Giáo án môn học lớp 5 - Tuần dạy 8

Giáo án môn học lớp 5 - Tuần dạy 8

TẬP ĐỌC:

KÌ DIỆU RỪNG XANH

I. Yêu cầu cần đạt:

- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).

*BVMT: Trực tiếp

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc.

- HS : SGK.

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 32 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 5 - Tuần dạy 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai, ngày ... tháng .... năm 20.... 
Tiết 1
TẬP ĐỌC: 
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).
*BVMT: Trực tiếp
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc.
- HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét, ghi điểm.
-2 HS thực hiện.
2.Bài mới:
a/Giới thiệu: Kì diệu rừng xanh
b/Luyện đọc:
-Mời 1 bạn đọc toàn bài.
- 1 học sinh đọc toàn bài
-Lớp đọc thầm và tìm xem bài chia mấy đoạn.
- Bài văn được chia thành mấy đoạn?
- 3 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu ... “lúp xúp dưới chân”
+ Đoạn 2: Từ “Nắng trưa” ... “đưa mắt nhìn theo”
+ Đoạn 3: Còn lại
-Mời HS đọc nối tiếp theo từng đoạn. 
-GV chỉnh sửa phát âm, cách ngắt nghỉ hơi
- 3 học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn 
-Y/c HS luyện đọc nối tiếp lần 2
-GV hướng dẫn đọc câu dài.
-HS đọc.
-Gọi HS đọc chú giải sgk
-Hs đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo bàn.
-HS luyện đọc.
-Mời HS đọc trước lớp
-1 Hs đọc.
-GV đọc mẫu toàn bài
- Học sinh lắng nghe 
c/Tìm hiểu bài: GV nêu câu hỏi:
+Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
-Một vạt nấm rừng mộc suốt dọc lối đi như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả tưởng mình như người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của một vương quốc tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân
- Những muông thú trong rừng đựơc miêu tả như thế nào? 
-Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp, những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo; những con mang vàng đang ăn cỏ, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng ® muông thú nhanh nhẹn, tinh nghịch, dễ thương, đáng yêu.
- Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
- Vì sự hòa quyện của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn: rừng khộp lá úa vàng như cảnh mùa thu (lá vàng trên cây, thảm lá vàng dưới gốc), những con mang vàng lẫn vào sàng của lá khộp, sắc nắng cũng rực vàng nơi nơi... 
- Nêu cảm nghĩ khi đọc đoạn văn trên?
-Giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng.
-Nêu nội dung chính của bài?
-Ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho mọi người.
-GV nhận xét và ghi bảng nội dung.
-HS nhắc lại.
d/ Luyện đọc diễn cảm:
-Gọi HS đọc nối tiếp bài.
-Mời HS trình bày.
-GV nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3.
+GV đọc mẫu
-GV nhận xét và yêu cầu HS đọc diễn cảm theo bàn.
-Mời HS đọc trước lớp.
-Nhận xét, tuyên dương.
-HS đọc.Lớp đọc thầm và tìm giọng đọc toàn bài.
- HS nêu:
-HS lắng nghe và phát hiện từ nhấn giọng.
-HS trình bày.
-HS luyện đọc diễn cảm theo bàn.
-Nhiều HS đọc.
3.Củng cố- Dặn dò 
- Thi đua: “Ai nhanh hơn? Ai diễn cảm hơn?” (2 dãy)” Mỗi dãy cử 1 bạn chọn đọc diễn cảm một đoạn mà mình thích nhất.
-Nêu nội dung chính của bài.
- Học sinh đại diện 2 dãy đọc + đặt câu hỏi lẫn nhau 
-HS nêu.
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương
* GDBVMT : Tác giả đã giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của rừng xanh.rừng xanh mang lại bao điều kì thú : điều hòa khí hậu, điều hòa mực nước khi có lũ và còn là nơi cư trú của các loài động vật ->ta phải bảo vệ rừng , ko chặt phá rừng,
- Chuẩn bị: Trước cổng trời 
-Lắng nghe và thực hiện yc
-Nhận xét tiết học 
*********************************************
Tiết 2
TOÁN: 
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- HS làm được các bài tập:BT1,BT2.HS khá giỏi làm được BT3.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng nhóm. SGK.
- HS: Bảng cá nhân, Vở, SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
2 m 34 cm = cm
8 m 90 cm = .dm
5 m 7 dm =cm
6m 40 cm = ..cm
 -2 HS thực hiện.
-Giáo viên nhận xét, cho điểm 
- Lớp nhận xét 
2.Bài mới:
a/Giới thiệu: Số thập phân bằng nhau. 
b/Hướng dẫn:GV nêu bài toán: hãy điền số thích hợp vào ô trống
-HS nêu:
9 dm = cm
9 dm = ..m
90 cm = m
9 dm = 90 cm
9 dm = 0,9 m
90 cm = 0,90 m
-Y/c HS so sánh kết quả 0,9 m và 0,90 m? Giải thích?
-HS so sánh.
-GV nhận xét, kết luận: 9 dm = 90 cm
Mà 9 dm = 0,9 m và 90 cm = 0,90 m
Nên: 0,9 m = 0,90m
-Biết 0,9 m= 0,90 m . 
-Lớp nhận xét.
-Hãy so sánh 0,9 và 0,90
-0,9 = 0,90
-GV kết luận : 0,9 = 0,09
-Y/c HS tìm cách viết 0,9 thành 0,09?
-HS nêu.
-Y/c HS rút ra kết luận.
-Y/c HS dựa vào kết luận, tìm các số thập phân bằng với: 0,9; 8,75; 12
-GV nghe và ghi bảng:
0,9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000
8,75 = 8,750 = 8,7500
12 = 12,0 = 12,00 = 12,000
-GV nêu: Số 12 và tất cả các số tự nhiện khác coi là số thập phân đặc biệt có phần thập phân là 0, 00, 000
-Y/c HS tìm cách viết 0,90 thành 0,9
-Y/c HS rút ra kết luận
-Y/c HS dựa vào quy tắc tìm các số thập phân bằng 0,9000; 8,75 000; 12,000.
-GV nghe và ghi bảng: 0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9
12,000 = 12,00 = 12,0 = 12
-Y/c HS mở sgk và đọc lại hai nhận xét.
c/Luyện tập:
Bài 1, 2, 3:
HS tự đọc yêu cầu và làm bài
-Gọi HS đọc kết quả
Y/c HS tự làm bài
-Đính bảng chữa bài, nhận xét.
-Cho hs tự làm bài và nêu ý kiến
-Nhận xét,sửa bài
-Nếu thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số thập phân thì bằng số thập 
phân mới đã cho.
- Học sinh nêu .
-HS nêu: Xoá chữ số 0 bên phải phần thập phân
-Nếu xoá chữ số 0 bên phải phần thập phân của số thập phân thì được số thập phân mới bằng với số thập phân đã cho.
-Nhiều HS nêu.
-HS đọc.
-HS làm bài vào vở.
-2 HS làm vào bảng nhóm
-Làm bài và nêu ý kiến
3. Củng cố -Dặn dò
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học. 
-Nhận xét, tuyên dương
- Chuẩn bị: “So sánh hai số thập phân”
-Nhận xét tiết học
-HS nêu
*****************************************
Tiết 3
KHOA HỌC: 
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I. Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A.. 
- Hoc sinh nêu được nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm gan A, B.HS biết cách phòng bệnh viêm gan A. 
- Có ý thức phòng tránh bệnh viêm gan A. 
*KNS:
 - Kĩ năng phân tích, đối chiếu các thông tin về bệnh viêm gan A.
 - Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK.
- HS : SGK. 
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nguyên nhân gây ra bệnh viêm não?
- Bệnh viêm não là do 1 loại vi rút gây ra.
- Bệnh viêm não được lây truyền như thế nào?
- Muỗi hút các vi rút có trong máu các gia xúc và các động vật hoang dã rồi truyền sang cho người lành.
- Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
- Bệnh dễ gây tử vong, nếu sống có thể cũng bị di chứng lâu dài như bại liệt, mất trí nhớ .
- Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh viêm não?
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh
- Cần có thói quen ngũ màn kể cả ban ngày
- Chuồng gia xúc để xa nhà 
- Làm vệ sinh môi trường xung quanh 
-Giáo viên nhận xét, cho điểm 
2.Bài mới:
a/Giới thiệu: Phòng bệnh viêm gan A
b/Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Nêu được nguyên nhân cách lây truyền bệnh viêm gan A. Nhận được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A
-Y/c HS thảo luận theo bàn, đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi:
-HS thảo luận nhóm bàn
+ Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì? 
+ Do vi rút viêm gan A
+ Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
+ Sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn.
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
+ Bệnh lây qua đường tiêu hóa 
-GV nhận xét, kết luận: Dấu hiệu của bệnh viêm gan A là sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn. Bệnh do một loại vi rút có trong phân người và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Hoạt động 2: Nêu cách phòng bệnh viêm gan A
-Y/c HS quan sáy hình 2, 3, 4, 5 sgk cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:
-HS thảo luận theo nhóm đôi
+Người trong hình minh hoạ đang làm gì?
+Làm như vậy có tác dụng gì?
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A?
-Mời HS trình bày.
-Mỗi HS chỉ nêu một hình..
-GV nhận xét, kết luận: Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
+Theo em, người bệnh viêm gan A cần làm gì?
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết sgk.
*GDBVMT:GDHS caùch phoøng beänh baèng caùch :aên chín, uoáng soâi,röûa tay tröôùc khi aên vaø sau khi ñi ñaïi tieän vì beänh naøy chöa coù thuoác ñaëc trò. Do vaäy,caùch toát nhaát ñeå phoøng beänh laø thöïc hieän aên saïch,ôû saïch
- Nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vitamin. Không ăn mỡ, thức ăn có chất béo, không uống rượu.
-2 HS đọc. 
3.Củng cố -Dặn dò: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ. 
-Chuẩn bị: Phòng tránh HIV/AIDS 
-Nhận xét tiết học 
- 1 học sinh đọc câu hỏi 
- Học sinh trả lời 
*****************************************
Tiết 4
Thể dục:
 Đội hình đội ngũ, Trò chơi trao tín gậy.
GV chuyên trách dạy 
**********************************
Tiết 5
ĐẠO ĐỨC: 
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (TIẾT 2)
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: Nhớ ơn tổ tiên 
-Nêu những việc làm thể hiện lòng bíêt ơn tổ tiên?
-GV nhận xét, đánh giá.
- 2 học sinh 
2.Bài mới:
a/Giới thiệu:
“Nhớ ơn tổ tiên” (tiết 2) 
- Học sinh nghe
b/Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương
-Các em có biết ngày 10/3 (âm lịch) là ngày gì không?
-Em biết gì về ngày giỗ Tổ Hùng Vương? Hãy tỏ những hiểu biết của mình bằng cách dán những hình, tranh ảnh đã thu thập được về ngày này lên tấm bìa và thuyết trình về ngày giỗ Tổ Hùng Vương cho các bạn nghe. 
- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương 
- Nhóm nhận giấy bìa, dán tranh ảnh thu thập được, thông tin về ngày giỗ Tổ Hùng Vương 
- Đại diện nhóm lên giới thiệu.
- Lớp nhận xét, bổ sung 
- Nhận xét, tuyên dương 
-Em nghĩ gì khi nghe, đọc các thông tin trên? 
- Hàng năm, nhân dân ta đều tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ... n xét, kết luận.
-Em thấy kiểu bài nào hấp dẫn người đọc hơn?
 - HS đọc yêu cầu của bài tập.
Gợi ý cho học sinh Mở bài theo kiểu mở bài.
+Từ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng giới thiệu cảnh đẹp địa phương.
+Từ một đặc điểm đặc sắc nhất để giới thiệu cảnh đẹp sẽ tả.
+Từ cảm xúc về kỉ niệm giới thiệu cảnh sẽ tả Kết bài theo dạng mở rộng.
+Đi lại ý của mở bài để đi nêu cảm xúc, ý nghĩ riêng.
-Y/c HS viết bài.
-Gọi HS đọc đoạn viết.
-GV nhận xét, tuyên dương.
-Kiểu kết bài mở rộng.
-HS đọc. Lớp đọc thầm.
-HS viết vào VBT.
 -1 HS viết vào giấy to.
-Nhiều HS đọc.
3.Củng cố- Dặn dò 
Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ:
+Thế nào là mở bài gián tiếp?
+Thế nào là kết bài mở rộng?
-Nhận xét, tuyên dương.
Giới thiệu học sinh nhiều đoạn văn giúp học sinh nhận biết: Mở bài gián tiếp Kết luận mở rộng.
-Chuẩn bị: “Lập thuyết trình, tranh luận”.
Nhận xét tiết học. 
-HS nêu.
-Lắng nghe và thực hiện yc.
***********************************************
Tiết 3
TOÁN: 
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. Yêu cầu cần đạt: 
-Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (Trường hợp đơn giản).Làm được BT1,BT2,BT3. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài chỉ ghi đơn vị đo làm. Bảng phụ. 
- HS: Vở, SGK. 
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách so sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau? 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Học sinh nêu 
2.Bài mới:
a/Giới thiệu: “Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân” 
b/Ôn tập về các đơn vị đo độ dài:
- Nêu lại các đơn vị đo độ dài bé hơn m. 
dm ; cm ; mm 
- Kể tên các đơn vị đo độ dài lớn hơn m. 
km ; hm ; dam 
- Giáo viên nêu câu hỏi: 
+1 km bằng bao nhiêu hm 
1 km = 10 hm 
+1 hm bằng 1 phần mấy của km 
1 hm = km hay = 0,1 km 
+1 hm bằng bao nhiêu dam 
1 hm = 10 dam 
+1 dam bằng bao nhiêu m 
1 dam = 10 m 
+1 dam bằng bao nhiêu hm 
1 dam = hm hay = 0,1 hm 
- Tương tự các đơn vị còn lại
-Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
- Mỗi đơn vị đo độ dài bằng (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó. Gấp hoặc kém nhau 10 lần.
c/Hướng dẫn viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân:
-GV nêu ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống: 6 m 4 dm = ..m 
-HS thảo luận theo cặp.
-Gọi HS phát biểu.
- Học sinh trả lời 
-Giáo viên hướng dẫn cách làm như sgk:
6 m 4 dm = 6 m = 6,4 m
-GV nêu ví dụ 2: 3 m 5 cm = ..m
-HS làm nháp.
-1 HS lên bảng làm:
3 m 5 cm = 3 m = 3,05 m
-GV lưu ý HS 3 = 3,05 và yêu cầu HS nêu cách đổi.
1/ Học sinh đưa về phân số thập phân ® chuyển thành số thập phân
2/ Học sinh chỉ đưa về phân số thập phân. 
3/ 4m 7dm: học sinh đổi 4m = 40dm cộng với 7dm = 47dm rồi đưa về phân số thập phân ® đổi về số thập phân. 
-GV nhận xét, kết luận: Để đổi các số đo độ dài thành số thập phân nhanh, chính xác các em làm theo các bước sau: 
Bước 1: Điền từng hàng đơn vị đo vào bảng (mỗi hàng 1 chữ số). 
Bước 2: Đặt dấu phẩy hoặc dời dấu phẩy sau đơn vị đề bài hỏi. 
* Lưu ý: Hàng đơn vị đo bị khuyết thêm 1 chữ số 0. 
d/Luyện tập:
- Học sinh làm ra nháp 
Bài 1:
Hs đọc yêu cầu và tự làm.
-Đính bảng chữa bài, nhận xét.
-HS làm bài vào vở.
-2 HS làm bảng nhóm:
8m 6 dm = 8 m = 8,6m
2dm 2 cm = 2dm = 2,2 dm
3 m 7 cm = 3m = 3, 07 m
23m 13cm = 23m =23,13 m
Bài 2:
HS đọc yêu cầu và tự làm bài.
-GV giúp HS chậm.
-Đính bảng chữa bài, nhận xét.
-HS làm bài vào vở.
-2 HS làm bảng nhóm:
2 m 5 dm = 2 m = 2,05 m
21m 36cm = 2m = 21,36 m
8 dm 7 cm = 8. dm = 8,7 dm
4 dm 32 mm=4dm=4,32 dm
73 m m = dm = 0,73 dm
Bài 3:
HS đọc yêu cầu và tự làm bài.
-Gọi HS nêu kết quả
-Nhận xét, kết luận.
-HS làm bài vào vở.
-HS nêu:
5 km 302 m = 5,302 km
5 km 75 m = 5,075 km
302 m = 0,302 km
3.Củng cố 
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học. 
- Mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề? 
-HS nêu.
- Tên đơn vị lớn hơn m, nhỏ hơn m?
-Chuẩn bị: “Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân”
-Lắng nghe và thực hiện yc.
-Nhận xét tiết học
**********************************************
Tiết 4
ĐỊA LÍ:
DÂN SỐ NƯỚC TA
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết sơ lược về dân số,sự gia tăng dân số của Việt Nam:
+ Việt Nam thuộc hàng đông dân trên thế giới.
+ Dân số nước ta tăng nhanh.
- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh:gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành,chăm sóc y tế của người dân về ăn,mặc,ở,học hành,chăm sóc y tế.
- Sử dụng lược đồ, bảng số liệu để nhận biết đặc điểm số dân và sự tăng dân số của nước ta.
- Ý thức về sự cần thiết của việc sinh ít con trong 1 gia đình.
* HS khá giỏi:nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.
* GDBVMT: bộ phận
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng số liệu về dân số các nước ĐNÁ năm 2004. Biểu đồ tăng dân số.
+ HS: Sưu tầm tranh ảnh về hậu quả của tăng dân số nhanh.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
-Nêu vai trò của đất rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
-Chỉ và mô tả vùng biển VN. Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
Nhận xét, ghi điểm.
-2 HS nêu
3.Bài mới:
a/Giới thiệu: Dân số nước ta.
b/Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Dân số nước ta.:
-Tổ chức cho học sinh quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2002 và trả lời: 
+Năm 2002, nước ta có số dân là bao nhiêu?
+Số dân của nước ta đứng hàng thứ mấy trong các nước ĐNÁ?
- Kết luận: Nước ta có diện tích trung bình nhưng lại thuộc hàng đông dân trên thế giới.
-78,7 triệu người.
-Thứ ba.
-Nghe và lặp lại.
*Hoạt động 2: Sự gia tăng dân số ở nước ta.
GV treo biểu đồ như sgk:
+Cho biết số dân trong từng năm của nước ta.
+Nêu nhận xét về sự gia tăng dân số ở nước ta?
*GDMT:Dân số tăng nhanh ,đời sống gặp nhiều khó khăn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. 
-GV nhận xét, kết luận: Tốc độ gia tăng dân số của nước ta là rất nhanh. Theo ước tính mỗi năm dân số tăng thêm hơn một triệu người.Số dân tăng này tương đương 1 tỉnh có dân số trung bình.
-Dân số tăng nhanh gây hậu quả như thế nào?
-Mời HS trình bày
-Học sinh quan sát biểu đồ dân số và trả lời.
1980: 53,7 triệu người
1990: 66 triệu người.
2002: 78,7 triệu người.
Tăng nhanh bình quân mỗi năm tăng trên 1 triệu người.
*Hs k-g:Neâu moät soá ví duï cuï theå veà haäu quaû cuûa söï gia taêng daân soá ôû ñòa phöông.
*Hoạt động 3: Hậu quả của dân số tăng nhanh
-GV nhận xét, kết luận: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
-Gọi HS đọc ghi nhớ sgk
-Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống của nhân dân?
- Yêu cầu học sinh sáng tác những câu khẩu hiệu hoặc tranh vẽ tuyên truyền, cổ động KHHGĐ.
- Nhận xét, đánh giá.
-HS thảo luận theo cặp
-Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, trật tự xã hội, nhu cầu ăn ở, đi lại.gặp nhiều khó khăn.
	Thiếu ăn
	Thiếu mặc
	Thiếu chỗ ở
	Thiếu sự chăm sóc sức khỏe
 Thiếu sự học hành
-HS đọc.
-HS nêu.
3.Củng cố-Dặn dò 
-Chuẩn bị: “Các dân tộc, sự phân bố dân cư”.
Nhận xét tiết học. 
******************************************
Tiết 5
KỸ THUẬT: 
NẤU CƠM (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt: HS cần phải:
-Biết cách nấu cơm.
-Biết liên hệ với cách nấu cơm ở gia đình.Không yêu cầu HS thực hành nấu cơm ở lớp.
*GD SDNLTK&HQ:
- Khi nấu cơm bằng bếp củi cần đun lửa vừa phải ở mức độ cần thiết để tiết kiệm củi, ga...
- Sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lãng phí chất đốt.
II. Chuẩn bị: 
-GV: Dụng cụ nấu cơm. 
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
a/Giới thiệu:
b/Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
Nấu cơm (tiết 2)
-Gv yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.
-GV nhận xét, kết luận.
-Y/c HS đọc nội dung 2 và quan sát hình 4 sgk.
+So sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun?
+Nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
-HS nêu
-HS thảo luận theo nhóm bàn.
- HS nêu.
+Giống nhau: Cùng phải chuẩn bị gạo, nước sạch, rổ và chậu để vo gạo.
+Khác nhau: Về dụng cụ nấu và nguồn cung cấp nhiệt khi nấu.
*Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
3.Củng cố -Dặn dò
+So sánh với cách nấi cơm bằng bếp?
-Mời HS trình bày.
-GV nhận xét, kết luận.
-Gọi HS đọc ghi nhớ sgk.
-GV nêu câu hỏi:
+Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị nấu cơm bằng nồi cơm điện?
+Trình bày cách nấu cơm bằng nồi cơm điện?
-GV nhận xét, tuyên dương.
-Nhận xét ý thức học tập của học sinh.
-Chuẩn bị bài: Luộc rau.
-Nhận xét tiết học.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-HS trình bày.
-2 HS đọc.
-HS trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe và thực hiện yc.
************************************
 SINH HOẠT LỚP .
1 – Nhận xét, đánh giá công việc tuần qua .
 - Đa số các em có ý thức ngay thời gian đầu về nề nếp lớp .
 - Thực hiện tốt ăn mặc đúng quy định khi đi học .
 - Một số nhóm thực hiện khá tốt việc giúp ban học yếu .
 - Các nhóm thi đua việc học tập đẻ đạt thành tích cao trong tuần .
 - Ngoài ra vẫn còn một số bạn chưa thực hiện tốt nề nếp học tập .
 - Một vài bạn đi học hơi muộn không sinh hoạt được 15 phút đầu giờ .
 - Một số bạn còn hay bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà . 
 - Một vài bạn học bài chưa thuộc kĩ nên điểm đạt chưa được cao .
2 – Hoạt động tuần tơí .
 - HS tiếp tục phải thực hiện việc đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh bệnh cúm AH1N1xâm nhập vào trường học .
 - Tuyên truyền về bệnh cúm AH1N1 trong nhân dân và học sinh để có biện pháp phòng chống bệnh kịp thời khí phát hiện nghi ngờ .
 - Duy trì hát khi vào lớp và xếp hàng trước khi vào lớp .
 - Tiếp tục duy trì và ổn định nề nếp lớp sau tuần học .
 - Thực hiện tốt các quy định về nếp nếp học tập .
 - Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp .
 - Hạn chế học sinh thường bỏ quên dụng cụ học tập ở nhà .
 - Khắc phục việc vi phạm tuần qua và làm tốt trong tuần tiếp theo .
Duyệt của chuyên môn 
 Tổ trưởng 
 Người soạn
 Tô Ngọc Thụy 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 T8.doc