Giáo án môn học Tuần 15 - Khối 1

Giáo án môn học Tuần 15 - Khối 1

HỌC VẦN:OM - AM

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc được: om, am, làng xóm, rừng tràm; từ và các câu ứng dụng.

- Viết được: om, am, làng xóm, rừng tràm.

2. Kỹ năng:

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt

B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1

 - Tranh minh hoạ hoặc vật thật cho các từ ngữ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.

 - Bảng và bộ ghép chữ Tiếng Việt

 - Tranh quả trám, quả cam.

C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 (Tiết 1)

 

doc 31 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 15 - Khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
HỌC VẦN:OM - AM
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Đọc được: om, am, làng xóm, rừng tràm; từ và các câu ứng dụng.
 Viết được: om, am, làng xóm, rừng tràm.
Kỹ năng:
Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.
Thái độ:
Thấy được sự phong phú của tiếng việt 
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1
 - Tranh minh hoạ hoặc vật thật cho các từ ngữ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
 - Bảng và bộ ghép chữ Tiếng Việt
 - Tranh quả trám, quả cam.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	(Tiết 1)
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Kiểm tra bài cũ.
- Cho HS viết bảng con: bình minh
 nhà rông
- Gọi 2 HS đọc bài 59
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em được học 2 vần mới đầu tiên có kết thúc bằng m là: om - am
-GV ghi bảng : om - am
b.Dạy vần : 
* Vần om 
- Nhận diện vần :
- Cho học sinh phân tích vần om . 
- Tìm trong bộ chữ cái , ghép vần om 
- Em hãy so sánh vần om với on 
o
 om : m
 on : n 
- Cho học sinh phát âm lại .
*Đánh vần :+ Vần :
- Gọi HS nhắc lại vần om 
- Vần om đánh vần như thế nào ?
+ GV chỉnh sữa lỗi đánh vần .
- Cho HS hãy thêm âm x, thêm dấu sắc ghép vào vần om để được tiếng xóm
- GV nhận xét , ghi bảng : xóm 
- Em có nhận xét gì về vị trí âm x vần om trong tiếng xóm ?
-Tiếng xóm được đánh vần như thếnào?
+ GV chỉnh sửa lỗi phát âm 
- Cho học sinh quan sát tranh hỏi : 
 + Trong tranh vẽ gì ? 
 + GV rút ra từ khoá : làng xóm , ghi bảng
- Cho học sinh đánh vần , đọc trơn từ khoá 
- GV đọc mẫu , điều chỉnh phát âm 
* Viết
- GV viết mẫu trên khung ô ly phóng to vừa viết vừa nêu quy trình viết 
- Cho HS viết vào bảng con 
* Vần am : 
- GV cho HS nhận diện vần, đánh vần,
phân tích vần, tiếng có vần am
- So sánh 2 hai vần am và om
m
 am : a 
 om : o 
* viết:
- GV viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết
- GV hướng dẫn và chỉnh sửa.
*Đọc từ ứng dụng: chòm râu, đom đóm 
 quả tràm, trái cam
- GV ghi bảng : 
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng , nêu tiếng mới có vần om , am 
- GV giải thích từ :
+ Chòm râu là râu mọc nhiều tạo thành chùm ( Cho HS xem tranh).
+ Đom đóm làcon vật nhỏ có thể phát sáng vào ban đêm. 
+ Quả trám:(cho Hs xem tranh).
+ Quả cam ( Cho Hs xem tranh).
- GV đọc mẫu và gọi HS đọc
 (Tiết 2)
3.Luyện tập :
* Luyện đọc : 
+ Cho học sinh đọc lại bài ở tiết 1 
+ Đọc lại từ ứng dụng trên bảng: 
+ GV chỉnh sữa lỗi cho HS 
- Đọc câu ứng dụng : 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng để nhận xét . 
+ Tranh vẽgì ?
- Cho HS đọc câu ứng dụng dưới tranh. 
 Mưa tháng bảy gãy cành trám
 Nắng tháng tám rám trái bòng
- Khi đọc bài này , chúng ta phải lưu ý điều gì ?
- GV đọc mẫu câu ứng dụng , gọi học sinh đọc lại , GV nhận xét 
* Luyện viết : om, làng xóm
 Am , rừng tràm
- GV cho HS viết vào vở tập viết : 
- GV theo dõi chỉnh sửa những em viết chưa đúng.
* Luyện nói theo chủ đề : 
 Nói lời cảm ơn.
- GV treo tranh 
- Cho HS quan sát tranh 
+Tranh vẽ những ai ?
+Những người đó đang làm gì ?
+ Tại sao em bé lại cảm ơn chị ? 
+ Em đã nói xin cảm ơn bao giờ chưa?
+Con nói điều đó với ai, khi nào?
+ Thường khi nào ta nói lời cảm ơn ?
* Tổ chức trò chơi:
 Nói lời cảm ơn
4.Cũng cố -Dặn dò:
- GV chỉ bảng , học sinh đọc . 
- Tổ chức trò chơi
- Tìm tiếng mới có vần vừa học
- Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt 
- Về nhà học bài, xem trước bài 59
- HS 2 dãy bàn cùng viết vào bảng con.
- 2 HS đọc bài.
+ Cả lớp chú ý 
- HS nhắc lại : om . am
- om được tạo bởi âm o dứng trướcvà m đứng sau.
- Lớp ghép o + mờ – om
- Giống: o
- Khác: Âm cuối om kết thúc bằng m còn on kết thúc bằng n
- HS phát âm om 
- o – mờ – om 
- HS ghép : Xóm 
- Âm x đứng trước vần om đứng sau, dấu sắc trên o
- xờ – om – xom - sắc xóm 
( cá nhân , nhóm , lớp đánh vần lầøn lượt )
+Tranh vẽ cảnh làng xóm. 
- o –mờ – om 
- xờ – om – xom- sắc xóm
 Làng xóm
- HS lần lượt đọc: cá nhân, tổ, lớp
- Lớp theo dõi . Viết trên không để để định hình cách viết . 
+Viết trên bảng con .
+ HS nhận xét bài viết . 
- Giống: m
- Khác: am bắt đầu bằng a,om bắt đàu bằng o
- HS viết vào bảng con.
- HS nhận xét
- Gọi 2 HS đọc 
-Lớp chú ý , nhẫm đọc từ, nêu tiếng có vần om , am (chòm , đom đóm , tràm , cam )
- Lớp lắng nghe GV giảng nghĩa từ 
- HS đọc lại bài tiết 1 lần lượt
- Cá nhân , nhóm , lớp đọc từ ứng dụng .
- HS đọc cá nhân nhóm.
- HS lần lượt đọc lại từ ứng dụng 
- Lớp quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng trả lời. 
+ Tranh vẽ cảnh mưa nắng
- HS đọc Cá nhân, nhóm, lớp
 Mưa tháng bảy gãy cành trám
 Nắng tháng tám rám trái bòng
- Ngắt nghỉ hơi khi hết câu. 
- HS đọc cá nhân, nhóm, tập thể
- HS viết vào vở.
- HS đọc chủ đề luyện nói : 
 Nói lời cảm ơn.
- HS quan sát tranh và tự nói
+ Tranh vẽ chị và em
+ chị cho em một quả bong bóng.
+ Vì chị đã cho em 1 bong bóng
+ HS đã có nói lên xin cảm ơn rồi. 
+ Đã nói khi được người khác cho quà hoặc giúp đỡ cho em một việc gì.
+ Khi được người khác cho quà hoặc giúp đỡ
- Các nhóm thực hiện trò chơi
- HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp
- HS thi nhau tìm tiếng mới có vần vừa học
ĐẠO ĐỨC: ĐI HỌC ĐỀU ĐÚNG GIỜ (Tiết 2)
AMỤC TIÊU :
Kiến thức:
- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
- Biết được nhiệm vụ của học sinh là phải đi học đều và đúng giờ.
Kĩ năng:
- Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ.
Thái độ
Yêu thích và đồng tình vơéi những bạn đi học đều và đúng giờ.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Vở BT đạo đức 
 - Tranh bài tập 4 và 5
 - Điều 28 công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
 - Bài hát “Tới lớp, tới trường” ( Nhạc và lời của Hoàng Vân )
C.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Làm gì để đi học đều và đúng giờ ?
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: 
 Đi học đều và đúng giờ
 *Hoạt động 1: Sắm vai tình huống trong bài tập 4.
- GV chia nhóm và phân công mỗi nhóm đóng vai tình huống trong bài tập 4.
- GV đọc cho HS nghe lời nói trong bức tranh.
- GV cho HS trao đổi nhận xét và trả lời câu hỏi:
+ Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì ?
- GV kết luận:
- Đi học đều và đúng giờ giúp các em được nghe giảng đầy đủ.
*Hoạt động 2:
- Cho HS thảo luận nhóm bài tập 5 
- Cho HS trình bày ý kiến của nhóm vừa thảo luận..
- GV kết luận: Trời mưa các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa, vượt khó đi học.
*Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
- GV gợi ý câu hỏi cho hs cả lớp cùng thảo luận.
+ đi học đều có ích lợi gì ?
+ Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ.
+Nếu có nghỉ học cần phải làm gì ? và nghỉ học những lúc nào chính đáng.
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV hệ thống lại:
+ Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt, thực hiện tốt quyền học tập của mình. 
- Nhận xét chung tiết học và nêu gương những em học tập tốt, nhắc nhở động viên những em học kém.
- Chuẩn bị bài hôm sau: Bài 8
 Trật tự trong trường học
- HS trả lời, cả lớp cùng nhận xét.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- HS trả lời theo ý thích.
- HS tổ chức thảo luận theo nhóm và trình bày ý kiến trước lớp
- HS dựa vào câu hỏi gợi ý để thảo luận.
+ Đi học đều và đúng giờ giúp các em được nghe giảng đầy đủ.
+ Cần phải thực hiện đúng giờ hoạt động.
+ Nếu có nghỉ học cần phải viết giấy xin phép, Hoặc nhờ bố mẹ xin phép.
- Nghỉ học những lúc đau ốm
-HS lắng nghe.
Tốn TC: Ôn tập phép cộng, trừ trong phạm vi 5,7,8.
Mục đích, yêu cầu:
Củng cố cho HS phép cộng trừ trong phạm vi 6,7,8.
Rèn luyện kĩ năng tính tốn cho HS.
Nội dung:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Tính.
	5 + 2 =	 4 + 2 = 	4 + 4 = 
	7 – 5 =	 6 – 4 = 	8 – 4 =
	7 – 2 = 	 6 – 2 = 	8 – 0 =
Bài 2: Số 
5+ = 7 2+ = 8 4 + = 6 
 + 3 = 7 + 5 = 8 + 1 = 6 
 7 = 1 + 8 = 4 + 	 	 6 = 3 + 
Bài 3: Điền dấu( , = )
2 + 5 8 – 1	1 + 6 1 + 7	3 + 4 3 + 3 
7 – 3 8 – 5 	2 + 6 3 + 5	6 – 1 7 – 4 
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
 5 8 3 
Tiếng việt TC: Ôn tập các vần
eng, iêng, uông, ương,ang, anh, inh, ênh
Mục đích, yêu cầu:
-HS biết đọc, viết tiếng, từ cĩ chứa vần eng, iêng, uông, ương,ang, anh, inh, ênh
-HS tìm được tiếng, từ chứa vần vừa ơn.
Nội dung:
Luyện đọc: 
+Luyện đọc từ ngữ:
Thiêng liêng, tiếng hát, leng keng, luống rau, bức tường, hang cọp, mang vác, vàng anh, cây chanh, thanh gỗ, hình vuông, bình nước, con kênh, vênh váo, gập gềnh
 +Luyện đọc câu:
Tiếng chuông nhà chùa rung.
Tiếng kẻng đã báo thức
Bà mẹ địu con về làng
Chị Na gánh mạ ra đồng.
Bạn Linh đang vẽ hình vuông.
Chú ễnh ương ngồi trên tàu lá chuối
Trời nắng chang chang bé đến trường mồ hôi nhễ nhại.
 Hướng dẫn học sinh viết các từ ngữ và câu vừa luyện đọc
Tiết 5: THỂ DỤC
Tiết PPCT: 15
Bài: THỂ DỤC RÈN TƯ THẾ CƠ BẢN – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Ạ MỤC TIÊU 
Kiến thức:
- Biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng đưa một chân về phía sau, hai tay giơ cao thẳng hướng và chếch  ...  tập viết : 
- Gv theo dõi chỉnh sửa những em viết chưa đúng.
* Luyện nói theo chủ đề : 
 Anh chị em trong nhà
- Gọi HS đọc câu chủ đề. 
- GV treo tranh 
- Cho HS quan sát tranh 
+ Tranh vẽ những ai ?
+ Họ đang làm gì ?
+ Em hãy nói xem họ có phải là anh em không? 
+ Anh chị em trong nhà còn gọi là gì ?
+ Nếu em là anh hay chị trong nhà, thì em đối xử với các em của em như thế nào ?
+ Nếu em là em trong nhà thì em phải đối xử như thế nào với anh chị của em?
+ Ông bà cha mẹ mong anh em trong nhà đối xử với nhau như thế nào?
 4.Cũng cố -Dặn dò:
- Gv chỉ bảng , học sinh đọc . 
- Tổ chức trò chơi
- Tìm tiếng mới có vần vừa học
- Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt 
- Về nhà học bài, xem trước bài 63
- HS 2 dãy bàn cùng viết vào bảng con.
- 2 HS đọc bài.
+ Cả lớp chú ý 
- HS nhắc lại : em - êm
- em được tạo bởi âm e dứng trước và m đứng sau.
- Lớp ghép e + mờ – em
- Giống: m
- Khác: e và o
- HS phát âm: em 
- e – mờ – em 
- HS ghép : tem 
- Âm t đứng trước vần em đứng sau, 
- tờ – em – tem 
( cá nhân , nhóm , lớp đánh vần lầøn lượt )
+ Tranh vẽ con tem. 
- e –mờ – em
- tờ – em – tem- / con tem
- HS lần lượt đọc: cá nhân, tổ, lớp
- Lớp theo dõi . Viết trên không để để định hình cách viết . 
+Viết trên bảng con .
+ HS nhận xét bài viết . 
- Giống: m
- Khác: êm bắt đầu bằng ê, em bắt đàu bằng e
- HS viết vào bảng con.
- HS nhận xét
- Gọi 2 HS đọc 
-Lớp chú ý , nhẫm đọc từ, nêu tiếng có vần em , êm (em, kem đệm, mềm )
- Lớp lắng nghe GV giảng nghĩa từ 
- Cá nhân , nhóm , lớp đọc từ ứng dụng .
- HS đọc cá nhân nhóm.
- HS lần lượt đọc lại từ ứng dụng 
- Lớp quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng trả lời. 
+Tranh vẽ cảnh con cò bị ngãdưới nước.
- HS đọc Cá nhân, nhóm, lớp
 Con cò mà đi ăn đêm
 Đậu phải cành mềm lộn cổ dưới ao
+ Ngắt nghỉ hơi khi hết câu. 
- HS đọc cá nhân, nhóm, tập thể
- HS viết vào vở.
- HS đọc chủ đề luyện nói : 
 Anh chị em trong nhà
- HS quan sát tranh và tự nói
+ Tranh vẽ một bé trai, một bé gái 
+ Họ đang ngồi giặt đồ
+ Họ là hai anh em.
+ Gọi là anh em ruột. 
+ Phải biết nhường nhịn 
+ Phải biết nghe lời.
+ Phải biết yêu thương , đùm bọc lẫn nhau.
- HS thi nhau đọc lần lượt.
- HS thi nhau tìm tiếng mới có vần vừa học.
Thứ sáu ngày 04 tháng 12 năm 2009
TOÁN: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
	A. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 
	Giúp cho học sinh tiếp tục củng cố và khắc sâu khái niệm phép trừ
	Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10
Kỹ năng:
	Thực hành tính đúng trong phạm vi 10
	Củng cố cấu tạo số 10 và rèn kỹ năng so sánh số
Thái độ:
	Yêu thích học toán, tính cẩn thận, trung thực
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán 1
 - Các vật mẫu trong bộ đồ dùng toán 1 và các mô hình vật thật phù hợp với nội dung bài dạy: 10 hình vuông, 10 hình tròn.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Kiểm tra bài cũ.
- Cho HS nhắc lại bảng cộng trong phạm vi 10
- 2 HS lên bảng thực hiện:
 1 + 9 = . 8 + 1 =.
 2.Bài mới.
 a.Giới thiệu : Phép trừ trong phạm vi 10
 b.Hình thành bảng trừ trong phạm vi 10.
* Bước 1:
- Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ để nêu vấn đề của bài toán cần giải quyết.
* Bước 2: 
-GV chỉ vào hình vẽ vừa nêu: 10 bớt 1 bằng mấy ?
- Nêu: mười trừ một bằng mấy ?
- GV ghi bảng: 10 – 1 = 9
- GV nêu: 10 bớt 9 bằng mấy ?
- GV nêu: mười trừ chín bằng mấy
- Ghi : 10 – 9 = 1
* Bước 3: 
- Ghi và nêu: 10 – 1 = 9 10 – 9 = 1
Là phép tính trừ
c.Học phép trừ: 
 10 – 2 = 8 10 – 8 = 2
 10 – 3 = 7 10 – 7 = 3
 10 – 4 = 6 10 – 6 = 4
 10 – 5 = 5 10 – 5 = 5
 - Thực hiện tiến hành theo 3 bước để Hs tự rút ra kết luận và điền kết quả vào chỗ chấm.
* Ghi nhớ bảng trừ.
- Cho HS đọc thuộc bảng trừ
- GV có thể nêu các câu hỏi để Hs trả lời: mười trừ mấy bằng tám ?
 mười trừ tám bằng mấy ?
 bảy bằng mười trừ mấy ?
 Hai bằng mười trừ mấy ?
3.Thực hành:
- GV cho HS thực hiện các bài tập.
* Bài 1: Tính
- Cho HS nêu yêu cầu bài toán và thực hiện:
* Bài 2: Tính 
- Cho HS nêu yêu cầu bài toán và thực hiện.
- Hướng dẫn HS tự nhẩm và điền kết quảvào ô trống.
* Bài 3: ( > < = ) ?
- GV cho HS nêu cách làm bài:
- GV Gợi ý: VD 3+4=7 vì 7 bé hơn 10 nên ta điiền dấu bé vào ô trống.
* Bài 4:
- GV cho HS nhìn tranh nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.
4.Củng cố - dặn dò.
- HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 7
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà làm bài tập vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài hôm sau. Luyện tập
- HS nhắc lại bảng cộng trong phạm vi 10.
- 2HS thực hiện mỗi em 1 bài
- Có 10 hình tròn, bớt đi 1 hình tròn . Hỏi còn lại mấy hình tròn ?
- 10 bớt 1 bằng 9
- Mười trừ một bằng chín.
- HS đọc : 10 – 1 = 9
- 10 bớt 9 bằng 1
- Mười trừ chín bằng một
- Đọc: 10 – 9 = 1
- Đọc 10 – 1 = 9 10 – 9 = 1 
- HS thi nhau nêu kết quả và diền vào chỗ chấm
- HS thi nhau đọc thuộc bảng trừ
- HS thi nhau trả lời lần lượt theo câu hỏi.
a. Thực hiện bài toán và viết kết quả theo cột dọc.
-
-
-
-
-
-
 10 10 10 10 10 10 
 1 2 3 4 5 10
 9 8 7 6 5 00
- HS cùng chữa bài
b.Tính và viết kết quả theo hàng ngang
1+9=10 2+8=10 3+7=10 4+6=10
10-1=9 10-2=8 10-3=7 10-4=6
10-9=1 10-8=2 10-7=3 10-6=4
- Viết số vào ô trống thích hợp theo phép tính.
10
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
00
- Điền dấu thích hợp vào ô trống
 9 4
 3+4 < 10 6+4 = 4
 6 = 10-4
 6 = 9-3
a. Có 10 quả cà chua, chú gấu đã lấy đi 4 quả. Hỏi còn mấy quả ?
- Thực hiện phép trừ.
10
-
4
=
6
- HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 7
-HS lắng nghe.
Tập viết:NHÀ TRƯỜNG, BUÔN LÀNG 
Ạ MỤC TIÊU 
Kiến thức:
	Viết đúng các chữ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện,... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
Kỹ năng:
	Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng quy trình, đúng nét, cỡ chữ, độ cao, nét liền mạch
Thái độ:
	Rèn chữ để rèn nết người 
	Cẩn thận khi viết bài
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giáo viên:
	Chữ mẫu, bảng kẻ ô li 
Học sinh: 
	Vở viết in, bảng con 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Oån định:
Bài mới:
Giới thiệu :
Hôm nay chúng ta luyện viết: nhà trường ,buôn làng, đỏ thắm, mầm non, 
Hoạt động 1: Viết bảng con
Mục tiêu: Nắm được quy trình viết các từ: nhà trường – buôn làng ĐDDH : Chữ mẫu, phấn màu
Hình thức học : Cá nhân , lớp
Phương pháp : Thực hành, giảng giải, luyện tập 
Giáo viên đưa bảng chữ mẫu : yêu cầu học sinh nêu cách viết từ: đỏ thắm, mầm non
Giáo viên theo dõi sửa sai
Hoạt động 2: Viết vở
Mục tiêu: Học sinh nắm được quy trình viết , viết đúng cỡ chữ, khoảng cách
ĐDDH : Chữ mẫu phấn màu
Hình thức học : Cá nhân, lớp
Phương pháp : Thực hành, trực quan
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài viết
Nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút
Giáo viên viết mẫu từng dòng và hướng dẫn
Giáo viên thu bài chấm 
Củng cố:
Thi đua viết chữ nhanh, đúng, đẹp:
 nhận xét
Dặn dò:
Về nhà tập viết lại vào vở nhà các từ 
Xoay khớp tay
Học sinh quan sát và nêu
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc lại nội dung
Học sinh nêu 
Học sinh viết ở vở viết in
Học sinh nộp vở
4 tổ thi đua, mỗi tổ 1 em
Tập viết: ĐỎ THẮM, MẦM NON 
Ạ MỤC TIÊU 
 -Giúp HS nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ trong bài viết.
-Viết đúng độ cao các con chữ.
-Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Mẫu viết bài 14, vở viết, bảng  .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 6 HS lên bảng viết.
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
HS viết bảng con.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1HS nêu tên bài viết tuần trước.
4 học sinh lên bảng viết:
Nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm.
Chấm bài tổ 4.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
Đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm.
HS tự phân tích.
Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h. Các con chữ được viết cao 4 dòng kẽ là: đ. Các con chữ được viết cao 3 dòng kẽ là: t .Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ.
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15 CKTKN LOP 1.doc