Giáo án môn học Lớp 1 - Tuần 30

Giáo án môn học Lớp 1 - Tuần 30

Đạo đức

Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng

I. Mục tiêu

- HS hiểu

- Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng và cuộc sống con người. Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em. HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

II. Tài liệu và phương tiện

- Tranh đạo đức bài 14

 

doc 23 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Lớp 1 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Ngày soạn: 4/4/2009
Ngày giảng: Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2009
Chào cờ
Tập trung đầu tuần
_____________________________
Đạo đức
Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
I. Mục tiêu
- HS hiểu
- lợi ích của cây và hoa nơi công cộng và cuộc sống con người. Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em. HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
II. Tài liệu và phương tiện 
- Tranh đạo đức bài 14
III. Hoạt động dạy học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Quan sát cây và hoa ở sân trường, bồn hoa của trường.
- Tổ chức cho HS quan sát
- tổ chức cho HS thảo luận
- Hoa ở vườn trường có đẹp không?
- Chơi ở sân trường có hoa đẹp em cảm thấy thế nào? 
- Để cây và hoa ở vườn trương luôn đẹp em phải làm gì?
- kết luận: Cây và hoa làm cho cuộc sóng thêm đẹp, làm cho không khí luôn trong lành, mát mẻ. Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa. Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành, an toàn. các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. 
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1
- Cho HS quan sát tranh
- Thảo luận nhóm
- Các bạn nhỏ đang làm gì? 
- Những việc làm đó của các bạn có tác dụng gì?
- Em có thể làm được những việc giống như bạn nhỏ trong tranh không?
- Yêu cầu học sinh thảo luận và trình bày.
- Kết luận: Các em biết tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu. đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi em sống ngày càng thêm đẹp và trong lành.
* hoạt động 3: Quan sát và thảo luận theo bài tập 2
- Gắn tranh yêu cầu học sinh quan sát và thảo luận từng đôi một
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Em tán thành những việc làm nào, tại sao?
- Cho học sinh trình bày trước lớp?
- Nhận xét và kết luận
- KL: Biết nhắc nhở khuyên ngăn phá haị cây là hành động đúng. bẻ cành đu hái cây là hành động sai.
* Hoạt động nối tiếp: tham gia tươí cây ở vườn trường.
- HS trình bày 
- Trình bày 
- Quan sát tranh
- Các bạn nhỏ đang tưới cây, rào cây, nhổ cỏ.
- Làm cho cây mau lớn, tươi tốt
- Quan sát tranh
- Thảo luận
- Trình bày
Tập đọc
Chuyện ở lớp
I. Mục tiêu
- Học sinh đọc trơn bài, luyện đọc các từ khó trong bài. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Ôn vần uôt, uốc, tìm tiếng trong bài có vần uôt, tiếng ngoài bài có vần uôc. hiểu được nội dung bài. Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn trong lớp.
- Kể cho mẹ nghe ở lớp em đã ngoan thế nào?
- HS yếu đọc trơn chậm được khổ thơ đầu của bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK, bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: Yêu cầu HS đọc bài Chú công ( đoạn 1)
3. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài- ghi đầu bài 
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc
* GV đọc toàn bài: giộng hồn nhiên các câu kể của em bé trong bài. Gịng dịu dàng âu yếm các câu thơ ghi lời mẹ.
* Luyện đọc tiếng từ
- Luyện đọc các từ: đứng dậy, bôi bẩn, vuốt tóc.
* Luyện đọc câu
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp sức từng câu
- Hướng dẫn học sinh yếu đọc
- .Luyện đọc từng khổ thơ và toàn bài thơ
- Bài thơ có mấy khổ thơ?
- Tổ chức cho học sinh đọc theo nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- Hướng dẫn HS yếu đọc
c. Ôn vần uôt, uôc
* Tìm tiếng trong bài có vần uôt
- Cho học sinh thi tìm nhanh
- Tìm tiếng ngoài bài chứa vần uôt, uôc
- Cho HS tìm và ghi ra bảng phụ
- Nhận xét và tuyên bố nhóm thắng cuộc
- Hoàng, Phúc đọc bài
- Theo dõi SGK và đọc thầm
- CN, tổ, lớp
- Đọc tiếp nối từng câu theo dãy bàn 
- Đọc 2 câu đầu
- Có 3 khổ thơ
- Luyện đọc từng khổ th theo nhóm 3
- Đại diện nhóm thi đọc
- Đọc toàn bài
- Vuốt tóc
uôt
uôc
chải chuốt, trắng muốt, nuột nà, 
luộc rau, nhem nhuốc, buộc tóc,cái cuốc, thuộc bài
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói
* Tìm hiểu bài, kết hợp luyện đọc
- Cho HS đọc khổ thơ 1 và 2
- Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?
- Cho HS đọc khổ thơ 3
- Hướng dẫn HS yếu đọc
- Mẹ nói gì với bạn nhỏ?
* Luyện nói
- Kể với cha mẹ hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào?
- Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm kể theo hình thức phân vai
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Đọc lại toàn bài thơ
- kể với cha mẹ những việc làm của em trên lớp hôm nay?
- HS đọc: 2 em
- Chuyện bạn Mai tay đầy mực, bạn Hùng trêu con, Bạn Hoa không học bài.
- HS đọc
- Mẹ nói rằng kể cho mẹ nghe ở lớp bạn nhỏ đã ngoan thế nào?
- Thảo luận và kể trong nhóm
- Kể trước lớp
- Đọc ĐT
Buổi chiều
HS đại trà
- Môn Tiếng Việt: HS đọc lại bài: Chuyện ở lớp, luyện viết khổ thơ 1 của bài.
- Môn Toán: HS làm các phép tính sau:
- Đặt tính rồi tính
45 + 24 79 - 10
32 + 56 82 - 62
28 + 71 96 - 54
HS yếu
- Môn Tiếng Việt: Đọc lại khổ thơ đầu bài chuyện ở lớp, luyện viết khổ thơ đầu của bài.
- Môn Toán: HS làm các phép tính sau:
- Đặt tính rồi tính
45 + 24 79 - 10
32 + 56 82 - 62
28 + 71 96 - 54
**********************************
Ngày soạn: 5/4/2009
Ngày giảng: Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2009
Toán
Phép trừ trong phạm vi 100( trừ không nhớ)
I. Mục tiêu
- HS biết làm tính trừ trong phạm vi 100, phép trừ dạng 65- 30 và 36 - 4.
- Củng cố kĩ năng tính nhẩm.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ 
II. Các hoạt động dạy học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: yêu cầu HS thực hiện phép tính
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài
b. Hướng dẫn học sinh cách làm tính trừ 
- Giới thiệu phép tính 65- 30
- Yêu cầu học sinh lấy 65 que tính gồm 6 bó que tính và 5 que tính rời. Sau đó bớt 3 bó que tính. Còn lại bao nhiêu que tính?
- Làm thế nào để biết còn 35 que tính?
- Hướng dẫn học sinh nêu cách đặt tính rồi tính
- Kết luận: 65 - 30 = 35
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính 36 - 4 tương tự
- Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính rồi tính. (Khi đặt tính em cần viết như thế nào?)
- Kết luận: Vậy 36 - 4 = 32
c. Thực hành 
* Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu và làm bài vào bảng con.
- Hướng dẫn học sinh đặt tính thẳng cột( cột đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng cột chục)
* Bài 2: Hướng dẫn học sinh làm phiếu bài tập
- Nhận xét: vì sao em lại điền đ, s
* Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh làm vào vở
4. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ học
- VN làm bài 1 phần b
 36
-
 22
 58
-
 34
 97
-
 45
- HS đọc
- HS thao tác trên đồ dùng 
- Còn lại 35 que tính(3 chục và 5 quetính rời)
- Làm phép tính trừ
- Víêt 65 rồi viết 30 sao cho cột chục thẳng cột chục, cột đơn vị thẳng cột đơn vị, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang, tính từ phải sang trái.
 65
-
 30
 35
* 5 trừ 0 bằng 5, viết 5
* 6 trừ 3 bằng 3, viết 3
- Viết 36 rồi viết 4 sao cho cột đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng cột chục, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang, tính từ phải sang trái.
 36
-
 4
 32
* 6 trừ 4 bằng 2, viết 2
* Hạ 3, viết 3
 82
-
 50
 32
 75
-
 40
 35
 48
-
 20
 28
 55
-
 55
 0
 69
-
 50
 19
 57
-
s
 5
 50 
 57
-
s
 5
 52
 57
-
s
 5
 07
 57
-
đ
 5
 52
- Vì kết quả sai, đặt tính sai.
- Tính nhẩm
66 - 60 = 6
78 - 50 = 28
98 - 90 = 8
59 - 30 = 29
Chính tả
Chuyện ở lớp
I. Mục tiêu
- Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài chuyện ở lớp, biết trình bày thể thơ năm chữ.
- Làm bài tập chính tả điền đúng vần uôt, uôc, chữ c hay k.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập
III. Hoạt động dạy học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: chấm 2 vở ở nhà
3. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn tập chép:
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn nội dung.
- Cho các em tìn tiếng dễ viết sai.
- Cho HS viết các tiếng đó trên bảng con.
- GV chữa lỗi HS viết sai.
- Hướng dẫn tập chép
- Đầu bài em viết ô mấy?
- Các dòng thơ viết ô mấy viết hế nào?
- Cho HS nhìn bảng chép khổ thơ vào vở.
- GV uốn nắn cách ngồi viết và cách cầm bút, cách trình bày bài chính tả. 
- HD HS soát lại bài 
- GV đọc.
- GV chấm một số bài.
- Chữa và nhận xét bài chấm
c. HD làm bài tập chính tả.
Bài 2: Điền vần uôt hay uôc.
- Gọi từng HS đọc bài đã hoàn thành 
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
Bài 3: Điền c hay k
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Khen ngợi những em HS chép bài đúng, đẹp.
- Dặn HS về nhà chép lại bài cho sạch và đẹp vào vở bài tập.
- 2 HS nhìn bảng đọc khổ thơ
- HS tìm tiếng dễ viết sai
- HS viết bảng con
- Viết ô 4
- viết ô 2, viết thẳng hàng
- HS chép bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau soát bài 
- HS theo dõi trong vở, đánh dấu chữ viết sai bằng bút chì, ghi số lỗi vào lề vở.
- HS nhận lại vở và chữa các lỗi sai.
- HS đọc thầm yêu cầu của bài 
- Hai HS lên làm bài.
- Lớp làm vào phiếu bài tập
buộc tóc, chuột đồng, thầy thuốc 
- Từng HS đọc.
- HS chữa lại bài 
Túi kẹo quả cam
Cao ngất cày cấy
Kéo co con kiến
Tập viết
Tô chữ hoa: O, Ô, Ơ, P
I. Mục tiêu
- HS tập tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P
- Tập viết các vần uôc, uôt, ưu, ươu, các từ ngữ: chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu cỡ chữ thường, cỡ vừa đúng mẫu chữ, đều nét.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Chữ hoa O, Ô, Ơ đặt trong khung chữ
+- Bảng phụ viết sẵn: vần uôc, uôt, từ ngữ chải chuốt, thuộc bài 
 III. Các hoạt động dạy - học: 
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: chấm 2 vở ở nhà
3. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn tô chữ hoa:
- Cho HS quan sát chữ hoa trên bảng 
+ Chữ O hoa
- Chữ O hoa gồm mấy nét ?
- Độ cao ?
- GV nêu quy trình viết (vừa nói vừa tô trên chữ mẫu)
- GV viết mẫu trên bảng lớp.
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con
- GV nhận xét, sửa cho HS
+ Chữ Ô, Ơ hoa (quy trình tương tự)
* Hướng dẫn tô chữ hoa P
- Gắn chữ mẫu, yêu cầu hS quan sát.
- Chữ hoa P gồm mấy nét, cao mấy li?
- Phân tích chữ: Chữ hoa P gồm 2 nét: nét 1 là nét lượn đứng cuối nét hi lượn vào trong, nét 2 là nét cong trên đầu nét và cuối nét lượn vào trong.
- Hướng dẫn quy trình tô: ĐB từ giữa ĐN5 tô nét 1, từ điểm DB của nét 1 tô nét 2 theo chiều mũi tên DB ở ĐN 4
- HD tô phiếu bài tập
- Nhận xét
c.Hướng dẫn viết vần và từ ngữ:
- Cho HS đọc các vần và từ ứng dụng.
+ Cho HS quan sát vần uôt
? Vần uôt được viết  ... t hơi sau dấu phẩy.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Luyện đọc đoạn, bài:
- Luyện đọc đoạn 1: từ "Trong giờ vẽ đưa bút của mình cho Hà".
- Luyện đọc đoạn 2: Chú ý ngắt hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
- Luyện đọc cả bài.
- Cho cả lớp đọc ĐT.
c. Ôn vần ut, uc:
*Nêu yêu cầu 1 trong SGK
- Cho HS thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần uc, ut
* Nêu Y/c 2 trong SGK.
- Gọi HS đọc câu mẫu trong SGK.
- Tìm tiếng có chứa vần uc, ut trong 2 câu mẫu ?
- Cho 2 nhóm thi nói xem nhóm nào nói được những câu chứa tiếng có vần uc, ut.
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm.
- Khánh, ánh
- HS chỉ theo lời đọc của GV
- 1 HS đọc
- liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu
- HS đọc Cn
- HS thực hành bộ đồ dùng 
- Hs đọc Cn, lớp.
- HS đọc 
- Lớp đọc ĐT.
- Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut.
- Cúc, bút.
- Nói câu chứa tiếng có vần uc, ut
- Hai con trâu húc nhau
+ Kim ngắn chỉ giờ
+ Kim dài chỉ phút
- Húc, phút
- Thi giữa hai nhóm
+ Hoa cúc nở vào mùa thu
+ Kim phút chạy nhanh hơn kim giờ.
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
* Tìm hiểu bài đọc:
- Gọi HS đọc đoạn 1.
? Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp hà ?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp ?
- Gọi HS đọc cả bài.
- Em hiểu thế nào là người bạn tốt ?
* Luyện nói: 
- Y/c HS đọc tên chủ đề luyện nói hôm nay ?
- Cho HS quan sát tranh thảo luận nhóm, kể với nhau về người bạn tốt.
- Một số nhóm dựa vào thực tế kể với nhau về người bạn tốt.
+ GV gợi ý:
- Trời mưa Tùng rủ Tuấn cùng khoác áo mưa đi về.
- Hải ốm Hoa đến thăm và mang theo vở đã chép bài giúp bạn.
- Tùng có chuối. Tùng mời quân cùng ăn.
- Phương giúp Liên học ôn. Hai bạn đều được điểm 10
- GV chỉ định một số nhóm kể về người bạn tốt trước lớp.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học: Khen những em học tốt.
- Dặn HS học bài. Chuẩn bị bài sau: Ngưỡng cửa
- 2, 3 HS đọc
- Hà hỏi mượn bút, Cúc từ chối, Nụ cho Hà mượn.
- 2, 3 HS đọc
- Hà tự đến giúp cúc sửa dây đeo cặp.
- 2, 3 HS đọc cả bài.
- Người bạn tốt là người sẵn sàng giúp đỡ bạn.
- Kể về người bạn tốt của em
- HS thảo luận nhóm kể với nhau về người bạn tốt.
Hoạt động ngoài giờ
Múa hát tập thể
Buổi chiều 
HS đại trà 
- Môn Tiếng Việt: Đọc lại bài Người bạn tốt. luyện viết khổ thơ 1, 2 của bài Mèo con đi học.
- Môn Toán: Làm các phép tính
80 + 10 = 30 + 40 = 
90 - 80 = 70 - 30 = 
90 - 10 = 70 - 40 = 
HS yếu 
- Môn Tiếng Việt: Đọc đoạn 1 bài người bạn tốt, luyện viết khổ thơ 1 bài Mèo con đi học.
- Môn Toán: Làm các phép tính
80 + 10 = 30 + 40 = 
90 - 80 = 70 - 30 = 
90 - 10 = 70 - 40 = 
*********************************
Ngày soạn: 9/ 4/ 2009
Ngày giảng Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2009
Chính tả:
Mèo con đi học
I. Mục tiêu
- Chép lại đúng 8 dòng đầu bài thơ "Mèo con đi học"
- Điền đúng các vần iên hay in và các chữ r hay d, gi
II Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép sẵn 8 dòng đầu bài thơ "Mèo con đi học" và bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
(Không kiểm tra)
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài- ghi đầu bài
b. Hướng dẫn HS tập chép
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn ND bài tập chép
- Tìm tiếng dễ viết sai và dễ lẫn ?
- Cho HS viết các tiếng đó
- GV kiểm tra HS viết
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS.
- Cho HS chép bài vào vở
- GV uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút, HD cách trình bày các dòng thơ.
- HD học sinh soát lại bài.
- GV đọc bài tập chép
- Y/c HS nhận lại bài 
- GV chấm một số bài
- Chữa lỗi sai
c. HD HS làm bài tập:
* Điền r, d hay gi ?
- Gọi HS lên làm bài ?
- Gọi từng HS đọc bài của mình
- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS 
* Điền vần iên hay in ?
(Quy trình tương tự phần a)
4. Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Khen thưởng em học tốt.
- Dặn HS viết lại những chữ viết sai mỗi chữ một dòng vào vở.
- 2,3 em nhìn bảng đọc bài
- HS nêu
- HS viết bảng con
- Những HS viết sai tự đánh vần và viết lại.
- HS chép bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau chữa bài chính tả.
- HS soát lại bài dùng bút chì đánh dấu những chữ sai, ghi rõ lỗi.
- HS sửa lại lỗi viết sai
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng làm bài 
- Lớp làm bằng bút chì vào VBT
Thầy giáo dạy học
Đàn cá rô lội nước
Gia đình hoà thuận
 Bé nhảy dây
Trồng cây gây rừng
Dân giàu nước mạnh
- HS đọc bài
- Lớp nhận xét
- HS chữa lại bài theo lời giải đúng.
Lời giải
Đàn kiến đang đi
Bé giữ gìn sách vở
ông đọc bản tin
Toán
Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
I. Mục tiêu 
- Củng cố giúp HS năng làm tính cộng và trừ các số trong phạm vi 100 (cộng trừ không nhớ)
- Rèn luyện kỹ năng làm tính nhẩm (trong trường hợp cộng trừ các số tròn chục hoặc các trường hợp đơn giản)
- Bước đầu nhận biết về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II Các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu và lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.
- Nhận xét
* Bài 2: nêu cách làm bài và làm bảng con
- Nhận xét 
* Bài 3: Đọc yêu cầu, phân tích rồi giải.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Tổ chức cho HS giải bài toán theo nhóm
4. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
- Tính nhẩm
80 + 10 = 90
90 – 10 = 80
90 – 80 = 10
30 + 40 = 70
70 – 30 = 40
70 – 30 = 40
- Đặt tính rồi tính
 36
+
 12
 48
 48
-
 12
 36
 48
-
 36
 12
 65
+
 22
 87
 87
-
 65
 22
- Hà có 35 que tính, Lan có 43 que tính
- Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu que tính
Bài giải
Cả hai bạn có là :
35 + 43 = 78 (que tính)
 Đáp số : 78 que tính
Kể chuyện
Sói và sóc
I. Mục tiêu
1- HS hào hứng nghe GV kể chuyện sói và sóc
- HS nhớ và kể từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. Sau đó phân vai kể toàn bộ câu chuyện.
2- HS nhận ra sóc là con vật thông minh nên đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm.
II Đồ dùng dạy - học
- Tranh vẽ trong sách phóng to.
- Mặt lạ sói và sóc.
III. Các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện "Niềm vui bất ngờ"
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Một lần sóc bị rơi đúng người sói. Sóc bị sói bắt. Tình htế thật nguy hiểm. Liệu sóc có thể thoát khỏi tình thế nguy hiểm đó không. Các em hãy theo dõi câu chuyện để tìm ra câu trả lời.
- GV kể chuyện.
- GV kể lần 1 giọng diễn cảm.
- GV kể lần 2, 3 kèm tranh minh hoạ
- HD HS kể kèm tranh:
+ Tranh 1:
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi dưới tranh 
- Tranh vẽ cảnh gì ?
- Cho HS kể lại đoạn 1 dựa vào tranh.
+ Tranh 2, 3, 4 cách hướng dẫn tương tự T1
- HD HS kể theo cách phân vai
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
- Cho HS thi kể phân vai giữa các nhóm.
- ý nghĩa câu chuyện.
- Sói và sóc ai là người thông minh ?
- Hãy nêu 1 việc chứng tỏ sự thông minh đó?
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
Xem trước chuyện: Dê con nghe lời mẹ.
- HS thực hiợ̀n.
- HS nghe và theo dõi.
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm.
- HS đọc câu hỏi dưới tranh
- Tranh vẽ chú sóc đang chuyền trên cành bị rơi trúng đầu lão sói đang ngái ngủ.
- Đại diện các nhóm lên thi kể.
- Nhóm khác nhận xét.
- 3 em một nhóm đóng các vai: Người dẫn chuyện, sói, sóc.
- HS thi giữa các nhóm.
- Sóc là người thông minh
- Khi sói hỏi, sóc hứa trả lời nhưng đòi được thả trước, trả lời sau. Nhờ đó sóc đã thoát khỏi nanh vuốt của sói sau khi trả lời
Tự nhiên xã hội:
Trời nắng, trời mưa
I. Mục tiêu
- Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
- HS sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng hoặc mưa.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình ảnh trong bài 2 SGK
III. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Làm việc với tranh ảnh về trời nắng, trời mưa.
+ Mục tiêu: 
- HS biết những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa
- HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
+ Cách tiến hành:
- GV chia nhóm
- Y/c các nhóm phân loại những tranh ảnh các em đem đến để riêng tranh ảnh trời nắng, để riêng tranh ảnh về trời mưa.
- GV yêu cầu lần lượt mỗi HS trong nhóm nêu lên những dấu hiệu của trời nắng. (vừa nói vừa chỉ vào tranh)
- Tiếp theo lần lượt các nhóm nêu dấu hiệu của trời mưa.
* Kết luận: 
- Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, mặt trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống mọi cảnh vật, đường phố khô ráo.
- Khi trời xanh, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy mặt trời, trời mưa làm ướt đường phố, cỏ cây và mọi vật ngoài trời đều ướt.
+ Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu.
- HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa. 
- Cách tiến hành.
- trả lời câu hỏi trong SGK.
- Tại sao đi dưới trời nắng bạn phải đội mũ nón ? 
- Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa bạn phải làm gì ? 
- Gọi một số nhóm lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
* Kết luận:
- Đi dưới trời nắng phải đội mũ nón để khỏi bị ốm (nhức đầu, sổ mũi...)
- Đi dưới trời mưa phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô dù để không bị ướt.
+ GV cho HS chơi trò chơi: Trời nắng, trời mưa.
- Chuẩn bị một số tấm bìa có vẽ hoặc viết tên các đồ dùng như áo mưa, mũ, nón ....
- GV hướng dẫn cách chơi.
+ Một HS hô "Trời nắng" các HS khác cầm nhanh những tấm bìa có ghi tên những thứ phù hợp cho khi đi nắng .....
* Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học, khen những HS học tốt.
- Dặn HS nhớ thực hiện theo bài đã học.
- HS làm việc theo nhóm
- Trời nắng bầu trời trong xanh có mây trắng.
- Nhóm khác bổ sung
- Trời mưa có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời nhiều mây xám.
- 2 em một nhóm thảo luận
- trình bày
- HS chơi trò chơi
Sinh hoạt lớp
Tỉ lệ cuyên cần đạt 90% trở lên.
HS đi học đúng giờ, có ý thức học bài: Khánh, Hoàng, ánh, Nam, Hà
Viết có tiến bộ: Xí
Đọc còn đánh vần một số tiếng: Phúc, Xí, Xây.
Tính toán nhanh: Khánh, Nam, Phủng, Hà.
Lao động vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh cá nhân còn bẩn Xá.
Tham gia tập thể dục và múa hát tập thể đúng giờ; một số em tập chưa đều: Hoàng, Quyển, Thơ, Xá

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 1- Tuan 30.doc