Giáo án Mĩ thuật lớp 2 - Tuần 5 đến 8

Giáo án Mĩ thuật lớp 2 - Tuần 5 đến 8

TUẦN: 05 MÔN: MĨ THUẬT 2

Tiết: 05 BÀI: Tập nặn tạo dáng:

 NẶN CON VẬT

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Nhận biét được hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của một số con vật.

- Biết cách nặn con vật.

Kĩ năng:

- Nặn được con vật theo ý thích.

+ HS năng khiếu: Hình nặn cân đối, biết chọn màu đất phù hợp.

GDBVMT (liên hệ): Biết một số loài động vật thường gặp và sự đa dạng của động vật.

 + Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hằng ngày.

 + Một số biện pháp BV động vật và giữ gìn môi trường xung quanh

 + Biết chăm sóc vật nuôi.

 + Yêu mến các con vật. Có ý thức chăm sóc vật nuôi.

Thái độ:

- Yêu mến các con vật có ích

II. Chuẩn bị

- Sưu tầm tranh, ảnh về một số con vật quen thuộc.

- Một số bài làm của HS.

- Đất nặn.

- Bộ ĐDDH.

 

doc 8 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật lớp 2 - Tuần 5 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 05	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 05	BÀI: TẬP NẶN TẠO DÁNG:
	NẶN CON VẬT
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nhận biét được hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của một số con vật.
- Biết cách nặn con vật.
Kĩ năng:
- Nặn được con vật theo ý thích.
+ HS năng khiếu: Hình nặn cân đối, biết chọn màu đất phù hợp.
GDBVMT (liên hệ): Biết một số loài động vật thường gặp và sự đa dạng của động vật.
	+ Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hằng ngày.
	+ Một số biện pháp BV động vật và giữ gìn môi trường xung quanh
	+ Biết chăm sóc vật nuôi.
	+ Yêu mến các con vật. Có ý thức chăm sóc vật nuôi.
Thái độ:
- Yêu mến các con vật có ích
II. Chuẩn bị
- Sưu tầm tranh, ảnh về một số con vật quen thuộc.
- Một số bài làm của HS.
- Đất nặn.
- Bộ ĐDDH. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
- GV giới thiệu nội dung bài học.
* Hoạt động 1: Quan sát – Nhận xét
- GV giới thiệu một số bài nặn, tranh vẽ, tranh xé dán về các con vật và gợi ý để HS nhận biết: Tên con vật. Hình dáng, đặc điểm. Các phần chính của con vật. Màu sắc của con vật.
- GV yêu cầu HS kể ra một vài con vật quen thuộc.
GV liên hệ giúp HS biết một số loài động vật thường gặp và sự đa dạng của động vật.
+ Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hằng ngày.
* Hoạt động 2: Cách nặn con vật.
- GV cho HS chọn con vật mà các em định thực hiện.
- Yêu cầu HS nhớ lại hình dáng, đặc điểm và các phần chính của con vật.
* Cách nặn:
- Có hai cách nặn:
+Nặn đầu, thân, chân,  rồi ghép, dính lại thành hình con vật.
+Từ thỏi đất, bằng cách nặn, vuốt để tạo thành hình dáng con vật.
+Nên dùng dao trong hộp đất hoặc tự làm bằng tre, nứa để cắt, gọt đất theo đặc điểm con vật.
+Sau khi đã có hình con vật, tiếp tục điều chỉnh, thêm bớt các chi tiết và tạo dáng cho con vật sinh động hơn.
5
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV quan sát, gợi ý cho những HS còn lúng túng chưa biết làm bài.
- Gợi ý cho HS về cách nặn con vật.
- Gợi ý HS cách tạo dáng con vật.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cho HS trình bày bài thực hành.
- Gợi ý HS nhận xét và tìm ra bài tập hoàn thành tốt.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát, nhận xét
+HS kể các con vật: gà, vịt, heo, bò, trâu, 
- HS tự chọn cho mình một con vật mà mình ưa thích để thực hiện.
- HS tự nhớ lại hình dáng và đặc điểm của con vật đó.
- HS chú ý lắng nghe và theo dõi.
1
2
4
+ HS năng khiếu: Hình nặn cân đối, biết chọn màu đất phù hợp.
- HS thực hành.
- HS trình bày bài làm của mình.
- HS nhận xét và chọn bài làm tốt. 
HS năng khiếu
4. Củng cố: GV liên hệvề một số biện pháp BV động vật và giữ gìn môi trường xung quanh
Giúp HS biết chăm sóc vật nuôi. Yêu mến các con vật. Có ý thức chăm sóc vật nuôi.
5. Dặn dò: Sưu tầm tranh, ảnh các con vật.
- Tìm và xem tranh dân gian.
- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 06	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 06	BÀI: VẼ TRANG TRÍ:
	MÀU SẮC, CÁCH VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết thêm 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: da cam, xanh lá cây, tím.
- Biết cách sử dụng các màu đã học.
Kĩ năng:
- Vẽ được màu vào hình có sẵn.
+ HS năng khiếu: Biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, màu tô đều, gọn trong hình.
GDBVMT (bộ phận): Biết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
	+ Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
	+ Một số biện pháp BVMT thiên nhiên.
	+ Tham gia BV cảnh quan môi trường.
	+ Yêu mến quê hương. Có ý thức giữ gìn môi trường.
Thái độ:
- Yêu mến cảnh đẹp quê hương
II. Chuẩn bị
- Bảng màu cơ bản và ba màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn.
- Một số tranh ảnh có hoa, quả, đồ vật với các màu: đỏ, vàng, xanh lam, da cam, tím, xanh lá cây. - Một số tranh. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu một số tranh, ảnh để HS nhận biết:
+Màu sắc trong thiên nhiên luôn thay đổi nvà phong phú. Hoa, quả, cây, đất, trời, mây, núi, các con vật,  đều có màu sắc đẹp.
+Đồ vật hàng ngày do con người tạo ra cũng có nhiều màu như: quyển sách, cái bút, cặp sách, quần áo, 
- GV tóm tắt: Màu sắc làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
* Hoạt động 1: Quan sát – Nhận xét
- GV gợi ý để HS nhận ra các màu:
+Em hãy chỉ ra và nêu tên các màu có trong bài ?
Đỏ
Vàng
Lam
- GV yêu cầu HS tìm các màu trên ở hộp chì màu.
- GV chỉ vào hình minh hoạ cho HS thấy:
+Màu da cam do màu đỏ pha với màu vàng.
+Màu tím do màu đỏ pha với màu lam.
+Màu xanh lá cây do màu lam pha với màu vàng.
GV giảng thêm về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Từ đó giúp HS có kĩ năng thực hành được:
+ Một số biện pháp BVMT thiên nhiên.
+ Tích cực tham gia BV cảnh quan môi trường.
+ Yêu mến quê hương và có ý thức giữ gìn môi trường.
Hoạt động 2: Cách vẽ màu
- GV yêu cầu HS xem hình vẽ và gợi ý để HS nhận ra các hình: em bé, con gà trống, bông hoa cúc, Đây là bức tranh phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh). Tranh có tên là Vinh hoa.
- GV gợi ý HS cách vẽ màu: Em bé, con gà, hoa cúc và nền tranh.
- GV nhắc HS chọn các màu khác nhau và vẽ màu tươi vui, rực rỡ, có đậm, có nhạt.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV gợi ý để HS chọn màu và vẽ màu vào đúng hình ở bức tranh.
- GV giúp đỡ những em yếu.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS nhận xét về:
+Màu sắc, và cách vẽ màu.
- GV gợi ý HS tìm ra bài vẽ màu đẹp. 
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát và chỉ ra các màu ở trên bảng.
+Màu đỏ, màu vàng, màu lam.
+Màu da cam, màu tím, màu xanh lá cây.
- HS quan sát và tìm ra các màu trên.
- HS quan sát lắng nghe.
Da cam Tím
	Lục
- HS quan sát hình vẽ và chỉ ra được: em bé, con gà trống, bông hoa cúc có trong bức tranh trên.
- HS chú ý lắng nghe.
+ HS năng khiếu: Biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, màu tô đều, gọn trong hình.
- HS thực hành vẽ màu vào bức tranh trên.
- HS nhận xét và đánh giá xếp loại. 
HS năng khiếu.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Quan sát và gọi tên màu ở hoa, lá, quả, - Sưu tầm tranh thiếu nhi.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 07	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 07	BÀI: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI EM ĐI HỌC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung đề tài.
- Biết cách vẽ tranh đề tài Em đi học.
Kĩ năng:
- Vẽ được tranh đề tài Em đi học.
+ HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
GDBVMT (bộ phận): Biết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
	+ Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
	+ Một số biện pháp BVMT thiên nhiên.
	+ Tham gia BV cảnh quan môi trường.
	+ Yêu mến quê hương. Có ý thức giữ gìn môi trường.
Thái độ:
- Yêu mến cảnh đẹp quê hương
II. Chuẩn bị
- Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài Em đi học.
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ và bộ ĐDDH. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài theo nội dung bài vẽ.
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để HS nhớ lại hình ảnh lúc đến trường. Ví dụ:
+Hằng ngày, em thường đi học cùng ai ?
+Khi đi học, em ăn mặc như thế nào và mang theo gì ?
+Phong cảnh hai bên đường như thế nào?
- GV bổ sung thêm một số hình ảnh để HS hiểu rõ hơn về đề tài: Em đi học.
GV giảng thêm về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Từ đó giúp HS có kĩ năng thực hành được:
+ Một số biện pháp BVMT thiên nhiên.
+ Tích cực tham gia BV cảnh quan môi trường.
+ Yêu mến quê hương và có ý thức giữ gìn môi trường.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Vẽ hình:
+Chọn một hình ảnh cụ thể về đề tài Em đi học.
+Cách sắp xếp các hình ảnh trong tranh.
+Có thể vẽ một hoặc nhiều bạn cùng đi đến trường.
+Mỗi bạn một dáng, mặc quần áo khác nhau (hoặc mặc đồng phục).
+Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh thêm sinh động.
- Vẽ màu: +Vẽ màu tự do, có đậm, có nhạt sao cho tranh rõ nội dung.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV nhắc HS vẽ hình vừa với phần trang vở.
+ GV giúp HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- GV gợi ý HS cách vẽ hình, vẽ màu thay đổi để bài thêm sinh động.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn một số bài vẽ và gợi ý HS nhận xét, đánh giá bài vẽ.
+Cách sắp xếp hình vẽ (người, nhà, cây, ) có ở trong tranh.
+Cách vẽ màu (có đậm, có nhạt, màu tươi sáng, sinh động, )
- GV khen ngợi một số bài vẽ đẹp để động viên HS. 
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát.
+ đi học cùng với các bạn.
+Khi đi học, em ăn mặc đồng phục và mang theo cặp sách, mũ, 
+Phong cảnh hai bên đường rất đẹp có nhà cửa, cây cối, đồi núi, 
- HS chú ý lắng nghe.
1
2
- HS quan sát, lắng nghe.
3
4
5
- HS thực hiện vẽ tranh.
- HS cùng nhận xét, đánh giá và xếp loại các bài vẽ.
- HS lắng nghe và về nhà thực hiện. 
HS năng khiếu.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi.- Xem trước bài mới.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 08	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 08	BÀI: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
	XEM TRANH TIẾNG ĐÀN BẦU
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Làm quen, tiếp xúc tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh của hoạ sĩ. Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.
+ HS năng khiếu: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
II. Chuẩn bị
- Một vài bức tranh của hoạ sĩ: tranh phong cảnh, sinh hoạt, chân dung bằng các chất liệu khác nhau (khắc gỗ, lụa, sơn dầu, )
- Tranh của thiếu nhi. 
Thái độ:
- Yêu mến cảnh đẹp quê hương
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu một số tranh đã chuẩn bị và tranh Tiếng đàn bầu trong vở tập vẽ.
- GV yêu cầu HS xem tranh và trả lời các câu hỏi:
+Tên của bức tranh là gì ?
+Các hình ảnh, màu sắc trong tranh thế nào ?
+Các hình ảnh chính, Hình ảnh phụ có rõ không ?
* Hoạt động 1: Xem tranh.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh.
+Em hãy nêu tên bức tranh và tên hoạ sĩ.
+Tranh vẽ mấy người ?
+Anh bộ đội và hai em bé đang làm gì ?
+Em có thích tranh Tiếng đàn bầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt không ?
+Trong tranh hoạ sĩ đã sử dụng những màu nào ?
- GV gợi ý để từng HS trả lời theo suy nghĩ riêng của mình.
- GV bổ sung:
+Hoạ sĩ Sỹ Tốt quê ở làng Cổ Đô, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
+Ngoài bức tranh Tiếng đàn bầu, ông còn có nhiều bức tranh hội hoạ khác như: Em nào cũng được học cả, Ơ ! bố, 
+Bức tranh Tiếng đàn bầu của ông vẽ về đề tài bộ đội. Hình ảnh chính là anh bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang say mê gảy đàn. Trước mặt anh là hai em bé, một em quỳ bên chõng, một em nằn trên chõng, tay tì vào má chăm chú lắng nghe. Màu sắc ở bức tranh trong sáng, đậm nhạt nổi rõ làm cho hình ảnh chính của tranh rất sinh động. Tiếng đàn bầu là bức tranh đẹp, nói lên tình cảm thắm thiết giữa bộ đội và thiếu nhi.
* Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
- Khen ngợi một số em tích cực trong học tập. 
- HS chú ý lắng nghe.
+ HS năng khiếu: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
- HS quan sát.
- HS nêu.
+Tên của bức tranh là Tiếng đàn bầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt.
+Tranh vẽ ba người anh bộ đội và hai em bé.
+ Anh bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang say mê gảy đàn. Trước mặt anh là hai em bé, một em quỳ bên chõng, một em nằn trên chõng, tay tì vào má chăm chú lắng nghe.
+Màu sắc ở bức tranh trong sáng.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe. 
HS năng khiếu.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Sưu tầm thêm tranh in trên sách, báo. - Tập nhận xét tranh. - Quan sát các loại mũ, nón.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Mi thuat 5 -8.doc