Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 23

Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 23

 TẬP ĐỌC TIẾT 45 : HOA HỌC TRỊ

I. Mục đích yêu cầu :

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò,( trả lời được các CH trong SGK).

 - GD HS biết yêu vẻ đẹp của hoa phượng, giữ gìn và bảo vệ cây.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 Tranh, ảnh về hoa phượng.

- HS : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 44 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ –ngày
 Môn 
Tiết
 Tên bài dạy
 2
7.2.2011
HĐTT (cc)
Thể dục
45
Bật xa .Trò chơi :Con sâu đo
Tập đọc
45
Hoa học trò
Toán 
111
Luyện tập chung
Anh văn
41
Let’s learnsome more
Chính tả 
23
Nhớ viết :Chợ tết
Lich sử
23
Văn học và khoa học thời Hậu Lê
 3
8.2.2011
Thể dục
46
Bật xa.tập phối hợp chạy nhảy .Trò chơi :Con sâu đo
L từvà câu
45
Dấu gạch ngang
Toán
112
Luyện tập chung
Khoa học
45
Aùnh sáng 
Kĩ thuật
23
Cắt ,khâu ,thêu sản phẩm tự chọn(t2)
Ôn TV
Ôn TV
HĐTT
23
Văn nghệ ca ngợi quê hương ,đất nước ,Đảng ,Bác Hồ 
 4
9.2.2011
Kể chuyện
23
Kể chuyện đã nghe đã đọc 
Tập đọc
46
Khúc hát ru những em bé lớn trên 
Toán 
113
Phép cộng phân số 
Địa lý
23
Hoạt động sx của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (tt)
Mĩ thuật
23
Tập nặn tạo dáng :Tập nặn dáng người đơn giản 
Ôn toán 
Ôn Toán 
Ôn Mĩ thuật
Ôn Mĩ thuật 
 5
10.2.2011
Anh văn
42
Let’s learnsome more
TậpLàm văn
45
Luyện tập miêu tả các bộ phận cây cối 
Toán 
114
Phép cộng phân số 
Khoa học
46
Bóng tối 
Tin học
23
Thay đổi cở chữ và phong chữ 
Đạo đức
23
Giữ gìn các công trình công cộng 
Ôn TV
Ônn TV
 6
11.2.2011
L từ và câu
46
Mở rộng vốn từ 
Toán 
115
Luyện tập
Tin học
24
Thay đổi cở chữ và phong chữ 
Tập Làm văn
46
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối 
Aâm nhạc
23
Chim sáo 
Ôn KT
Ôn KT
HĐTT(SHL)
Cuối tuần 
Ngày soạn: 5/2/2011
Ngày dạy: Thứ hai 7/2/2011
Thể dục (45)
Bật xa .Trò chơi :Con sâu đo
 TẬP ĐỌC TIẾT 45 : HOA HỌC TRỊ
I. Mục đích yêu cầu :
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò,( trả lời được các CH trong SGK).
 - GD HS biết yêu vẻ đẹp của hoa phượng, giữ gìn và bảo vệ cây. 
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 Tranh, ảnh về hoa phượng.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ổn định:
A. Kiểm tra bài cũ: Chợ Tết.
GV kiểm tra 2 HS.
HS1: Đọc thuộc lòng đoạn 1; 2 và trả lời câu hỏi :Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
_ HS2: Đọc thuộc lòng hai đoạn còn lại và nêu nội dung bài.
GV nhận xét – đánh giá.
B. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: 
GVcho HS quan sát tranh minh họa và hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- GV : Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với những kỉ niệm của thuở cắp sách tới trường. Tại sao Xuân Diệu lại gọi hoa phượng là hoa học trò? Hoa phượng có gì đặc biệt mà lại làm cho ta có cảm giác xao xuyến, bồi hồi? Bài tập đọc hôm nay sẽ cho các em biết điều đó.
GV ghi tựa bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Hoạt động 1 : Luyện đọc
 - GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
 - GV gọi 1 HS phân đoạn.
