TẬP ĐỌC
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Cách suy nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Tuần 17: Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Tập đọc Rất nhiều mặt trăng I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung bài: Cách suy nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa. III. Các hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt. - GV nghe sửa sai, giải nghĩa từ, hướng dẫn ngắt nghỉ. HS: Luyện đọc theo cặp. 1 – 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi. ? Công chúa nhỏ có nguyện vọng gì - Muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng. ? Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì - Cho mời tất cả các vị đại thần các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa. ? Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa - Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được. ? Tại sao họ cho rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được - Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua. ? Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học - Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã! Chú cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn. ? Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách suy nghĩ của người lớn - Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa. - Mặt trăng treo ngang ngọn cây. - Mặt trăng được làm bằng vàng. ? Sau khi biết rõ công chúa muốn có 1 “Mặt trăng” theo ý nàng chú hề đã làm gì - Chú tức tốc chạy đến gặp thợ kim hoàn đặt ngay 1 mặt trăng bằng vàng lớn hơn móng tay vào cổ. ? Thái độ của công chúa thế nào - Vui sướng chạy tung tăng khắp vườn. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - 3 em đọc phân vai. - Thi đọc phân vai - GV và cả lớp nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Toán Luyện tập I.Mục tiêu: - Giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số. - Giải bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng. HS: Đặt tính rồi tính. - 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. + Bài 2: HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và tự làm. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Tóm tắt: 240 gói: 18 kg 1 gói g? Giải: 18 kg = 18000g Số g muối có trong mỗi gói là: 18000 : 240 = 75 (g) Đáp số: 75 g muối. + Bài 3: - GV cho HS ôn lại cách tính chiều rộng, chiều dài của hình chữ nhật. HS: Đọc đầu bài tóm tắt và tự làm. - 1 em lên bảng. - Cả lớp làm vào vở Giải: a. Chiều rộng sân bóng là: 7140 : 105 = 68 (m) Chu vi sân bóng là: (105 + 68) x 2 = 346 (m) Đáp số: a. Chiều rộng: 68 m b. Chu vi: 346 m. - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. đạo đức yêu lao động (tiết2) I.Mục tiêu: - Bước đầu biết được giá trị của lao động. - Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với của bản thân. - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II. Đồ dùng: Tranh III. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giảng: a. HĐ1: Làm theo nhóm đôi (bài 5). - HS trao đổi nhóm. - GV gọi 1 vài HS trình bày trước lớp. HS: Thảo luận theo nhóm đôi. - Thảo luận, nhận xét. - GV nhắc nhở HS cần phải cố gắng học tập rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình. b. HĐ2: Trình bày các bài viết, tranh vẽ: HS: Trình bày, giới thiệu các bài viết tranh vẽ về công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được (bài 3,4,6 SGK). - Cả lớp thảo luận nhận xét. - GV nhận xét, khen những bài viết, tranh vẽ tốt. => KL chung: + Lao động là vinh quang, mọi người cần phải lao động vì bản thân gia đình, xã hội. HS: Đọc lại kết luận. + Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của mình. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Kỹ thuật Làm đất lên luống để gieo trồng rau, hoa I. Mục tiêu: - HS biết được mục đích và cách làm đất, lên luống để trồng rau, hoa. - Sử dụng được cuốc, cào để lên luống. - Có ý thức làm việc cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ, cuốc cào, vườn III. Các hoạt động dạy – học: Tiết 1 A. Bài cũ: Nêu bài học giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Giảng: 2.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích và cách làm đất: a. Mục đích: HS: Đọc SGK và vốn thực tế để trả lời câu hỏi. - GV đặt vấn đề: ? Thế nào là làm đất. - Công việc cuốc cày, đập nhỏ, loại bỏ cỏ dại trước khi gieo trồng đ làm đất. ? Vì sao phải làm đất trước khi gieo trồng - Vì đất nhỏ và tơi mới gieo trồng được. ? Làm đất tơi xốp có tác dụng gì - Đất nhiều không khí, hạt nảy mầm dễ dàng. ? Người ta tiến hành làm đất bằng những dụng cụ nào - Cuốc, cày, vồ 2.2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật lên luống: ? Tại sao phải lên luống trước khi gieo - Rau, hoa không chịu được ngập úng, khô hạn vì vậy phải lên luống để đi lại cho dễ dàng ? Người ta lên luống để trồng các loại cây rau, hoa nào - Hầu hết các loại rau: Su hào, bắp cải, cà chua, rau dền, hoa hồng, hoa cúc, lay ơn. - GV hướng dẫn HS các bước lên luống như SGK. Tiết 2: 2.3. Thực hành làm đất lên luống trồng rau, hoa: - GV nêu các công việc cần thực hiện trong giờ thực hành. HS: Cả lớp nghe, quan sát GV làm. + Dùng thước đo chiều dài, rộng của luống, rãnh luống. Đánh dấu và đóng cọc vào vị trí. + Căng dây qua các cọc. + Dùng cuốc đánh rãnh, kéo đất ở phần rãnh lên mặt luống theo đường dây căng. - GV phân chia vị trí thực hành cho các nhóm. - Các nhóm HS thực hành lên luống. - GV theo dõi uốn nắn, - Thu dọn đồ dùng dụng cụ. 2.4. Đánh giá kết quả học tập: - GV hướng dẫn tự đánh giá theo các tiêu chuẩn. 3. Nhận xét – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị hạt giống giờ sau học. Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Kể chuyện Một phát minh nho nhỏ I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào lời kể của gia đình và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện có thể phối hợp với điệu bộ, nét mặt. - Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Chăm chú nghe cô giáo, thầy giáo kể chuyện, nhớ chuyện. - Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện phóng to. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Kể lại chuyện giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. GV kể toàn bộ câu chuyện: - GV kể lần 1. - GV kể lần 2 kết hợp tranh minh họa. HS: Nghe. HS: Nghe kết hợp nhìn tranh. - GV kể lần 3 (nếu cần). 3. Hướng dẫn HS kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: + Bài 1, 2: HS: 1 em đọc yêu cầu. a. Kể theo nhóm: - Dựa vào lời kể của cô giáo và tranh minh họa, từng nhóm 2 – 3 em tập kể từng đoạn, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Thi kể trước lớp: - Hai tốp HS, mỗi tốp 2 – 3 em tiếp nối nhau kể từng đoạn theo 5 tranh. - 1 vài em thi kể cả câu chuyện. - Mỗi nhóm kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV có thể hỏi, gợi ý HS trao đổi. VD: * Theo bạn Mai – ri – a là người thế nào? * Bạn có nghĩ rằng mình cũng có tính tò mò ham hiểu biết như Na – ri – a không? * Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? - Chỉ có tự tay làm thí nghiệm mới khẳng định được kết luận của mình là đúng. - Không nên tin ngay vào quan sát của mình nếu chưa được kiểm tra bằng thí nghiệm. - Muốn trở thành 1 HS giỏi phải biết quan sát, biết tự mình kiểm nghiệm những quan sát đó bằng thực tiễn. - Nếu chịu khó quan sát suy nghĩ ta sẽ phát hiện rất nhiều điều bổ ích và lí thú trong thế giới xung quanh. - Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. b. Thi kể chuyện trước lớp: - 1 vài em nối nhau kể trước lớp. Kể xong có thể nói về ý nghĩa của câu chuyện. - Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học kể lại cho người thân nghe. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính nhân và chia. - Giải bài toán có lời văn. - Đọc biểu đồ và tính toán số liệu trên biểu đồ. II. Đồ dùng: Phiếu học tập, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: HS: Lên bảng chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở. - 2 HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài. + Bài 2: HS: Đặt tính rồi thực hiện tính ra nháp. - 3 HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp chữa bài. + Bài 3: GV hướng dẫn các bước. HS: Đọc đầu bài, tóm tắt suy nghĩ tìm phép tính giải. - Tìm số đồ dùng học toán sở đó đã nhận. - Tìm số đồ dùng học toán của mỗi trường. - 1 em lên bảng giải. - Cả lớp làm vào vở. Giải: Sở đó đã nhận được số bộ đồ dùng là: 40 x 468 = 18 720 (bộ) Mỗi trường đã nhận được số bộ đồ dùng học toán là: 18720 : 156 = 120 (bộ) Đáp số: 120 bộ. + Bài 4: GV hỏi HS về nội dung ghi nhớ ở biểu đồ. HS: Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi. a) Tuần 1 bán được ? cuốn sách HS: Bán được 4500 cuốn. Tuần 4 bán được ? cuốn Tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 bao nhiêu cuốn? Bán được 5500 cuốn. Tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 là: 5500 – 4500 = 1000 (cuốn). b) Tuần 2 bán được ? cuốn sách HS: Bán được 6250 cuốn. Tuần 3 bán được ? cuốn Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 bao nhiêu cuốn? Bán được 5750 cuốn. Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 là: 6250 – 5750 = 500 (cuốn). c) Tính tổng số sách bán trong 4 tuần. - Tổng số sách bán trong 4 tuần là: 4500+5500+6250+5750 = 22 000 (cuốn) Trung bình mỗi tuần bán được là: 22000 : 4 = 5500 (cuốn) - GV chấm bài c ... lời giải đúng: a) 340 ; 342 ; 344 ; 346 ; 348 ; 350. b) 8347 ; 8349 ; 8351 ; 8353 ; 8355 ; 8357 6. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, làm bài tập. địa lý ôn tập địa lý I. Mục tiêu: - Hệ thống hóa củng cố, kết hợp cung cấp những kiến thức về địa lý từ đầu năm đến nay cho học sinh. - Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa địa lý. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, bút dạ. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS đọc bài học giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS ôn tập: - GV chia nhóm, phát phiếu có ghi câu hỏi. HS: Các nhóm thảo luận theo câu hỏi. Câu 1: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở đâu? Nêu đặc điểm của dạy núi này? - Đại diện các nhóm trình bày. Câu 2: Nêu tên 1 số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn? Câu 3: Kể về trang phục, lễ hội, chợ phiên của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? - Mỗi nhóm trình bày 2 câu. Câu 4: Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ? Vùng này thích hợp cho trồng những loại cây gì? Câu 5: Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Câu 6: Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên? 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn tập, giờ sau kiểm tra. Khoa học Kiểm tra học kỳ i I. Mục tiêu: - Kiểm tra những kiến thức đã học ở học kỳ I. - HS làm được bài kiểm tra học kỳ. - Rèn luyện ý thức tự giác trong giờ kiểm tra. II. Các hoạt động: 1. GV nhắc nhở HS trước khi làm bài. 2. GV phát đề cho từng HS, suy nghĩ làm bài. Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành bảng sau: Lấy vào Tên cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường bên ngoài Thải ra Thức ăn, nước Hô hấp Bài tiết nước tiểu Mồ hôi Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a. Để có thể khỏe mạnh bạn cần ăn: A. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất bột. B. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất béo. C. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều vitamin và khoáng. D. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất đạm. E. Tất cả các loại trên. b. Việc không nên làm để thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm là: A. Chọn thức ăn tươi sạch có giá trị dinh dưỡng không có màu sắc, mùi lạ. B. Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn, hoặc hộp bị thủng, han gỉ. C. Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn. D. Thức ăn được nấu chín, nấu xong nên ăn ngay. E. Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách. c. Để phòng bệnh do thiếu iốt, hàng ngày bạn nên sử dụng: A. Muối tinh. B. Bột ngọt. C. Muối bột canh có iốt. Câu 3: Nêu 3 điều em nên làm để: a. Phòng chống 1 số bệnh lây qua đường tiêu hóa. b. Phòng tránh tai nạn đuối nước. Câu 4: Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sống (Cho ví dụ). - Nước chảy từ cao xuống thấp. - Nước có thể hòa tan 1 số chất. 3. GV thu bài kiểm tra về chấm. - Nhận xét giờ kiểm tra. Thể dục đi nhanh chuyển sang chạy TRò chơi: nhảy lướt sóng I. Mục tiêu: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. - Ôn đi nhanh chuyển sang chạy, yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. - Trò chơi “Nhảy lướt sóng”. Yêu cầu biết tham gia tương đối chủ động. II. Chuẩn bị: Sân trường, còi, dụng cụ trò chơi. III. Các hoạt động: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học. - Chạy chậm theo địa hình hàng dọc. - Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”. 1 phút. - Tập bài thể dục phát triển chung: 1 lần (2 x 8 nhịp). 2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút: a. Đội hình đội ngũ 3 – 4 phút: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. - Các tổ tập luyện theo khu vực đã được phân công. - GV đi đến từng tổ quan sát uốn nắn sửa chữa. - Biểu diễn thi đua giữa các tổ. b. Bài tập RLTT cơ bản: - Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. - Cả lớp cùng thực hiện theo đội hình hàng dọc. Mỗi em cách nhau 2 – 3 em. - Từng tổ trình diễn đi đều theo 1 – 4 hàng dọc và di chuyển hướng phải trái. c. Trò chơi vận động 5 – 6 phút: - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cả lớp chơi. HS: Cả lớp cùng chơi. 3. Phần kết thúc: - GV yêu cầu: - Nhận xét và hệ thống bài. - Cả lớp chạy chậm, thả lỏng theo đội hình vòng tròn. - Về nhà tập luyện cho thân thể khỏe mạnh. Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn. - Biết viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. II. Đồ dùng: Một số kiểu, mẫu cặp sách HS. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: HS: 1 em đọc nội dung bài 1. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn. - GV chốt lại lời giải đúng. HS: Phát biểu ý kiến, mỗi em trả lời 3 câu. a. Cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài. b. Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài. Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo. Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp. c. Đoạn 1: Đó là 1 chiếc cặp màu đỏ tươi Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ Đoạn 3: Mở cặp ra em thấy trong cặp có tới 3 ngăn + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. - GV nhắc HS chú ý: + Đề bài yêu cầu chỉ viết 1 đoạn văn (không phải cả bài). + Cần chú ý tả những nét riêng của cái cặp. HS: Đặt cặp trước mặt để quan sát và tả hình dáng bên ngoài cái cặp. - GV nghe, nhận xét. - Chọn 1 – 2 bài viết tốt, đọc chậm nêu nhận xét, chấm điểm. - Nối tiếp nhau đọc cả đoạn văn của mình. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và gợi ý sau đó tự làm. - GV nghe, nhận xét. HS: Đọc bài của mình. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập viết lại cho hay. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5. - Biết kết hợp 2 dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, nêu ví dụ; dấu hiệu chia hết cho 5, nêu ví dụ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc đầu bài, tự làm bài vào vở. - GV gọi HS nhận xét bài vài yêu cầu giải thích tại sao lại chọn các số đó. - 1 số em lên bảng làm. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu, tự suy nghĩ làm vào vở. - GV gọi 2 HS lên bảng. - Tự đổi vở chéo nhau để kiểm tra. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: - Một số HS đứng tại chỗ đọc kết quả. a. * Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0; 5. * Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. * Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng là 0. Vì vậy ta chọn được các số sau: 480; 2000; 9010. b. Làm tương tự. + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. + Bài 5: HS: Đọc yêu cầu, thảo luận nhóm rồi sau đó nêu kết quả. - GV gọi HS nhận xét các nhóm, cho điểm mỗi nhóm. VD: Loan có 10 quả táo. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. Luyện từ và câu (Dạy ngày thứ 5) Vị ngữ trong câu kể “ai làm gì?” I. Mục tiêu: HS hiểu: + Trong câu kể “Ai làm gì?” vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật. + Vị ngữ trong câu kể ai làm gì? Thường do động từ và cụm động từ đảm nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: Băng giấy viết ví dụ, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1, 2: HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài. - GV cùng HS phân tích làm mẫu câu 2. Câu Từ ngữ chỉ hoạt động Từ ngữ chỉ người (vật) hoạt động Người lớn đánh trâu ra cày đánh trâu ra cày Người lớn - GV phát phiếu kẻ sẵn cho HS. HS: Các nhóm trao đổi thảo luận theo cặp, phân tích tiếp những câu còn lại sau đó lên trình bày. - GV nhận xét kết quả làm của các nhóm. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu của bài. - GV và HS đặt câu hỏi mẫu cho câu thứ 2. VD: Người lớn làm gì? Ai đánh trâu ra cày? - Các câu còn lại HS tự đặt. VD: Các cụ già làm gì? Ai nhặt cỏ đốt lá? Mấy chú bé làm gì? Ai bắc bếp thổi cơm? 3. Phần ghi nhớ: HS: Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ. - 3 – 4 em đọc lại nội dung ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc thành tiếng yêu cầu của bài làm bài cá nhân vào vở. - GV cùng cả lớp chữa bài, chốt lời giải: - Một số em làm vào phiếu lên dán bảng. Câu 1: Cha tôi làm quét sân. Câu 2: Mẹ đựng mùa sau. Câu 3: Chị tôi xuất khẩu. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài và trao đổi theo cặp để làm vào phiếu. - GV cùng cả lớp chữa bài. - Các nhóm nộp phiếu. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự viết đoạn văn có dùng câu kể ai làm gì. - GV gọi 1 số em đọc đoạn văn của mình và nói rõ câu nào là câu kể “Ai làm gì?”. VD: Hàng ngày, em thường dậy sớm. Em ra sân tập thể dục. Sau đó em đánh răng rửa mặt. Mẹ đã chuẩn bị cho em bữa sáng thật ngon lành. Em cùng cả nhà ngồi vào bàn ăn sáng. Bố chải đầu, mặc quần áo rồi đưa em đến trường. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học, khen 1 số bạn học tốt. - Yêu cầu về nhà học thuộc nội dung câng ghi nhớ. Hát ôn tập (GV chuyên dạy) hoạt động tập thể kiểm điểm trong tuần I. Mục tiêu: - HS nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của mình trong tuần để có hướng sửa chữa. II. Nội dung: 1. GV nhận xét chung: a. Ưu điểm: - Lớp đi học đúng giờ. - Một số em có ý thức tốt trong học tập như: Ngân, Hồng, Liên, Thu, Bình. - Một số em có ý thức rèn chữ giữ vở: Liên, Mai, Hồng, Bình. b. Nhược điểm: - Một số hay nghỉ học, ảnh hưởng đến học tập bài mới. - ý thức học tập ở 1 số em chưa tốt, điển hình là các em: Tùng, Hoàn, Long, Đức Anh, Lương, Nam, Duy - Một số em nhận thức yếu: Hậu, Hiền, Linh, Thương, Long, Quỳnh - Chữ viết hầu như xấu, sai nhiều lỗi chính tả như: Tùng, Hoà, Long, Hoàn, Linh, Thương - Một số em nói chuyện riêng trong giờ như: Tùng, Tuấn, Cường, Hòa, Thu 2. Phương hướng: - Phát huy những ưu điểm đã có. - Khắc phục nhược điểm còn tồn tại.
Tài liệu đính kèm: