Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 14

Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 14

Tập đọc Tiết 27

CHÚ ĐẤT NUNG

I. Mục tiêu :

_ biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ,bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi ta,gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật(chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm ,chú bé Đất).

_ Hiểu ND:Chú bé Đất cam đảm,muốn trở thành người khỏe mạnh ,làm được nhiều việc có íchđã dám nung mình vào lửa đỏ.(trả lời được các CH trong SGK)

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- HS : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 59 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN:19/11/10
NGÀY SOẠN:Thứ hai, 22/11/10
Tập đọc Tiết 27 	 
CHÚ ĐẤT NUNG
I. Mục tiêu :
_ biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ,bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi ta,gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật(chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm ,chú bé Đất).
_ Hiểu ND:Chú bé Đất cam đảm,muốn trở thành người khỏe mạnh ,làm được nhiều việc có íchđã dám nung mình vào lửa đỏ.(trả lời được các CH trong SGK)
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Văn hay chữ tốt.
GV kiểm tra đọc 3 H.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài :
 “ Chú Đất Nung”.
GV ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Chia đoạn: 3 đoạn.
Đoạn 1: 4 dòng đầu.
Đoạn 2: 6 dòng tiếp.
Đoạn 3: Phần còn lại.
GV hướng dẫn H luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ.
+ GV uốn nắn những H đọc sai.
+ GV giảng thêm những từ H thắc mắc.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Truyện có những nhân vật nào?
Chú bé Đất, chàng kị sĩ, nàng công chúa có phải là con người không?
Đoạn 1:
Cụ Chắt có những đồ chơi gì? Chúng khác nhau như thế nào?
 ® GV : đoạn 1 giới thiệu về đồ chơi của cụ Chắt.
 Đoạn 2:
Chú bé Đất làm quen với hai người bột, kết quả ra sao?
® GV: đoạn 2 giới thiệu Chú bé Đất và hai người bột làm quen với nhau.
 Đoạn 3:
Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
Chi tiết “ nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
® GV nhận xét và liên hệ giáo dục.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
GV lưu ý: giọng đọc của từng nhân vật.
+ Người kể: hồn nhiên, khoan thai.
+ Chàng kị sĩ: kênh kiệu.
+ Ông Hòn Rấm: vui, ôn tồn.
+ Chú bé Đất: ngạc nhiên, mạnh dạn, táo bạo, đáng yêu.
 Hoạt động 4: Củng cố
Thi đọc diễn cảm.
Nêu nội dung của câu chuyện?
5. Tổng kết – Dặn dò :
Luyện đọc thêm.
Chuẩn bị: Phần 2 truyện “ Chú Đất Nung”.
Đọc và TLCH .Nhận xét tiết học.
 Hát 
H đọc và TLCH.
+ Vì sao khi đi học, Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
+ Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận?
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?.
Hoạt động cá nhân.
H nghe.
H đánh dấu vào SGK.
H nối tiếp nhau đọc từng đoạn truyện. ( 2 lượt – nhóm đôi )
1, 2 H đọc toàn bài.
H đọc thầm chú giải và nói lại nghĩa các từ.
Hoạt động lớp.
H đọc thầm bài văn, TLCH.
Cụ Chắt, Chú bé Đất sau trở thành Đất Nung, chàng kị sĩ cưỡi ngựa, nàng công chúa bằng bột nặn, ông Hòn Rấm.
Đó là những đồ chơi của cụ Chắt nhưng biết nói năng, suy nghĩ, hành động như người?
H đọc và TLCH.
Chàng kị sĩ, nàng công chúa ® làm bằng bột nặn, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp.
Chú bé Đất ® nặn từ đất sét. Chú chỉ là 1 hòn đất mộc mạc có hình người.
H đọc và TLCH.
+ Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của hai người bột. Chàng kị sĩ phàn nàn. Cụ Chắt bỏ riêng 2 người bột vào trong lọ thuỷ tinh.
H đọc và TLCH.
Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá.
Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.
Vượt qua được thử thách, khó khăn, con người mới trở nên mạnh mẽ, cứng cỏi.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức, được tôi luyện trong gian nan.
Hoạt động cá nhân.
Nhiều H luyện đọc.
Đọc cá nhân.
Đọc phân vai.
4 H 1 nhóm đọc phân vai.
+ Chú bé Đất can đảm, muống trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
TOÁN TIẾT 66
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ. 
Mục tiêu:
_ Biết chia một tổng cho một số.
_ Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
_ HS làm BT 1,2;HS khá giỏi làm các bài còn lại
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
 H : SGK, vỡ bài tập.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2.Kiểm tra bài cũ : “Kiểm tra”.(LTC)
Nhận xét – Tuyên dương H giỏi.
Nhắc nhở các bài yếu, một số lỗi sai thường mắc phải.
3. Bài mới : 
 “Một tổng chia cho một số”.
® Ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1: Tính chất một tổng chia cho một số.
T nêu phép tính.
	(35 + 21) : 7
H tính tiếp.
	35 : 7 + 21 : 7
So sánh hai kết quả của hai biểu thức để rút ra được:
T nêu thêm ví dụ:
	(24 + 16) : 6
	Với 24 : 6 + 12 : 6
T gợi ý để H nói về hai đẳng thức:
Hướng dẫn H để rút ra tính chất:
T yêu cầu H học thuộc tính chất này. 
T lưu ý: Để tính như ở biểu thức bên phải thì cả hai số hạng đều phải chia hết cho số chia.
Ví du:	(2 + 4) : 6 ta không thể tính bằng cách 	2 : 6 + 4 : 6
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Tính bằng hai cách.
a) T yêu cầu cả lớp tính (25 + 45) : 5 theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính. Sau đó vận dụng tính chất một tổng chia cho một số.
T kết luận: Có hai cách tính 
	(25 + 45) : 5
b) H tự suy nghĩ tìm ra hai cách.
Bài 2: Toán đố (giải bằng hai cách)
T yêu cầu H đọc đề, tóm tắt, rồi tự tìm ra một cách giải.
Ví dụ:
T gợi ý để H hiểu trong lời giải ta đã thực hiện dãy phép tính:
	28 : 4 + 32 : 4 = 7 + 8 = 15
T hướng dẫn: 
	Vì 28 : 4 + 32 : 4 = (28 + 32) : 4 nên ta sẽ có một lời giải với hai phép tính 28 + 32 = 60 ; 60 : 4 = 15 (nhóm)
H suy nghĩ để tìm lời giải thứ hai.
Hoạt động 3: Tính chất một hiệu chia cho một số.
Bài 3: 
H làm a , b
T gợi ý để H phát biểu được tính chất một hiệu chia cho một số.
Bài 4: Tính nhanh.
H xem mẫu. T cho H thi đua giữa 2 dãy.
Hoạt động 4: Củng cố .
Nêu tính chất một tổng chia cho một số?
Tính: 4 ´ 8 – 6 ´ 4 + 18 ´ 4
5. Tổng kết – Dặn dò :
Bài: 2/ 77.
Chuẩn bị: “Chia cho số có một chữ số”
Nhận xét.
 Hát tập thể.
Hoạt động lớp.
Lớp làm nháp, 1 H làm bảng lớp.
	(35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
	35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
Þ	(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
H làm và rút ra:
	(24 + 12) : 6 = 24 : 6 + 12 : 6 
Biểu thức bên trái ta cộng rồi chia, hay chia một tổng cho một số.
Biểu thức bên phải ta chia rồi cộng. 
“Khi chia một tổng cho một số ta có thể chia từng số hạng cho cố chia rồi cộng các kết quả tìm được.”
Hoạt động cá nhân.
a)	(25 + 45) : 5 	= 25 : 5 + 45 : 5
	= 5 + 9
	= 14
	(25 + 45) : 5 	= 70 : 5 = 14
	24 : 6 + 36 : 6	= 4 + 6 = 10
	24 : 6 + 36 : 6	= (24 + 36) : 6 
	= 60 : 6 = 10
H đọc đề, làm bài.
C1:	Lớp 4A có:
	 28 : 4 = 7 (nhóm)
	Lớp 4B có:
	 32 : 4 = 8 (nhóm)
	Tổng số nhóm của hai lớp:
	 7 + 8 = 15 (nhóm)
	ĐS: 15 nhóm
C2: 	Tổng số học sinh của hai lớp:
	 28 + 32 = 60 (học sinh)
	Tổng số nhóm của hai lớp:
	 60 : 4 = 15 (nhóm)
	ĐS: 15 nhóm
Hoạt động cá nhân.
a)	(50 – 15) : 5 = 35 : 5 = 7
	50 : 5 – 15 : 5 = 10 – 3 = 7
	(50 – 15) : 5 = 50 : 5 – 15 : 5
 Khi chia một hiệu cho một số ta có thể lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia, rồi lấy các kết quả trừ đi nhau.
	 3 ´ 17 + 3 ´ 25 – 3 ´ 2
	= 3 ´ (17 + 25 – 2)
	= 3 ´ 40 
	= 120
H nêu.
H làm nhanh.
Lịch sử Tiết 14
Nhà Trần thành lập . 
Mục tiêu:
_ biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần,kinh đô vẫn là Thăng Long,tên nước vẫn là Đại Việt:
+ Đến cuới thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu ,đầu năm1226,Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh,nhà Trần được thành lập.
+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long,tên nước vẫn là Đại Việt.
Chuẩn bị :
GV : Phiếu học tập.
HS : SGK.
Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động :
Bài cũ : Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2.
Tại sao quân ta đánh sang đất Tống?
Hãy tường thuật lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến sông cầu?
Tại sao bài thơ vọng từ đền thờ bên sông Nhựt Nguyệt góp phần vào cuộc thắng lợi?
Nhận xét, chấm điểm.
Giới thiệu bài : 	
Nhà Trần thành lập.
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1: Nhà Trần thành lập.
GV: Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV phát phiếu và yêu cầu H đánh dấu ( x ) vào những việc nhà Trần thực hiện.
Đứng đầu nhà nước là vua.
Vua đặt lệ già mới truyền ngôi cho con.
Có các chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.
Đặt trống trước cung điện để dân đến thỉnh khi có điều oan ức.
Cả nước chia thành các Lộâ, Phủ, Châu, Huyện, Xã.
Trai tráng trên 18 tuổi được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, thời chiến thì tham gia chiến đấu.
GV gọi H sửa bài.
Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa vua quan và nhân dân.
Những sự kiện nào chứng tỏ rằng giữa vua quan và dân chúng dưới thời Trần chưa có sự cách biệt xa?
® Những sự kiện đó cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của nhân dân dưới thời Trần?
GV chốt ý ® Ghi nhớ.
Hoạt động 3: Củng cố.
Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? Vào năm nào?
Nêu 1 số luật lệ dưới thời Trần mà em biết?
5. Tổng kết – Dặn dò :
Chuẩn bị: Nhà Trần và việc đắp đê.
 Hát 
H nêu
Hoạt động cá nhân.
Cuối thế kĩ XII nhà Lý suy yếu. Triều đình lục đục nhân dân cơ cực. Nhà Lý phải dựa vào nhà Trần. Nhà Lý không có con trai chỉ có con gái là Lý Chiêu Hoàng. Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và nhường ngôi cho ch ... MB: trực tiếp.
+ MB: gián tiếp.
+ KB: tự nhiên.
+ KB: mở rộng.
1 H đọc yêu cầu.
Lập dàn ý bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
H làm việc cá nhân, lập dàn ý vào nháp.
Trao đổi nhóm để hoàn chỉnh dàn ý.
a/ Mở bài.
Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
b/ Thân bài.
Tả bao quát chiếc áo ( dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu).
Tả từng bộ phận nổi bật: thân áo, tay áo, nẹp, khuy áo
c/ KB. 
Tình cảm của em với chiếc áo.
Lớp nhận xét.
Lớp tham khảo.
Hoạt động lớp.
Nêu dàn bài chung văn miêu tả.
Thi đua làm miệng 1 cách ngắn gọn bài “ tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay”.
Toán
Chia cho số có 2 chữ số. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Giúp H biế thực hiện phép chia số có 3 chữ số chosố có 2 chữ số.
Kỹ năng : Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số.
Thái độ : Giáo dục tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK Toán 4
HS : Bảng con, SGK Toán 4, SBT Toán 4
III. Các hoạt động :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
7’
7’
16’
2’
2’
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Bài 4/ 82
Gọi 1 H lên sửa bài.
Gọi 1 H trả bài:
	Nêu cách chia 2 số có tận cùng bằng các chữ số 0 .
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài : 
	“Chia cho số có 2 chữ số”.
GV ghi tựa bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia hết.
MT: Giúp H biét thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số.
PP: Giảng giải, thực hành.
GV giới thiệu phép chia:
	672 : 21 = ?
Hướng dẫn H đặt tính tương tự bài chia cho số có 1 chữ số.
Hướng dẫn H tìm chữ số đầu tiên của thương theo 3 bước.
Bước 1:	Chia: 67 chia 21 được 3 , viết 	3
Bước 2:	Nhân: 3 nhân 1 bằng 3, viết 	3; 3 nhân 2 bằng 6, viết 6
Bước 3:	Trừ: 67 trừ 63 bằng 4 , viết 4
Hướng dẫn tìm chữ số thứ hai của thương.
Bước 1:	Chia: Hạ 2 , 42 chia 21 được 	2 , viết 2
Bước 2:	Nhân: 2 nhân 1 bằng 2, viết 2
	2 nhân 2 bằng 4 , viết 4
Bước 3:	Trừ: 42 trừ 42 bằng 0 , viết 0
Thử lại: Lấy thương nhân số chia phải được số bị chia.
	32 ´ 21 = 672
GV cần giúp H tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia (bước 1)
	+ 67 : 21 được 3 ; có thể lấy
	 6 : 2 được 3
	+ 42 : 21 được 2 ; có thể lấy
	 4 : 2 được 2
Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia có dư.
MT: Giúp H biết thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số.
PP: Giảng giải, thực hành.
GV giới thiệu phép tính:
	779 : 18 = ?
Hướng dẫn H đặt tính tương tự bài toán trước.
Hướng dẫn H tìm chữ số đầu tiên của thương.
Bước 1:	Chia: 77 chia 18 được 4 , viết 	4
Bước 2:	Nhân: 4 nhân 8 bằng 32 , viết 	2 nhớ 3
	4 nhân 1 bằng 4 , thêm 3 	bằng 7 , viết 7
Bước 3: 	Trừ: 77 trừ 72 bằng 5 , viết 5
Hướng dẫn H tìm chữ số thứ hai của thương.
Bước 1:	Chia: Hạ 9 
	59 chia 18 được 	3 , viết 3
Bước 2:	Nhân: 3 nhân 8 bằng 24 , viết 	4 nhớ 2
	3 nhân 1 bằng 3 , thêm 2	bằng 5 , viết 5
Bước 3: 	Trừ: 59 trừ 54 bằng 5 , viết 5
Hướng dẫn H thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng số dư phải được số bị chia.
GV cần giúp H ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia 
	Ví dụ: 77 : 18 = ?
Có thể giúp H cách ước lượng:
	7 : 1 = 7 
	Rồi tiến hành nhân, trừ nếu không trừ được thì giảm dần thương đó từ 7 , 6 , 5 , đến 4 thì trừ được (số dư bé hơn số chia)
Có thể làm tròn 77 » 80 ; 18 » 20 ; lấy 80 : 20 = 4 thử nhân thương với số chia rồi tiến hành trừ.
GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Thực hành.
MT: Củng cố phép chia cho số có 2 chữ số.
PP: Thực hành.
Bài 1: Chia số có 2 chữ số cho số có 2 chữ số.
GV giới thiệu các bài toán này nhằm rèn luyện kĩ năng ước lượng trong phép chia.
Gọi H đọc yêu cầu đề.
Gọi h đặt tính và làm bài vào bảng con.
GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2:
Yêu cầu H đọc đề và tính tương tự cách làm bài 1.
4 H sửa bảng lớp.
GV nhận xét. Hỏi lại các bước chia.
Bài 3: Giải toán.
1 H đọc đề.
Xác định dạng toán.
Hướng dẫn H phân tích đề và giải.
H sửa bài bằng hình thức truyền hoa. Ai bắt được hoa sau khi bài hát dứt sẽ lên bảng sửa bài.
GV lưu ý dạng toán “trung bình cộng”. Cho H nhắc lại cách làm.
GV nhận xét, bổ sung thêm.
Bài 4:
Hướng dẫn H tìm thương, rồi nối phép chia đó với thương tương ứng.
Hoạt động 4: Củng cố.
Hỏi lại cách chia số có 3 chữ số với số có 2 chữ số?
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết học
Dặn dò về nhà làm bài tập 1, 2, 3, 4/ 83, 84.
Chuẩn bị: “Chia cho số có 2 chữ số” (Tiếp theo).
 Hát 
HS sửa bài.	Số xe chở hàng có là:
	 5 + 10 + 5 = 20 (xe)
	Tổng số hàng do 20 xe chở là:
	 25 + 38 + 17 = 80 (tấn)
	Trung bình mỗi xe chở số hàng là:
	 80 : 20 = 4 (tấn)
	Đáp số: 4 tấn
Hoạt động cá nhân.
H đặt tính vào bảng con.
	672 21
H thực hiện.
H thực hiện
 Hoạt động cá nhân.
H đặt tính.
H thực hiện
H thử lại.
	43 ´ 18 + 5 = 779
	7 ´ 18 = 126 > 77
	6 ´ 18 = 108 > 77
	5 ´ 18 = 90 > 77
	4 ´ 18 = 71 < 77
	77 – 72 = 5 < 18
Chọn thương bằng 4
Hoạt động cá nhân, lớp.
H đọc yêu cầu đề.
H đọc phép tính.
H tính:	26 : 13 = 2
	 42 : 14 = 3
	 67 : 24 = 2 (dư 19)
	 50 : 15 = 3 (dư 5)
H tính:
	552 : 24 = 23
	450 : 27 = 16 (dư 18)
	540 : 45 = 12
	472 : 56 = 8 (dư 24)
Lớp sửa bài.
H trả lời.
H đọc đề.
H : Toán trung bình công.
H làm bài.
 Số ngày người thợ đã làm:
	 11 + 12 = 23 (ngày)
 Số khoá làm được trong 23 ngày:
	 132 + 213 = 345 (cái)
 Trung bình mỗi ngày người đó làm 
	 345 : 25 = 15 (cái)
	Đáp số: 15 cái
Cả lớp sửa bài.
H nhắc lại cách tìm số trung bình cộng.
	500 : 100 = 5
	52 : 13 = 4
	132 : 12 = 11
	105 : 15 = 7
	36 : 12 = 3
H trả lời.
Khoa học
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Biết được những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
Kỹ năng: Nắm nguyên nhân và tác hại việc ô nhiễm nguồn nước. Sưu tầm được những thông tin về tình trạng nước bị ô nhiễm.
Thái độ: Giáo dục tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
II. Chuẩn bị :
GV : Các hình vẽ trong SGK và 1 số hình vẽ có liên quan.
HS : Sưu tầm những thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở địa phương.
III. Các hoạt động :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
 1’
 32’
 17’
 12’
 3’
 1’
1. Khởi động :
2. Bài cũ: Tiết kiệm nước.
Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
GV cho H trưng bày tranh vẽ cổ động cho việc tiết kiệm nước và nhận nêu ý nghĩa của 1 vài bức tranh
GV nhận xét, tuyên dương
3. Giới thiệu bài :
Nguyện nhân làm nước bị ô nhiễm 
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Các nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
MT: Giúp H biết được các nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
PP : Trực quan, thảo luận.
GV cho H xem phim ® Giới thiệu bài.
GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận hình vẽ trong SGK tìm ra nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
GV chốt từng trường hợp.
+ Nước thải bừa bãi làm ô nhiễm nước kênh rạch.
+ Đục phá ống nước làm ô nhiễm nước máy.
+ Vỡ đường ông dẫn dầu, tràn dầu làm ô nhiễm nước biển.
+ Xả rác làm ô nhiễm nước sông.
+ Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.
+ Nước mưa, nước thải từ nhà máy chưa được xử lí, rác, phân bón, thuốc trừ sâu ngấm xuống gặp lớp đá không thấm nước làm ô nhiễm nước ngầm.
+ Sử dụng phân hoá học làm ô nhiễm nước.
+ Sử dụng thuốc trừ sâu làm ô nhiễm nước.
GV cho H kể cho nhau nghe ( nhóm đôi ) về thông tin mà mình sưu tầm được.
GV cho H trtình bày trước lớp thông tin mình tìm được.
GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm.
MT: Giúp H nhận biết tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm.
PP: Đàm thoại, giảng giải.
GV nêu yêu cầu: “ Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người?”
GV cho H thảo luận nhóm đôi – sau đó chỉ định H trình bày trước lớp.
GV giới thiệu hình ảnh 1 số bệnh lây lan qua việc sử dụng nước bị ô nhiễm ( tiêu chảy, bại liệt, đau mắt hột, ghẻ lở)
GV đưa thông tin về tình trạng sức khoẻ của con người bị ảnh hưởng do sử dụng nước bị ô nhiễm.
+ GV cho H xung phong đọc biểu đồ.
+ Đọc thông tin của Tổ chức y tế thế giới.
Hoạt động 3: Củng cố
Yêu cầu đọc nội dung cần biết trong SGK
GV tổ chức trò chơi “ Đoán ô chữ”.
GV đặt câu hỏi: H đoán ô chữ.
1. Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm nước?
2. Tắm rữa: nước bị ô nhiễm sẽ gây bệnh gì?
3. Đục phá ống nước làm ô nhiễm nước gì?
4. Hằng năm các nước đang phát triển trong khu vực Châu Á có đến 1,5 triệu trẻ em chết vì bệnh gì?
5. Tổng kết – Dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “ Bảo vệ nguồn nước”.
 Hát 
H trả lời.
H dán tranh lên bảng phụ và nêu ý nghĩa
Lớp nhận xét
Hoạt động nhóm, lớp.
H xem phim và nêu nội dung.
H bốc thăm phần việc của nhóm – Thảo luận – Lên trình bày theo chỉ định của GV.
Vài H đọc lại phần chốt ý.
 H thực hiện yêu cầu của GV.
Nhiều H trình bày.
Hoạt động lớp.
H đọc yêu cầu.
H thực hiện theo yêu cầu của GV.
1 – 2 H đọc.
H nhận xét.
H đọc
2 H đọc.
H đọc nối tiếp.
B
Ê
Ô
N
G
D
Ầ
U
NGHẺLỞ IÊNƯỚCMÁY NƯƠTÊUCHẢY
Khối trưởng kí duyệt
Hiệu phó kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan14.doc