I/ Mục tiêu:
*Kiến thức: Học sinh đọc viết được vần: ich, êch, tờ lịch, con ếch
*Kỹ năng: Đọc được các từ ứng dụng: vở kịch, vui thích, mũi hếch, chênh chếch. Đọc được bài ứng dụng: Tôi là con chim chích
Nhà ở cành chanh
Tìm sâu tôi bắt
Cho chanh nhiều quả
Ri rích, ri rích
Có ích, có ích
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chúng em đi du lịch.
*Thái độ: hiểu tác dụng của loài chim sâu .
* GDBVMT: Biết yêu quý và bảo vệ loài chim chính là góp phần BVMT trong sạch.
Học vần Bài 82: Vần ich – êch I/ Mục tiêu: *Kiến thức: Học sinh đọc viết được vần: ich, êch, tờ lịch, con ếch *Kỹ năng: Đọc được các từ ứng dụng: vở kịch, vui thích, mũi hếch, chênh chếch. Đọc được bài ứng dụng: Tôi là con chim chích Nhà ở cành chanh Tìm sâu tôi bắt Cho chanh nhiều quả Ri rích, ri rích Có ích, có ích Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chúng em đi du lịch. *Thái độ: hiểu tác dụng của loài chim sâu . * GDBVMT: Biết yêu quý và bảo vệ loài chim chính là góp phần BVMT trong sạch. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ phóng to, 1 cái lược, 1 thước kẻ. III/ Các hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc SGK: gọi HS lên đọc. - Viết: viên gạch, kênh rạch - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Tiết 1: a. Giới thiệu bài: vần ich, êch Yêu cầu HS đọc. b. Nội dung: * Dạy vần ich: - Vần “ich” gồm mấy âm ghép lại? - Yêu cầu lớp biểu diễn? - Phân tích vần “ich” ? - Vần “ich” đọc ntn ? - Đánh vần mẫu: i – ch – ich - Gọi HS đánh vần, đọc trơn. - Muốn có tiếng “lịch” em phải thêm âm, dấu nào? - Yêu cầu lớp ghép tiếng: “lịch” - Em hãy phân tích tiếng “ lịch”? - Gọi HS đánh vần đọc trơn - GV đưa ra tranh và giảng: Tờ lịch để chỉ thời gian ngày, tháng, năm - Muốn có từ “tờ lịch” em phải thêm tiếng nào ? - Yêu cầu lớp ghép từ “ tờ lịch”. - Gọi HS đọc từ, GV ghi - Cô vừa dạy vần gì, tiếng gì, từ gì ? - Yêu cầu HS đọc lại. * Dạy vần “êch” ( tương tự ich êch lịch ếch tờ lịch con ếch - Gọi HS đọc. * So sánh: ich, êch - Vần ich, êch giống và khác nhau ở điểm nào ? - Yêu cầu HS đọc lại bài. Giải lao c.Luyện đọc từ ứng dụng - GV ghi từ ứng dụng: vở kịch mũi hếch vui thích chênh chếch - Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng - Gọi cá nhân đọc - Giải nghĩa từ: Vở kịch: là câu chuyện được diễn trên sân khấu. Vui thích: chỉ sự vui vẻ, thích thú - Tìm tiếng chứa vần mới học? - Em hãy phân tích tiếng đó ? - Gọi đọc sinh đọc lại từ. d. Luyện viết bảng con: - GV hướng dẫn viết vần: ich, êch, tờ lịch, con ếch - Yêu cầu viết bảng. - GV quan sát sửa sai Tiết 2 a. Luyện đọc lại bài tiết 1: - Gọi cá nhân đọc lại bài - Nhận xét, ghi điểm. b. Luyện đọc bài ứng dụng: - Cho học sinh quan sát tranh. - Bức tranh vẽ gì ? - Gọi HS đọc bài ứng dụng - Khổ thơ gồm mấy câu ? - Đầu câu em viết ntn ? - Em có biết con chim chích không? - Con chim chích còn có tên gọi khác là gì ? - Chim chích có tác dụng gì? - Em phải làm gì để bảo vệ loài chim? - Để BVMT trong lành em phải làm gì? - Đọc mẫu: Tôi là con chim chích Nhà ở cành chanh Tìm sâu tôi bắt Cho chanh nhiều quả Ri rích, ri rích Có ích, có ích - Gọi cá nhân đọc lại. c. Luyện viết vở: - Cho học sinh mở vở tập viết, viết bài - Trước khi ngồi viết các em phải lưu ý điều gì ? - Hướng dẫn HS viết từng dòng một. - Yêu cầu lớp viết bài. - Chấm và nhận xét bài 5 bài d. Luyện nói: - Gọi HS đọc chủ đề luyện nói: Chúng em đi du lịch - Cho HS quan sát tranh và luyện nói theo tranh. Hỏi học sinh: - - Bức tranh vẽ gì ? - Em đã đi du lịch bao giờ chưa ? - Em đã được đi du lịch ở đâu ? - Em đi du lịch cùng ai? - Em thấy phong cảnh ở đó ntn? - Em thích phong cảnh ở đâu nhất? - Em phải làm gì để phong cảnh quê em giàu đẹp? 3. Củng cố, dặn dò: - Tổ chức trò chơi: tìm từ có vần ich, êch ? - 01 HS đọc lại bài? - Nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét giờ học. - 3 em đọc. - Lớp viết bảng con. - 2 em đọc - Gồm 2 âm i + ch - Lớp biểu diễn: ich - gồm i + ch - “i ” đọc trước, “ch” đọc sau. - Đọc cá nhân, đồng thanh. - Nhiều em đánh vần + đọc trơn - Thêm âm l và dấu nặng - Lớp biểu diễn: lịch - có âm : l + ich + dấu nặng - Đánh vần và đọc trơn. - Thêm tiếng: tờ - HS biểu diễn và đọc cá nhân. - Vần: ich, lịch, tờ lịch - 02 HS đọc từ trên xuống - Nhiều em đọc - Giống: đều có ch ở cuối vần. Khác: i , ê ở đầu vần. - 3 em đọc lại - 15 em đọc. - 1 em phân tích - 2 em đọc, lớp đồng thanh. - Quan sát và viết bảng con 2 lần. - 7 em đọc - Tranh vẽ cảnh quê hương - 15 em đọc. - 1 em đọc lại. - Lớp mở vở viết bài. - Ngồi đúng tư thế, vở để thẳng. - Viết bài - 2 em đọc - Lớp chơi: thích thú, sở thích, nghếch đầu, nhếch nhác. - 1 em đọc Rút kinh nghiệm giờ dạy: ....................................................................................
Tài liệu đính kèm: