I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt.
- Lắp được rô bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II ĐỒ DÙNG DAY HỌC.
- Mẫu rô bốt đã lắp sẵn.
- Các bộ phận của rô bốt đã lắp xong ở tiết 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tuần 32 Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2010 Tiết 1: Kĩ thuật Lắp rô bôt (tiết 2) I. mục đích yêu cầu: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt. - Lắp được rô bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành. II Đồ dùng day học. - Mẫu rô bốt đã lắp sẵn. - Các bộ phận của rô bốt đã lắp xong ở tiết 2. III. Hoạt động dạy- học: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học 3p 30p 2p A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu tiết học 2. Các hoạt động Hoạt động 1 : HS thực hành lắp rô bốt - GV cho HS quan sát mẫu rô bốt đã lắp sẵn. + Để lắp được rô bốt, theo em cần phải lắp những bộ phận nào ? - GV yêu cầu HS chuẩn bị các bộ phận đã lắp và thực hành tiếp theo từng bước: a) Lắp ráp rô bốt : Yêu cầu HS lắp ráp từng bộ phận vào với nhau - GV quan sát, giúp đỡ HS. b) Kiểm tra hoạt động của rô bốt : - - GV hướng dẫn HS kiểm tra. Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và đánh giá sản phẩm. - GV nhận xét chung. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Quan sát. + Cần lắp ghép 6 bộ phận : chân rô bốt, thân rô bốt, đầu rô bốt, tay rô bốt, ăng-ten, trục bánh xe. - HS các nhóm chuẩn bị thực hành với các bộ phận đã lắp ghép được ở tiết trước : - HS lắp ráp rô bốt theo các bước trong SGK (chú ý khi lắp thân rô bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác). - HS kiểm tra kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô bốt. - HS dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá trong SGK và đánh giá sản phẩm của bạn. - HS lắng nghe. Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010 Lớp 4A: Tiết 1: khoa học Trao đổi chất ở động vật I- mục đích yêu cầu: - HS biết: Những gì động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống. - Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và thức ăn ở động vật. - HS có hứng thú trong học tập. II- Đồ dùng dạy học: - Hình trang 128- 129 SGK. - Giấy và bút vẽ. III - Hoạt động dạy- học : Tg Hoạt động dạy Hoạt động học 5p 30p 4p A. Kiểm tra bài cũ: - Phân lọai động vật theo thức ăn của chúng.(HSTB) - Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng. (HSKG) - GV đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thệu bài: 2. Giảng bài: a/Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật. - Kể tên những gì được vẽ trong tranh? - Phát hiện những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật( ánh sáng, nước, thức ăn) có trong hình. - Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung( không khí) - Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống. - Quá trình trên được gọi là gì? * GV chốt lại: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, khí ô xi, nước và thải ra chất cặn bã, khí các-bô-níc, nớc tiểu,..... Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường;... b/Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật. Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn Bước 2: Hoạt động nhóm. Bước 3: Trình bày trước lớp - GV nhận xét chốt câu trả lời đúng. C. Củng cố dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học . - GV nhận xét tiết học và dặn dò. - HS trả lời. - HS kể tên. - HS nhận xét ,bổ sung. - GV giới thiệu và ghi tên bài. - Yêu cầu HS quan sát hình 1 trang128 SGK - HS trao đổi nhóm đôi những câu hỏi gợi ý của GV. HS đại diện nhóm phát biểu ý kiến. - HS theo dõi và bổ sung. - HS nhắc lại - HS thảo luận nhóm . - HS vẽ theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật. - Tổ trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trao đổi chất của động vật trong nhóm. - Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm trước lớp. - HS theo dõi , bổ sung. - HS nhắc lại phần ghi nhớ. Tiết 2 : địa lí Khai thác khoáng sản và hảI sản ở vùng biển việt nam I. mục đích yêu cầu: - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo. - Biết chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam vị trí khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam. - Giáo dục học sinh yêu quê hương đát nước, tự hào về sự giàu có của vùng biển Việt Nam. II. đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh phóng to các hình vẽ trong SGK. - Bảng nhóm. . . III. các hoạt động dạy- học: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học 5p 30p 5p A. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu 2 HS lên bảng chỉ bản đồ vị trí biển Đông, vịnh Hạ Long, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, đảo . . . - GV đánh giá, cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung bài. a/ Khai thác khoáng sản. - GV yêu cầu thảo luận nhóm, hoàn thiện bảng đã cho . - Yêu cầu HS các nhóm trình bày. - GV KL: Việc khai thác dầu mỏ và khí đốt, tính tới nay, nước ta đã khai thác hơn 100 triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khố khí, phục vụ cả trong nước và xuất khẩu.Nay đang tiến hành xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi. b/Đánh bắt và nuôi trồng hải sản: - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời. + Hãy kể tên các sản vật biển của nước ta?(HSTB) + Em có nhận xét gì về nguồn hải sản của nước ta?(HSKG) + Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản nước ta diễn ra như thế nào? ở những địa điểm nào? - GV kết hợp chỉ bản đồ. - GV nghe, chốt: * GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời: + Xây dựng quy trình khai thác cá biển?(HSKG) + Theo em, nguồn hải sản có vô tận không? Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến nguồn hải sản đó? (HSKG) + Em hãy nêu ít nhất 3 biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản của nước ta? - GV nghe, nhận xét câu trả lời của các nhóm. c/Tổng hợp kiến thức: - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, hoàn thiện bảng kiến thức tổng hợp dưới đây: - Đại diện cặp đôi lên điền vào bảng kiến thức - GV tổ chức thi đua giữa các dãy HS lên trình bày về nội dung, kiến thức vừa học. - Nhóm nào trình bày đủ, đúng các ý chính, vừa kết hợp chỉ bản đồ sẽ thắng cuộc. C. Củng cố, dặn dò: - HS nêu ghi nhớ của bài. - GV nhận xét,đánh giá tiết học. - 2HS lên thực hiện - HS nhận xét, bổ sung. - HS mở SGK - HS nhóm trao đổi, đại diện nhóm trình bày trước lớp. - HS các nhóm nhận xét, bổ sung. TT Khoáng sản chủ yếu Địa điểm khai thác Phục vụ ngành sản xuất 1 Dầu mỏ và khí đốt Thềm lục địa ven biển gần Côn Đảo Xăng dầu, khí đốt, nhiên liệu 2 Cát trắng Ven biển Khánh Hoà và một số đảo ở Quảng Ninh Công nghiệp thuỷ tinh - HĐ cá nhân. + Cá biển: Cá thu, cá chim, cá hồng, tôm, mục, bào ngư, sò. . . + Nguồn hải sản nước ta vô cùng phong phú và đa dạng. + Hoạt động đánh bắt cá và khai thác hải sản nước ta diễn ra khắp vùng biển kể từ Bắc vào Nam. Nhiều nhất là các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang. - HS lớp tiến hành thảo luận nhóm, trả lời, nhận xét, bổ sung. - Kết quả quy trình khai thác cá biển. Chế biến cá đông lạnh Khai thác cá biển Đóng gói cá đã chế biến Xuất khẩu Chuyên chở sản phẩm + Nguồn hải sản không vô tận. Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn hải sản như: Khai thác bừa bãi, không hợp lý, làm ô nhiễm môi trường biển, để dầu loang. . . + Giữ vệ sinh môi trường biển; Không xả rác, dầu xuống biển; Đánh bắt, khai thức theo quy định, hợp lý. - Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. - Đại diện cặp đôi lên điền vào bảng kiến thức. - Thi giữa các dãy, tổ. - HS nêu ghi nhớ. Tiết 3 : kĩ thuật Thêu móc xích( tiết 2) I. mục đích yêu cầu: - HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích. - Thêu được các mũi thêu móc xích. - HS hứng thú học thêu. II. đồ dùng dạy học: - Mẫu thêu móc xích bằng len. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:Mảnh vải sợi bông,len ,chỉ thêu các màu,kim III. các hoạt động dạy- học: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học 3p 30p 3p A- Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - GV nhận xét B- Bài mới: * Giới thiệu bài . * Các hoạt động. 1- HS thực hành thêu móc xích. - Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích (thêu 2-3 mũi )(HSTB) - GV nhận xét và củng cố kĩ thuật thêu các bước: +Bước 1:Vạch dấu đường thêu. +Bước 2:Thêu móc xích theo đường vạch dấu - GV nhắc lại và hướng dẫn một số điểm cần lưu ý đã nêu ở tiết 1. - GV nêu yêu cầu và thời gian hoàn thành sản phẩm. - GV quan sát ,chỉ dẫn và uốn nắn cho những HS còn lúng túng hoặc thực hiện thao tác chưa đúng kĩ thuật. 2- GV đánh giá kết quả thực hành của HS. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá: + Thêu đúng kĩ thuật. + Các vòng chỉ của các mũi thêu móc vào nhau như chuỗi móc xích . + Đường thêu phẳng ,không bị dúm. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. - GV nhận xét một số bài của HS. C- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét, đánh giá giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau:kim,chỉ, vải... - HS đặt các dụng cụ đã chuẩn bị lên bàn. - Đọc tên bài. - 2-3 HS nhắc lại các bước thêu móc xích. - HS lắng nghe. - HS thực hành thêu móc xích theo đúng quy trình đã học. - HS trưng bày sản phẩm. - Nhận xét bài của các bạn theo các tiêu chuẩn GV đã đưa ra. - HS lắng nghe bài.
Tài liệu đính kèm: