Bài 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI
I. MỤC TIÊU:
* Giúp HS:
1. Làm quen với tranh vẽ của thiều nhi.
2. Tập quan sát, mô tả những hình ảnh, màu sắc trên tranh.
3. Yêu thích vẽ tranh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sưu tầm một số tranh cảnh thiếu nhi vui chơi (ở sân trường, vào ngày lễ, ở công viên).
2. Học sinh: Đồ dùng học vẽ: Vở tập vẽ, bút màu, bút chì, tẩy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp:
- GV và HS thống nhất một số quy định chung của môn học.
2. Kiểm tra đồ dùng môn hoc:
- Hướng dẫn HS cách bảo vệ và sử dụng đồ dùng học tập.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
- GV:Treo các tranh ảnh đã chuẩn bị lên bảng và giới thiệu cho HS biết đây là tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi, sau đó kể cho HS nghe về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi và những địa điểm các em thường vui chơi.
- Cho HS kể về những trò chơi mà em thích.
- GV kết luận: Chủ đề này rất đa dạng. Bài hôm nay chúng ta cùng xem hai bức tranh vẽ về chủ đề này.
`Kế hoạch tuần 1 Thứ ngày Lớp Tiết Bài Tên bài dạy Thứ 3 23/8/2008 1A3 3 1 Xem tranh thiếu nhi vui chơi 1A4 4 1 Xem tranh thiếu nhi vui chơi Thứ 3 ngày 23 tháng 8 năm 2008. Bài 1: Xem tranh thiếu nhi vui chơi I. Mục tiêu: * Giúp HS: 1. Làm quen với tranh vẽ của thiều nhi. 2. Tập quan sát, mô tả những hình ảnh, màu sắc trên tranh. 3. Yêu thích vẽ tranh. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Sưu tầm một số tranh cảnh thiếu nhi vui chơi (ở sân trường, vào ngày lễ, ở công viên). 2. Học sinh: Đồ dùng học vẽ: Vở tập vẽ, bút màu, bút chì, tẩy... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định lớp: - GV và HS thống nhất một số quy định chung của môn học. 2. Kiểm tra đồ dùng môn hoc: - Hướng dẫn HS cách bảo vệ và sử dụng đồ dùng học tập. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: - GV:Treo các tranh ảnh đã chuẩn bị lên bảng và giới thiệu cho HS biết đây là tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi, sau đó kể cho HS nghe về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi và những địa điểm các em thường vui chơi. - Cho HS kể về những trò chơi mà em thích. - GV kết luận: Chủ đề này rất đa dạng... Bài hôm nay chúng ta cùng xem hai bức tranh vẽ về chủ đề này. * Hoạt động 1: Xem tranh: - GV: Hướng dẫn HS xem lần lượt từng tranh trong vở: + Tranh " Đua thuyền". - GV: Giới thiệu tên tranh, tên người vẽ và sơ lược nội dung tranh. - Nêu câu hỏi gợi ý để HS quan sát, biết hình ảnh chính trong tranh và các màu sắc chính được dùng trong tranh. - GV: Hỏi thêm để HS tự cảm thấy vẽ đẹp của tranh: Mọi người trong tranh đang làm gì ?. Xem bức tranh này em có thích không ?. vì sao? Cho 2 - 3 HS giỏi trả lời. - Cho HS tập nói về những hình ảnh mà mình quan sát được (2 - 3 em). - GV: Kết luận nội dung tranh: - GV hướng dẫn HS xem tranh "Bể bơi ngày hè" tương tự. - Lưu ý: ở tranh này giới thiệu để HS tìm ra hình ảnh chính, hình ảnh phụ của tranh. Vị trí của hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh. * Hoạt động 2: Nhận xét - đánh giá: - GV: Nhận xét chung về tiết học. - Khen ngợi những học sinh học tập tích cực. 4. Dăn dò: - Các em về nhà sưu tầm thêm tranh HS vui chơi. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để học bài sau. Kế hoạch tuần 2 Thứ ngày Lớp Tiết Bài Tên bài dạy Thứ 3 29/8/2008 1A3 3 2 Vẽ nét thẳng 1A4 4 2 Vẽ nét thẳng Thứ 3 ngày 29 tháng 8 năm 2008. Bài 2: Vẽ nét thẳng I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Nhận biết được các loại nét thẳng .Biết cách vẽ các loại nét thẳng. 2. Biết cách vẽ phối hợp các loại nét thẳng để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích. 3. Thích sáng tạo ra cái đep. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Một số hình ảnh có nét thẳng. - Một số bài vẽ kết hợp các loại nét thẳng. 2. Học sinh: Đồ dùng học vẽ. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: - GV dùng các hình ảnh nét thẳng để giới thiệu trực tiếp vào bài. * Hoạt động 1: Quan sát nhận sét: - GV vẽ từng loại nét thẳng lên bảng đồng thời giới thiệu cho HS biết tên từng loại nét. Lưu ý HS: trong môn vẽ nét thẳng không dùng thước để kẻ mà dùng tay tự điều khiển cho thẳng. - Cho một số HS nhắc lại đúng tên các loại nét thẳng: nét dọc, nét ngang, nét xiên, nét gấp khúc... - Gợi ý cho HS tìm ra các loại nét trong thiên nhiên... - GV kết luận: Nét thẳng có nhiều loại, có ở nhiều nơi... Khi vẽ tranh nếu biết kết hợp các loại nét thẳng với nhau sẽ tạo ra những bức tranh đẹp. * Hoạt động 2: Cách vẽ nét thẳng: - GV vẽ nét ngang lên bảng trực tiếp cho HS quan sat sau đó đánh dấu mũi tên cùng chiều và hỏi HS cách vẽ. Cho một số HS nêu cách vẽ (Vẽ từ trái sang phải). - GV kết luận: Vẽ nét ngang vẽ thẳng từ trái sang phải. - GV hướng dẫn HS vẽ các nét còn lại tương tự. - GV cho HS xem tranh vẽ và giới thiệu cho HS nhận ra sự sáng tạo kết hợp các loại nét vẽ tạo ra những bức tranh đẹp. * Hoạt động 3: Thực hành. -GV nêu yêu cầu bài thực hành trong vở và gợi ý HS cách vẽ. - HS thực hành vẽ vào vở, GV theo dõi gợi ý HS cách vẽ. * Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. - GV chọn ra 3 loại bài để hướng dẫn HS cùng nhận xét đánh giá, xếp loại. Khen ngợi những HS học tập tích cực , có bài vẽ HTT. 3. Dặn dò: - Về nhà tiếp tục học vẽ để tạo ra những bức tranh đẹp. - Chuẩn bị đủ màu cho bài học tiết sau. Kế hoạch tuần 3 Thứ ngày Lớp Tiết Bài Tên bài dạy Thứ 3 10/9/2008 1A3 3 3 Màu và vẽ màu vào hình đơn giản 1A4 4 3 Màu và vẽ màu vào hình đơn giản Thứ 3 ngày 10 tháng 9 năm 2008. Bài 3: màu và vẽ màu vào hình đơn giản. I. Mục tiêu: - Giúp HS: 1. Nhận biết 3 màu: đỏ, vàng, lam là 3 màu cơ bản (3 màu gốc). 2. Biết vẽ màu hợp lí vào các hình đơn giản. 3. Yêu thích vẻ đẹp của màu sắc. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Một số tranh ảnh 3 màu: Đỏ, vàng, lam. Một số đồ vât hoặc tranh, ảnh hoa, lá, quả có 3 màu này. - Bài vẽ đẹp của HS lớp trước. 2. Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.ổn định lớp. 2. Bài cũ: - GV vẽ lên bảng các loại nét đã học và hỏi HS tên từng loại nét và cách vẽ. - Cho 2 - 3 HS trả lời, HS khác nhận xét. 3.Bài mới: * Giới thiệu bài: - GV cho HS xem hình vẽ 3 màu để HS nhận ra 3 màu đã học và phân biệt rõ từng màu trên hình, kết hợp giới thiệu bài. * Hoạt động1: Quan sát, nhận xét: - GV yêu cầu HS quan sát (Hình 1) trong vở nêu tên màu của các đồ vật. Cho HS khác nhận xét. - Cho HS xem một số tranh và yêu cầu HS tìm ra những hình ảnh nào có màu: Đỏ, vàng, lam. - Yêu cầu HS kể ra một số đồ vật có màu: Đỏ, vàng, lam. - GV kết luận: 3 màu đỏ, vàng, lam là 3 màu gốc hay còn gọi là 3 màu cơ bản. Cho một số HS nhắc lại để ghi nhớ. *Hoạt động 2: Cách vẽ: -GV dùng câu hỏi gợi ý để hướng dẫn HS cách tô màu vào hình 2, 3, 4 trong vở tập vẽ hợp lí. -Yêu cầu HS tìm ra 3 màu gốc có trong hộp màu để chuẩn bị tô. - GV nhắc HS tô màu không chờm ra ngoài, cho HS xem một số bài tô màu đẹp của HS lớp trước. *Hoạt động 3:Thực hành: - GV nêu yêu cầu của bài thực hành trong vở. - HS thực hành vẽ vào vở, GV theo dõi, gợi ý để HS làm bài tốt hơn. *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - GV nhận xét bài cụ thể ở từng nhóm chó rõ, sau đó xếp loại. - Nhận xét chung tiết học, khen ngợi một số HS có bài vẽ đẹp. 4. Dặn dò: - Quan sát hình tam giác, các đồ vật có dạng hình tam giác để chuẩn bị bài sau Kế hoạch tuần 4 Thứ ngày Lớp Tiết Bài Tên bài dạy Thứ 3 16/9/2008 1A3 3 4 Vẽ tam giác 1A4 4 4 Vẽ tam giác Thứ 3 ngày 16 tháng 9 năm 2008 Bài 4: Vẽ tam giác I. Mục tiêu: -Giúp HS : 1. Nhận biết được hình tam giác. Biết cách vẽ hình tam giác. 2. Vẽ được hình tam giác, từ hình tam giác có thể vẽ kết hợp hình khác thành bức tranh về biển. 3. Yêu thích học vẽ các hình trong thiên nhiên. II. Chuẩn bị: - GV: Một số đồ vật có dạng hình tam giác: Khăn quàng đỏ, e ke, 3 hình tam giác bằng giấy bìa màu đỏ, vàng, lam. - Bài vẽ HS lớp trước. - HS: Đồ dùng học vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định lớp: 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: - Cho HS xem 3 hình tam giác bằng giấy bìa màu đã chuẩn bị, yêu cầu HS gọi tên màu ở mỗi hình. - GV cho HS khác nhận xét kết hợp giới thiêu bài và giới thiệu hình tam giác *Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - GV cho HS xem một số đồ vật đã chuẩn bị và nêu tên các đồ vật sau đó GV gợi ý để HS biết các đồ vật này đều có dạng hình tam giác. - Yêu cầu HS tìm thêm trong tự nhiên có những vật gì có dạng hình tam giác ?. (Cánh buồm, mái nhà, khăn quàng đỏ...) - GV kết luận:Có nhiều vật, loài vật,đồ vật,có dạng hình tam giác... * Hoạt động 2: Cách vẽ: - GV cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ có đánh mũi tên và giới thiệu cách vẽ lần lượt từng nét: Vẽ từ bên phải sang, vẽ từ trên xuống, cho 3 nét chạm nhau khép kín. - GV vẽ cụ thể lên bảng 3 nét khép kín cho HS quan sát. - GV hướng dẫn HS cách vẽ kết hợp hình tam giác và các hình khác để tạo ra bức tranh có thuyền, biển, cá, núi... * Hoạt động 3: Thực hành: - GV nêu yêu cầu trong vở và dùng câu hỏi gợi ý để HS biết cách hoàn thành bài vẽ. - HS thực hành vẽ, GV quan sát giúp đỡ HS yếu. *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài HS đã hoàn thành gợi ý cho cả lớp cùng nhận xét, xếp loại cho từng bài vẽ. - Nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ hoàn thành tốt. 3. Dặn dò: - Về nhà tiếp tục tập vẽ và quan sát các vật có dạng nét cong để chuẩn bị bài cho tiết học sau. Kế hoạch tuần 5 Thứ ngày Lớp Tiết Bài Tên bài dạy Thứ 3 23/9/2008 1A3 3 5 Vẽ nét cong 1A4 4 5 Vẽ nét cong Thứ 3 ngày 23 tháng 9 năm 2008. Bài 5: vẽ nét cong. I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Nhận biết nét cong. 2. Biết cách vẽ nét cong. Vẽ đươc hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích. 3. Biết đươc vẻ đẹp của những vật có nét cong mềm mại. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Một số đồ vật có dạng hình tròn: quả,lá cái đĩa... - Một vài bài vẽ cây, dòng sông, con vật ... có dùng nét cong. - Bài vẽ của HS lớp trước. 2. Học sinh: Đồ dùng học vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: - GV dùng các hình vẽ để giới thiệu cho HS biết nét cong...sau đó giới thiệu bài vẽ nét cong. * Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét: - GV cho HS xem các hình vẽ cây, dòng sông, con vật...Tìm ra bộ phận nào được vẽ bằng nét cong?. (vòm cây, sông uốn lượn, đầu và thân con vật...) - Cho HS tìm xem trong tự nhiên có vật gì dạng nét cong ?. (quả, lá, cái đĩa....) - Cho HS xem một số đồ vật đã chuẩn bị có dạng cong tròn: đĩa, quả... - GV kết luận: Thâu tóm lại các ý trên và nhấn mạnh nét cong khi dùng vẽ các vật, làm cho tranh, hình ảnh trong tranh sinh động và mềm mại hơn. * Hoạt động 2: Cách vẽ. - GV yêu cầu HS quan sát kĩ cách vẽ lá, hoa, quả... của cô giáo trên bảng bằng cách kết hợp các nét cong. - Sau đó GV vẽ kết hợp các loại nét nhưng có dùng nhiều nét cong (vừa vẽ vừa giới thiệu cho HS quan sát) để tạo thành một bức tranh có cây ăn quả, có cây hoa... * Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho HS xem một số hình cây, hoa, quả, dòng sông, dãy núi... của HS lớp trước vẽ và gợi ý cho HS học tâp ... vuông đơn giản lên bảng hướng dẫn HS quan sát để các em thấy được: + Vẻ đẹp của những hình vuông trang trí. + Có nhiều cách vẽ hình và vẽ màu khác nhau để trang trí hình vuông. + GV chỉ cụ thể trên hình cho HS rõ: Các hình giống nhau trong hình vuôn thì vẽ bằng nhau. + Có thể vẽ màu nền trước màu hình sau.Các hình giống nhau, bằng nhau vẽ cùng một màu. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. - GV cho HS xem hình trong vở và nêu yêu cầu bài vẽ: + Vẽ hình: Vẽ tiêp các cánh hoa còn lại trong hình. + Vẽ màu:Tìm chọn hai màu khác nhau để vẽ. + Màu của bốn cách hoa, + Màu nền. + Yêu cầu vẽ màu:Nên vẽ cùng một màu ở bốn cách hoa trước.Vẽ màu cho đều không ra ngoài hình vẽ. * Hoạt động 3: Thực hành: - Trước khi HS thực hành vẽ GV cho HS xem một số bài vẽ đẹp của HS lớp trước để cách em tham khảo. - HS thực hành vẽ, GV theo giõi giúp đỡ: Cách vẽ hình sao cho cân đối đều. Vẽ màu theo ý thích và vẽ hợo lí. * Hoạt động4: Nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn HS nhận xét các bài vẽ theo nhóm về: + Cách vẽ hình: đều, cân đối + Vẽ màu sắc: đều tươi sáng. - Cho HS chọn ra bài vẽ đẹp của nhóm. - GV nhận xét đánh giá tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. 3. Dặn dò: Về nhà quan sát con gà và sưu tầm tranh vẽ con gà để chuẩn bị bài sau. Kế hoạch Tuần 19 Thứ ngày Lớp Tiết Bài Tên bài dạy Thứ Năm 31/12/2008 1A3 3 18 Vẽ gà 1A4 4 18 Vẽ gà Thứ Năm ngày 31 tháng 12 năm 2008 Bài 19: vẽ gà I. Mục tiêu: * Giúp HS. 1. Nhận biết hình dáng các bộ phận của gà trống, mái. 2. Biết cách vẽ con gà. 3.Vẽ được một con gà và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh ảnh gà trống, mái. Hình hướng dẫn cách vẽ con gà. 2. Học sinh: Đồ dùng học vẽ. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu. 1. ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng dạy học. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài: GV treo tranh ảnh các con gà đã chuẩn bị để giới thiệu bài qua câu hỏi gợi ý: Em cho cô biết đây là con gì ?. ở gia đình em có nuôi gà không?. Nuôi gà để làm gì ?... Cho HS trả lời, GV kết luận và giới thiệu bài Vẽ gà. * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - GV hướng dẫn HS quan sát các loại gà và mô tả để HS phân biệt đươc hình dánh của con gà trống khác gà mái. + Con gà trống : Màu lông rực rỡ; Màu đỏ, đuôi dài cong,cánh khoẻ; Chân to cao, mắt tròn, mỏ vàng; Dáng đi oai vệ. + Con gà mái:Màu nhỏ, lông ít màu hơn, đuôi và chân ngắn. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS các vẽ con gà. - GV yêu cầu HS quan sát hình gợi ý cách vẽ và nêu câu hỏi: Vẽ con gà như thế nào?( cho HS trả lời theo nhận thức của mình) - GV vẽ phác lên bảng các bộ phận chính của con gà, các nét chi tiết và lưu ý HS vẽ màu theo ý thích.( có thể vẽ 2 - 3 tư thế của con gà khác nhau) * Hoạt động 3: Thực hành: - Trước khi HS thực hành GV cho HS xem bài vẽ của bạn HS A Bọt để lưu ý các em vẽ con gà phù hợp với phần giấy và có thể vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động. - HS thực hành, GV theo gõi gợi ý cho những HS yếu có thể vẽ đủ các bộ phận của con gà là đạt yêu cầu, và vẽ màu theo ý thích. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: Kế hoạch Tuần 20 Thứ ngày Lớp Tiết Bài Tên bài dạy Thứ Năm 08/ 01/2009 1A3 3 20 Vẽ hoặc nặn quả chuối 1A4 4 20 Vẽ hoặc nặn quả chuối Thứ Năm ngày 8 tháng 1 năm 2009 Bài 20: vẽ hoặc nặn quả chuối I. Mục tiêu: * Giúp HS: 1. Tập nhận biết đặc điểm về hình khối, màu sắc của quả chuối. 2. Vẽ được quả chuối gần giống với mẫu thật. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh ảnh về các loại quả: chuối. ớt, dưa chuột, dưa gang... - Vài quả chuối thật. - Bài vẽ của HS lớp trước. 2. Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu. 1. ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV cho HS xem tranh, ảnh các loại quả đã chuẩn bị hướng dẫn cả lớp cùng quan sát để thấy được sự khác nhau về: - Hình dáng; - Màu sắc. GV giới thiệu bài vẽ quả chuối. * Hoạt động1: Quan sát, nhận xét: - GV hướng dẫn cả lớp quan sát quả chuối thật để các em biế: + Các bộ phận của quả chuối: cuống, thân, núm. + Hình dáng:hơi cong... + Màu sắc của nó: Màu xanh khi còn xanh. Màu vàng khi đã chín. - Cho HS nói về quả chuối em đang quan sát. * Hoạt động2: Cách vẽ quả chuối: - GV vừa giới thiệu cách vẽ đồng thời vẽ lên bảng cho HS quan sát: + Vẽ hình dáng quả chuối trước. + Vẽ thêm cuống, núm... cho giống với quả chuối hơn. + Vẽ màu theo ý thích, có thể vẽ màu xanh hoặc vàng. - Gợi ý HS có thể vẽ2-3 qủa phù hợp với phần giấy. * Hoạt động3: Thực hành. - GV nêu yêu cầu thực hành trong vở tập vẽ. - Trước khi HS thực hành GV cho HS xem bài vẽ của HS lớp trước để các em tham khảo. - HS thực hành vẽ, GV theo dõi hướng dẫn HS vẽ hình phù hợp với phần giấy và có thể vẽ trang trí thêm( đối với HS giỏi). *Hoạt động4: Nhận xét, đánh giá: - GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài HS đã hoàn thành về: + Hình dáng chung có giống quả chuối không. + Những chi tiết, những đặc điểm, màu sắc của quả chuối. - Cho HS tự chon ra bài vẽ đẹp. - GV nhận xét, xếp loại bài vẽ của HS.. - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ tiến bộ. 3. Dặn dò: - Tập quan sat các loại quả cay để thấy sự khác nhau của chúng. - Chuẩn bị bài sau. Kế hoạch Tuần 21 Thứ ngày Lớp Tiết Bài Tên bài dạy Thứ Năm 15/ 01/2009 1A3 3 21 Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh 1A4 4 21 Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh Thứ Năm ngày 15 tháng 01 năm 2009 Bài 21: vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh I. Mục tiêu: Giúp HS: 1.Củng cố cách vẽ màu. 2. Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích. 3.Thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương. II. Chuẩn bị: 1. GV:- Một số tranh ảnh phong cảnh. - Một số tranh phong cảnh của HS lớp trước. 2. HS: Đồ dùng học vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng của HS. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài: GV gắn các tranh, ảnh đã chuẩn bị lên bảng và giới thiệu cho HS biết đây là tranh vẽ về các cảnh đẹp của quê hương...và giới thiệu vào bài mới: Vẽ màu vào hình vẽ phonh cảnh. * Hoạt động1: Giới thiệu tranh,ảnh. - GV cgợi ý cho HS xem tranh, ảnh theo câu hỏi gợi ý để nhận biết: + Đây là cảnh gì?( cảnh phố, cảnh biển, cảnh miền núi...) + Tranh phông cảnh cos những hình ảnh nào? (nhà cửa, cây cối,....) + Màu sắc chính trong tranh phông cảnh là màu gì?( có thể dùng trong từng trường hợp...) - GV tóm tắt: Nước ta có rất nhiều cảnh đẹp như cảnh biển, cảnh phố phừơng , cảnh đồng quê...B ây giờ chúng ta sẽ vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi. * Hoạt đông2: Hướng dẫn cách vẽ màu vào hình. - GV hướng dẫn HS nhận ra các hình vẽ có trong tranh: + Tranh vẽ những hình ảnh gì?( cho HS khá, giỏi nêu, HS yếu nhắc lại:hình ngôi nhà sàn, hình dãy núi, hình hai người, hình cây) + Đây là tranh vẽ về miền nào? ( miền núi). - GV hướng dẫn HS các vẽ màu: + Em thích vẽ hình ngôi nhà sàn bằng nhưỡng màu gì? + Em thích tô màu gì cho núi, cho cây? + Em sẽ tô màu gì cho trang phục của hai người dân tộc? - GV kết luận: em có thể vẽ màu theo ý thích, không nhất thiết phải tô màu đều, nên có hỗ đậm chỗ nhạt. * Hoạt đông3: Thực hành: - GV nêu yêu cầu HS tự chon màu để vẽ vào hình có sẵn. - HS thưc hành vẽ màu, GV theo giõi gợi ý giúp đỡ HS yếu tô màu không bị chờm ra ngoài, dựa vào hình vừa tô để tô hình bên cạnh. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - GV gợi ý hướng dẫn HS nhận xét theo nhóm về cách vẽ màu, chọn ra bài vẽ đẹp có màu sắc phong phú, màu vẽ có đậm, có nhạt. - GV nhận xét và xếp loại các bài vẽ của HS. - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS có tiến bộ. 3. Dặn dò. Quan sát các vật nuôi trong nhànhư:trâu, bò, chó, mèo, gà, lợn... về hình dáng, các bộ phận và màu sắc. Kế hoạch Tuần 22 Thứ ngày Lớp Tiết Bài Tên bài dạy Thứ Năm 21/ 01/2009 1A3 3 22 Vẽ vật nuôi trong nhà 1A4 4 22 Vẽ vật nuôi trong nhà Thứ Năm ngà 21 tháng 01 năm 2009 Bài 22: vẽ vật nuôi trong nhà I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Nhận biết được hình dáng, đặc điểm màu sắc một vài con vật nuôi trong nhà. 2. Biết cách vẽ con vật quen thuộc. Vẽ được hình và vẽ màu con vật theo ý thích. 3. Yêu thích con vật nuôi trong nhà. II. Đồ dùng dạy học. 1. GV: - Một số tranh ảnh con vật nuôi trong nhà: gà, thỏ, mèo... - Hình hướng dãn cách vẽ con vật. - Một số bài vẽ con vật đẹp của HS lớp trước. 2. HS: Đồ dùng học vẽ. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu. 1. ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng của HS. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV dùng câu hỏi : Gia đình em nuôi những con vật gì?( cho3-4 HS trả lời). Sau đó kết luận và giới thiêu bài Vẽ con vật nuôi trong nhà. * Hoạt đông1: Giới thiệu các con vật: - GV giới thiệu hình ảnh các con vật và gợi ý để HS nhận ra: + Tên các con vậy. + Các bộ phận của chúng: Đầu, mình, chân, đuôi... - Yêu cầu HS kể thêm về những con vật nuôi khác: trâu, lợn, chó, mèo, thỏ, gà... * Hoạt động2: Hướng dẫn HS cách vẽ con vật. - GV cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ và giới thiệu cách vẽ: + Vẽ hình các bộ phân chính trước. + Vẽ các chi tiêt nối các bộ phận chính. + Chỉnh sửa hình cho giống con vật . + Vẽ màu theo ý thích. - Gv vẽ gợi ý cụ thể hình2-3 con vật cho HS quan sát trên bảng. - Cho HS xem một số bài vẽ con vật đẹp của HS lứp trước để tham khảo trược khi vẽ. * Hoạt động3: Thực hành: - Gv gợi ý HS làm bài tập cụ thể: + Vẽ một hoặc hai con vật nuôi theo ý thích của mình. Vẽ to vừa với khổ giấy. + Vẽ con vât có các dáng khác nhau. + Có thể vẽ thêm một vài hình ảnh khác như nhà, cây hoa cho tranh sinh động hơn. + Vẽ màu theo ý thích. - HS thực hành vẽ theo ý thích. * Hoạt động3:Nhận xét, Đánh giá: - GV gợi ý cho HS nhận xét một số bài vẽ đã hoàn thành về: + Hình vẽ. + Màu sắc. - Yêu cầu HS tìm ra bài vẽ mình yêu thích. - Gv kết luận, nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS có bài vẽ tiến bộ. 3. Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh các con vật, để chuẩn bị bài sau. Kế hoạch Tuần 23 Thứ ngày Lớp Tiết Bài Tên bài dạy Thứ Năm 21/ 01/2009 1A3 3 23 Xem tranh các con vật 1A4 4 23 Xem tranh các con vật Thứ Năm ngà 21 tháng 01 năm 2009 Bài 23: Xem tranh các con vật I. Mục tiêu: Giúp HS: n
Tài liệu đính kèm: