Giáo án Môn Đạo đức lớp 2

Giáo án Môn Đạo đức lớp 2

I. Mục tiêu:

 1. Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập- sinh hoạt đúng giờ.

 2. Hs biết cùng cha mẹ lập TGB hợp lí cho bản thân và thực hành đúng TGB.

 3. Hs có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập – sinh hoạt đúng giờ.

II. Tài liệu và phương tiện:

 • Dụng cụ phục vụ sắm vai cho HĐ2

 • Phiếu giao việc cho HĐ 1,2

III. Các hoạt động dạy học:

 1. Ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra sách vở của hs

 

doc 51 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1759Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Đạo đức lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:....tháng.....năm.....
Tuần 1: 
Học tập – sinh hoạt đúng giờ
 Tiết 1
I. Mục tiêu:
 1. Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập- sinh hoạt đúng giờ.
 2. Hs biết cùng cha mẹ lập TGB hợp lí cho bản thân và thực hành đúng TGB.
 3. Hs có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập – sinh hoạt đúng giờ.
II. Tài liệu và phương tiện:
 · Dụng cụ phục vụ sắm vai cho HĐ2
 · Phiếu giao việc cho HĐ 1,2
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra sách vở của hs
 3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
 * Mục tiêu: Hs có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv chia nhóm và giao cho mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong 1 TH: việc làm nào đúng, việc làm nào sai ? Tại sao đúng ( sai ) 
 · Hs thảo luận nhóm
 · Đại diện các nhóm trình bày.
 * Kết luận: sgv/ 19 
 Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
 * Mục tiêu: Hs biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
 * Cách tiến hành:
 · Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai 
 · Hs thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai.
 · Từng nhóm lên đóng vai.
* Kết luận: Mỗi trường hợp có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất.
 Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy.
 * Mục tiêu: Giúp hs biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm / sgv.
 · Hs thảo luận nhóm.
 · Đại diện các nhóm trình bày.
 * Kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.
 Các em cùng cha mẹ xây dựng TGB và thực hiện theo TGB.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy.
Ngày:....tháng.....năm.....
Tuần 2: 
Học tập – sinh hoạt đúng giờ
 Tiết 2
I. Mục tiêu:
 1. Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập- sinh hoạt đúng giờ.
 2. Hs biết cùng cha mẹ lập TGB hợp lí cho bản thân và thực hành đúng TGB.
 3. Hs có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập – sinh hoạt đúng giờ.
II. Tài liệu và phương tiện:
 · Phiếu 3 màu cho HĐ 1
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra sách vở của hs
 Vì sao cần sắp xếp thời gianh hợp lí ?
 3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Thảo luận lớp
 * Mục tiêu: Tạo cơ hội cho hs được bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ .
 * Cách tiến hành: 
 · Gv phát bìa màu cho hs và nói quyết định chọn màu/ sgv
 · Gv đọc từng ý kiến. Sau mỗi ý kiến, hs chọn và giơ 1 trong 3 màu để biểu thị thái độ của mình à Gv kết luận.
 * Kết luận: Học tập và sinh họat đúng giờ có lợi sức khỏe và việc học tập của bản thân em.
 Hoạt động 2: Hành động cần làm.
 * Mục tiêu: Giúp hs tự nhận biết thêm về lợi ích của học tập và sinh hoạt đúng giờ, cách thức để thực hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ.
 * Cách tiến hành:
 · Gv chia hs thành 4 nhóm. 
 · Hs từng nhóm tự so sánh để loại trừ kết quả ghi giống nhau.
 · Từng nhóm trình bày trước lớp.
 * Kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy, học tập – sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết.
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
 * Mục tiêu: Giúp hs sắp xếp lại TGB cho hợp lí và tự theo dõi việc thực hiện theo TGB.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv chia hs thành nhóm đôi và giao nhiệm vụ/ sgv.
 · Các nhóm hs làm việc.
 · 1 số hs trình bày TGB trước lớp.
 * Kết luận: Cần học tập – sinh họat đúng giờ để đảm bảo sức khỏe. Học hành mau tiến bộ. 
 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.
 Nhắc nhở hs thực hiện đúng TGB.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy.
Ngày:....tháng.....năm.....
Tuần 3: 
Biết nhận lỗi và sửa lỗi
 Tiết 1
I. Mục tiêu:
 1. Học sinh hiểu khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quí. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực.
 2. Hs biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sữa lỗi.
 3. Hs biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận và sửa lỗi.
II. Tài liệu và phương tiện:
 · Phiếu thảo luận nhóm của HĐ 1
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra sách vở của hs
 · Vì sao cần học tập, sinh hoạt đúng giờ ?
 · Đọc TGB của mình
 3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Phân tích truyện: Cái bình hoa
 * Mục tiêu: Giúp hs xác định ý nghĩa của hành vi nhận và sửa lỗi, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv chia nhóm hs, yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết câu chuyện.
 · Gv kể chuyện: Cái bình à Gv hỏi _ Hs trả lời 
 · Hs thảo luận à Đại diện các nhóm hs trình bày.
 * Kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có khi mắc lỗi, nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận và sửa lỗi. Biết nhận và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quí.
 Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ của mình .
 * Mục tiêu: Giúp hs biết bày tỏ ý kiến, thái độ của mình.
 * Cách tiến hành:
 · Gv quy định cách bày tỏ ý kiến và thái độ của mình/ sgv. 
 · Gv lần lượt đọc từng ý kiến/ sgv.
 · Hs bày tỏ ý kiến và giải thích lí do à Gv kết luận.
 * Kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.
 Hs chuẩn bị kể lại 1 trường hợp em đã nhận và sửa lỗi hay người khác đã nhận và sửa lỗi.
Rút kinh nghiệm tiết dạy.
Ngày:....tháng.....năm.....
Tuần 4: 
Biết nhận lỗi và sửa lỗi
 Tiết 2
I. Mục tiêu:
 1. Học sinh hiểu khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quí. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực.
 2. Hs biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sữa lỗi.
 3. Hs biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận và sửa lỗi.
II. Tài liệu và phương tiện:
 · Dụng cụ phục vụ TC đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra sách vở của hs
 · Vì sao cần biết nhận lỗi và sửa lỗi ?
 · Đọc TGB của mình
 3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống.
 * Mục tiêu: Giúp hs lựa chọn và thục hành nhận và sửa lỗi.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv chia nhóm hs và phát phiếu giao việc ( Tình huống/ sgv )
 · Các nhóm chuẩn bị đóng vai 1 TH.
 · Các nhóm lên trình bày cách ứng xử của mình qua tiểu phẩm.
 * Kết luận: khi có lỗi, biết nhận và sử lỗi là dũng cảm, đáng khen.
 Hoạt động 2: Thảo luận .
 * Mục tiêu: Giúp hs biết bày tỏ ý kiến và thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là việc làm cấn thiết, làquyền của từng cá nhân.
 * Cách tiến hành:
 · Gv chia nhóm hs và phát phiếu giao việc / sgv. 
 · Các nhóm thảo luận à Đại diện các nhóm trình bày.
 * Kết luận: 
 · Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm. 
 · Nên lắng nghe để hiểu người khác, không trách lỗi nhằm cho bạn.
 · Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là bạn tốt.
 Hoạt động 3: Tự liên hệ .
 * Mục tiêu: Giúp hs đánh giá, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi từ kinh nghiệm bản thân
 * Cách tiến hành: 
 · Gv mời 1 số hs lên kể những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi.
 · HS lên trình bày à Gv khen .
 * Kết luận: Ai cũng có khi mắc lỗi, điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.
 Hs chuẩn bị kể lại 1 trường hợp em đã nhận và sửa lỗi hay người khác đã nhận và sửa lỗi.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy.
Ngày:....tháng.....năm.....
Tuần 5: 
Gọn gàng – ngăn nắp
Tiết 1
I. Mục tiêu:
 1. Học sinh hiểu : + Ích lợi của việc gọn gàng, ngăn nắp.
 + Biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.
 2. Hs biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
 3. Hs biết yêu mến những người sống gọn gàng, ngăn nắp.
II. Tài liệu và phương tiện:
 · Bộ tranh thảo luận nhóm HĐ 2.
 · Dụng cụ diễn kịch HĐ 1.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra sách vở của hs
 · Em hãy kể 1 vài trường hợp mắc lỗi và sử lỗi.
 3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Hoạt cảnh: Đồ dùng để ở đâu?
 * Mục tiêu: Giúp hs nhận thấy lợi ích của việc sống gọn gàng- ngăn nắp.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv chia nhóm hs và giao kịch bản để các nhóm chuẩn bị.
 · 1 số hs trình bày à Hs thảo luận sau khi xem hoạt cảnh 
 * Kết luận: Tính bừa bãi của bạn Dương khiến nhà cửa lộn xộn làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở, đồ dùng khi cần đến. Do đó, các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhận xét nội dung tranh.
 * Mục tiêu: Giúp hs biết phân biệt gọn gàng ngắn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.
 * Cách tiến hành:
 · Gv chia nhóm hs và giao nhiệm vụ cho các nhóm/ sgv.
 · Hs làm việc theo nhóm. .
 · Đại diện 1 số nhóm trình bày.
 * Kết luận: 
 · Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 1.3 là gọn gàng, ngăn nắp.
 · Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 2.4 là chưa gọn gàng, ngăn nắp vì đồ dùng, sách vở để không đúng nơi qui định.
 Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
 * Mục tiêu: Giúp hs biết đề nghị, biết bày tỏ ý kiến của mình với người khác.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv nêu tình huống/ sgv à Hs thảo luận.
 · 1 số hs lên trình bày ý kiến _ Hs khác bổ sung.
 · Gv kết luận: Nga nên bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy định.
 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.
 Hãy nêu lợi ích của việc sống gọn gàng- ngăn nắp?
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy.
Ngày:....tháng.....năm.....
Tuần 6: 
Gọn gàng – ngăn nắp
Tiết 2
I. Mục tiêu:
 1. Học sinh hiểu : + Ích lợi của việc gọn gàng, ngăn nắp.
 + Biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.
 2. Hs biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
 3. Hs biết yêu mến những người sống gọn gàng, ngăn nắp.
II. Tài liệu và phương tiện:
 · Bộ tranh thảo luận nhóm HĐ 2.
 · Dụng cụ diễn kịch HĐ 1.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra sách vở của hs
 · Em hãy nêu ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
 3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Đóng vai theo các tình huống.
 * Mục tiêu: Giúp hs biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp.
 * Cá ...  sự khi đến chơi nhà bạn.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv kể chuyện có kết hợp với sd tranh minh họa .
 · Thảo luận lớp/ sgv.
 * Gv kết luận: Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác: gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà.
 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm .
 * Mục tiêu: Hs biết được 1 số cách cư xử khi đến chơi nhà người khác
 * Cách tiến hành:
 · Gv chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ phận phiếu làm bằng những miếng bìa nhỏ. Trong đó, mỗi phiếu có ghi 1 hành động, việc làm khi đến nhà người khác và yêu cầu các nhóm thảo luận.
 · Các nhóm thảo luận.
 · Đại diện từng nhóm trình bày.
 · Trao đổi, tranh luận giữa các nhóm. 
 * Gv kết luận: về cách cư xử khi đến nhà người khác.
 Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ .
 * Mục tiêu: Hs biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến có liên quan đến cách cư xử khi đến nhà người khác.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu hs bày tỏ thái độ bằng nhiều cách khác nhau. .
 · Sau mỗi ý kiến, gv yêu cầu hs giải thích lí do sự đánh giá của mình. Trao đổi cả lớp .
 * Gv kết luận: Sgv.
 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.
 Vì sao khi đến nhà người khác cần phải lịch sự ?.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy.
Ngày:....tháng.....năm.....
Tuần 26: 
Lịch sự khi đến nhà người khác
 Tiết 2
I. Mục tiêu:
 1. Học sinh biết được 1 số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó
 2. Hs biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen. 
 3. Hs có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
II. Tài liệu và phương tiện:
 · Truyện: Đến chơi nhà bạn.
 · Đồ dùng để chơi đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra sách vở của hs
 · Vì sao cần lịch sự khi đến nhà người khác ?
 3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Thảo luận và phân tích truyện.
 * Mục tiêu: Hs tập cách cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai 1 TH .
 · Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
 · Các nhóm lên đóng vai.
 * Gv kết luận: Sgv.
 Hoạt động 2: Trò chơi “ Đố vui “ .
 * Mục tiêu: Giúp hs củng cố lại về cách cư xử khi đến nhà người khác.
 * Cách tiến hành:
 · Gv phổ biến luật chơi/ sgv.
 · Hs tiến hành chơi.
 · Gv nhận xét, đánh giá.
 Þ Kết luận chung: Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý.
 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.
 Dặn hs về thực hành những điều đã học.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy.
Ngày:....tháng.....năm.....
Tuần 27: 
Giúp đỡ người khuyết tật
 Tiết 1
I. Mục tiêu:
 1. Học sinh hiểu: + Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
 + Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
 + Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
 2. Hs có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tùy theo khả năng của bản thân. 
 3. Hs có thái độ thông cảm, không phân biệt đố xử với người khuyết tật.
II. Tài liệu và phương tiện:
 · Tranh minh họa cho HĐ 1.
 · Phiếu thảo luận nhóm cho HĐ 2.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra sách vở của hs
 · Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác thể hiện điều gì ?
 3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Phân tích tranh.
 * Mục tiêu: Giúp hs nhận biết được hành vi cụ thể về giúp đỡ người khuyết tật.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv cho cả lớp quan sát tranh, sau đó thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
 · Từng cặp hs thảo luận.
 · Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung ý kiến.
 * Kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
 Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi .
 * Mục tiêu: Giúp hs hiểu được sự cần thiết và 1 số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.
 * Cách tiến hành:
 · Gv yêu cầu các cặp thảo luận nêu những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.
 · Từng cặp thảo luận.
 · Hs trình bày kết quả trước lớp.
 Þ Kết luận : Tùy theo khả năng, điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhau như đẩy xe lăn cho người bị liệt, quyên góp giúp nạn nhân bị chất độc da cam, dẫn người mù qua đường, vui chơi cùng bạn bị câm điếc...
 Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
 * Mục tiêu: Giúp hs có thái độ đúng đối với việc giúp đỡ người khuyết tật.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu hs bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình ( nd/ sgv ).
 · Cả lớp thảo luận.
 * Gv kết luận: Sgv.
 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.
 Sưu tầm tư liệu về chủ đề giúp đỡ người khuyết tật.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy.
Ngày:....tháng.....năm.....
Tuần 28: 
Giúp đỡ người khuyết tật
 Tiết 2
I. Mục tiêu:
 1. Học sinh hiểu: + Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
 + Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
 + Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
 2. Hs có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tùy theo khả năng của bản thân. 
 3. Hs có thái độ thông cảm, không phân biệt đố xử với người khuyết tật.
II. Tài liệu và phương tiện:
 · Tranh minh họa cho HĐ 1.
 · Phiếu thảo luận nhóm cho HĐ 2.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra sách vở của hs
 · Vì sao chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật ?
 3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
 * Mục tiêu: Giúp hs biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv nêu tình huống/ sgv.
 · Hs thảo luận nhóm.
 · Đại diện các nhóm trình bày và thảo luân lớp.
 * Kết luận: Thủy nên khuyên bạn: cần chỉ đường hay dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm.
 Hoạt động 2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật .
 * Mục tiêu: Giúp hs củng cố, khắc sâu bài học về cách cư xử đối với người khuyết tật.
 * Cách tiến hành:
 · Gv yêu cầu hs trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được.
 · Hs trình bày tư liệu.
 · Sau mỗi phần trình bày. Gv tổ chức cho hs thảo luận à Gv kết luận.
 Þ Kết luận chung : Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm nhữ việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ.
 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.
 Dặn hs thực hành những điều đã học vào cuộc sống.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy.
Ngày:....tháng.....năm.....
Tuần 29: 
Bảo vệ loài vật có ích
 Tiết 1
I. Mục tiêu:
 1. Học sinh hiểu: + Ích lợi của 1 số loài vật đối với cuộc sống con người.
 + Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
 2. Hs có kĩ năng: + Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích.
 + Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày.
 3. Hs có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích; không đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích.
II. Tài liệu và phương tiện:
 · Tranh , ảnh, mẫu vật các loài vật có ích để chơi TC đố vui: Đoán xem con gì ?.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra sách vở của hs
 · Giúp đỡ người khuyết tật thể hiện điều gì?
 3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Trò chơi đố vui: Đoán xem con gì?.
 * Mục tiêu: Hs biết ích lợi của 1 số loài vật có ích.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv phổ biến luật chơi/ sgv.
 · Gv giơ tranh, mẫu vật các con vật và yêu cầu hs trả lời: Đó là con người ? Nó có ích gì cho con người ?.
 · Gv ghi tóm tắt cách ích lợi lên bảng.
 * Gv kết luận: Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm .
 * Mục tiêu: Giúp hs hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích.
 * Cách tiến hành:
 · Gv chia nhóm và nêu câu hỏi/ sgv.
 · Hs thảo luận nhóm.
 · Đại diện từng nhóm lên báo cáo.
 * Gv kết luận: Sgv.
 Hoạt động 3: Nhận xét đúng sai .
 * Mục tiêu: Giúp hs phân biệt các việc làm đúng, sai khi đối xử với loài vật.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv đưa tranh nhỏ cho các nhóm hs, yêu cầu hs quan sát và phân biệt các việc làm đúng, sai ( nd/ sgv ).
 · HS thảo luận nhóm .
 · Các nhóm trình bày.
 * Gv kết luận: Sgv.
 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.
 Hs chuẩn bị bài tiết 2.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy.
Ngày:....tháng.....năm.....
Tuần 30: 
Bảo vệ loài vật có ích
 Tiết 2
I. Mục tiêu:
 1. Học sinh hiểu: + Ích lợi của 1 số loài vật đối với cuộc sống con người.
 + Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
 2. Hs có kĩ năng: + Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích.
 + Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày.
 3. Hs có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích; không đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích.
II. Tài liệu và phương tiện:
 · Tranh , ảnh, mẫu vật các loài vật có ích để chơi TC đố vui: Đoán xem con gì ?.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra sách vở của hs
 · Vì sao cần bảo vệ loài vật có ích ?
 3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
 * Mục tiêu: Giúp hs biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv đưa yêu cầu/ sgv.
 · Hs thảo luận nhóm.
 · Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
 * Gv kết luận: Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
 Hoạt động 2: Chơi đóng vai .
 * Mục tiêu: Hs biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ laòi vật có ích.
 * Cách tiến hành:
 · Gv nêu tình huống/ sgv.
 · Hs thảo luận nhóm để tìm cách ứng xử phù hợp và phân công đóng vai.
 · Các nhóm hs lên đóng vai.
 * Gv kết luận: Sgv.
 Hoạt động 3: Tự liên hệ .
 * Mục tiêu: Hs biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích.
 * Cách tiến hành: 
 · Gv nêu yêu cầu/ sgv.
 · HS tự liên hệ .
 · Gv kết luận, khen những hs đã biết bảo vệ loài vật có ích.
 Þ Kết luận chung: Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. Vì thế cần phải bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành.
 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.
 Dặn hs thực hành những điều đã học.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DAO DUC LOP 2.doc