GVgút lại: Bài văn được chia làm 3 đoạn (Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.(2-3 lượt)
GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc của HS
® GV ghi bảng: đoá, loạt, tán hoa lớn xòe ra, đậu khít nhau, nỗi niềm, mát rượi.
Tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài: phượng, phân tử, vô tâm, tin thắm.
GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
GV gọi 1 HS đọc bài.
GV đọc diễn cảm bài văn. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
HS đọc thầm đoạn 1, suy nghĩ trả lời câu hỏi:
- Tìm những từ ngữ miêu tả số lượng hoa phượng .
Em hiểu “ đỏ rực” có nghĩa như thế nào?
- GV cho HS xem hình ảnh “ đỏ rực”.
- Tác giả đã so sánh hoa phượng với hình ảnh nào? So sánh như vậy có tác dụng gì?
GV giáo dục HS học tập ở tác giả cách miêu tả sinh động hình ảnh hoa phượng.
-Em thấy phượng thường được trồng ở đâu?
- Khi thấy hoa phượng nở em có suy nghĩ gì ?
+	Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi1: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
GV yêu cầu HS đọc lướt cả 3 đoạn và trả lời
 câu hỏi 2: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3:
+ Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
+ Nêu cảm nhận của em về bài văn này?
® GV chốt: Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gần gũi, thân thiết với tuổi học trò.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
GV lưu ý: giọng đọc phù hợp với phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
Gọi HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài. 
GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc đúng.
GV giới thiệu đoạn văn đọc diễn cảm (đoạn 1)
_ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm.
GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm (đoạn1)
GV và HS nhận xét , chọn bạn đọc hay.
3.Củng cố, dặn dò:
_ Nêu nội dung của bài. 
_ Giáo dục tư tưởng : yêu thiên nhiên ,bảo quản, chăm sóc cây.
_ Liên hệ: Thành phố Hải Phòng- TP Hoa Phượng Đỏ.
 GV cho HS xem 1 số tranh, ảnh đẹp về hoa phượng.
Dặn HS luyện đọc bài, sưu tầm tranh ảnh đẹp, những bài hay về hoa phượng.
Chuẩn bị: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
GV nhận xét tiết học.
 Hát 
- 2 HS trình bày.
- HS khác theo dõi bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
Bức tranh vẽ cảnh các bạn HS đang nói chuyện với nhau về những cành phượng đỏ rực bông.
 - HS nghe cô giới thiệu
Hoạt động lớp, nhóm đôi.
HS khác đọc thầm và phân đoạn.
Bài văn được chia ra làm 3 đoạn.
Đoạn 1: Phượng không phảiđậu khít nhau.
Đoạn 2: Nhưng hoa càng đỏbất ngờ vậy.
Đoạn 3: phần còn lại.
_ Luyện đọc tiếp nối nhau từng đoạn (2-3 lượt
_ HS nêu từ khó cần luyện đọc
HS đọc phần chú giải và nêu nghĩa của từ .
2 HS đọc và sửa lỗi cho nhau
 _ Cả lớp theo dõi
Hoạt động lớp.
- Cả một loạt, cả một vùng, cả một gĩc trời đỏ rực.
- Đỏ rực : đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng 
- HS quan sát hình ảnh.
- Tác giả đã so sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm .So sánh như vậy để ta cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.
- Sân trường
- Sắp đến mùa thi, sắp được nghỉ hè
+	Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
+ Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời, màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
+ Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui : buồn vì báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp xa mái trường ; vui vì báo hiệu sắp được nghỉ hè.
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ.
+Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu hoa đỏ đậm dần theo thời gian.
+	Nhiều HS phát biểu.
. Hoa phượng có vẻ đẹp rất độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả.
. Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
HS gạch dưới từ cần nhấn giọng và vạch nhịp ngắt giọng đoạn văn:
	“Phượng  đậu khít nhau.”
 _ 3 HS đọc
 _ HS phát biểu
 _ HS đọc nhóm đôi.
 _ Lần lượt 2 HS thi đọc .
 Cả lớp theo dõi, nhận xét
_ 1 HS nêu.
_ HS nghe.
Toán tiết 111
LUYỆN TẬP CHUNG. 
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết so sánh hai phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giả.
II. Chuẩn bị :
GV : Trò chơi khởi động cho H.
H : Làm bài tập về nhà.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ : Luyện tập.
Nêu cách so sánh 2 phân số khác mẫu số? Ví dụ?
Sửa bài tập về nhà.
GV nhận xét ghi điểm
3. Giới thiệu bài :
	Luyện tập chung.
® Ghi bảng tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động:	
Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Làm vở.
H tự làm bài rồi chữa bài.
GV củng cố thêm và nhắc nhở cách trình bày.
Bài 2: 
H tự làm và chữa bài.
Gợi ý: bài a, so sánh tử số.
	 bài b, rút gọn, so sánh.
Bài 3: 
H tự làm và sửa bài.
Gợi ý: số lẻ > 6 và < 10 là 7 và 9 từ đó viết phân số yêu cầu đề bài.
Bài 4: 
Gợi ý: H tìm các tính chung ở cả tử và mẫu.
Hoạt động 2: Hệ thống kiến thức
Thi đua 2 dãy A , B
Cách thi đua: 	Dãy A đọc câu, dãy B trả lời và ngược lại.
GV nhận xét, bổ sung tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố.
Dãy A cho ví dụ, dãy B làm và ngược lại.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Làm bài: 2/ 36
Ôn lại kiến thức đã học.
Chuẩn bị: “luyện tập tiếp theo’’
Nhận xét tiết học.
	Trò chơi.
H nêu.
4) a/	
 b/	
Hoạt động lớp, cá nhân.
H tự đọc đề, làm bài.
a/ 
Nêu lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu.
b/ 
Nêu lại cách so sánh 2 phân số khác mẫu.
c/ 
Nêu lại cách so sánh phân số với 1
Sửa miệng.
H đọc đề, làm bảng con.
a/ 
b/ 
Vì nên ta có thể xếp: 
H đọc yêu cầu đề.
a/	 < 1
b/	 và = 1
c/	 > 1
Sửa miệng.
H đọc đề làm bài.
a/ 
Giải thích: Chia cả tử và mẫu cho tích 3 ´ 4 ´ 5
b/ 
Giải thích: Chia cả tử và mẫu cho tích (14 ´ 3) ´ (16 ´ 2)
Hoạt động cá nhân, nhóm.
Câu hỏi:
+	Nêu cách rút gọn phân số.
+	Nêu cách quy đồng phân số.
+	 ... ùn cam mời mẹ: “Chi mua cho em đi. Cam em đẹp thế này, không mua cũng hoài”. Mẹ cười: “Cam đẹp thật, nhưng chẳng biết có ngon không?”. Cô bán hàng nhanh nhảu: “Ngon chứ chị. Các cụ đã dạy rồi: Trông mặt mà bắt hình dong. Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.”
2 H tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của bài tập 3 và 4. Cả lớp đọc thầm lại.
Các em viết lại các từ ngữ miêu tả mức đọc cao của cái đẹp. Sau đó đặt câu với các từ đó. Nhóm nào làm xong dán nhanh bài lên bảng lớp.
Đại diện các nhóm đọc nhanh kết quả.
Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua.
BT3:
	Các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cá đẹp: tuyệt vợi, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, như tiên, dễ sợ  Chú ý: như ví dụ mẫu đã cho thấy, H cần tìm những từ ngữ có thể đi kèm với từ đẹp.
BT4: Ví dụ:
	+	Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời (tuyệt đẹp, đẹp tuyệt trần, đẹp tuyệt diệu, đẹp mê hồn, đẹp mê li, đẹp vô cùng, đạp không tả xiết, đẹp dẽ sợ )
	+	Bức tranh đẹp mê hồn (tuyệt trần, vô cùng, đẹp không bút nào tả xiết ) 
Hoạt động lớp.
H 2 dãy thi đua tìm các câu tục ngữ.
