Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 6

Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 6

TẬP ĐỌC TIẾT 11

 NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

-Biết đọc với giọng kể chậm ri,tình cảm;bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

-Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân( trả lời được các câu hỏi SGK)

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh học bài đọc trong SGK

 

doc 42 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/9/10
Ngày dạy:THỨ HAI ,27/9/10
TẬP ĐỌC TIẾT 11
 NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
-Biết đọc với giọng kể chậm rãi,tình cảm;bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
-Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân( trả lời được các câu hỏi SGK)
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh học bài đọc trong SGK
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo và trả lời câu hỏi trong SGK
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: Nỗi dằn vặn của An-đrây-ca.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: từ đầu đến mang về nhà.
+Đoạn 2: phần còn lại. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài với giọng trầm buồn, xúc động.
 Tìm hiểu bài:
 Các nhóm luyện đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-đrây-ca thế nào?
 An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
Các nhóm luyện đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc mang về nhà?( học sinh trung bình )
An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?( học sinh giỏi )
Câu chuyện cho thấy cậu bé An-đrây-ca là người như thế nào? ( học sinh khá, giỏi )
 c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Bước vào phòng  ra khỏi nhà ” 
	- GV đọc mẫu
	-Từng cặp HS luyện đọc 
	-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
HS đọc đoạn 1.
 Lúc đó em 9 tuổi, sống cùng ông và mẹ. Oâng đang ốm rất nặng.
An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.
HS đọc đoạn còn lại 
An-đrây-ca được các bạn chơi bóng đá rủ nhập cuộc . Mải chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau đó em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về.
An-đrây-ca thấy mẹ khóc nấc lên. Oâng đã qua đời.
An-đrây-ca khóc. Bạn nghĩ rằng mình vì mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết .
 An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
 Mẹ an ủi, bảo An-đrây-ca không có lỗi tự dằn vặt mình.
An-đrây-ca rất yêu thương ông, không tha thứ cho mình. An-đrây-ca có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của mình.
3 học sinh đọc 
4. Củng cố: HS đọc bài
5. Tổng kết dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Chị em tôi.
TOÁN TIẾT 26 :LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 	
 - Đọc được 1 số thơng tin trên biểu đồ.
HS làm BT1,2.
II. Chuẩn bị :
GV “Số vải hoa và vải trắng đã bán trong T9”.
HS : SGK + Bảng con + VBT.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Biểu đồ ( tt ) 
Sửa BTVN 2/35.
Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài :
Củng cố cách đọc biểu đồ đã học
 ® GV ghi tựa đề “Luyện tập”.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Củng cố nội dung.
PP : Đàm thoại.
Nêu đặc điểm của biểu đồ tranh vẽ?
Nêu cách đọc biểu đồ tranh vẽ?
Nêu đặc điểm của biểu đồ cột ?
Cách đọc biểu đồ cột ?
Hoạt động 2: Luyện tập
PP: Trực quan, luyện tập, thực hành. 
Bài 1: Nhìn vào sơ đồ, trả lời các câu hỏi.(theo mẫu)
GV hướng dẫn H câu a (treo biểu đồ vải hoa và vải trắng đã bán trong T9).
Nhìn vào dòng đầu tiên cột bên trái là gì?
Nhìn vào cột bên phải em thấy có mấy kí hiệu tấm vải hoa?
1 kí hiệu vải hoa chỉ bao nhiêu mét?
Vậy tuần 1 bán bao nhiêu?
GV cho H làm vào vở câu a – tương tự các câu còn lại.
GV gọi H sửa bài bảng lớp.
* GV lưu ý H câu c,d : Cả 4 tuần không phải là tuần 4, H cần tìm tổng số kí hiệu vải hoa của 4 tuần.
® GV nhận xét.
Bài 2: Nhìn vào sơ đồ hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
GV treo biểu đồ “Đường quốc lộ..”. hướng dẫn H so sánh khoảng cách từ TPHCM ® BD ; TPHCM ® ĐN  ® H làm vào vở.
® GV nhận xét - chấm vở.
Hoạt động 3: Củng cố
Thi đua đọc biểu đồ đã vẽ sẵn.
® GV nhận xét – tuyên dương.
5. Tổng kết – Dặn dò :
BTVN : 3/38
Chuẩn bị: “Kiểm tra”.
Nhận xét tiết học.
 Hát 
H sửa bài miệng.
Hoạt động lớp, cá nhân.
H nêu.
H nêu
H nêu
H nêu 
 Hoạt động lớp, cá nhân.
H đọc đề.
H nêu : Tuần 1.
H nêu : 2 kí hiệu.
H nêu : 100m
H nêu : 100 x 2 = 200 (m).
H làm bài.
H quan sát biểu đồ trên bảng và sửa bài.
b/ Tuần 3 bán được :
100 x 3 = 300 (m)
c/ Số vải hoa cả 4 tuần bán được:
100 x 7 = 700 (m)
d/ Số vải bán trong 4 tuần là :
100 x 12 = 1200 (m)
e/ Số vải trắng tuần 3 bán hơn tuần 1 là :
(100 x 3) – 100 = 200 (m)
® Lớp nhận xét – sửa bài.
H đọc đề ® sửa bài miệng.
a/ A 30 km
 b/ A 70 km
 c/ D
H sửa bài.
 Hoạt động lớp.
H thi đua
LỊCH SỬ TIẾT 6
Khởi nghĩa hai Bà Trưng. 
Mục tiêu : 
-Kể ngắn gọn cuộc KN của Hai Bà Trưng(chú ý nguyên nhân KN,người lãnh đạo, ý nghĩa)
+ Nguyên nhân KN: Do căm thù quân XL, Thi Sách bị Tô Định giết hại (Trả nợ nước, thù nhà)
+ Diễn biến : Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ KN nghĩa quân làm chủ Mê Linh chiếm được Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
+ Ý nghĩa: Đây là cuộc KN đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại PKPB đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của ND ta.
- Sử dụng lược đồđể kể lại nét chính về diễn biến cuộc KN.
Chuẩn bị :
GV : SGK, tranh lược đồ phóng to.
HS : SGK.
Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động :
Bài cũ : 
Nhân dân ta đã chống lại sự đồng hóa như thế nào?
Nêu tên 1 số cuộc khởi nghĩa của dân tộc ta?
Ghi nhớ.
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : 
	Trong những cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Hán thì cuộc khởi nghĩa HBT nổ ra sớm nhất. Thế cuộc khởi nghĩa HBT như thế nào? Chiến thắng ra sao?® Tựa bài.
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1 : Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa.
PP : Vấn đáp, động não.
Đầu thế kỉ I nhà Hán cử ai cai trị nước ta?
Hắn là người như thế nào?
Lúc ấy ở Mê Linh, ai xuất hiện?
Vì sao HBT khởi ngfhĩa?
® GV chốt: Thi Sách bị giết chỉ là 
 cái cớ để khởi nghiõa nổ ra thôi: 
 Chớ chắc chắn 2 Bà sẽ khởi nghĩa 
 dù Thi Sách có bị giết hay không?
Hoạt động 2: Kết quả cuộc khởi nghĩa.
PP: Đàm thoại, thảo luận.
GV chia 3 nhóm thảo luận cùng 1 câu hỏi.
GV phát phiếu.
Khởi nghĩa HBT diễn ra vào năm nào? Ở đâu?
Mô tả diễn biến trận đánh?
Kết quả?
 GV cho các nhóm trình bày.
® GV chốt ý: Sau 200 năm bị đô hộ lần đầu tiên nhân dân ta giành lại được độc lập. Điều này chứng tỏ nhân dân ta vẫn tiếp tục duy trì và phát huy truyền thống bất khuất chống ngoại xâm.
® Ghi nhớ.
Hoạt động 3: Củng cố.
Mô tả lại diễn biến trận đánh tiến lược đồ.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Chuẩn bị: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.
Nhận xét tiết học.
 Hát 
H trả lời
Hoạt động lớp
Thái Thú Tô Định.
Nổi tiếng tham lam độc ác, tàn bạo.
Hai chị em: Trưng Trắc, Trưng Nhị.
Vì để đền nợ nước, trả thù nhà 
 ( Thi Sách bị giết ).
Hoạt động nhóm, lớp
Nhóm nhận phiếu.
+ Năm 40 SCN. Tại cửa sông Hát.
+ Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, từ Mê Linh đánh xuống Cổ Loa. Từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu ® quân giặc bỏ chạy tán loạn, vứt bỏ tất cả.
+ Tô Định giả dân trốn về nước.
+ Trong vòng không đầy 1 tháng chiếm lại được 65 thành bị quân đô hộ chiếm đóng.
+ Kết thúc thắng lợi hoàn toàn sau 200 năm bị đô hộ
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
Chính tả. Tiết 6
Người viết truyện thật thà.
Mục tiêu :
-Nghe, viết đúng và trình bày CT sạch sẽ,trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
- Làm đúng BT 2 ( CT chung ), BTCT phương ngữ (3)a/b, hoăïc BT do GV soạn.
II. Chuẩn bị :
GV : Sổ tay chính tả.
HS: Phấn màu.
III. Các hoạt động :
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ : 
Nước lên, lên năm, nói lắp, nối liền, xén lá, kén chọn, leng keng.
3. Giới thiệu bài : “ Người viết truyện thật thà”.
4. Các hoạt động	
Hoạt động 1 : Hướng dẫn H nghe – viết 
GV đọc mẫu lần 1.
Hướng dẫn HS viết từ khó.
GV đọc bài cho H viết.
GV đọc toàn bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn H phát hiện và sửa lỗi chính tả.(g,k,tb,y)
1 H đọc yêu cầu bài tập 2.
Cho H sửa bài.
Yêu cầu H đổi vở.
GV chấm 1 số bài.
GV kiểm tra sổ tay 1 số em.
Hoạt động 3: Hướng dẫn H làm bài tập.
H đọc yêu cầu bài tập 3 b.(g,k,tb)
Thế nào là từ láy?
GV theo dõi-nhận xét.
Giải:
b/ lởm chởm, khẩn khoản, thấp thỏm, dỗ dành, mũm mĩm, bỡ ngỡ, sừng sững
5. Tổng kết – Dặn dò :
Chuẩn bị:”Gà trống và cáo”.
 Hát 
H viết bảng lớp, bảng con.
 H nghe.
H viết bảng con.
H viết bài
H dò bài.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
Lớp đọc thầm.
H tự đọc bài viết-phát hiện và sửa lỗi.
Từng cặp H đổi vở sửa chéo.
H viết lỗi và cách sửa vào sổ tay chính tả theo mẫ ... m được nghĩa 1 số từ ngữ về chủ điểâm trung thực – tự trọng(BT1,2)
- Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “trung” theo 2 nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu với 1 từ trong nhóm. (BT4).
II. Chuẩn bị :
GV : 5, 6 tờ giấy to viết sẵn nội dung bài tập 1, 2; băng dính; sổ tay từ ngữ hoặc từ điển.
HS : SGK.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Danh từ chung – danh từ riêng.
Nêu ghi nhớ.
Nêu 1 số danh từ chung là tên gọi các đồ dùng?
Nêu 1 số danh từ riêng là tên riêng của người, sự vật xung quanh.
GV nhận xét, chốt y lại cách viết danh từ riêng.
3. Giới thiệu bài :
MRVT: Trung thực – Tự trong.
4. Phát triển các hoạt động:	
Hoạt động 1 : Làm bài tập. 
PP : Luyện tập, thực hành, giảng giải.
Bài 1 : 
Cả lớp đọc yêu cầu bài.
GV chia lớp thành 5, 6 nhóm, phát mỗi nhóm 1 tờ giấy đã photo nội dung bài tập.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2 :
1 H đọc yêu cầu của bài.
GV phát giấy và 1 số trang từ điển đã photo cho các nhóm.
GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3:
1 H đọc yêu cầu bài
Bài 4:
H đọc yêu cầu bài.
5. Tổng kết - dặn dò :
Xem lại các bài tập.
Làm bài tập 4 vào vở.
Chuẩn bị : Cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
GV nhận xét tiết học.
 Trò chơi. 
2 H nêu miệng.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
Cả lớp đọc yêu cầu bài.
H làm bài cá nhân, tự điền vào chổ trống bằng bút chì mờ.
H trao đổi trong nhóm, nhóm nào nào làm xong trước dán nhanh bài lên bảng.
Đại diện nhóm trình bày lời giải.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Lời giải:
+ Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó: là trung thành.
+ Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi: là trung kiên.
+ Một lòng một dạ vì việc nghĩa: là trung nghĩa.
+ Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một: là trung hậu.
+ Ngay thẳng, thật thà: là trung thực.
Lớp đọc thầm.
H làm việc cá nhân, chọn ra những từ có cùng một nét nghĩa xếp vào 1 loại:
a ) Trung có nghĩa là” Ởû giữa”:
 Trung thu, trung tâm
b ) Trung có nghĩa là “ Một lòng một 
 dạ”: Trung thành, trung nghĩa
H nêu miệng, lớp nhận xét, bổ sung.
Lớp đọc thầm lại
Cả lớp làm việc cá nhân.
H cả lớp tiếp nối nhau đặt câu với các từ trên, mỗi em đặt ít nhất 1 câu với 1 từ.
Ví dụ:
Bạn An là H trung bình của lớp.
Bà mẹ là người rất trung hậu và đảm đang
Toán : Tiết 30 Phép trừ.
I. Mục tiêu :
Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ
 các số có đến sáu chữ số không nhớ hoạêc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp.
II. Đồ dùng dạy - học
GV : SGK 
HS : SGK, bảng con.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2.Kiểm tra bài cũ : “ Phép cộng”
H sửa bảng 3, 4/ 40.
Nhận xét, chấm vở .
3. Giới thiệu bài : 
Tìm hiểu cách thực hiện phép trừ 2 số có nhiều chữ số.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Củng cố kĩ thuật làm tính trừ.
PP : Đàm thoại, giảng giải.
T nêu phép tính trừ trên bảng :
865 279 – 450 237 = ?
Muốn thực hiện phép trừ ta làm như thế nào ?
T chốt.	
Hoạt động 2: Luyện tập.
PP: Thực hành, luyện tập.
Bài 1: Tính. 
Lưu ý : Khi thực hiện phép trừ, nhắc HS vừa nói vừa viết như bài học trong SGK.
Bài 2: Điền số thích hợp vào chổ chấm
Cho H thi tính nhẩm nhanh trong lớp.
Nhận xét.
Bài 3 : Toán đố.
T hướng dẫn H tóm tắt, H lên bảng sửa bài.
Bài 4: Vẽ
a/ T hướng dẫn H chấm điểm sau đó sẽ nối để có hình theo mẫu.
b/ Đếm số ô vuông trong hình vẽ, bao nhiêu ô vuông, sẽ suy ra diện tích của hình.
Hoạt động 3: Củng cố .
PP: Thi đua, thực hành.
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính ?
Thi đua : 200 000 – 197 653
5. Tổng kết – Dặn dò :
Bài 2, 3/ 40, 41
Chuẩn bị: “Luyện tập” 
 Nhận xét.
 Hát
H sửa bảng .
Bài 3 : Toán đố 
Số cây huyện đó trồng tất cả là:
325164 + 60830 = 385994 (cây)
ĐS : 385994 cây.
Bài 4 : Tìm x :
x – 363 = 975 207 + x = 815
x = 975 + 363 x = 815 – 207
x = 1338 x = 608.
Hoạt động lớp.
H trình bày :
Đặt tính :viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu – và kẻ gạch ngang.
Tính : Trừ theo thứ tự từ phải sang trái.
3 H nêu lại.
Hoạt động lớp, cá nhân.
H đọc đề.
H làm , sửa bảng.
	Số lớn nhất có bốn chữ số là: 9999.
Số bé nhất có bốn chữ số là: 1000.
Hiệu của hai số này là : 8999.
Giải:
Khối 3 thu được :
2632 – 816 = 1816 (kg) 
Cả 2 khối thu được :
2632 + 1816 = 4448 (kg) 
ĐS : 4448 kg.
H thực hành.
H sửa miệng : 10 cm2.
TẬÏP LÀM VĂN TIẾT 12
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Dựa vào 6 tranh minh họa truyện “ Ba lưỡi rìu” và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện ( BT1).
2. Kĩ năng :Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện.(BT2)
3. Thái độ : Giáo dục H tính thật thà, trung thực.
II. Chuẩn bị :
GV: Các tranh minh họa; 5, 6 tờ phiếu to ghi câu hỏi gợi ý BT2.
 HS: Xem trước nội dung truyện.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2.Kiểm tra Bài cũ : Trả bài văn viết thư
Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC tiết học
Các hoạt động
Hoạt động 1 : Nắm cốt truyện.
 PP : Đàm thoại, giảng giải.
Bài 1: 
Treo tranh
-Truyện có mấy nhân vật?
-Truyện xoay quanh nội dung gì?
-Có mấy tranh minh họa truyện?
® Mỗi tranh nói về 1 sự việc trong chuyện. Câu chuyện gồm 6 sự việc chính.
Hoạt động 2: Phát triển ý thành truyện.
PP: Giảng giải.
Bài 2:
a/ Làm mẫu.
+ Mở đoạn: Nhân vật trong tranh là ai?
Hình dáng nhân vật thế nào?
+ Thân đoạn:
Anh tiều phu đang làm gì?
Lưỡi rìu của anh gặp sự cố gì?
+ Kết đoạn:
Bị mất rìu, thái độ của anh ra sao?
Anh nói gì?
GV nhận xét.
b/ Làm việc theo nhóm.
Phát mỗi nhóm 1 phiếu.
Thi đua: Kể chuyện hay.
5. Tổng kết – Dặn dò :
GV nhận xét tiết.
Dặn dò:Viết lại vào vở.
Chuẩn bị:TLV tiết 13
 Hát 
 Hoạt động lớp.
 Quan sát tranh.
Đọc thầm những câu gợi ý dưới tranh để nắm sơ lược cốt truyện.
2 nhân vật: Chàng trai đốn củi và 1 cụ già-là tiên ông.
6 tranh.
Mỗi H nhìn 1 tranh, đọc câu gợi ý dưới tranh.
Hoạt động nhóm, lớp.
 Quan sát tranh 1.
 Đọc gợi ý của tranh.
 1 anh tiều phu nghèo.
 Ăn mặc tồi tàn, ở trần, quấn khăn mỏ rìu.
 Đang đốn củi.
 Lưỡi rìu gãy cán văng xuống sông.
 Anh tiều phu buồn rầu than vãn.
 Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này.
 Nay rìu mất thì lấy gì chặt củi kiếm sống đây?
 1, 2 H khá giỏi: Tạo lập 1 đoạn văn hoàn chỉnh.
 Lớp nhận xét.
 H trao đổi + Ghi nhanh những ý cần cụ thể hóa cho mỗi tranh.
 1, 2 H trong nhóm kể cả đoạn.
 Đại diện nhóm thi kể từng đoạn theo từng tranh.
Hoạt động lớp, cá nhân.
 -Quan sát tranh, đọc gợi ý để nắm cốt truyện.
+ Phát triển ý dưới mỗi tranh thành 1 đoạn truyện. Cách cụ thể hóa ngoại hình, hành động, lời nói nhân vật; làm cho mỗi đoạn có hoàn chỉnh phần:MĐ,TĐ, KĐ
+ Liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh.
Thi đua kể toàn bộ câu chuyện theo nhóm.
ÔN MĨ THUẬT
HD HS ôn tập về vẽ quả có dạng hình cầu
HS quan sát quả thật hoặc quả trên tranh vẽ rồi thực hành vẽ, tô màu chính xác.
GV tổ chưc cho HS trưng bày sản phẩm.
Tuyên dương những HS có bài vẽ đẹp.
.
AN TOÀN GIAO THÔNG - TIÊT1
BÀI 1:BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNGĐƯỜNG BỘ
Mục tiêu:
HS biết ND 12 biển báo GT, hiểu được ý nghĩa, tác dụng , tầm quan trọng của biển báo.
HS nhận biết đượcND các biển báo gần nhà, gần trường.
Khi đi đường chú ý các biển báo , tuân theo luật và đi đúng phần đường qui định của BB.
Chuẩn bị:
GV: 23 biển báo, viết 28 bìa có tên BB đó
HS: Sách ATGT
III.Các hoạt động:
HĐ 1: Ôn tập và giới thiệu bài
HĐ 2:Tìm hiểu ND BB mới
BB110a: hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ chiếc xe đạp chỉ điều cấm : Xe đạp
BB122 : 8 cạnh đều nhau, nền đỏ chữ STOP : Dừng lại
BB nguy hiểm : BB208, 209, 233, 301, 303, 304, 305.
HĐ3:Trò chơi Biển báo:
GV treo 23 BB lên bảng, yêu cầu HS quan sát:
BB có tên là gì?
HS tiếp sức lên bảng gắn BB (4 nhóm)
GV chỉ bất kì BB và gọi HS đọc.
Tuyên dương những nhóm nói đúng tên
IV. Củng cố: 
GV tóm tắt lại cho HS ghi nhớ
GV nhận xét tiết học.
..
SINH HOẠT LỚP TUẦN 6
1/-Nhận xét tình hình tuân qua:
-Học tập: -HS đi học đều . 
 - Truy bài đầu giờ nghiêm túc.
	 - Một số HS chuẩn bị bài chưa tốt.
 - Một số em chưa ý thức học tập tốt như: Long Việt, Phong, Ngọc Linh, Mẫn Chữ viết còn xấu : Việt, Phát Phong, Giang, Nhựt.
-Đạo đức :HS đều ngoan không có hiện tượng đánh lộn ,chửi thề.
-Lao động :Chăm sóc tốt các bồn hoa.
	 Vệ sinh lớùp tốt
2/ Công tác tuần tới :
-Học tập :Ổn định nề nếp học tập, truy bài đầu giờ.
-Đạo đức:Nhắc nhở HS nói năng lễ độ ,hòa nhã với bạn bè.
-Lao động:Trực vệ sinh chu đáo .nhắc nhở HS đổ rác đúng nơi qui định.Chăm sóc bồn hoa
3/ Công tác khác :
Giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân, phòng bệnh Cúm .
Thực hiện ATGT : Đi đùng phần đường dành cho người đi bộ,
Ủng hộ tặng sách thư viện (100 000 đ/1 lớp), trực thư viện : 5HS
..TTCM duyệt
1/10/09
Dương Thị Thu Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan6.doc