MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình minh hoạ trang 4 - 5 SGK (SGK)
- Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm) gồm 5 – 7 hình bố, mẹ; 5 – 7 hình em bé có đặc điểm giống bố mẹ; một tờ phiếu to để dán ảnh có kẻ sẵn bảng:
TuÇn: 1 Thø ngµy th¸ng n¨m 200 M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 1: sù sinh s¶n I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. - Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh hoạ trang 4 - 5 SGK (SGK) - Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm) gồm 5 – 7 hình bố, mẹ; 5 – 7 hình em bé có đặc điểm giống bố mẹ; một tờ phiếu to để dán ảnh có kẻ sẵn bảng: Em bé Bố (mẹ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Giới thiệu bài: Ở bất kì một lĩnh vực khoa học nào, con người và sức khoẻ của con người cũng luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Bài học đầu tiên mà các em học có tên là “Sự sinh sản”. Bài học sẽ giúp các em hiểu ý nghĩa của sự sinh sản đối với loài người. Hoạt động 1 TRÒ CHƠI: “BÉ LÀ CON AI ?” - GV nêu tên trò chơi; giơ các hình vẽ (tranh, ảnh) và phổ biến cách chơi: Đây là hình vẽ các em bé và bố (mẹ) của các em, dựa vào đặc điểm của mỗi người các em hãy tìm bố mẹ cho từng em bé, sau đó dán hình vào phiếu cho đúng cặp. - Lắng nghe. - Chia lớp thành 4 nhóm. Phát đồ dùng phục vụ trò chơi cho từng nhóm. - Nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm. HS thảo luận, tìm bố mẹ cho từng em bé và dán ảnh vào phiếu sao cho ảnh của bố mẹ cùng hàng với ảnh của em bé. - Gọi đại diện 2 nhóm dán phiếu lên bảng. GV cùng HS cả lớp quan sát. - Đại diện 2 nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng. - Yêu cầu đại diện của 2 nhóm khác lên kiểm tra và hỏi bạn: Tại sao bạn lại cho rằng đây là hai bố con (mẹ con)? - HS hỏi - trả lời: Ví dụ: + Đây là hai mẹ con vì họ cùng có tóc xoăn giống nhau. + Đây là hai bố con vì họ cùng có nước da trắng giống nhau. - GV hỏi để tổng kết trò chơi: - Trao đổi theo cặp và trả lời: + Nhò đâu các em tìm được bố (mẹ) cho từng em bé? + Nhờ em bé có các đặc điểm giống với bố mẹ của mình. + Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? + Trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra. Trẻ em có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. - Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. Nhờ đó mà nhìn vào đặc điểm bên ngoài chúng ta cũng có thể nhận ra bố mẹ của em bé. - Lắng nghe. Hoạt động 2 Ý NGHĨA CỦA SỰ SINH SẢN Ở NGƯỜI - GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 SGK và hoạt động theo cặp với hướng dẫn như sau: - HS làm việc theo cặp như hướng dẫn của GV. - Các câu trả lời đúng: + 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh. + Hình vẽ gia đình bạn Liên. Lúc đầu gia đình bạn Liên có hai người. Đó là bố, mẹ bạn Liên. + HS 1 đọc từng câu hỏi về nội dung tranh cho HS 2 trả lời. + Hiện nay gia đình bạn Liên có bao nhiêu người. Đó là bố, mẹ bạn Liên và bạn Liên. + Khi HS 2 trả lời HS 1 phải khẳng định được bạn nêu đúng hay sai. + Sắp tới gia đình bnạ Liên có bốn người, mẹ bạn Liên sắp sinh em bé. mẹ bạn Liên đang có thai. - Treo các tranh minh hoạ (không có lời nói của nhân vật). Yêu cầu HS lên giới thiệu về các thành viên trong gia đình bạn Liên. - 2 HS (cùng cặp) nối tiếp nhau giới thiệu. - GV hỏi HS cả lớp: + Gia đình bnạ Liên có mấy thế hệ? + Gia đình bạn Liên có hai thế hệ: bố mẹ bạn Liên và bạn Liên. + Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình? + Nhờ có sự sinh sản mà có các thế hệ trong mỗi gia đình. - Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. Do vậy, loài người được tiếp tục từ thế hệ này đến thế hệ khác. Lúc đầu gia đình nào cũng bắt đầu từ bố mẹ rồi sinh con, có cháu chắt,... tạo thành dòng họ. Hoạt động 3 LIÊN HỆ THỰC TẾ: GIA ĐÌNH CỦA EM - GV nêu yêu cầu: Các em đã tìm hiểu về gia đình bạn Liên, bây giờ các em hãy giới thiệu cho các bạn về gia đình của mình bằng cách vẽ một bức tranh về gia đình mình và giới thiệu với mọi người. - Lắng nghe và làm theo yêu cầu. - Vẽ hình vào giấy khổ A4. - Yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình. - 3 đến 5 HS dán (hoặc giơ) hình minh hoạ, kết hợp giới thiệu về gia đình. - Nhận xét, khen ngợi những HS vẽ đẹp, có lời giới thiệu hay. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài, thuộc bài ngay tại lớp. - Dặn HS về nhà ghi vào vở và đọc kỹ mục Bạn cần biết; vẽ bức tranh có 1 bạn trai, 1 bạn gái vào cùng 1 tờ giấy A4. TuÇn:1 M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 2 - 3: nam hay n÷? I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kĩ năng: Phân biệt được nam hay nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội. * Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ. * Thái độ: - Không phân biệt đối xử giữa nam và nữ. - Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi ngời, bạn bè, không phân biệt nam hay nữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh họa trang 6, 7 SGK, hình 3, 4 phóng to (nếu có điều kiện). - Giấy khổ A4, bút dạ. - Phiếu học tập dẽ sẵn nội dung 3 cột: Nam Cả nam và nữ Nữ cho trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” theo cột. - HS chuẩn bị hình vẽ (đã giao từ tiết trước). - Mô hình người nam và nữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + Trong gia đình, em giống bố hay mẹ? + Em hãy cho biết ý nghĩa của sự sinh sản? + Nếu con người không có khả năng sinh sản thì sẽ dẫn đến điều gì? - HS trả lời câu hỏi theo các yêu cầu của GV. - Giới thiệu bài mới: Trong lớp ta, em nào là nam? Em nào là nữ? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những điểm giống và khác nhau giữa 2 giới. Hoạt động 1 SỰ KHÁC NHAU GIỮA NAM VÀ NỮ VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC - GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp với hướng dẫn như sau: - 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 cặp cùng làm việc theo hướng dẫn. Ví dụ vẽ kết quả làm việc: + Cho bạn xem tranh em vẽ bạn nam và bạn nữ, sau đó nói cho bạn biết vì sao em vẽ bạn nam khác bạn nữ? + Vẽ bạn nam và bạn nữ khác nhau vì giữa nam và nữ có nhiều điểm khác nhau. + Trao đổi với nhau để tìm một số điểm giông và khác nhau giữa bạn nam và bạn nữ. + Giữa nam và nữ có nhiều điểm giống nhau như có các bộ phận trong cơ thể giống nhau, cùng có thể học, chơi, thể hiện tình cảm,... nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau như nam thường cắt tóc ngắn, nữ lại để tóc dài, nam mạnh mẽ, nữ lại dịu dàng... + Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái? + Khi một em bé mới sinh ra người ta dựa vào bộ phận sinh dục để biết đó là bé trai hay bé gái. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - 1 cặp HS báo cáo, các cặp khác nêu bổ sung các ý kiến không trùng lặp. - GV cho HS quan sát hình chụp trứng và tinh trùng trong SGK. - HS cùng quan sát. - GV yêu cầu: Ngoài những điểm cô đã nêu em hãy cho thêm ví dụ về điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. - 1 HS phát biểu ý kiến trước lớp. Ví dụ: + Nam: cơ thể thường rắn chắc, khỏe mạnh, cao to hơn nữ. + Nữ: cơ thể thường mềm mại, nhỏ nhắn hơn nam. Hoạt động 2 PHÂN BIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT SINH HỌC VÀ Xà HỘI GIỮA NAM VÀ NỮ - GV yêu cầu HS mở SGK trang 8, đọc và tìm hiểu nội dung trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”. - HS cùng đọc SGK. - GV hướng dẫn HS cách thực hiện trò chơi. Mỗi nhóm sẽ nhận được 1 bộ phiếu và 1 bảng dán tổng hợp. Các em cùng nhau thảo luận để lí giải về từng đặc điểm ghi trong phiếu xem vì sao đó là đặc điểm riêng của nam (nữ) hay đặc điểm chung của cả nam và nữ sau đó dán vào cột thích hợp trong bảng. Nhóm thắng cuộc là nhóm hoàn thành bảng đúng, nhanh, có giải thích hợp lí về các đặc điểm trong mỗi phiếu. - HS nghe GV hướng dẫn cách chơi, sau đó chia nhóm và thực hiện trò chơi. Kết quả bảng dán đúng: Nam Cả nam và nữ Nữ - Có râu -Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng - Dịu dàng - Mạnh mẽ - Kiên nhẫn - Tự tin - Chăm sóc con - Trụ cột gia đình - Đá bóng - Giám đốc - Làm bếp giỏi - Thư kí - Cơ quan sinh dục tạo ra trứng - Mang thai - Cho con bú - HS cả lớp làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc và nêu kết luận: Giữa nam và nữ có những điểm khác biệt về mặt sinh học nhưng lại có rất nhiều điểm chung về mặt xã hội. Hoạt động 3 VAI TRÒ CỦA NỮ - GV cho HS quan sát hình 4 trang 9, SGK và hỏi: Ảnh chụp gì? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì? - HS cùng quan sát ảnh, sau đó một vài HS nêu ý kiến của mình. Ví dụ: Ảnh chụp cảnh các nữ cầu thủ đang đá bóng. Điều đó cho thấy đá bóng là môn thể thao mà cả nam và nữ đều chơi được chứ không dành riêng cho nam như nhiều người vẫn nghĩ. - GV nêu: Như vậy không chỉ nam và nữ cũng có thể chơi đá bóng. Nữ còn làm được những gì khác? Em hãy nêu một số ví dụ về vai trò của nữ ở trong lớp, trong trường và địa phương hay ở những nơi khác mà em biết (GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng). - HS tiếp nối nhau nêu trước lớp, mỗi HS chỉ cần đưa ra 1 ví dụ. + Trong trường: nữ làm Hiệu trưởng, Hiệu phó, dạy học, Tổng phụ trách... + Trong lớp: nữ làm lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng, lớp phó,... + Ở địa phương: nữ làm giám đốc, chủ tịch ủy ban nhân dân, bác sĩ, kĩ sư,... - GV hỏi: Em có nhận xét gì về vai trò của nữ? - Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi: + Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Phụ nữ làm được tất cả mọi việc mà nam giới làm, đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội. Hoạt động 4 BÀY TỎ THÁI ĐỘ VỀ MỘT SỐ QUAN NIỆM Xà HỘI VỀ NAM VÀ NỮ - GV chia HS thành các nhóm nhỏ và nêu yêu cầu: Hãy thảo luận và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới đây không? Vì sao? - HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS cùng thảo luận và bày tỏ ý kiến. Ví dụ: 1. Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ. 1. Công việc nội trợ, chăm sóc con cái không phải là công việc của riêng phụ nữ. Phụ nữ hằng ngày cũng phải làm để xây dựng kinh tế gia đình nên nam giới hãy chia sẻ với nữ giới công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Chăm sóc con cái còn là thể hiện tình yêu thương của cha mẹ. 2. Đàn công là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. 2. Đàn ông không phải là người kiếm tiền nuôi cả gia đì ... uận nhóm. + Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa trang 27 SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm chỉ trả lời về 1 hình. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung. 1. Mọi người trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì? 1. Hình 3: Một người đang phun thuốc trừ muỗi, phun thuốc trừ muỗi để tiêu diệt muỗi, phòng bệnh sốt rét. - Hình 4: Mọi người đang quét vệ sinh, khơi thông cống rãnh. Đây là những nơi muỗi thường ẩn nấp, sinh sản. Không có chỗ ẩn nấp, muỗi sẽ chết. - Hình 5: Mọi người đang tẩm màn bằng chất phòng muỗi. làm như vậy để muỗi không chui được vào màn để đốt người, tránh muỗi mang kí sinh trùng từ người bệnh sang người lành. 2. Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh? 2. Để phòng bệnh sốt rét, chúng ta cần: - Mắc màn khi đi ngủ. - Phun thuốc diệt muỗi. - Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh. - Chôn kín rác thải. - Dọn sạch những nơi có nước đọng, vũng lầy. - Thả cá cờ vào chum, vại, bể nước. - Mặc quần áo dài tay vào buổi tối. - Uống thuốc phòng bệnh. - Cho HS quan sát hình vẽ muỗi a-nô-phen và hỏi: + Nêu những đặc điểm của muỗi a-nô-phen? + Muỗi a-nô-phen to, vòi dài, chân dài, khi đốt đầu chúc xuống còn bụng chổng ngược lên. + Muỗi a-nô-phen sống ở đâu? + Muỗi a-nô-phen sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm. Muỗi a-nô-phen thường đẻ trứng ở cống rãnh, những nơi nước đọng, ao tù hay ngay trong mảnh bát, chum vại,... có chứa nước. + Vì sao chúng ta phải diệt muỗi? + Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét. Nó hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang cho người lành. Muỗi sinh sản rất nhanh. Hoạt động 3 CUỘC THI: TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT RÉT - GV tổ chức cho 3 đến 4 HS đóng vai tuyên truyền viên để tuyên truyền về bệnh sốt rét và cách phòng, tránh bệnh. - 4 HS lần lượt tuyên truyền trước lớp. (Gợi ý: Nói theo 4 nội dung thảo luận ở hoạt động 1 và cách phòng bệnh ở hoạt động 2). CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài. - Dặn dò HS về nhà học kỹ mục Bạn cần biết . Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết. TuÇn: M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 13: phßng bÖnh sèt xuÊt huyÕt I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kiến thức: Biết tác hại của muỗi vằn và nêu được cách tiêu diệt muỗi, tránh bị muỗi đốt. * Kĩ năng: - Nêu được tác nhân, đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết. - Nhận biết sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. * Thái độ: - Có ý thức phòng bệnh sốt xuất huyết. - Tuyên truyền và vận động mọi người cùng ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh họa trang 29 SGK. - Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? + Nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét? + Nêu cách đề phòng bệnh sốt rét? - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi. + Nhận xét, cho điểm HS. - Giới thiệu bài: Bệnh sốt xuất huyết là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Cách phòng bệnh như thế nào? Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết và cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. - Lắng nghe. Hoạt động 1 TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT - GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp để làm bài tập thực hành trang 28 SGK. + Gọi HS đọc các thông tin (đọc lời của mẹ cháu bé; đọc lời bác sĩ, đọc thông tin về bệnh). - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, cùng hoàn thành phiếu học tập. + Yêu cầu 3 HS ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để chọn các câu trả lời đúng cho phiếu. + Gọi HS báo cáo kết quả thực hành. Đáp án. 1 – b; 2 – b; 3 – a; 4 – b; 5 – b. - Nhận xét kết quả thực hành của HS. - Gọi HS đọc lại thông tin trang 28. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - GV nêu các câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ trả lời. - Tiếp nối nhau trả lời. 1. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì? 1. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là một loại vi rút. 2. Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào? 2. Muỗi vằn hút máu người bệnh trong đó có chứa vi rút gây bệnh sốt xuất huyết sau đó lại hút máu người lành, truyền vi rút gây bệnh sang cho người lành. 3. Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? 3. Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, trường hợp nặng có thể gây chết người trong vòng 3 đến 5 ngày. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Hoạt động 2 NHỮNG VIỆC NÊN LÀM ĐỂ PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để trao đổi, thảo luận tìm và nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết. - Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV và ghi các việc nhóm tìm được các phiếu. Ví dụ về các việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết; + Khi đã mắc bệnh sốt xuất huyết; Đi đến cơ sở y tế gần nhất. Uống thuốc, nghỉ ngơi theo yêu cầu của bác sĩ hoặc cán bộ y tế. Nằm trong màn cả ngày và đêm để tránh lây bệnh sang người khác. - Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh. + Cách phòng bệnh sốt xuất huyết: Quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi ở. Đi ngủ phải mắc màn. Diệt muỗi, diệt bọ gậy. Bể nước, chum nước phải có nắp đậy hoặc thả cá. Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh. - Gọi HS nhắc lại những việc nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết. Hoạt động 3 LIÊN HỆ THỰC TẾ - Yêu cầu HS kể những việc gia đình mình, địa phương mình làm để diệt muỗi và bọ gậy theo gợi ý: - 3 đến 5 HS tiếp nối nhau nói về các cách diệt muỗi và bọ gậy. + Gia đình, địa phương em đã làm những gì để phòng chống bệnh sốt rét. Gợi ý: HS có thể nói những việc mà trong tranh minh họa giới thiệu. - Nhận xét HS trình bày. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp, tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ghi lại vào vở, tìm hiểu về bệnh viêm não. & ................... TuÇn: M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 14: phßng bÖnh viªm n·o I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kiến thức: - Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm não. - Biết thực hiện các việc cần làm để phòng bệnh viêm não. * Kĩ năng: - Nêu được tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền bệnh viêm não. * Thái độ: - Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia ngăn chặn muỗi sinh sản và diệt muỗi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh họa trang 30, 31 SGK. - Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + Bệnh sốt xuất huyết do tác nhân nào gây nên? + Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? + Nêu cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết. - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi. + Nhận xét, cho điểm từng HS. - Giới thiệu bài: Bệnh viêm não rất nguy hiểm. Nó không chỉ có khả năng tử vong mà còn có thể để lại di chứng lâu dài. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về bệnh viêm não: Tác nhân gây bệnh, sự nguy hiểm, con đường lây truyền và cách phòng bệnh viêm não. - Lắng nghe. Hoạt động 1 TÁC NHÂN GÂY BỆNH, CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ SỰ NGUY HIỂM CỦA BỆNH VIÊM NÃO - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” trang 30 SGK. + GV chia nhóm HS, phát cho mỗi nhóm 1 lá cờ. - HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm có 6 HS cùng trao đổi, thảo luận để tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi. + GV hướng dẫn cách chơi: Các bạn trong nhóm cùng nhau đọc các câu hỏi và câu trả lời sau đó ghép đôi câu hỏi với câu trả lời tương ứng và ghi kết quả vào 1 tờ giấy. Nhóm nào xong thì phất cờ và mang nộp đáp án cho cô. Nhóm thắng cuộc là nhóm nhanh và đúng nhất. - GV cho các nhóm lên bảng ghi đáp án của mình. - Các nhóm lên ghi theo đúng thứ tự làm xong 1, 2, 3,... - GV đọc đáp án của các nhóm, đồng thời cho HS chọn đáp án đúng nhất. - HS cả lớp cùng trao đổi và thống nhất đáp án đúng: 1.c 3.b 2.d 4.a - GV tuyên dương nhóm thắng cuộc, sau đó yêu cầu HS trả lời theo ghi nhớ của mình các câu hỏi trong bài. - HS trả lời theo tinh thần xung phong. Hoạt động 2 NHỮNG VIỆC NÊN LÀM ĐỂ PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO - Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng quan sát tranh minh họa trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trình bày với nhau. + Người trong hình minh họa đang làm gì? + Làm như vậy có tác dụng gì? - Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về một hình. - 4 HS tiếp nối nhau trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất ý kiến. Hình 1: Bạn nhỏ đang ngủ trong màn. Ngủ trong màn để không bị muỗi đốt, phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não do muỗi truyền bệnh. Hình 2: Bác sĩ đang tiêm cho em bé. Tiêm phòng cho trẻ em là một biện pháp tốt để phòng bệnh viêm não. Hình 3: Một người đang lấy nước từ bể. Bể nước kín, có nắp đậy, có chỗ thoát nước, không để nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng. Chuồng gia súc đẻ xa nhà ở, bể nước để tránh muỗi đốt gia súc rồi lại đốt người. Hình 4: Mọi người đang cùng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chôn rác thải. Làm như vậy để muỗi không có chỗ ẩn nấp và đẻ trứng, đề phòng các bệnh lây truyền do muỗi mang đến. + Theo em, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì? + Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy. Ngủ trong màn. Hoạt động 3 THI TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO - GV nêu tình huống: Bác sĩ Lâm là một bác sĩ của trung tâm y tế dự phòng huyện. Hôm nay bác phải về xã A tuyên truyền cho bà con hiểu và biết cách phòng tránh bệnh viêm não. Nếu em là bác sĩ Lâm em sẽ nói gì với bà con xã A. - GV cho 3 HS thi tuyên truyền trước lớp. Khuyến khích các HS dưới lớp đặt câu hỏi thêm cho bạn. - Cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền hay, đúng, thuyết phục nhất. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ghi lại vào vở, tìm hiểu về bệnh viêm gan A. & ................... ...................
Tài liệu đính kèm: