Giáo án môn học lớp 5 - Tuần thứ 11 năm 2011

Giáo án môn học lớp 5 - Tuần thứ 11 năm 2011

TẬP ĐỌC

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kin thc & K n¨ng.

- Nắm được nội dung bài đó là tình yêu thiên nhiên của hai ông cháu, có ý thức làm đẹp môi trường xung quanh.

- + Đọc đúng các từ kho (khoái, rủ rỉ, quỳnh, ngọ nguậy, săm soi, . .)

+ Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài phù hợp tâm lí nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ chậm rãi)

- HS có ý thức bảo vệ môi trường, biết yêu thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Chép sẵn từ luyện đọc và nội dung bài vào bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:

+ Giới thiệu tranh minh học về chủ điểm Giữ lấy màu xanh (Nói về nhiệm vụ bảo vệ môi trường sống xung quanh)

+ Giới thiệu bài đọc.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và học thuộc lòng.

 

doc 25 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 5 - Tuần thứ 11 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
26/10/2009
Thứ 2 ngày 24 tháng 10 năm 2011
 Tiết 1: CHÀO CỜ
Sinh hoạt ngoài trời
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: TẬP ĐỌC
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. KiÕn thøc & Kü n¨ng.
Nắm được nội dung bài đó là tình yêu thiên nhiên của hai ông cháu, có ý thức làm đẹp môi trường xung quanh.
+ Đọc đúng các từ kho ù(khoái, rủ rỉ, quỳnh, ngọ nguậy, săm soi, . .)
+ Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài phù hợp tâm lí nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ chậm rãi)
2. Gi¸o dơc.
HS có ý thức bảo vệ môi trường, biết yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Chép sẵn từ luyện đọc và nội dung bài vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
+ Giới thiệu tranh minh học về chủ điểm Giữ lấy màu xanh (Nói về nhiệm vụ bảo vệ môi trường sống xung quanh)
+ Giới thiệu bài đọc.
Hướng dẫn HS luyện đọc và học thuộc lòng.
a) Luyện đọc:
GV hướng dẫn đọc như mục I.
Một HS khá giỏi đọc bài – GV tóm tắt nội dung bài.
GV hướng dẫn HS phân đoạn đọc nối tiếp đọc nối tiếp, (theo 3 đoạn)
HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ khó (đoạn 2 săm soi; đoạn cuối cầu viện)
HS luyện đọc nhóm đôi với nhau.
GV đọc bài diễn cảm nhấn mạnh các từ gợi tả: khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng, nhọn hoắt, . . . và diễn tả đúng giọng của từng nhân vật.
	b) Tìm hiểu bài: HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
Câu 1: SGK
 . . . để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loại cây trồng ở ban công.
 KL: Bé Thu rất yêu thiên nhiên, yêu mảnh vườn .
Câu 2: SGK
Câu 3: SGK 
Câu 4: SGK
Mỗi cây có một đặc điểm nổi bật riêng: cây quỳnh - lá dày, giữ được nước; Cây hoa ti gôn - thò những cái râu - theo gió ngọ nguậy như những cái vòi bé xíu; Cây hoa giấy – bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng; cây đa Aán Độ - bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những lá nâu rõ to . . 
Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
 Nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến làm ăn.
KL: Một cái ban công nhỏ nhưng đước ông trồng rất nhiều loài cây và hoa, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng làm cho thiên nhiên thêm phong phú.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm (như phần GV đã đọc)
HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
C. Củng cố: HS tìm nội dung của bài – GV bổ sung và gắn bảng.
Nội dung: Bài văn nói lên lòng yêu thiên nhiên của ông và cháu, đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh thêm trong lành, tươi đẹp.
D.Dặn dò: Về nhà học bài và cùng tham gia làm đẹp môi trường (ở nhà, ở trường)
E. Nhận xét giờ học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. KiÕn thøc & Kü n¨ng. 
Củng cố kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng các tính chất của phép cộng để tinhd bằng cách thuận tiện nhất.
So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
Thực hiện thành thạo các phép tính về số thập phân.
2. Gi¸o Dơc.
HS có ya thức học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ cho HS giải bài 4.
Thẻ nhỏ ghi kết quả của các bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: 	? Nêu cách thực hiện phép cộng nhiều số thập phân
? Nêu các tính chất của phép cộng số thập phân.
HS làm bảng con 2 phép tíh của bài tập 3.
Dạy bài mới: Hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: HS làm bài bảng – mỗi phép tính một em làm bảng lớp.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất HS làm bài vào vở 1 em làm bài bảng phụ và chữa bài
Bài 3: HS làm bài vào vở .(cho các nhóm thảo luận và GV tổ chức trò chơi làm toán nhanh
a) 15,32
 + 41,69
 8,44
 65,45
Mẫu:a)
 4,68 + 6,03 + 3,97 =4,68 + (6,03 + 3,97)
=4,68 + 10
>
<
=
= 14,68
 ?
b) 27,05
 + 9,38
 11,23
 47,66
b)
6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
= (6,9 + 3,1)+(8,4 + 0,2)
= 10 + 8,6
= 18,6
3,6 + 5,8 . . .8,9
 9,4 > 8,9
7,56 . . . 4,2 + 3,4
 7,56 < 7,6
5,7 + 8,8 . . .14,5
 14,5 = 14,5
0,5 . . .0,08 + 0,4
 0,5 > 0,12
Bài 4: HS đọc bài , nêu tóm tắt và giải bài vào vở – 1 em làm bài vào bảng phụ.
 Gắn bảng phụ chữa bài.
Tóm tắt:
 28,4m
Ngày thứ nhất: | | 2,2m
Ngày thứ hai : | | | 1,5m ?m 
Ngày thứ ba : | | |
Bài giải:
Ngày thứ hai người đó dệt được số vải là:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Ngày thứ ba người đó dệt được số vải là:
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Số vải người đó dệt được trong ba ngày là:
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
Đáp số: 91,1 m
Củng cố:Hs nhắc lại cách giải toán nhanh (phải dựa vào các tính chất của phép cộng.
Dặn dò: Vềø nhà xem lại bài tập
Nhận xét giờ học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: MĨ THUẬT
Giáo viên bộ môn bộ môn giảng dạy
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: HÁT NHẠC
Giáo viên bộ môn giảng dạy.
Ngày soạn
26/10/2009
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ 3 ngày 25tháng 10 năm 2011
Tiết 1: TOÁN
TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. KiÕn thøc & Kü n¨ng. 
HS nắm được cách trừ hai số thập phân 
Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải bài toán có nội dung thực tế.
2. Gi¸o Dơc.
HS có ý thức học toán tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ cho HS làm bài tập - Bảng phụ ghi quy tắc trừ hai số thập phân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ:HS thực hiện phéo tính bài 1 tiết trước vào bảng 
Dạy bài mới: 
 	1. Hướng dẫn HS tìm cách thực hiện trừ hai số thập phân.
	a) Ví dụ 1 : HS đọc ví dụ SGK 
? Muốn biết được đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét ta làm phép tính gì? và làm như thế nào?
 Cho HS đổi hai số trên về đơn vị cm
 HS thực hiện phép tính vào bảng con.
 HS đổi hiệu về đơn vị đo là m
GV: Vậy 4,29 - 1,84 = 2,45 m
GV hướng dẫn HS đặt tính và tính 
 HS nhận xét về cách làm.
b) Ví dụ 2: HS đặt và tính vào bảng con
HS nêu cách làm – GV bổ sung và gắn bảng quy tắc cho HS đọc .	
+ Ta làm phép tính trừ.
+ Lấy 4,29 - 1,84 = ? (m)
HS đổi: 4,29 m = 429 cm 
 1,84 m = 184 cm
 429
 184
 245 (cm)
 245 cm = 2,45 m
 4,29
 - 1,84
 2,45
 45,8
 - 19,26
 26,54 
 2. Thực hành:
Bài 1: HS làm bài vào bảng con, một em làm bài bảng lớp. 
 HS nêu cách thực hiện
Bài 2: HS đọc yêu cầu, nêu cách đặt tính - HS thực hiện bài vào bảng con.
* GV lưu ý đặt tính đúng và đúng dấu phẩy.
Bài 3: HS đọc thầm bài – nêu tóm tắt bài toán – nêu cách giải và giải bài vào vở ( một em làm bài vào bảng phụ)
- Gắn bảng phụ chữa bài
a) 68,4
 - 25,7
 22,7
b) 46,8
 - 9,34
 37,46 
c) 50,81
 - 19,256
 14,554
Mẫu: a 72,1 
 - 30,4
 41,7
Tóm tắt
28,75 kg - Lấy lần 1: 10,5 kg
 - Lấy lần 2: 8 kg
 - Còn: . . . kg?
Bài giải:
Cách 1:
Số đường còn lại sau khi lấy ra lần 1 là: 28,75 - 10,5 = 18,25 (kg)
Số đường còn lại trong thùng là:
18,25 - 8 = 10,25 (kg)
Đáp số: 10,25 kg
Cách 2:
Số đường đã lấy cả hai lần là:
10,5 + 8 = 18,5 (kg)
Số đường còn lại trong thùng là:
28,75 - 18,5 = 10,25 (kg)
 Đáp số: 10,25 kg
Củng cố: HS đọc lại quy tắc trừ hai số thập phân.
Dặn dò: Về nhà học thuộc quy tắc và xem lại bài tập.
Nhận xét giờ học: 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: LỊCH SỬ
ÔÂN TẬP:HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
ĐÔ HỘ ( NĂM 1858 – 1945)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. KiÕn thøc & Kü n¨ng. 
Giúp HS nhớ lại mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.
Nắm vững những sự kiện lịch sử và thời gian xẩy ra sự kiện.
2. Gi¸o Dơc.
HS thích tìm hiểu về lịch sử, biết tôn trọng và tự hào về lịch sử dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng thống kê các sự kiện đã học (từ bài 1 đến bài 10)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ:
 	? Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? ở đâu?
	? Em biết bản tuyên ngôn độc lập khẳng định điều gì?
Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn HS ôn tập.
* Hoạt động 1: 
Bước 1: HS hoạt động nhóm hoàn thành bài tập sau
Điền tiếp vào chỗ chấm trong bảng sau
Thời gian
Sự kiện lịch sử
Năm 1858
Thực dân Pháp xâm lược nước ta
Nửõa cuối thế kỉ IXX
 . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . .
Phong trào Đông du của cụ Phan Bội Châu
Ngày 5/6/1911
 . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày 3/2/1930
 . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . .
khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội
Ngày 2/9/1945
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . .
Bước 2: Các nhóm trình bày kết quả các nhóm khác nhận xét.
 HS đọc lại nội dung đáp án đúng
* Hoạt động 2: 
Bước 1: HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
? Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời?
? Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng tám?
+ Đảng ra đời Cách Mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đứng đắn.
+ Nhân dân ta giành được độc lập , tự do, nhân dân ta thoát khỏi  ... 
GV kể chuyện 4 đoạn tương ứng với 4 bức tranh. (yêu cầu giọng kể rõ ràng, diễn tả được lời nói từng nhân vật, cần bộc lộ cảm xúc trước thiên nhiên và vẻ đẹp của con nai, tâm trạng của người đi săn.
Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
a) Kể lại từng đoạn của câu chuyện .
 HS luyện kể theo cặp – thi kể trước lớp.
b) Đoán xem câu chuyện kết thúc như thế nào? (Con nai đẹp quá, người đi săn có bắn nó không? Chuyện gì sẽ xẩy ra sau đó . . .)
 HS thi kể đoạn 5
c) Kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
Gợi ý về ý nghĩa câu chuyện
? Vì sao người đi săn không bắn con nai?
? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
 Ý nghĩa: Câu chuyện nói lên tình yêu thiên nhiên của muôn loài, khuyên chúng ta cần phải biết yêu quý và bảo về thiên nhiên.
 GV gắn ý nghĩa câu chuyện HS đọc lại
Củng cố: Một em đọc lại ý nghĩa câu chuyện
Dặn dò: Tập kể chuyện ở nhà.
E. Nhận xét giờ học: 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ 6 ngày28 tháng 10 năm 2011
 Tiết 1: TOÁN
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. KiÕn thøc & Kü n¨ng. 
Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số phập phân với một số tự nhiên.
2. Gi¸o Dơc.
HS có ý thức học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ ghi quy tắc nhân một số phập phân với một số thập phân
Bảng phụ kẻ bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ:
HS nêu quy tắc cộng và trừ số phập phân
Dạy bài mới: 
Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
a) Ví dụ 1:
GV vẽ hình tam giác lên bảng – HS đọc ví dụ HS.
? Muốn tính chu vi hình tam giác ABC ta làm như thế nào?
? Phép cộng nhiều số hạng bằng nhau ta có thể làm phép tính gì, làm như thế nào?
 GV hướng dẫn HS đặt và nhân như SGK
 Ta lấy cộng độ dài các cạnh.
 1,2 + 1,2 + 1,2 = . . . ?(m)
 Làm phép tính nhân.
1,2 x 3 = . . . . ? (m)
+ Đổi: 1,2 m = 12dm
+ HS thực hiện phép nhân. 
 12
 x 3
 36 (dm)
 36 dm = 3,6 m
 Vậy: 1,2 x 3 = 3,6 m
b) Ví dụ 2: Hướng dẫn và thực hiện như ví dụ 1.
c) Quy tắc: GV gắn quy tắc lên bảng HS đọc .
2. Thực hành:
Bài 1: HS làm bài vào bảng.
2,5
x 7
17,5
 4,18
x 5
 20,90
0,256
x 8
 2,048
 6,8
 x 15
 340
 + 68 
 102,0
Bài 2: GV gắn bảng bài tập đã kẻ sẵn HS làm bài vào giấy nháp , 3 em lên điền kết quả vào bảng.
Viết số thích hợp vào ô trống
Thừa số
3,18
8,07
2,389
Thừa số
3
5
10
Tích
9,54
40,35
23,890
 Bài 3: HS đọc bài nêu tóm tắt và nêu cách giải.
 HS làm bài vào vở một em làm bài vào bảng phụ.
 Gắn bảng phụ chữa bài.
Bài giải:
Trong 4 giờ ô- tô đi được quảng đường là:
42,6 x 4 = 170,4 (km)
Đáp số: 170,4 km
Củng cố: HS đọc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Dặn dò: Về nhà học thuộc quy tắc và xem lại bài tập.
Nhận xét giờ học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. KiÕn thøc & kü n¨ng. 
Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
Viết được một lá đơn kiến nghị đúng thể thức.
2. Gi¸o Dơc.
HS có ý thức học tốt phân môn tập làm văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ ghi mẫu đơn.
Quốc hiệu, tiêu ngữ.
Nơi và ngày viết đơn.
Tên của đơn.
Nơi nhận đơn.
Nội dung đơn:
 + Giới thiệu bản thân;
 + Trình bày tình hình thực tế;
 + Nêu những tác động xấu đã xẩy ra hoặc có thể xẩy ra;
 + Kiến nghị cách giải quyết;
 Lời cám ơn;
Chữ kí của người viết đơn ở cuối đơn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
 HS đọc lại đoạn văn ( Mở bài hoặc kết bài) của tiết trước.
B. Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: Chủ điểm về Giữ lấy màu xanh
Hướng dẫn HS viết đơn.
HS đọc yêu cầu của bài tập.
Gắn mẫu đơn bảng phụ lên bảng.
HS trao đổi về một số nội dung trong đơn. ( Cách trình bày)
HS nêu đề mình đã chọn.
HS viết đơn vào mẫu đơn in sẵn
HS đọc đơn đã viết, lớp nhận xét và bổ sung cho những còn thiếu.
Ví dụ:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Xuân Hoà ngày 18 thánh 10 năm 2005
ĐƠN KIẾN NGHỊ
 	Kính gửi: Công an thị trấn Xuân Hoà, thị xã Phúc yên
 	Tôi tên là Trịnh Xuân Nguyên
Sinh ngày 22 tháng 8 năm 1955
Là tổ trưởng tổ dân phố 105 thị xã Xuân Hoà
Xin trình bày với cơ quan công an một việc như sau: Ngày 17 tháng 10 năm 2005 vừa qua, nhân có việc đào hồ Đại Lải, tôi đã chứng kiến cản h năm thanh niên dùng thuốc nổ đánh bắt cá, làm cá chết nhiều, gây nguy hiểm cho khách du lịch và người dân sinh sống gần hồ. Vì vậy, tôi viết đơn này khẩn cấp đề nghị cơ quan công an có ngay biện pháp ngăn chặn việc làm phạm pháp trên, bảo vệ đàn cá và an toàn cho nhân dân.
	Xin chân thành cảm ơn.
 Người làm đơn kí;
 Nguyên
 Trịnh Xuân Nguyên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: KHOA HỌC
TRE, MÂY, SONG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. KiÕn thøc & kü n¨ng. 
Lập được bảng so sánh về đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
Nhận ra một số đồ dùng hàng ngày làm bằng tre, mây, song.
Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình và có ý thức bảo quản tốt đồ dùng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Phiếu học tập
Một số đồ dùng làm bằng tre, mây và song.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.
B. Dạy bài mới: 
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm học tâp, HS đọc thông tin SGK và kinh nghiệm cá nhân hoàn thành bài.
- Làm việc theo nhóm : Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoàn thành bài tập.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
Tre
Mây, song
Đặc điểm
Cây mọc đứng, cao khảng 10 – 15 m, thân rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt thẳng.
Cứng, có tính đàn hồi.
- Cây leo, thân gỗ , dài, không phân nhánh, hình trụ 
- Có loài thân dài đến hành trăm mét.
Công dụng
- làm nhà, đồ dùng trong gia đình, . . . 
- Đan lát, làm đồ mĩ nghệ.
- Làm dây buộc bè, làm bàn ghế, . . . 
* Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 4,5,6,7 trang 47 SGK, nêu được tên đồ dùng và nêu vật liệu đã làm ra đồ dùng đó.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc , các nhóm khác bổ sung
Hình
Tên sản phẩm
Tên vật liệu
Hình 4
Đòn gánh
Ôáng đựng nước
tre
ống tre
Hình 5
Bộ bàn ghế tếp khách
Mây và song
Hình 6
Các loại rổ, rá
Tre, mây
Hình 7
tủ
giá để đồ
ghế
Mây, song
 + HS thảo luận các câu hỏi SGK
 ? Kể tên một số đồ dùng mà bạn biết ?
 ? Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song.
 	Kết luận: Tre, mây, song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc.
C. Củng cố: GV gọi HS nhắc lại một số đặc điểm của tre, mây, song và công dụng của chúng.
D. Dặn dò: về nhà học bài và chú ý bảo quản tốt đồ dùng làm bằng tre, mây, song (nếu có)
E. Nhận xét giờ học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH GIỮA KÌ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1. KiÕn thøc & Kü n¨ng.
Củng cố kiến thức đã được học trong 9 tuần đầu năm.
Nhớ kĩ những hành vi đạo đức và thực hiện tôt các hành vi đó.
2. Gi¸o Dơc.
HS có ý thức vận dụng tốt bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bài tập tình huống và trò chơi để HS thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 	Hướng dẫn HS thực hành.
* Hoạt động 1: 
HS nêu tên các bài đạo đức đã học.
Gọi 5 em nhắc lại ghi nhớ của 5 bài.
GV nêu nhiệm vụ của tiêt học.
* Hoạt động 2:
Tổ chức và hướng dẫn: Chia lớp thành hai đội hướng dâõn cách thực hiện
HS bốc thăm và trả lời câu hỏi ( hết giờ đội nào trả lời được nhiều câu đúng thì đội đó thắng)
Câu hỏi: 
? Là HS lớp 5 em cần phải như thế nào?
? Em đã làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
? Bản thân em tự nhận thấy còn điều gì chưa xứng đáng là HS lớp 5?
? Thế nào là người có trách nhiệm với những việc làm của mình?
? Theo em thế nào là chưa có trách nhiệm về việc làm của mình?
? Thế nào gọi là có chí?
? Hiện tại em có những khó khăn gì? Em sẽ giải quyết khó khăn đó như thế nào?
? Em hãy kể cho các bạn nghe một câu chuyện có nội “ Có chí thì nên”?
? Vì sao chúng ta cần phải biết ơn tổ tiên?
? Để tỏ lòng biết ơn tổ tiên bản thân em đã làm được những gì/
? Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải có bạn?
? Đã là bạn thì chúng ta cần phải cư xử với bạn bè như thế nào?
? Em hãy đọc một số câu thơ, bài ca dao hoặc hát bài hát ca ngợi về tình bạn?
Công bố kết quả: tuyên dương đội thắng.
C. Củng cố: GV hệ thống lại nội dung các bài.
D. Dặn dò: về nhà học bài và chú ý thực hện tốt theo bài học.
E. Nhận xét giờ học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
Giáo viên nhận xét tuần học vừa qua.
Giáo viên đưa ra kế hoạch cho tuần học tới.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc