Giáo án Mĩ thuật Tiểu học

Giáo án Mĩ thuật Tiểu học

I- MỤC TIÊU.

- Giúp HS tập vẽ bức tranh có hình Ngôi nhà.

- HS vẽ tranh có ngôi nhà và vẽ màu theo ý thích.

 * HS khá giỏi: Vẽ được bức tranh có ngôi nhà và có cảnh vật xung quanh.

II- THIẾT BỊ DẠY - HỌC.

 GV: - Một số tranh ảnh phong cảnh có nhà, có cây.

 - Một số bài vẽ tranh phong cảnh của họa sĩ, của HS năm trước.

 - Hình minh họa cách vẽ.

 HS: Vở Tập vẽ 1, bút chì, tẩy, màu,.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 

doc 19 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1460Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 17 Ngày soạn: 10/ 12/ 2011
	Ngày dạy: / 12/ 2011
MĨ THUẬT: Bài 17:
 VẼ TRANH NGÔI NHÀ CỦA EM
I- MỤC TIÊU.
- Giúp HS tập vẽ bức tranh có hình Ngôi nhà.
- HS vẽ tranh có ngôi nhà và vẽ màu theo ý thích.
 * HS khá giỏi: Vẽ được bức tranh có ngôi nhà và có cảnh vật xung quanh.
II- THIẾT BỊ DẠY - HỌC.
 GV: - Một số tranh ảnh phong cảnh có nhà, có cây.
 - Một số bài vẽ tranh phong cảnh của họa sĩ, của HS năm trước.
 - Hình minh họa cách vẽ.
 HS: Vở Tập vẽ 1, bút chì, tẩy, màu,...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.æn ®Þnh tæ chøc.
 -KiÓm tra ®å dïng häc tËp cña häc sinh.
 2.KiÓm tra bµi cò.
 -Giê mÜ thuËt tr­íc chóng ta häc bµi g×?
 - GV nhËn xÐt - cho ®iÓm.
 3.Bµi míi.
 HĐ 1: Giới thiệu vẽ tranh nhà và cây.
- GV cho HS xem 1 số bức tranh vẽ nhà và cây, đặt câu hỏi.
+ Bức tranh có những hình ảnh nào ?
+ Kể tên những phần chính của ngôi nhà ?
+ Ngoài ngôi nhà tranh còn vẽ thêm gì ?
+ Cây gồm những bộ phận nào ?
- GV tóm tắt
 HĐ 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV vẽ minh họa bảng và hướng dẫn.
+ Vẽ hình dáng chung nhà.
+ Vẽ chi tiết, hoàn thành hình.
+ Vẽ màu theo ý thích.
HĐ 3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu y/c vẽ bài.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ hình vừa với phần giấy ở vở Tập vẽ 1, vẽ màu theo ý thích,...
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS khá,giỏi
* Lưu ý: HS vẽ không được dùng thước.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để n.xét
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
5. Dặn dò:
- Về nhà quan sát cảnh nơi em ở.
- Nhớ đưa vở Tập vẽ 1, bút chì, tẩy, màu... 
- HS chuÈn bÞ.
- VÏ mÇu vµo h×nh cã s½n.
- HS nhËn xÐt.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Bức tranh có nhà và cây,...
+ Ngôi nhà có: tường, cửa chính, cửa sổ, mái ngói,...
+ Ngoài ngôi nhà vẽ thêm cây,...
+ Cây có: thân cây, cành, vòm lá,...
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài nhà theo cảm nhận riêng, vẽ màu theo ý thích,...
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về hình ảnh, màu sắc... và chọn ra bài vẽ đẹp nhất.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
Bài 17: Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH DÂN GIAN PHÚ QUÝ, GÀ MÁI
(Tranh dân gian Đông Hồ)
I- MỤC TIÊU.
- HS làm quen tiếp xúc với tranh dân gian Việt Nam.
- HS yêu thích tranh dân gian.
 * HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.
II- THIẾT BỊ DẠY - HỌC.
1. GV chuẩn bị :
- Tranh Phú quý, Gà mái (tranh to)
- Sưu tầm thêm 1 số tranh dân gian có khổ to.
2. HS chuẩn bị :
- Sưu tầm tranh dân gian
- Sưu tầm các bài vẽ của các bạn măm trước.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Giới thiệu bài mới.
- GV giới thiệu 1 số tranh dân gian và gợi ý:
+ Tên tranh ?
+ Các hình ảnh trong tranh ?
+ Những màu sắc chính trong tranh ?
- GV tóm tắt:
HĐ1: Hướng dẫn HS xem tranh.
- GV y/c HS chia nhóm.
1. Tranh Phú quý:
- GV y/c các nhóm quan sát tranh và gợi ý.
+ Tranh có những hình ảnh nào ?
+ Hình ảnh chính trong bức tranh ?
+ Hình em bé được vẽ như thế nào ?
+ Hình con vịt được vẽ như thế nào ?
+ Màu sắc trong tranh ?
- GV y/c HS bổ sung cho các nhóm.
- GV tóm tắt:
2. Tranh Gà mái:
 - GV y/c các nhóm xem tranh và gợi ý:
+ Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh ?
+ Hình ảnh đàn gà được vẽ như thế nào ?
+ Những màu nào có trong tranh ?
+ Em thích bức tranh Gà mái không ? Vì sao?
- GV y/c HS bổ sung cho các nhóm.
- GV tóm tắt:
HĐ2: Nhận xét đánh giá.
- GV nhận xét chung về tiết học. Biểu dương HS tích cực phát biểu XD bài, động viên HS yếu,
* Dặn dò:
- Sưu tầm thêm tranh dân gian.
- HS quan sát tranh và trả lời.
+ Vinh hoa, Phú quý, Gà mái,
+ HS trả lời.
+ HS nêu màu sắc.
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời.
N1: Có em bé, con vịt, bông hoa sen.
N2: Em bé là hình ảnh chính.
N3: Nét mặt bụ bẩm, khoẻ mạnh,
N4: Con vịt to béo đang vươn cổ lên.
N5: Màu đỏ, màu xanh, màu trắng,
- HS bổ sung.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận và trả lời.
N1: Gà mẹ và đàn gà con.
N2: gà mẹ to, khoẻ, vừa bắt được mồi cho con. Đàn gà con mỗi con 1 dáng vẻ,
N3: Màu đỏ, màu vàng, màu da cam,
N4: Trả lời theo cảm nhận riêng.
- HS bổ sung.
- HS quan sát và lắng nghe
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS lắng nghe dặn dò.
Bài 17 : Vẽ tranh
ĐỀ TÀI CHÚ BỘ ĐỘI
I-MỤC TIÊU:
 - HS tìm hiểu về hình ảnh chú bộ đội.
 - HS tập vẽ tranh về đề tài chú bộ đội.
 - HS thêm yêu quí các chú bộ đội.
 * HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II-THIẾT BỊ DẠY-HỌC:
 GV: - Một số tranh, ảnh về đề tài quân đội.
 - Bài vẽ của HS năm trước.
 HS: - Giấy hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu ...
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu tranh về đề tài quân đội và đặt câu hỏi:
+ Hình ảnh chính trong tranh?
+ Trang phục?
+ Trang bị vũ khí và phương tiện?
- GV y/c HS nêu 1 số nội dung.
- GV củng cố
- GV cho xem 1 số bài vẽ của HS năm trước
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV y/c HS nêu các bước tiến hành vẽ tranh đề tài:
- GV hướng dẫn ở bộ ĐDDH.
+ Vẽ mảng chính, mảng phụ.
+ Vẽ hình ảnh.
+ Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- GV tổ chức trò chơi: Gọi 4 HS lên bảng sắp xếp các bước tiến hành
- GV hướng dẫn HS cách vẽ.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV bao quát lớp,nhắc nhở cả lớp nhớ lại hình ảnh chính để vẽ...Vẽ màu theo ý thích.
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G...
* Lưu ý: Không được dùng thước...
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
-GV chọn 3 đến 4 bài (K,G, Đ,CĐ) để n.xét
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
* Dặn dò:
- Về nhà quan sát hình dáng, đặc điểm lọ hoa
- Đưa vở, bút chì, tẩy, màu,.../.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh chính:các cô, chú bộ đội
+ Khác nhau giữa các binh chủng.
+ Súng, xe, pháo, tàu chiến ...
- Bộ đội gặt lúa, chống bão lụt...
- HS lắng nghe.
- HS quan sát...
- HS trả lời.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS lên bảng sắp xếp các bước tiến hành.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài theo cảm nhận riêng.
- Vẽ màu phù hợp với nội dung của từng binh chủng,...
- HS đưa bài dán trên bảng.
- HS nhận xét về nội dung, hình ảnh, màu sắc,...và chọn ra bài vẽ đẹp nhất
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
Bài 17: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I- MỤC TIÊU.
- HS hiểu bết thêm về cách trang trí hình vuông và sự ứng dụng của nó trong cuộc sống.
- HS biết chọn hoạ tiết và trang trí hình vuông.
- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
 * HS khá giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.
II- THIẾT BỊ DẠY-HỌC.
 GV :- Một số đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông như: khăn vuông, khăn trải bàn
 - Một số bài trang trí hình vuông của HS lớp trước.
 - Hình hướng dẫn các bước trang trí hình vuông.
 HS: - Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, thước, tẩy, com pa, màu,...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới
HĐ1:Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
- GV cho HS xem 1 số đồ vật có trang trí hình vuông và gợi ý.
+ Kể tên 1 số đồ vật có trang trí h.vuông ?
+ Trang trí có tác dụng gì ?
-GV cho HS xem 1 số bài tranng trí hình vuông và đặt câu hỏi.
+ Hoạ tiết đưa vào trang trí ?
+ Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào ?
+ Màu sắc ?
- GV tóm tắt.
HĐ2: Cách trang trí hình vuông.
-GV y/c HS nêu các bước tiến hành vẽ trang trí hình vuông.
- GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn .
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV gọi 3 đến 4 HS lên bảng vẽ.
- GV bao quát lớp, nhắc nhớ HS vẽ các hình mảng, hoạ tiết, màu sắc,... theo ý thích.
-GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G,..
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số bài đẹp, chưa đẹp để n.xét.
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá bổ sung.
* Dặn dò: 
- Quan sát lọ và quả.
- Nhớ mang vở, bút chì, tẩy, màu,...để học./
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Thảm, gạch hoa, khăn,...
+ Có t/dụng làm cho đồ vật đẹp hơn
- HS quan sát và trả lời.
+ Hoa, lá, các con vật, mảng h.học
+ Được sắp xếp đối xứng qua trục 
hoạ tiết chính to và nằm ở giữa, hoạ tiết nhỏ vẽ ở 4 góc và cạnh. Hoạ tiết giống nhau đựơc vẽ bằng nhau.
+ Vẽ có đậm,có nhạt,...
- HS lắng nghe.
- HS trả lời:
+ Kẻ hình vuông, trục và đường chéo.
+ Tìm và vẽ các hình mảng trang 
trí.
+ Vẽ hoạ tiết phù hợp.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài.
- Vẽ hoạ tiết sáng tạo, vẽ màu theo ý thích,...
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về họa tiết, màu sắc,...
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
Bài 17: Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN
I- MỤC TIÊU :
- HS tập mô tả, nhận xét khi xem tranh với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
 * HS khá giỏi: Nêu được lí do tại sao thích hay không thích bức tranh.
II: THIẾT BỊ DẠY- HỌC:
 GV: - SGK,SGV.Sưu tầm tranh du kích tập bắn...
 - Một số tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung về các đề tài khác nhau..
 HS: - SGK,sưu tầm tranh của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung...
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới:
HĐ1: Giới thiệu vài nết về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- GV y/c HS đọc phần 1 cho cả lớp cùng nghe, đặt câu hỏi:
+ Nêu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung?
+ Một số tác phẩm tiêu biểu?
- GV củng cố thêm.
HĐ2: Hướng dẫn HS xem tranh:
- GV y/c HS chia nhóm.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
+ Bức tranh Du kích tập bắn được sáng tác vào năm nào?
+ Hình ảnh chính,hình ảnh phụ ?
+ Sắp xếp bố cục?
+ Màu sắc trong tranh?
+ Em có thích bức tranh không?Vì sao?
- GV y/c các nhóm trình bày.
- GV y/c HS bổ sung.
- GV củng cố thêm.
- GV cho HS xem 1 số tác phẩm khác nhau của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung?
HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
- GV nhận xét chung về tiết học
- Biểu dương 1 số HS tích cực phát biểu, XD bài, động viên HS khá,giỏi,...
* Dặn dò:-Về nhà sưu tầm đồ vật có trang trí H.chữ nhật. Đưa vở,bút chì,tẩy.../.
- Đại diện 1 HS đọc cho cả lớp cùng nghe.
- HS trả lời:Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung sinh năm1912 ở tại huyện Từ Liêm-Hà Nội. Ông tốt nghiệp trường MT Đông Dương năm 1934.
- Du kích tập bắn, tan ca, học hỏi lẫn nhau, công nhân cơ khí,...
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm.
N1:
N2:
N3:
N4:
N5:
-Đại diện nhóm trình bày.
- HS bổ sung cho các nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS xem tranh...
- HS lắng nghe nhận xét
- HS lắng nghe dặn dò.
ĐẠO ĐỨC:	 BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (tiết 2)
 A / Mục tiêu: Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở dịa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng 
GDHS tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh liệt sĩ do nhà trường tổ chức .
 B/ Đồ dùng dạy - học: Một số bài hát về chủ đề bài học.
 C/ Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1:Xem tranh kể lại những người anh hùng. 
- Chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một bức tranh (ảnh): Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng
- Yêu cầu Các nhóm quan sát và thảo luận theo gợi ý :
+ Người trong tranh (ảnh) là ai ?
+ Em biết gì về gương chiến đấu, hy sinh của anh hùng liệt sĩ đó ? 
+ Hãy hát một bài hát hoặc đọc 1 bài thơ về người anh hùng liệt sĩ đó ? 
- Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nhận xét, tóm tắt lại gương chiến đấu, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã nêu trên.
* Hoạt động 2: HS kể một số hoạt đông đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương. 
- Mời đại diện các nhóm lên liệt kê.
- Yêu cầu cả lớp trao đổi nhận xét và bổ sung. 
- Giáo viên kết luận .
* Hoạt động 3: Tổ chức cho HS múa, hát, đọc thơ theo chủ đề về TB,LS.
- Cho HS xung phong hát, múa, đọc thơ...
- GV cùng cả lớp nhận xét tuyên dương.
* KL chung: -SGV
* Dặn dò: 
Về nhà cần thực hiện tốt những điều đã được học.
- Ngồi theo nhóm, quan sát tranh và thảo luận theo các gợi ý.
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày trước lớp về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa của các TB, gia đình LS ở địa phương. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung nếu có. 
- Lần lượt từng em lên múa, hát những bài hát có chủ đề về những gương liệt sĩ , bà mẹ Việt Nam anh hùng và các liệt sĩ tuổi thiếu nhi 
- Cả lớp theo dõi nhận xét tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe.
ĐẠO ĐỨC: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH 
 (T2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
- Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
GDKNS: Kĩ năng hợp tác; đảm nhận trách; tư duy phê phán; ra quyết định. GDBVMT (Liên hệ): Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương. GDSDNL (Liên hệ): Hợp tác với mọi người xung quanh trong việc thực hiện sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:
- HS lần lượt nhắc lại kiến thức về hợp tác với người xung quanh tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
2.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài tập 3 SGK.
Mục tiêu: Biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động; gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Giúp HS nắm rõ yêu cầu BT, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống a là đúng; việc làm của bạn Long trong tình huống b là chưa đúng.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Biết xử lý rình huống có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động; gọi 1 HS đọc yêu cầu BT4.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lần lượt phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu BT4.
- Làm việc cá nhân.
- Lần lượt phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
3.- Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS thi đua thực hiện yêu cầu BT5.
- GD thái độ: GDKNS: Kĩ năng hợp tác; đảm nhận trách; tư duy phê phán; ra quyết định. GDBVMT (Liên hệ): Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương. GDSDNL (Liên hệ): Hợp tác với mọi người xung quanh trong việc thực hiện sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
KHOA HỌC: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	Ôn tập kiến thức về:
	- Đặc điểm giới tính; một số biện pháp phòng bệnh có lien quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
	- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
	- Ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh cá nhân và các đồ dùng làm bằng vật liệu đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK; phiếu học tập; đáp án.
- HS: SGK; giấy A3, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Kiểm tra bài cũ:
- HS lần lượt nhắc lại kiến thức về cao su tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
2.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về: Đặc điểm giới tính; một số biện pháp phòng bệnh có lien quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động.
- Giúp HS nắm rõ yêu cầu BT, phát phiếu học tập giao nhiệm vụ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và treo đáp án lên bảng lớp.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về: Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nhận xét và nêu kết quả cụ thể.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Thảo luận theo nhóm, làm bài trên phiếu học tập bằng bút dạ.
- Đại diện nhóm đính bài làm lên bảng và trình bày.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Làm việc theo nhóm, làm bài trên giấy A3 bằng bút dạ.
- Đại diện nhóm đính bài làm lên bảng và trình bày.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
3.- Củng Cố, dặn dò 
- Cho HS thi đua chơi trò chơi “Đoán chữ”.
- GD thái độ: Ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh cá nhân và các đồ dùng làm bằng vật liệu đã học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
KĨ THUẬT: THỨC ĂN NUÔI GÀ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dung để nuôi gà.
	- Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn sử dụng để nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương.
	- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Kiểm tra bài cũ: 
- HS lần lượt trình bày kiến thức về một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta, tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
2.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà.
Mục tiêu: Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dung để nuôi gà.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động.
- Giúp HS nắm rõ yêu cầu BT, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn sử dụng để nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
- 1 HS nhắc lại yêu cầu của hoạt động.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Làm việc cả lớp.
- Lần lượt phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
 3 . Củng cố, dặn dò:
- Cho HS thi đua nêu lại thức ăn nuôi gà.
- GD thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 17(1).doc