Giáo án môn học Tuần 15 đến 18 - Khối 1

Giáo án môn học Tuần 15 đến 18 - Khối 1

Học vần

Bài 64 : im um

I. Mục tiêu:

 - HS đọc được : im, um, chim câu, trùm khăn ; từ và câu ứng dụng.( HS khá, giỏi biết đọc trơn, bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ trongSGK).

 - Viết được : im, um, chim câu, trùm khăn ( HS tối thiểu viết được 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định.)

 - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng

- HS khuyết tật: em Ánh viết đúng chiều cao của các con chữ cao 2 dòng ly, em Anh đọc và viết được các chữ i, u, m.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ ( hoặc các mẫu vật) các từ khoá: chim câu, trùm khăn.

 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng; phần luyện nói: Xanh, đỏ, tím, vàng.

- Sách Tiếng Việt 1, tập một, vở tập viết 1, tập một.

- Vở BTTV1, tập một.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Tiết 1

1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.

2.KTBC: - HS đọc và viết trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại.

 - Gọi 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng bài hôm trước.

 3.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài im, um lên bảng; HS đọc theo GV : im, um.

 b) Nhậ diện vần, đánh vần, đọc:

+ Dạy vần im

 * Nhận diện vần:

 - GV viết lại hoặc tô lại vần im đã viết sẵn trên bảng và nói: Vần im được tạo nên từ 2 âm i và m.

 - GV đặt câu hỏi: So sánh im với am?

 * Đánh vần:

 - Vần: GV hướng dẫn cho HS đánh vần: i - mờ - im.

 - Tiếng khóa, từ ngữ khóa:

 + HS trả lời: Vị trí các chữ và vần trong tiếng khóa chim.

 + HS tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: i - mờ - im./ chờ - im - chim./ chim câu.

 + GV chỉnh sửa nhịp đọc của HS.

 + Dạy vần um ( Tương tự vần im)

 

doc 41 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 15 đến 18 - Khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Học vần 
Bài 64 : im um
I. Mục tiêu:
	- HS đọc được : im, um, chim câu, trùm khăn ; từ và câu ứng dụng.( HS khá, giỏi biết đọc trơn, bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ trongSGK).
	- Viết được : im, um, chim câu, trùm khăn ( HS tối thiểu viết được 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định.)
	- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng 
- HS khuyết tật: em ánh viết đúng chiều cao của các con chữ cao 2 dòng ly, em Anh đọc và viết được các chữ i, u, m.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ ( hoặc các mẫu vật) các từ khoá: chim câu, trùm khăn.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng; phần luyện nói: Xanh, đỏ, tím, vàng.
- Sách Tiếng Việt 1, tập một, vở tập viết 1, tập một.
- Vở BTTV1, tập một.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.KTBC: - HS đọc và viết trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại.
 	 - Gọi 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng bài hôm trước.
 	3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài im, um lên bảng; HS đọc theo GV : im, um.
 	b) Nhậ diện vần, đánh vần, đọc:
+ Dạy vần im
 	* Nhận diện vần:
 	 - GV viết lại hoặc tô lại vần im đã viết sẵn trên bảng và nói: Vần im được tạo nên từ 2 âm i và m.
 	- GV đặt câu hỏi: So sánh im với am?
 	* Đánh vần:
 	- Vần: GV hướng dẫn cho HS đánh vần: i - mờ - im.
 	- Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
 	+ HS trả lời: Vị trí các chữ và vần trong tiếng khóa chim.
 	+ HS tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: i - mờ - im./ chờ - im - chim./ chim câu.
 	+ GV chỉnh sửa nhịp đọc của HS.
 	+ Dạy vần um ( Tương tự vần im)
 	c) Viết:
 	- GV viết mẫu trên bảng lớp :im, um, chim câu, trùm khăn.
 	- HS viết vào bảng con : im, um, chim câu, trùm khăn.
 	- GV nhận xét, chữa lỗi cho HS.
 	d) Đọc từ ngữ ứng dụng:
 	- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng.
 	- 2,3 HS đọc các từ ngữ ứng dụng.
 	- GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hình dung.
 	- GVđọc mẫu.HS luyện đọc cả lớp, nhóm, cá nhân.GV chỉnh sửa phát âm cho HS
 	4. Củng cố - dặn dò
- Chúng ta vừa học vần gì, tiếng gì, từ gì? 
 	- Yêu cầu HS đọc vần im, um; tiếng chim, trùm; từ chim câu, trùm khăn.
Tiết 2
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.Luyện tập:
 	* Luyện đọc: 
 	- Luyện đọc lại các âm tiếng ( từ ngữ): 
 	+ HS lần lượt phát âm im, chim, chim câu, um, trùm, trùm khăn.
 	+ HS đọc các từ ( tiếng) ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp.
 	- Đọc câu ứng dụng: Khi đi em hỏi
 	Khi về em chào
 	Miệng em chúm chím
 	Mẹ có yêu không nào?
 	+ HS nhận xét tranh minh hoạ của câu ứng dụng.
 	+ GV cho HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp. GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc câu ứng dụng. 
 	+ GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng 2 - 3 HS.
 	* Luyện viết: HS tập viết : im, um, chim câu, trùm khăn trong vở Tập viết 1, tập một.
 	* Luyện nói:Xanh, đỏ, tím, vàng.
- GV hỏi: Bức tranh vẽ gì? Em biết những vật gì có màu đỏ? Vật gì có màu tím? Vật gì có màu vàng? Vật nào có màu đen? Vật nào có màu trắng? Em còn biết những màu gì nữa? Tất cả các màu nói trên được gọi là gì?
 	3. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.
 	 - GV nhận xét chung giờ học, khen những em học tập tốt. Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập, tự tìm các vần vừa học ; xem trước bài 65.
Đạo đức ( tiết 16 + 17 )
Trật tự trong trường học
I. Mục tiêu: 
 	- Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi bước vào lớp.
- Nêu được ích lợi của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi bước vào lớp .
- Thực hiện giữ trật tự khi ra vào lớp, khi nghe giảng đồng thời biết nhắc nhở bạn cùng thực hiện.
II. Chuẩn bị :	- GV: phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng vào lớp .
 - HS: Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
 	1. KTBC: - Thế nào là đi học đều và đúng giờ?
 - Một vài em báo cáo việc thực hiện bài học của mình.
 	2. Các hoạt động:
 	a) HĐ 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận.