Lớp cỗ vũ, nhận xét. 
Toán Tiết 115 LUYỆN TẬP 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Rút gọn được phân số.
 - Thực hiện được phép cộng hai phân số
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KIỂM TRA BÀI CŨ
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em nêu cách thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu số và làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 115.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1 Giới thiệu bài mới:
-Trong giờ học này, các em sẽ cùng làm các bài toán luyện tập về phép cộng các phân số.
 2.2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
-GV yêu cầu HS tự làm bài. 
-GV yêu cầu HS đọc kết qủa bài làm của mình.
 -GV nhận xét bài làm của HS.
 Bài 2 
-GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
 -Các phân số trong bài là các phân số cùng mẫu số hay khác mẫu số?
-Vậy để thực hiện phép cộng các phân số này chúng ta làm như thế nào?
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV chữa bài HS trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?.
 -GV nhắc HS: Mỗi phân số có nhiều cách rút gọn, tuy nhiên trong bài tập này chúng ta rút gọn để thực hiện phép cộng các phân số, vì thế trước khi rút gọn chúng ta nên thử nhẩm để chọn cách rút gọn có kết qủa là hai phân số có cùng mẫu số.
-GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 4
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
-Hỏi: Muốn biết số đội viên tham gia cả hai hoạt động bằng bao nhiêu phần đội viên chi đội ta làm như thế nào?
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-Nghe GV giới thiệu bài.
-HS làm bài vào vở bài tập.
-1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Thực hiện phép cộng các phân số.
-Là các phân số khác mẫu số.
-Chúng ta phải quy đồng mẫu số các phân số rồi thực hiện phép tính cộng.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
-HS theo dõi GV chữa bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-Bài tập yêu cầu chúng ta rút gọn rồi tính.
-HS nghe giảng, sau đó làm bài.
-1 HS đọc đề bài trước lớp.
-1 HS tóm tắt bằng lời trước lớp.
-Thực hiện phép cộng: + 
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải.
Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là:
 + = ( số đội viên)
Đáp số: số đội viên
Tin học (42)
Thay đổi cở chữ và phong chữ(tt)
Tập làm văn tiết 46
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI.
 I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn vă trong bài văn miêu tả cây cối( ND ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết( BT1, 2, mục III).
- Thấy được lợi ích của các loài cây xung quanh ta.
II. Chuẩn bị :
GV: Tranh ảnh cây gạo, cây trám đen.
HS: Sưu tầm tranh ảnh cây gạo, cây trám đen.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Gọi 1 em đọc bài û BT2
1 em nói về cách tả bài “hoa mai vàng “
Nhận xét _ ghi điểm.
3. Giới thiệu bài: 
	Trong tiết học này, dựa trên những hiểu biết về đoạn văn, các em sẽ học xây dựng các đoạn văn hoàn chỉnh tả cây cối.
4. Phát triển các hoạt động	
Bài 1:
GV chốt ý.
a) Bài “Cây gạo” có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 ô đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
b) Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo.
	+	Đoạn 1: Thời kì ra hoa.
	+	Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.
	+ 	Đoạn 3: Thời kì ra quả.
c) Câu mở đoạn và câu kết đoạn (nếu có)
	+	Đoạn 1 -	Câu mở đoạn: Cây gạo già mỗi năm trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
	+	Đoạn 2 -	Câu mở đoạn: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.
	+	Đoạn 3 - 	Câu mở đoạn: Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Câu kết đoạn: Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
Bài 2
HS đọc y/c bài
 Nhận xét.
Hoạt động 2: Ghi nhớ.
GV gợi ý.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1:
GV chốt.
	Bài “Cây trám đen” có 4 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ thụt đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
	+	Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.
- Câu mở đoạn: Ở đầu bản tôi có một cây trám đen.
	+	Đoạn 2: Hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp.
- Câu mở đoạn: Trám đen có hai loại.
	+ 	Đoạn 3: Ích lợi của quả trám đen.
- Câu mở đoạn: Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm.
	+	Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen.
- Câu mở đoạn: Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
- Câu kết đoạn: Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.
Bài 2:
GV gợi ý: Đoạn văn nói về lợi ích của cây cối thường nằm trong phần Kết luận của bài văn. trước hết, em xác định sẽ viết về cây gì. sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó máng đến cho con người. GV có thể đọc các đoạn văn sau cho H tham khảo.
	1. Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi heo; lá chuối gói giò, gói bánh; hoa chuối làm nộm. Còn quả chuối chín ăn vừa ngọt vừa bổ. Còn gì thú vị hơn sau bữa cơm được vài quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng.
	2. Em rất thích cây tràm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp củ trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.
Chấm, chữa 1 số bài viết.
Hoạt động 4: Củng cố.
Nhận xét.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Hoàn chỉnh đoạn văn.
Chuẩn bị: “ Luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn tả cây cối. ”
Hát
HS đọc bài 
HS trả lời 
Nhận xét.
Hoạt động lớp, nhóm.
1 H đọc yêu cầu.
1 H đọc bài “Cây gạo”
Lớp đọc thầm.
Từng cặp thảo luận yêu cầu bài.
Phát biểu ý kiến.
Lớp nhận xét.
1 H đọc yêu cầu.
Rút ra nhận xét.
3 , 4 H đọc ghi nhớ.
Lớp đọc thầm.
Hoạt động lớp, cá nhân.
H đọc yêu cầu.
1 H đọc bài “Cây trám đen”.
Lớp đọc thầm.
H làm việc cá nhân theo từng yêu cầu.
Phát biểu ý kiến.
Lớp nhận xét.
1 H đọc yêu cầu.
H viết đoạn văn.
2 , 3 H khác, giỏi đọc đoạn viết.
Lớp nhận xét, góp ý.
Từng cắp đổi bài, góp ý cho nhau.
Hoạt động lớp.
1 H đọc đoạn hay.
Lớp phân tích.
Aâm nhạc (23)
Chim sáo
ÔN KĨ THUẬT
- Giúp HS biết được ích lợi của việc trồng rau, hoa từ đó có ý thức hơn trong việc dùng rau ,hoa phục vụ cho đời sống hằng ngày.
- HS nắm được quy trình trồng cây con .
- HS sưu tầm các tranh ảnh về kĩ thuật trồng cây rau, hoa.
.Trao đổi với các bạn trong nhóm. 
- GV liên hệ nhiêm vụ của HS phải học tập để nắm vững kĩ thuật gieo trồng ,chăm sóc cây.
SINH HOẠT LỚP ( tuần 23)
1/-Nhận xét tình hình tuần qua:
Học tập: + HS đi học đều . 
 + Truy bài đầu giờ nghiêm túc. Tuyên dương 4 tổ 
	 + Một số HS có tiến bộ :Bảo Ngọc ,Trương Phú ,Hoàng Phúc
Đạo đức :HS đều ngoan không có hiện tượng đánh nhau ,chửi thề.
Lao động :+ Chăm sóc tốt các bồn hoa.
	 + Vệ sinh lớp tốt, đổ rác đúng nơi qui định .Tuyên dương 4 tổ.
2/ Công tác tuần tới :
Oån định nền nếp của HS trước khi nghỉ Tết .
Học tập : +Ổn định nề nếp học tập.Thực hiện tốt nhiệm vụ HS.
	 + Phụ đạo HS yếu :Minh Khôi ,Cẩm Ly (Đầu giờ và giờ chơi)
Đạo đức: + Nhắc nhở HS nói năng lễ độ ,hòa nhã với bạn bè.
	 + Mặc đồng phục đúng qui định của nhà trường .
Lao động: + Trực vệ sinh chu đáo .nhắc nhở HS đổ rác đúng nơi qui định.
 + Chăm sóc tốt các bồn hoa
Văn thể mĩ :+ Ỏân định nề nếp TDĐG và TDGG
 + Củng cố nề nếp chải răng, ngâm thuốc.
 + Nhắc nhở HS thực hiện tốt An toàn giao thông .
Duyệt BGH
TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc