Giáo án môn học lớp 5 - Tuần dạy 12

Giáo án môn học lớp 5 - Tuần dạy 12

TẬP ĐỌC

Mùa thảo quả.

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn , nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

- Hiểu nội dung: vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK )

* Hs khá giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

II.Chuẩn bị

- Tranh minh hoạ trang 113, SGK.Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 5 - Tuần dạy 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai, ngày .... tháng .... năm 201...
Tiết 1
TẬP ĐỌC
Mùa thảo quả.
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn , nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Hiểu nội dung: vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
* Hs khá giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
II.Chuẩn bị
Tranh minh hoạ trang 113, SGK.Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài thơ Tiếng vọng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng và lần lượt trả lời từng câu hỏi.
+ Vì sao tác lại day dứt về cái chết của con chim sẻ?
+ Bài thơ nói với chúng ta điều gì?
2/ Bài mới: 
HĐ1: Luyện đọc
- Một HS khá giỏi đọc toàn bài
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
 HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Thảo quả trên rừng...nếp khăn. 
+ HS 2: Thảo quả ... không gian.
+ HS 3: Sự sống ... nhấp nháy vui mắt.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng đoạn.
- GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc trước lớp.
HĐ2: Tìm hiểu bài
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
+ Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
+ Các từ hương, thơm được lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh. 
+ Qua một năm... Một năm nữa... lấn chiếm không gian. 
+ Hoa thảo quả này ở đâu?
+ Dưới gốc cây.
+ Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
+ Rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, ngập hương thơm. Sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng, say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, nhấp nháy.
+ Đoạn bài văn em cảm nhận được điều gì?
+ Vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua miêu tả đặc sắc của nhà văn.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính.
HĐ3: Thi đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
+ Treo bảng phụ có đoạn văn chọn đọc diễn cảm.
+ Đọc mẫu.
+ HS theo dõi để tìm cách đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ 2HS ngồi cạnh nhau luyện đọc.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Hành trình của bầy ong.
***************************************
Tiết 2
TOÁN
 Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,...
I. Mục tiêu: 
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
* HS đại trà làm được các bài tập 1, 2. HS khá giỏi làm hết các bài tập của bài.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: Tính:
2,3 x 7	12,4 x 5	56,02 x 14
- HS lên bảng làm bài.
2/ Bài mới:
HƯỚNG DẪN NHÂN NHẨM MỘT SỐ TẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,...
a. Ví dụ 1: GV nêu ví dụ: Hãy thực hiện phép tính 27,867 x 10
- Nhận xét phần đặt tính và tính của HS.
- GV nêu: Vậy ta có 27,867 x 10 = 278,67
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
 27,867
 10
 278,670
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10.
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ Suy nghĩ để tìm cách viết 27,867 thành 278,67.
+ Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số thì ta được số 278,67.
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể tìm được ngay kết quả bằng cách nào?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số là được ngay tích.
b. Ví dụ 2
- GV nêu ví dụ: Hãy đặt tính và thực hiện phép tính 53,286 x 100
- 1 HS lên bảng thực hiện phép tính, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
 53,286
 100
 5328,600
- GV nhận xét phần đặt tính và và kết quả tính của HS.
- Vậy 53,286 x 100 bằng bao nhiêu?
- HS cả lớp theo dõi.
- HS nêu: 53,286 x 100 = 5328,6.
+ Hãy nêu rõ các thừa số và tích trong phép nhân 53,286 x 100 = 5328,6.
+Các thừa số là 53,286 và 100, tích 5328,6.
+ Hãy tìm cách để viết 53,286 thành 5328,6. 
+ Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số thì ta được số 5328,6.
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 100 ta có thể tìm được ngay kết quả bằng cách nào?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy sang bên phải hai chữ số là được ngay tích.
c. Quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- GV hỏi: Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm như thế nào?
- HS: Muốn nhân một số thập phân với 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số.
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm như thế nào?
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số.
- Dựa vào cách nhân một số thập phân với 10, 100 em hãy nêu cách nhân một số thập phân với 1000.
- Muốn nhân một số thập phân với 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải ba chữ số.
- Hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- 3 đến 4 HS nêu trước lớp.
LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH
Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài toán. 
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV viết lên bảng để làm mẫu một phần: 12,6m = .......cm
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
Bài 3: HDHS khá, giỏi làm bài
 GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS khá, giỏi làm bài vào vở bài tập. 
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
********************************************
Tiết 3
KHOA HỌC
Sắt, gang, thép. 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
- Nêu được một số ứng dụng của gang, thép trong đời sống và trong công nghiệp.
- Quan sát, nhận biết các đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép trong gia đình.
* GDBVMT: Nêu được sắt, gang, thép là những nguyên liệu quý và có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Hình minh hoạ trang 48, 49 SGK.
 - GV mang đến lớp: kéo, đoạn dây thép ngắn, miếng gang . Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời về nội dung bài trước, 
+ Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của tre?
+ Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song?
2/ Bài mới: 
Nội dung 1
NGUỒN GỐC VÀ TÍNH CHẤT CỦA SẮT, GANG, THÉP
- Chia HS thành nhóm mỗi nhóm 4 HS.
- HS chia nhóm và nhận đồ dùng học tập sau đó hoạt động trong nhóm.
- 1 HS đọc tên các vật vừa được nhận.
- Đọc: kéo, dây thép, miếng gan.
- 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, cả lớp bổ sung.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Trao đổi trong nhóm và trả lời.
+ Gang, thép được làm ra từ đâu?
+ Gang, thép được làm ra từ quặng sắt.
+ Gang, thép có điểm nào chung?
+ Gang, thép đều là hợp kim của sắt và các bon.
+ Gang, thép khác nhau ở điểm nào?
+ Gang rất cứng và không thể uốn hay kéo thành sợi. Thép có ít các bon hơn gang và có thêm một vài chất khác nên bền và dẻo hơn gang.
Nội dung 2
ỨNG DỤNG CỦA GANG, THÉP TRONG ĐỜI SỐNG
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp như sau:
- 2 HS cùng bàn trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi.
+ HS quan sát từng hình minh hoạ trang 48, 49 SGK trả lời các câu hỏi.
* Tên sản phẩm là gì?
* Chúng được làm từ vật liệu nào?
- Gọi HS trình bày ý kiến.
- 6 HS tiếp nối nhau trình bày.
- GV hỏi: Em còn biết sắt, gang, thép được dùng để sản xuất những dụng cụ, chi tiết máy móc, đồ dùng nào nữa?
- Tiếp nối nhau trả lời: Sắt và các hợp kim của sắt còn dùng để sản xuất các đồ dùng: cày, cuốc, dây phơi quần áo, cầu thang, hàng rào sắt, song cửa sổ, đầu máy xe lửa, xe ôtô, cầu, xe đạp, xe máy, làm nhà,...
Nội dung 3
CÁCH BẢO QUẢN MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐƯỢC LÀM TỪ SẮT VÀ HỢP KIM CỦA SẮT
- GV hỏi: Nhà em có những đồ dùng nào được làm từ sắt hay gang, thép. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình.
- Tiếp nối nhau trả lời:
Ví dụ:
Dao được làm từ hợp kim của sắt nên khi sử dụng xong phải rửa sạch, cất ở nơi khô ráo, nếu không sẽ bị gỉ.
Hàng rào sắt, cánh cổng được làm bằng thép nên phải sơn để chống gỉ.
Nồi gang, chảo gang được làm từ gang nên phải treo, để ở nơi an toàn. Nếu bị rơi, chúng sẽ bị vỡ vì chúng rất giòn.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm hiểu những dụng cụ, đồ dùng được làm từ đồng. 
******************************************
Tiết 4
THỂ DỤC
 Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
Trò chơi: Ai nhanh và khéo hơn
 (Gv chuyên trách dạy)
**********************************
Tiết 5
ĐẠO ĐỨC
Kính già, yêu trẻ.(Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già , yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn e nhỏ.
* Hs khá giỏi : Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
*KNS:
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng giao tiếp ứng xử.
- Lấy chứng cứ 1,2 của nhận xét 5
II. Chuẩn bị : *HS:Sách GK 
III Hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1.Bài cũ: Tình bạn(tt)
2.Bài mới: 
*Hoạtđộng 1: Cả lớp.
Tìm hiểu truyện: “Sau đêm mưa” 
+GV:-Đội kịch đóng vai.
 -Lớp thảo luận câu 1, 2, 3
 +GV nhận xét:
 -Cần tôn trọn ... ết tả đặc điểm ngoại hình của người bà.
- Hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
- Tác giả quan sát bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả.
- GV chốt ý.
- Lắng nghe.
Bài 2: GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức làm bài 1.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
- Tác giả đã quan sát kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa, đập...
- Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn này?
- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học tập cách miêu tả của nhà văn để lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp.
****************************************
Tiết 3
TOÁN
Luyện tập.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Nhận biết và áp dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong tính giá trị biểu thức số.
* HS đại trà làm được các bài tập 1, 2. HS khá giỏi làm hết các bài tập của bài.
 II.Chuẩn bị:
Bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn vào bảng.
 III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ:
Tính nhẩm: 12,35 x 0,1	 76,8 x 0,01
 7,89 x 0,01	 27,9 x 0,001
- HS lên bảng làm bài.
 2/ Bài mới:
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Bài 1: Yêu cầu HS đọc yêu cầu phần a
- GV yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức và viết vào bảng.
- HS đọc thầm trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
a
B
c
(a x b) x c
A x (b x c)
2,5
3,1
0,6
(2,5 x 3,1) x 0,6 = 4,65
2,5 x (3,1 x 0,6) = 4,65
1,6
4
2,5
(1,6 x 4) x 2,5 = 16
1,6 x (4 x 2,5) = 16
4,8
2,5
1,3
(4,8 x 2,5) x 1,3 = 15,6
4,8 x (2,5 x 1,3) = 15,6
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
+ Em hãy so sánh giá trị của hai biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) khi a = 2,5 ; b = 3,1 ; c = 0,6.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 4,65.
- Hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
- Phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp. Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại.
b) GV yêu cầu HS đọc đề bài phần b.
- HS đọc đề bài, 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x (0,4 x 2,5)
 = 9,65 x 1 = 9,65
0,25 x 40 x 9,84 = (0,25 x 40) x 9,84 
 = 10 x 9,84 = 98,4
7,38 x 1,25 x 80 = 7,38 x (1,25 x 80)
 = 7,38 x 100 = 738
34,3 x 5 x 0,4 = 34,3 x (5 x 0,4)
 = 34,3 x 2 = 68,6
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn cả về kết quả tính và cách tính.
- 1 HS nhận xét.
- GV hỏi HS vừa lên bảng làm bài: Vì sao em cho rằng cách tính của em là thuận tiện nhất?
- 4 HS lần lượt trả lời. Ví dụ:
Khi thực hiện 9,65 x 0,4 x 2,5 ta tính tích 0,4 x 2,5 trước vì 0,4 x 2,5 = 1 nên rất thuận tiện cho phép nhân sau là 9,65 x 1 = 9,65.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
a) (28,7 + 34,5) x 2,4
 = 63,2 x 2,4 = 151,68
b) 28,7 + 34,5 x 2,4
 = 28,7 + 82,8 = 151,68
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở 
Bài giải
Người đó đi được quãng đường là:
12,5 x 2,5 = 31,25 (km)
 Đáp số: 31,25km
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
**************************************
Tiết 4
ĐỊA LÍ
 Công nghiệp.
I. Mục tiêu:
 - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghệ .
 - Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghệ .
 - Sử dụng bản thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp . 
* Hs khá giỏi:
+ Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: nhiều nghề, nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu sẵn có.
+ Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương( nếu có)
+ Xác định trên bản đồ những địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.
GDBVMT: Nêu được cách xủ lí chất thải công nghiệp để bảo vệ môi trường.
GD SDNLTK&HQ:
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta.
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp đặc biệt: than, dầu mỏ, điện, 
II.Chuẩn bị	- Bản đồ Hành chính Việt Nam.
- Các hình minh hoạ trong SGK, Phiếu học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng. 
2/ Giới thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ cùng tìm hiểu về ngành công nghiệp của nước ta
- 2HS lần lượt lên bảng trả lời :
+ Ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu? 
+ Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản?
Nội dung 1
MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM CỦA CHÚNG 
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- HS tiếp nối nhau báo cáo kết quả. 
+ Giơi hình cho các bạn xem.
+ Nêu tên hình (tên sản phẩm).
+ Nói tên các sản phẩm của ngành đó 
+ Nói xem sản phẩm của ngành đó có được xuất khẩu ra nước ngoài không?
- Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân?
+ Tạo ra các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như vải vóc, quần áo, xà phòng, kem đánh răng,...
+ Tạo ra các máy móc giúp cuộc sống thoải mái, tiện nghi, hiện đại hơn: máy giặt, điều hoà, tủ lạnh...
+ Tạo ra các máy móc giúp con người nâng cao năng suất lao động, làm việc tốt hơn,... 
- GV nêu kết luận: Nước ta có nhiều ngành công nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng công nghiệp, trong đó có mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Các sản phẩm của ngành công nghiệp giúp đời sống con người thoải mái, hiện đại hơn. Nhà nước ta đang đầu tư để phát triển công nghiệp thành ngành sản xuất hiện đại, theo kịp các nước công nghiệp trên thế giới. 
Nội dung 2
MỘT SỐ NGÀNH THỦ CÔNG Ở NƯỚC TA
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm trưng bày kết quả sưu tầm về các tranh ảnh chụp hoạt động sản xuất thủ công hoặc sản phẩm của nghề thủ công.
- HS làm việc theo nhóm, dán, hoặc ghi những gì mình biết về các nghề thủ công, các sản phẩm thủ công vào phiếu của nhóm mình. 
- GV NX kết quả sưu tầm của HS.
- HS cả lớp theo dõi GV nhận xét.
Nội dung 3
VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ THỦ CÔNG Ở NƯỚC TA
+ Em hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta?
+ Nghề thủ công ở nước ta có nhiều và nổi tiếng như: lụa Hà Đông, gốm sứ Bát Tràng,gốm Biên Hoà, chiếu Nga Sơn,...
+ Đó là các nghề chủ yếu dựa vào truyền thống, và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn.
+ Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta?
+ Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động.
+ Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian.
+ Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.
- GV nhận xét câu trả lời của HS, kết luận: Nước ta có nhiều nghề thủ công nổi tiếng, các sản phẩm thủ công có giá trị xuất khẩu cao, nghề thủ công lại tạo nhiều việc làm cho nhân dân, tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ trong nước. Chính vì thế mà Nhà nước đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. 
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng. Dặn dò về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. 
*****************************************
Tiết 5
KĨ THUẬT
Cắt, khâu, thêu tự chọn 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
- Lấy chứng cứ 1 của nhận xét 4
II. Chuẩn bị:
- GV + HS: Dụng cụ thực hành.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động 1: Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1. 
- Nhắc lại những nội dung chính trong chương 1?
- Nhận xét và tóm tắt những nội dung HS vừa nêu.
* Kết thúc hoạt động 1.
- Thảo luận với bạn bên cạnh và nhắc lại cách đính khuy, thêu dấu nhân và những nội dung đã học trong phần nấu ăn.
- HS trả lời và nhận xét bổ sung.
2. Hoạt động 2: HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành.
- Nêu mục đích và yêu cầu làm sản phẩm tự chọn:
+ Củng cố những kiến thức đã học.
+ Sản phẩm khâu thêu mỗi HS sẽ hoàn thành một sản phẩm vận dụng các kiến thức đã học.
- GV chia nhóm các em có cùng sở thích và phân công vị trí làm việc
- GV ghi tên sản phẩm các nhóm và kết thúc hoạt động 2.
3. Hoạt động 3: Củng cố.
- GV nhận xét tinh thần học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị cho giờ sau. 
- HS thảo luận chọn sp.
- Nhóm trình bày kết quả thực hành
*********************************************
SINH HOẠT LỚP .
1 – Nhận xét, đánh giá công việc tuần qua .
 - Đa số các em có ý thức ngay thời gian đầu về nề nếp lớp .
 - Thực hiện tốt ăn mặc đúng quy định khi đi học .
 - Một số nhóm thực hiện khá tốt việc giúp ban học yếu .
 - Các nhóm thi đua việc học tập đẻ đạt thành tích cao trong tuần .
 - Ngoài ra vẫn còn một số bạn chưa thực hiện tốt nề nếp học tập .
 - Một vài bạn đi học hơi muộn không sinh hoạt được 15 phút đầu giờ .
 - Một số bạn còn hay bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà . 
 - Một vài bạn học bài chưa thuộc kĩ nên điểm đạt chưa được cao .
 - Nhận xét về kết quả của các em đạt được trong đợt kiểm tra vừa qua .
2 – Hoạt động tuần tơí .
 - HS tiếp tục phải thực hiện việc đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh bệnh cúm AH1N1xâm nhập vào trường học .
 - Tuyên truyền về bệnh cúm AH1N1 trong nhân dân và học sinh để có biện pháp phòng chống bệnh kịp thời khí phát hiện nghi ngờ .
 - Duy trì hát khi vào lớp và xếp hàng trước khi vào lớp .
 - Tiếp tục duy trì và ổn định nề nếp lớp sau tuần học .
 - Các em cần phát huy hơn nữa những gì đã đạt được trong GHKI vừa qua 
 - Thực hiện tốt các quy định về nếp nếp học tập .
 - Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp .
 - Hạn chế học sinh thường bỏ quên dụng cụ học tập ở nhà .
 - Khắc phục việc vi phạm tuần qua và làm tốt trong tuần tiếp theo 
Duyệt của chuyên môn 
 Tổ trưởng 
 Người soạn
 Tô Ngọc Thụy 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 T12.doc