bày.
- HS quan sát, trả lời, lắng nghe.
- HS lắng nghe
4 - Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Cho HS nhắc lại đầu bài học. 
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau, đồ dùng học tập. Về nhà tập quan sát lá cây.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Môn: Mĩ thuật
Bài 3: VẼ THEO MẪU
VẼ LÁ CÂY
(Mức độ tích hợp giáo dục BVMT: Bộ phận)
Tuần: 3
Ngày dạy: 17-19/9/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Nhận biết hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của một số loại lá cây.
- Biết cách lá cây.
- Biết cách vẽ một lá cây và vẽ màu theo ý thích.
- Biết trồng, chăm sóc và bảo vệ cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Tranh một vài lá cây, hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ, những bài vẽ tốt của học sinh năm trước.
Học sinh: vở vẽ, bút chì, tẩy, màu. Một số lá cây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời.
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (2 phút) 
- Giáo viên dùng phương pháp trực quan để đặt câu hỏi, giới thiệu bài và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét. (4 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS nhận biết hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của một số loại lá cây.
+ Cách tiến hành: 
- Dùng tranh và các loại lá cây thật đã để hướng dẫn HS quan sát nhận xét. (SGV/82)
- Em có thích các loài cây không? Em phải làm gì để thể hiện là mình yêu quý cây?
+ Kết luận: Lá cây có hình dạng và màu sắc khác nhau, mỗi loại lá có một đặc điểm khác nhau.
Hoạt động 3: Cách vẽ: (5 phút)
+ Mục tiêu: Biết cách vẽ lá cây.
+ Cách tiến hành:
- Dùng hình minh họa giới thiệu cho HS quan sát.
- Vẽ chiếc lá lên bảng cho HS quan sát nắm cách vẽ.
+ Kết luận: Yêu cầu HS nhắc các bước vẽ.
 - Cho HS xem một số bài của HS năm trước.
Hoạt động 4: Thực hành (18 phút)
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Bao quát lớp cho HS làm bài.
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá: (3 phút)
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá.
- Tìm bài vẽ đẹp, khen ngợi.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Có, cần trồng, chăm sóc và bảo vệ cây.
- Lắng nghe.
- Quan sát nắm cách vẽ. .
- Nhắc lại các bước vẽ 
- Quan sát.
- Cá nhân vẽ lá cây và vẽ màu theo ý thích vào vở vẽ.
- Nhận xét, xếp loại.
4 - Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Cho HS nhắc lại đầu bài học.
- Chuẩn bị bài sau, đồ dùng dạy học. Quan sát màu sắc của một số cây.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Môn: Mĩ thuật
Bài 4: VẼ TRANH 
ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY 
(Mức độ tích hợp giáo dục BVMT: Bộ phận)
Tuần: 4
Ngày dạy: 24-26/9/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Nhận biết được hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của một số loại cây.
- Biết cách vẽ hai hoặc ba cây đơn giản.
- Tập vẽ hai hoặc ba cây đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
- Biết tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Tranh một vài loại cây, hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ. Những bài vẽ tốt của học sinh năm trước.
Học sinh: vở vẽ, bút chì, tẩy, màu. Một số loại cây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời.
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút) 
- Giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Tìm chọn nội dung đề tài. (3 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của một số loại cây.
+ Cách tiến hành: 
- GV giới thiệu tranh một vài loại cây và đặt câu hỏi cho HS trả lời.
Tên của cây.
Hình dáng của cây.
Đặc điểm của cây.
- GV gợi ý để HS nói lên được các yêu cầu trên.
- Em có thích vườn cây không? Để vườn cây tươi tốt chúng ta cần làm gì?
+ Kết luận: Trong vườn có nhiều loại cây khác nhau, mỗi loại có một đặc điểm khác nhau. Ví dụ: na, mít, xoài, bưởi
Hoạt động 3: Cách vẽ: (4 phút)
+ Mục tiêu: Tập vẽ hai hoặc ba cây đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
+ Cách tiến hành:
- Gợi ý để HS nhớ lại hình dáng, màu sắc loại cây định vẽ.
- Hướng dẫn HS cách vẽ.
+ Kết luận: GV củng cố lại các bước vẽ. 
Hoạt động 4: Thực hành: (20 phút)
- Hướng dẫn HS vẽ vườn cây vừa với phần giấy.
- Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá: (3 phút)
- Tổ chức cho HS quan sát và nhận xét, xếp loại một số bài.
- GV bổ sung và xếp loại các bài vẽ, tuyên dương bài tốt. 
- Hoạt động nhóm đôi.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Có, chúng ta cần biết chăm sóc và bảo vệ.
- HS lắng nghe.
- Nhớ lại hình dáng, màu sắc loại cây định vẽ.
- Nắm cách vẽ.
- Vẽ vườn cây và tô màu theo ý thích.
- Quan sát, nhận xét và ... 
Môn: Mĩ thuật
Bài 12: VẼ THEO MẪU
VẼ LÁ CỜ TỔ QUỐC HOẶC CỜ LỄ HỘI
Tuần: 12
Ngày dạy: 19-21/11/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ. 
- Biết cách vẽ lá cờ.
- Tập vẽ lá cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Sưu tầm 1 số cờ thật (ảnh): cờ tổ quốc, lễ hội. Bài vẽ của HS lớp trước. 
Học sinh: Vở vẽ, bút chì, tẩy, màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời. 
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút) 
- Giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét . (4 phút)
+Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ. 
+ Cách tiến hành: 
- Cho HS xem 1 số loại cờ (cờ thật hay ảnh) rồi đặt câu hỏi để HS nhận ra hình dáng và màu sắc của một số loại cờ.
- Cho HS xem 1 số hình ảnh về các ngày lễ hội để HS thấy được hình ảnh, màu sắc lá cờ trong ngày lễ hội đó.
+ Kết luận: Cờ tổ quốc hình chữ nhật, có màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh. Cờ lễ hội có nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau.
Hoạt động 3: Cách vẽ: (4 phút)
+ Mục tiêu: Tập vẽ lá cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội.
+ Cách tiến hành:
Cờ tổ quốc: GV phác hình dạng lá cờ lên bảng cho HS nhận biết và đặt câu hỏi cho các em trả lời nắm nội dung.
Cờ lễ hội:Vẽ hình dáng bề ngoài trước, các chi tiết sau. Vẽ màu theo ý thích.
+ Kết luận: Nêu kết luận/ 112 SGV.
Cho HS xem bài vẽ đẹp của HS lớp trước.
Hoạt động 4: Thực hành: (20 phút)
- Gợi ý để HS vẽ lá cờ khác nhau vừa với phần giấy đã chuẩn bị.
- Bao quát lớp cho các em vẽ.
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá: (3 phút)
- Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá.
- Nhận xét chung, tuyên dương. 
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Quan sát, lắng nghe 
- Lắng nghe, vẽ bài.
- Lắng nghe, tìm bài vẽ đẹp, nhận xét
4 - Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Cho HS nhắc lại đầu bài học. 
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau, đồ dùng học tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Môn: Mĩ thuật
Bài 13: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI VƯỜN HOA HOẶC CÔNG VIÊN
(Mức độ tích hợp giáo dục BVMT: Bộ phận)
Tuần: 13
Ngày dạy: 26-28/11/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Hiểu đề tài vườn hoa và công viên.
- Biết cách vẽ tranh đề tài vườn hoa hay công viên.
- Tập vẽ tranh đề tài Vườn hoa hoặc Công viên.
- Biết yêu quý và bảo vệ vườn hoa, công viên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Tranh phong cảnh về vườn hoa hoặc công viên. Một số bài vẽ của HS năm học trước. Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
Học sinh: vở vẽ, bút chì, tẩy, màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời. 
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút) 
- Giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Tìm chọn nội dung đề tài: (3 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu đề tài vườn hoa và công viên.
+ Cách tiến hành: 
- Cho HS xem 1 tranh ảnh rồi đặt câu hỏi cho các em trả lời để HS thấy được vẻ đẹp và lợi ích của vườn hoa, công viên.
- GV gợi ý cho HS kể tên một số vườn hoa hặc công viên mà các em biết.
- Em có thích vườn hoa, công viên không? Em làm gì để vườn hoa, công viên thêm đẹp?
+ Kết luận: Vẽ vườn hoa (công viên) là vẽ tranh phong cảnh với nhiều loại câycó màu sắc rực rỡ. Ở trường, ở nhà cũng có vườn hoa, cây cảnh với nhiều loại cây hoa và cây cảnh rất đẹp.
Hoạt động 3: Cách vẽ: (4 phút)
+ Mục tiêu: Tập vẽ tranh đề tài Vườn hoa hoặc Công viên.
+ Cách tiến hành:
- Đặt câu hỏi gợi mở cho HS nhớ lại 1 góc vườn hoa ở nơi công cộng hay ở nhà mình để vẽ tranh.
- Gợi ý thêm để HS tìm thêm các hình ảnh khác ở vườn hoa, công viên: chuồng nuôi chim, đu quay, cầu trượt
+ Kết luận: Nêu phần tóm tắt/ 114 SGV.
- Cho HS xem 1 số bài vẽ tốt của HS năm trước.
Hoạt động 4: Thực hành: (20 phút)
- GV nhắc nhở để HS vẽ, bao quát lớp cho các em vẽ.
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá: (3 phút)
- Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá.
- Nhận xét chung, tuyên dương. 
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Có, cần bảo vệ và chăm sóc.
- HS lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe, vẽ bài.
- Lắng nghe, tìm bài vẽ đẹp, nhận xét
4 - Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Cho HS nhắc lại đầu bài học. 
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau, đồ dùng học tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Môn: Mĩ thuật
Bài 14: VẼ TRANG TRÍ
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO HÌNH VUÔNG VÀ VẼ MÀU
Tuần: 14
Ngày dạy: 03-05/12/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Hiểu cách vẽ họa tiết đơn giản vào hình vuông và vẽ màu.
- Biết cách vẽ hoạ tiết vào hình vuông.
- Vẽ tiếp được họa tiết vào hình vuông và vẽ màu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Chuẩn bị một vài đồ vật dạng hình vuông có trang trí. Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ trang trí hình vuông (ĐDDH).
Học sinh: vở vẽ, bút chì, tẩy, màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời. 
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút) 
- Giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét: (3 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu cách vẽ họa tiết đơn giản vào hình vuông và vẽ màu.
+ Cách tiến hành: 
- Cho HS xem 1 vật dạng hình vuông có trang trí rồi đặt câu hỏi cho các em trả lời để nắm được 1 số hoạ tiết đơn giản trong hình vuông.
- Cho HS quan sát một số bài trang trí hình vuông.
+ Kết luận: Nêu phần nội dung/ 116 & 117 SGV.
Hoạt động 3: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu: (4 phút)
+ Mục tiêu: Biết cách vẽ hoạ tiết vào hình vuông.
+ Cách tiến hành:
- Dùng hình gợi ý cách vẽ kết hợp vẽ lên bảng từng bước để hướng dẫn.
+ Kết luận: GV củng cố cách vẽ màu, cho HS nhắc.
- Cho HS xem 1 số bài vẽ tốt của HS năm trước.
Hoạt động 4: Thực hành: (20 phút)
- Nêu yêu cầu cho HS vẽ.
- Động viên, nhắc nhở và bao quát lớp. 
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá: (3 phút)
Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá.
- Nhận xét chung, tuyên dương.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Nắm cách vẽ.
- Quan sát.
- Lắng nghe, vẽ bài.
- Lắng nghe, tìm bài vẽ đẹp, nhận xét.
4 - Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Cho HS nhắc lại đầu bài học. Chuẩn bị bài sau, đồ dùng học tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................
Môn: Mĩ thuật
Bài 15: VẼ THEO MẪU
VẼ CÁI CỐC (CÁI LI)
Tuần: 15
Ngày dạy: 10-13/12/2012
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh
- Hiểu đặc điểm, hình dáng một số loại cốc.
- Biết cách vẽ cái cốc.
- Tập vẽ cái cốc (cái li) theo mẫu. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Chuẩn bị khoảng 3 cái cốc có hình dạng và màu sắc khác nhau.
Học sinh: vở vẽ, bút chì, tẩy, màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS, đồ dùng học tập.
2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút) 
- Giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét: (4 phút)
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu đặc điểm, hình dáng một số loại cốc.
+ Cách tiến hành: 
- Giới thiệu mẫu và gợi ý để HS nhận biết. Có nhiều loại cốc. Loại cốc nào cũng có miệng, thân, đáy.
- Chỉ vào cái cốc để HS nhận thấy hình dáng của nó được tạo bởi các nét thẳng, nét cong.
+ Kết luận: Nêu phần lưu ý / 119 SGV.
Hoạt động 3: Cách vẽ: (4 phút)
+ Mục tiêu: Tập vẽ cái cốc (cái li) theo mẫu.
+ Cách tiến hành:
- Dùng vật mẫu, hình gợi ý các vẽ kết hợp vẽ lên bảng từng bước để hướng dẫn cách vẽ.
+ Kết luận : GV củng cố nội dung cách vẽ.
- Cho HS xem 1 số bài vẽ tốt của HS năm trước.
Hoạt động 4: Thực hành: (20 phút)
- Yêu cầu HS vẽ bài theo nội dung đã hướng dẫn.
- Động viên, nhắc nhở và bao quát lớp cho các em vẽ.
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá: (3 phút)
- GV hướng dẫn HS nhận xét 1 số bài. Yêu cầu HS tìm ra những bài vẽ đẹp theo ý thích.
- Khen ngợi 1 số em có cố gắng phát biểu xây dựng bài, có bài vẽ tốt.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Nắm cách vẽ.
- Lắng nghe, quan sát
- Lắng nghe, vẽ bài.
- Lắng nghe, tìm bài vẽ đẹp, nhận xét
4 - Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Cho HS nhắc lại đầu bài học. 
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau, đồ dùng học tập. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA MI THUAT LOP 2 TUAN 115.doc