 	- GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận về việc ra, vào lớp của các bạn trong tranh.
 	- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày trước lớp
 	- Cả lớp trao đổi nhận xét:
	+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong tranh 2?
	+ Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì?
 	- GV kết luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã.
 	b) HĐ 2: Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ.
 	- Thành lập Ban giám khảo gồm GV và các bạn cán bộ lớp .
 	- GV nêu yêu cầu cuộc thi: Tổ trưởng biết điều khiển các bạn (1 điểm). Ra vào lớp không chen lấn, xô đẩy (1 điểm). Đi cách đều nhau, cầm hoặc đeo cặp gọn gàng (1 điểm). Không kéo lê giày dép gây bụi, gây ồn (1 điểm).
 	- Tiến hành cuộc thi.
 	- Ban giám khảo nhận xét, cho điểm, công bố kết quả và phát thưởng các tổ khá nhất.
 	c) Hoạt động tiếp nối: Mỗi HS thực hiện nghiêm túc như bài học để giữ trật tự lớp học.
Tiết 2
 	Dạy thứ hai ngày 14/12/2009
1. ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
 	2. Các hoạt động:
 a) HĐ 1: Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận
 	- HS quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận: Các bạn trong tranh ngồi học như thế nào ?
 	- Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi nhận xét.
 	- GV kết luận: HS cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
 b) HĐ 2: Làm bài tập 4
 	- HS đánh dấu + vào bạn giữ trật tự trong giờ học.
 	- Thảo luận: Vì sao em lại đánh dấu + vào các bạn đó? Chúng ta có nên học tập các bạn đó không? Vì sao ?
 	- GV kết luận: Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học.
 c) HĐ 3: HS làm bài tập 5
 	- HS làm bài tập 5
	- Cả lớp thảo luận: Việc làm của 2 bạn đó đúng hay sai ? Vì sao ? Mất trật tự trong lớp sẽ có hại gì ?
 	- GV kết luận : Hai bạn đã giằng nhau quyển truyện, gây mất trật tự trong giờ học. Tác hại của mất trật tự trong giờ học: Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu bài; làm mất thời gian của cô giáo; làm ảnh hưởng đến các
 bạn xung quanh.
 	- HS cùng GV đọc 2 câu thơ cuối bài.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV cho HS nêu lại nội dung bài học.
- GV nhận xét chung giờ học, khen những em học tập tốt. Dặn HS thực hiện theo đúng nội dung bài học. 
Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009
Học vần 
Bài 65 : iêm yêm
I. Mục tiêu: 
	- HS đọc được : iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm ; từ và câu ứng dụng.( HS khá, giỏi biết đọc trơn, bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ trongSGK).
	- Viết được : iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm ( HS tối thiểu viết được 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định.)
	- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Điểm mười . 
- HS khuyết tật: em ánh viết đúng chiều cao của các con chữ cao 2 dòng ly, em Anh đọc và viết được các chữ i, y, ê, m.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- Tranh minh hoạ ( hoặc các mẫu vật) các từ khoá: dừa xiêm, cái yếm.
 	- Tranh minh hoạ câu ứng dụng; phần luyện nói: Điểm mười.
- Sách Tiếng Việt 1, tập một, vở tập viết 1, tập một.
- Vở BTTV1, tập một.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.KTBC: - HS đọc và viết con nhím, trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm.
 	 - Gọi 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng bài hôm trước.
 	3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài iêm, yêm lên bảng; HS đọc theo GV : iêm, yêm.
 	b) Nhận diện vần, phát âm, đánh vần
	+ Dạy vần iêm
 	* Nhận diện vần:
 	 - GV viết lại hoặc tô lại vần iêm đã viết sẵn trên bảng và nói: Vần iêm được tạo nên từ 3 âm i , ê và m.
 	- GV đặt câu hỏi: So sánh iêm với êm?
 	* Đánh vần:
 	- Vần: GV hướng dẫn cho HS đánh vần: i - ê - mờ - êm.
 	- Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
 	+ HS trả lời: Vị trí các chữ và vần trong tiếng khóa xiêm.
 	+ HS tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: i - ê - mờ - iêm./ xờ - iêm -xiêm./ dừa xiêm.
 	+ GV chỉnh sửa nhịp đọc của HS.
 	+ Dạy vần yêm ( Tương tự vần iêm)
 	c) Viết:
 	- GV viết mẫu trên bảng lớp :iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm.
 	- HS viết vào bảng con : iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm.
 	- GV nhận xét, chữa lỗi cho HS.
 	d) Đọc từ ngữ ứng dụng:
 	- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng.
 	- 2,3 HS đọc các từ ngữ ứng dụng.
 	- GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hình dung.
 	- GVđọc mẫu.HS luyện đọc cả lớp, nhóm, cá nhân.GV chỉnh sửa phát âm cho HS
 	4. Củng cố - dặn dò
- Chúng ta vừa học vần gì, tiếng gì, từ gì? 
 	- Yêu cầu HS đọc vần iêm, yêm; tiếng xiêm, yếm; từ dừa xiêm, cái yếm.
Tiết 2
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.Luyện tập:
 	* Luyện đọc: 
 	- Luyện đọc lại các âm tiếng ( từ ngữ): 
 	+ HS lần lượt phát âm iêm, xiêm, dừa xiêm, yêm, yếm, cái yếm.
 	+ HS đọc các từ ( tiếng) ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp.
 	- Đọc câu ứng dụng: Ban ngày, Sẻ mải đi kiếm ăn cho cả nhà. Tối đến, Sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con.
 	+ HS nhận xét tranh minh hoạ của câu ứng dụng.
 	+ GV cho HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp. GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc câu ứng dụng. 
 	+ GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng 2 - 3 HS.
 	* Luyện viết: HS tập viết : iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm trong vở Tập viết 	* Luyện nói: Điểm mười.
- GV hỏi: Bức tranh vẽ gì? Em nghĩ bạn học sinh vui hay không vui khi được cô giáo cho điểm mười? Khi được điểm mười, em muốn khoe ai đầu tiên? Học thế nào thì được điểm mười? Lớp em bạn nào hay được điểm mười? Em đã được mấy điểm mười?
 	3. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen những em học tập tốt. Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập, tự tìm các vần vừa học ; xem trước bài 66.
Toán ( tiết 61 )
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. KTBC: 2 HS lên bảng làm lại bài tập 3.
2. Bài mới:
 	a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
 	b) Giảng bài: Hướng dẫn HS làm các bài .
Bài 1: - 2 HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
	- Các nhóm báo cáo kết quả và nêu lưu  ... ; từ và câu ứng dụng.( HS khá, giỏi biết đọc trơn, bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh
 minh hoạ trongSGK).
	- Viết được : oc, ac, con sóc, bác sĩ ( HS tối thiểu viết được 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1. HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định.)
	- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Vừa vui vừa học .
- HS khuyết tật: em ánh viết đúng chiều cao của các con chữ cao 2 dòng ly, em Anh đọc và viết được các chữ ca, cô, cơ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- Tranh minh hoạ ( hoặc các mẫu vật) các từ khoá: con sóc, bác sĩ.
 	- Tranh minh hoạ câu ứng dụng; phần luyện nói: Vừa vui vừa học.
 	- Sách Tiếng Việt 1, tập một, vở tập viết 1, tập một.
- Vở BTTV1, tập một.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
 	2.KTBC: - HS đọc và viết chót vót, bát ngát, Việt Nam.
 - Gọi 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng bài hôm trước.
 	3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài oc, ac lên bảng; HS đọc theo GV : oc, ac.
 	b) Nhận diện vần, phát âm, đánh vần
+ Dạy vần oc
 	* Nhận diện vần:
 	- GV viết lại hoặc tô lại vần oc đã viết sẵn trên bảng và nói: Vần oc được tạo nên từ 2 âm o và c.
 	- GV đặt câu hỏi: So sánh oc với ot?
 	* Đánh vần:
 	- Vần: GV hướng dẫn cho HS đánh vần: o - cờ - oc.
 	- Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
 	+ HS trả lời: Vị trí các chữ và vần trong tiếng khóa sóc.
 	+ HS tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: o- cờ - oc./ sờ - oc - sóc -
 sắc - sóc./ con sóc.
 	+ GV chỉnh sửa nhịp đọc của HS.
 	+ HS đọc trơn: oc, sóc, con sóc.
 	+ Dạy vần ac ( Tương tự vần oc)
 	c) Viết:
 	- GV viết mẫu trên bảng lớp : oc, ac, con sóc, bác sĩ.
 	- HS viết vào bảng con : oc, ac, con sóc, bác sĩ.
 	- GV nhận xét, chữa lỗi cho HS.
 	d) Đọc từ ngữ ứng dụng:
 	- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng: Hạt thóc, con cóc, bản nhạc.
 	- 2,3 HS đọc các từ ngữ ứng dụng.
 	- GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hình dung.
 	- GVđọc mẫu.HS luyện đọc cả lớp, nhóm, cá nhân.GV chỉnh sửa phát âm cho HS
 	4. Củng cố - dặn dò
- Chúng ta vừa học vần gì, tiếng gì, từ gì? 
 	- Yêu cầu HS đọc vần oc, ac; tiếng sóc, bác; từ con sóc, bác sĩ.
Tiết 2
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.Luyện tập:
 	* Luyện đọc: 
 	- Luyện đọc lại các âm tiếng ( từ ngữ): 
 	+ HS lần lượt phát âm oc, sóc, con sóc, ac, bác, bác sĩ.
 	+ HS đọc các từ ( tiếng) ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp.
 	- Đọc câu ứng dụng: Da cóc mà bọc bột lọc
 	 Bột lọc mà bọc hòn than.
 	+ HS nhận xét tranh minh hoạ của câu ứng dụng.
 	+ GV cho HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp. GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc câu ứng dụng. 
 	+ GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng 2 – 3 HS.
 	+ HS giải đố.
 	* Luyện viết: HS tập viết : oc, ac, con sóc, bác sĩ trong vở Tập viết .
 	* Luyện nói: Vừa vui vừa học.
- GV hỏi: Tranh vẽ gì? Bạn nữ áo đỏ đang làm gì? Ba bạn còn lại làm gì? Em có thích vừa vui vừa học không? Vì sao? Kể tên các trò chơi em được học trên lớp? Em đã được xem những bức tranh nào đẹp mà cô giáo đưa ra trong giờ học? Em được nghe những câu chuyện nào hay mà cô giáo kể trong giờ học? Em thấy cách học đó có vui không?
 	3. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.
 - HS chơi trò chơi: Thi tìm từ nhanh ( HS tìm nhanh những từ có vần oc, ac).
 - GV nhận xét chung giờ học, khen những em học tập tốt. Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập, tự tìm các vần vừa học ; xem trước bài 77.
Toán ( tiết 71 )
thực hành đo độ dài
I. Mục tiêu: 
 	- Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân.
- Thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học.
II. Đồ dùng dạy học : GV- HS: thước kẻ, bút chì, bộ đồ dùng học Toán lớp Một.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
1. KTBC: HS so sánh chiều dài và chiều rộng quyển sách; cái bàn học.
 	2. Bài mới:
 	a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
 	b) Giảng bài: 
 * Giới thiệu độ dài gang tay.
 	- GV: Gang tay là độ dài tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa.
 	- HS xác định độ dài gang tay của bản thân.
 * Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay.
 	- GV: Hãy đo độ dài cạnh bàn bằng gang tay!
 	- GV làm mẫu rồi cho HS thực hành đo và đọc kết quả.
 	- HS thực hành đo cạnh bàn bằng gang tay của mỗi em và đọc kết quả đo của mình.
 * Hướng dẫn cách đo độ dài bằng bước chân
 	- GV nêu yêu cầu và làm mẫu.
 	- HS thực hành đo chiều dài bục giảng bằng bước chân của mỗi em và đọc kết quả đo của mình.( 3 em)
 * Thực hành
 a) Giúp HS nhận biết đơn vị đo là gang tay
	- GV vẽ lên bảng 4 - 5 đoạn thẳng.
 	- HS đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng gang tay rồi điền số tương ứng vào đoạn thẳng đó hoặc nêu kết quả.
 b) HS nhận ra: Đơn vị đo là bước chân.
	- GV vẽ lên bảng 4 - 5 đoạn thẳng.
 	- Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng bước chân rồi nêu kết quả đo.
 c) HS nhận ra: Đơn vị đo độ dài là que tính.
	- GV vẽ lên bảng 4 - 5 đoạn thẳng.
 	- HS lấy que tính để thực hành đo.
 	3. Củng cố- dặn dò: - Yêu cầu HS nêu lại các cách đo độ dài đoạn thẳng.
 - GV nhận xét tiết học, khen những em học tập tốt.
Thể dục ( tiết 18 )
Trò chơi “nhảy ô tiếp sức”
I. Mục tiêu: - Biết cách hơi và tham gia chơi được trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. 
II. Địa điểm, phương tiện: - Trên sân trường, kẻ sân chơi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
	1. Phần mở đầu :
	- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, y/c giờ học.
- Đứng vỗ tay và hát
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1 - 2
- Chơi trò chơi “Diệt con vật có hại”
	2. Phần cơ bản :
	- Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”
+ GV nêu tên trò chơi và cách chơi, kết hợp làm mẫu
	+ Cho HS chơi thử lần 1theo cách 1: lượt đi nhảy, lượt về chạy sau đó cho 2, 3 em chơi thử .
+ HS cả lớp chơi thử 1 lượt- GV nhận xét và giải thích thêm.
 + HS chơi chính thức phân thắng thua
* Cách chơi: Em số 1 bật nhảy 2 chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy 2 chân vào ô số 2 và 3, bật nhảy 1 chân vào ô số 4 .... chạy về đích chạm tay vào bạn số 2 và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết.
	3. Phần kết thúc: 
- Đi thường theo nhịp 2 hàng dọc
	- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
	- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS. Giao BT về nhà cho HS
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
Học vần 
Ôn tập, kiểm tra học kỳ I
I. Mục tiêu
 	- HS đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76.
 - Viết được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76.
 	- Nói được 2 – 4 câu theo các chủ đề đã học.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
 	1. Luyện đọc
 	- HS nhớ và đọc lại các vần đã học (mỗi em đọc từ 2 đến 3 vần).
	 Khi các em đọc GV ghi bảng.
 	- Nếu HS đọc còn thiếu thì GV gợi ý cho các em nhớ và đọc tiếp.
 	- HS luyện đọc vần, đọc trơn các vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 	- GV ghi một số từ ứng dụng.
 	- HS luyện đọc và phân tích tiếng bất kỳ.
 2. Đọc bài trong SGK
	HS mở SGK đọc lần lượt từng bài từ bài 1 đến bài 76: mỗi em đọc 1 bài, các em theo dõi và đọc tiếp
3. Luyện viết
 	- HS viết bảng một số vần khó: iêt, yêt, yên, ưu, ươu, yêu,...
 	- GV đọc cho HS viết vào vở mỗi vần 1 chữ
 	- GV cho HS viết vào vở các từ: yết hầu, trái lựu, con hươu, con khướu,
 cánh buồm, ễnh ương, 
 	- GV chấm một số bài, nhận xét, chữa những lỗi nhiều em mắc phải.
 	Tiết 2
	1. Kiểm tra đọc:
	*Đọc hiểu:
 Bài 1: Nối các ô chữ cho phù hợp:
Bé đọc báo
rất hay
Bài hát
Nhi đồng
Chúng em học
cho bà nghe
hai buổi mỗi ngày
 Bài 2: Điền vào chỗ trống:
 a) tr hay ch: con .......âu ; .......âu chấu ; một .......ăm ; .....ăm sóc.
 b) ang hay anh : b..... cuốn ; c.. `.. cua; m ...... nhện; nh..... nhẹn.
 * Đọc thành tiếng:
 1. Đọc vần: ân, in, un, eng, ang, iêng, om, am, em, êm, iêm, yêm, iên, yên, ot, at
 2. Đọc từ: chẻ lạt, trái nhót, thật thà, bắt tay, ngớt mưa, đông nghịt
 3. Đọc câu: Buổi sáng, bầu trời cao xanh vời vợi. Trên cánh đồng, bà con đang khẩn trương cấy mùa, gặt chiêm. Không khí thật vui vẻ, nhộn nhịp.
2. Kiểm tra viết
	Các vần: uông, ươu, ưu, anh, ong, êu.
	Các từ: lá tía tô, chuột nhắt, hiểu bài, mùi thơm, nương rẫy
	Các câu: Vàng mơ như trái chín
	Chùm giẻ treo nơi nào
	Gió đưa hương thơm lạ
	Đường đến trường xôn xao
 	3. Cách cho điểm: 
 * Đọc: - Đọc hiểu: ( 4 điểm) 
 + Bài 1: 2 điểm ( nối đúng mỗi câu cho 0,5 điểm).
 + Bài 2: 2 điểm ( điền đúng mỗi chỗ chấm cho 0,25 điểm).
 - Đọc tiếng: ( 6 điểm)
 + Đọc vần: 2,5 điểm ( đọc đúng cứ 5 âm, vần cho 1 điểm).
 + Đọc từ: 2 điểm ( đọc đúng 3 từ cho 1 điểm).
 + Đọc câu: 1,5 điểm.
 * Viết: + HS viết đúng 3 vần :1 điểm
	 + HS viết đúng mỗi từ : 0,75 điểm
	 + HS viết đúng mỗi câu :1 điểm 
Toán ( tiết 72 )
Một chục. Tia số
I. Mục tiêu: 
 	- Nhận biết ban đầu về 1 chục.
- Biết quan hệ giữa chục và đơn vị: 1 chục = 10 đơn vị .
 	- Biết đọc và viết số trên tia số.
II. Đồ dùng dạy học : GV - HS: bộ đồ dùng học Toán lớp Một.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
1. KTBC: HS nêu những cách đo độ dài đoạn thẳng.
2. Bài mới:
 	a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
 	b) Giảng bài: 
 * Giới thiệu “một chục”
 	- HS xem tranh, đếm số quả trên cây và nói số lượng quả.
 	- GV nêu: 10 quả còn gọi là một chục quả.
 	- HS đếm số que tính trong 1 bó que tính và nói số lượng que tính.
 	- Hỏi: 10 đơn vị còn gọi là mấy chục ?
 	- GV ghi bảng: 10 đơn vị = 1 chục.
 	- Hỏi: 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?
 	- GV gọi HS trả lời, nhận xét và nhắc lại.
 * Giới thiệu tia số
 - GV vẽ tia số và giới thiệu: Đây là tia số, gốc là 0. Các điểm cách đều nhau được ghi số: mỗi điểm được ghi một số theo thứ tự tăng dần.
 * Thực hành
Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài: Đếm số chấm tròn ở mỗi hình vẽ rồi thêm vào đó cho đủ một chục chấm tròn.
 - HS làm bài, gọi trình bày kết quả, nhận xét.
Bài 2: - GV hướng dẫn HS làm bài: Đếm một chục con vật ở mỗi hình vẽ khoanh tròn vào một chục đó.
	 - HS làm xong tự đổi vở để kiểm tra.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài.
	- HS tự làm bài, GV quan sát giúp đỡ các em.
 	3. Củng cố- dặn dò: - Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học.
 - GV nhận xét tiết học, khen những em học tập tốt.
Thủ công ( tiết 18)
Gấp cái ví ( tiếp )
Đã soạn thứ sáu ngày 18/12/2009

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an buoi 1 tuan 16-18.doc