Giáo án môn Tập đọc lớp 1 - Bài: Bàn tay mẹ + Bài: Cái bống + Bài: Vẽ ngựa

Giáo án môn Tập đọc lớp 1 - Bài: Bàn tay mẹ + Bài: Cái bống + Bài: Vẽ ngựa

I. Mục tiêu

Đọc: - HS đọc đúng, nhanh cả bài Bàn tay mẹ

Luyện đọc các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương

 Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm và dấu phẩy.

Ôn các tiếng có vần an, at

Tìm được tiếng có vần an trong bài.

Tìm được tiếng có vần an, at ngoài bài

Hiểu - Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu được tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn.

Hiểu được các từ ngữ : rám nắng, xương xương.

 4- HS chủ động nói theo đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh.

II. Đồ dùng dạy học

 Tranh bài “ Bàn tay mẹ” - Bộ chữ học vần.

 - Chép sẵn bài “Bàn tay mẹ ” ở bảng lớp.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 13 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 5756Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc lớp 1 - Bài: Bàn tay mẹ + Bài: Cái bống + Bài: Vẽ ngựa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn : Tập đọc	
Bài: Bàn tay mẹ
I. Mục tiêu
Đọc: - HS đọc đúng, nhanh cả bài Bàn tay mẹ
Luyện đọc các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương
 Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm và dấu phẩy.
Ôn các tiếng có vần an, at
Tìm được tiếng có vần an trong bài.
Tìm được tiếng có vần an, at ngoài bài
Hiểu - Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu được tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn.
Hiểu được các từ ngữ : rám nắng, xương xương.
 4- HS chủ động nói theo đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh.
II. Đồ dùng dạy học
 Tranh bài “ Bàn tay mẹ” - Bộ chữ học vần.
 - Chép sẵn bài “Bàn tay mẹ ” ở bảng lớp.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phương tiện
Tiết 1
5’
I) Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 1 HS đọc bài và TLCH: Bạn Giang viết những gì lên nhãn vở?
- GV gọi 1 HS đọc bài và TLCH: Bố Giang khen bạn ấy thế nào?
*Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
- GV nhận xét và cho điểm.
-1HS đọc và TLCH
-1HS đọc và TLCH
sgk
2’
II) Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
GV treo tranh : Tranh vẽ gì?
GV: Bạn nhỏ yêu nhất đôi bàn tay mẹ, vì sao vậy? Các con hãy đọc bài Bàn tay mẹ để biết được điều đó nhé. 
-GV treo tranh 
-Gv nêu câu hỏi
+Mẹ đang vuốt má em bé..
-GV ghi đầu bài
-HS trả lời
tranh
30’
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
a) GV đọc mẫu lần 1: Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm.
-GV đọc mẫu lần 1
- HS quan sát và lắng nghe.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc
* Luyện các tiếng, từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương
- GV gạch dưới các từ ngữ luyện đọc và gọi HS đọc
-GV: Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV gạch dưới các từ ngữ luyện đọc và gọi HS đọc
- HS đọc bài: 3-5 HS đọc cá nhân, phân tích tiếng từ, 
- Cả lớp đồng thanh.
* Luyện đọc câu
- GV gọi HS đọc 
-GV gọi HS đọc 
- Mỗi câu 2 HS đọc
-Cho từng dãy đọc nối tiếp cả bài.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
Bảng phụ
 * Luyện đọc đoạn, bài.
Đoạn 1: “ Bình....là việc”
Đoạn 2: “Đi làm ... lót đầy”
Đoạn 3: “ Bình ... của mẹ”
-3HS đọc
-3 HS đọc
-3HS đọc
-3 HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 1 đoạn 
* Đọc cả bài
- GV gọi HS đọc cả bài.
-2 HS đọc cả bài 
– Cả lớp đồng thanh
* Thi đọc trơn cả bài
-GV nhận xét, cho điểm.
-Mỗi tổ cử 1 HS đọc, 1 HS chấm điểm.
3. Ôn các vần an, at
a) Tìm các tiếng trong bài có vần an, at.
- Trong bài này tiếng nào có vần an?
+ bàn
-HS đọc và phân tích tiếng trên.
b) Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at
- GV treo tranh mỏ than và hỏi: Tranh vẽ gì?
- Gv cho HS tìm tiếng có vần an, at
- GV cho HS đọc đồng thanh các tiếng tìm được.
- GV treo tranh mỏ than và hỏi.
+ mỏ than 
-HS trả lời
-HS đọc và phân tích từ con nai
- HS tìm tiếng có an, at và ghép bằng bộ đồ dùng 
- HS đọc đồng thanh.
Nghỉ 5’
Tiết 2
33’
4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc 
GV đọc toàn bài lần 2 rồi yêu cầu HS đọc bài theo đoạn, trả lời câu hỏi của từng đoạn.
- GV đọc toàn bài lần 2
- HS đọc bài theo đoạn, trả lời câu hỏi của từng đoạn.
- HS đọc bài
+ GV gọi 2 HS đọc đoạn 1 và đoạn 2
 - Bàn tay mẹ đã làm gì cho chị em Bình?
GV gọi 3 HS đọc 
-GV hỏi.
+Mẹ đi chợ, nấu cơm. tắm giặt cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.
- 2 HS đọc
-HS trả lời
+ GV gọi 3 HS đọc đoạn 2 
- Bàn tay mẹ Bình như thế nào?
 - Con hiểu thế nào là “gầy gầy, xương xương” ?
- GV cho HS đọc cả bài.
- Nhận xét và cho điểm.
-GV gọi 3 HS đọc 
-GV hỏi.
+ Bàn tay mẹ Bình rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương.
- GV gọi HS đọc cả bài.
-GV nhận xét và cho điểm.
- 3 HS đọc
-HS trả lời
- 3 HS đọc toàn bài.
đọc đoạn sgk
Luyện nói 
Đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh.
GV cho HS quan sát tranh 
+ GV gọi HS đọc câu mẫu.
- GV cho HS thảo luận cặp đôi hỏi đáp theo mẫu trên và khuyến khích HS đưa ra những câu hỏi khác.
- Báo cáo kết quả thảo luận: Từng nhóm lên trình bày.
-GV treo tranh
-GV cho HS quan sát tranh 
- GV gọi HS đọc câu mẫu.
-GV cho HS thảo luận 
- GV gọi từng nhóm lên trình bày
- HS quan sát tranh.
- 2 HS đọc: 
+ H: Ai nấu cơm cho bạn ăn? 
+ T: Mẹ nấu cơm cho tôi ăn.
- HS thảo luận nhóm.
- HS lên trình bày.
Tranh
Thảo luận nhóm đôi
2’
III) Củng cố, dặn dò
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài và hỏi: Vì sao bàn tay mẹ lại trở nên gầy gầy xương xương? 
+ Tại sao bạn Bình lại yêu nhất bàn tay mẹ?
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
 	* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy	 
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................
 Môn :Tập đọc	 
Bài : Cái Bống
I. Mục tiêu
1. Đọc: - HS đọc đúng, nhanh cả bài Cái Bống
Luyện đọc các từ ngữ: bống bang, khéo sảy, khéo sàng. 
 Ngắt nghỉ đúng sau mỗi dòng thơ.
Đọc thuộc lòng bài đồng dao.
2. Ôn các tiếng có vần anh, ach
Tìm được tiếng có vần anh trong bài.
Nói được câu chứa tiếng có vần anh hoặc ach
3. Hiểu - Hiểu được nội dung bài: Bống là một cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, luôn giúp đỡ mẹ, các em cần biết học tập bạn Bống.
Hiểu được các từ ngữ : đường trơn, gánh đỡ, mưa ròng.
 4- HS chủ động nói theo đề tài: ở nhà em làm gì giúp đỡ bố mẹ?
II. Đồ dùng dạy học
 Tranh bài “ Cái Bống” - Bộ chữ học vần.
 - Chép sẵn bài “Cái Bống” ở bảng lớp.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phương tiện
Tiết1
5’
I) Kiểm tra bài cũ: 
 - GV gọi 1 HS đọc cả bài và TLCH: Bàn tay mẹ đã làm những gì cho chị em Bình?
- GV gọi 1 HS đọc cả bài và TLCH:Tìm câu văn tả tình cảm của Bình đối với đôi bàn tay mẹ?
- GV gọi 1 HS đọc cả bài và TLCH: Vì sao Bình lại yêu quý đôi bàn tay mẹ?
*Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
-GV gọi 1 HS đọc cả bài và TLCH
- GV gọi 1 HS đọc cả bài và TLCH
- GV gọi 1 HS đọc cả bài và TLCH
-GV nhận xét và cho điểm.
- 1HS đọc và trả lời
 - 1HS đọc và trả lời
- 1HS đọc và trả lời
Sgk
30’
II) Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? 
GV: Các con có giúp đỡ cha mẹ không? Bạn Bốn rất hiếu thảo, ngoan ngoãn, giúp đỡ cha mẹ đấy. Chúng ta cùng học bài hôm nay để thấy rõ điều đó.
- GV treo tranh và hỏi
- GV ghi đầu bài : Cái Bống
- HS trả lời.
tranh
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
GV đọc mẫu lần 1: Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
Hướng dẫn HS luyện đọc
* Luyện các tiếng, từ ngữ: bống bang, khéo sảy, khéo sàng
* Luyện đọc câu
* Luyện đọc đoạn, bài.
-GV đọc mẫu lần 1
- GV gạch dưới các từ ngữ luyện đọc và gọi HS đọc
- GV gọi HS đọc 
- GV gọi HS đọc cả bài.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS đọc bài: 3-5 HS đọc cá nhân, phân tích tiếng từ, 
- Cả lớp đồng thanh.
- Mỗi câu 2 HS đọc
- Cho từng dãy đọc nối tiếp cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-2 HS đọc cả bài – Cả lớp đồng thanh.
Phấn màu
Bảng phụ
* Thi đọc trơn cả bài
- GV nhận xét, cho điểm.
- Mỗi tổ cử 1 HS đọc, 1 HS chấm điểm.
3. Ôn các vần anh, ach
a) Tìm các tiếng trong bài có vần anh.
- Trong bài này tiếng nào có vần anh?
- gánh
- GV gọi HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
- HS đọc và phân tích từ trên.
b) Nói câu có tiếng chứa vần anh, ach
 GV chia lớp thành hai nhóm và yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, đọc câu mẫu, dựa vào câu mẫu nói câu mới theo yêu cầu.
- GV cho HS thi nói giữa các tổ: 1 bên nói câu chứa tiếng có vần anh, 1 bên chứa tiếng có vần ach. GV chỉ liên tuc . Nếu bên nào nói chưa được bị trừ 10 điểm. Trong 3’ đội nào được nhiều điểm sẽ thắng.
GV tuyên dương đội nói tốt.
-GV chia lớp thành hai nhóm 
-GV yêu cầu HS quan sát tranh
-GV cho HS thi nói giữa các tổ.
-GV nhận xét, tuyên dương đội nói tốt.
- HS quan sát tranh trong SGK, đọc câu mẫu trong SGK.
- HS thi nói 
tranh
Nghỉ 5’
Tiết 2
33’
4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc 
- GV đọc toàn bài lần 2 rồi yêu cầu HS đọc bài theo đoạn, trả lời câu hỏi của từng đoạn.
-GV đọc toàn bài lần 2 .
-Gv cho HS đọc bài theo đoạn, trả lời câu hỏi của từng đoạn.
- HS lắng nghe.
sgk
+ GV gọi 2 HS đọc 2 câu thơ đầu
 - Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?
-GV hỏi
+Bống sảy, sàng gạo.
- 2 HS đọc
-HS trả lời
+ GV gọi 2 HS đọc 2 câu thơ cuối bài.
- Con hiểu thế nào là “ đường trơn”?
 - Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về?
 - Con hiểu “gánh đỡ” nghĩa là thế nào?
 - Con hiểu thế nào “mưa ròng” ?
-GV gọi 2 HS đọc 
-GV hỏi
 +...đường bị ướt nước mưa , dễ ngã.
- Bống gánh đỡ mẹ.
- Nghĩa là gánh giúp mẹ.
- Mưa ròng là mưa nhiều, kéo dài.
- 2 HS đọc
-HS trả lời
Học thuộc lòng
+ GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ tại lớp theo cách xoá dần.
- GV gọi HS đọc cả bài.
- 3 HS đọc toàn bài.
- HS đọc cá nhân
- Cả lớp đồng thanh
- HS thi đọc thuộc bài thơ
Bảng phụ
+ GV nhận xét, cho điểm.
Luyện nói
Đề tài: ở nhà em làm gì giúp mẹ?
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ GV gọi HS đọc câu mẫu.
-GV cho Hs thảo luận cặp đôi hỏi đáp theo mẫu trên và khuyến khích HS đưa ra những câu hỏi khác.
+ Từng nhóm lên trình bày.
- GV treo tranh 
-GV nêu câu hỏi
+ ở nhà bạn làm gì để giúp đỡ bố mẹ?
- GV gọi HS đọc câu mẫu.
-GV cho Hs thảo luận cặp đôi 
-GV gọi từng nhóm lên trình bày.
GV nhận xét. Khen ngợi.
- HS quan sát tranh
- HS trả lời.
+ Em tự đánh răng rửa mặt.
- 2HS đọc 
-HSthảo luận.(Hỏi, đáp theo mẫu)
- HS lên trình bày.
Thảo luận
2’
III) Củng cố, dặn dò
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài 
- GV khen những HS học tốt.
- Dặn dò HS về nhà đọc lại toàn bài.
-Hs đọc
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy	 
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
 Môn : Tập đọc	
 Bài : Vẽ ngựa
I. Mục tiêu
Đọc: - HS đọc đúng, nhanh cả bài Vẽ ngựa .
 - Luyện đọc các từ ngữ: sao, bao giờ, bức tranh.
 - Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm và dấu phẩy.
Ôn các tiếng có vần ua, ưa
 -Tìm được tiếng có vần ưa trong bài.
 - HS tìm được tiếng có vần ua, ưa ngoài bài.
Hiểu - Hiểu được nội dung bài: Bé vẽ ngựa không ra hình ngựa khiến bà không nhận ra con vật gì. Khi bà hỏi bé vẽ con gì bé lại ngây thơ tưởng rằng bà chưa bao giờ trông thấy con ngựa nên không nhận ra.
 4- HS chủ động nói theo đề tài: Bạn có thích vẽ không?
II. Đồ dùng dạy học
 Tranh bài “Vẽ ngựa “. Bộ chữ học vần.
 - Chép sẵn bài “Vẽ ngựa” ở bảng lớp.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phương tiện
Tiết1
5’
I) Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 1 HS đọc thuộc lòng cả bài và TLCH: Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?
- GV gọi 1 HS đọc thuộc lòng cả bài và TLCH: Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về?
*Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
 - GV gọi 1 HS đọc thuộc lòng cả bài và TLCH 
- GV gọi 1 HS đọc thuộc lòng cả bài và TLCH.
-GV nhận xét và cho điểm.
-1HS đọc và trả lời
-1HS đọc và trả lời
30’
II) Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- GV treo tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
GV: Hôm nay các con sẽ học câu chuyện vui có tên là Vẽ ngựa. Câu chuyện này đáng cười ở chỗ nào? Vì sao em bé vẽ ngựa mà người xem lại không nhận ra? Các con cùng đọc câu chuyện để thấy điều đó.
-GV treo tranh và hỏi
+ Em bé và bà đang ngắm bức tranh.
-GV ghi đầu bài: Vẽ ngựa
-HS trả lời
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
GV đọc mẫu lần 1: Giọng đọc vui, lời bé đọc giọng hồn nhiên, ngộ nghĩnh.
Hướng dẫn HS luyện đọc
* Luyện các tiếng, từ ngữ: sao, bao giờ, bức tranh 
* Luyện đọc câu
* Luyện đọc đoạn, bài.
- Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
*Đọc cả bài
- GV đọc mẫu lần 1
- GV gạch dưới các từ ngữ luyện đọc và gọi HS đọc
-GV gọi HS đọc 
-GV gọi HS đọc
-GV gọi HS đọc cả bài.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS đọc bài: 3-5 HS đọc cá nhân, phân tích tiếng từ, 
- Cả lớp đồng thanh.
- Mỗi câu 1 HS đọc theo hình thức nối tiếp.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi đoạn 4 HS đọc.
-HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 1 đoạn 
-2 HS đọc cả bài 
– Cả lớp đồng thanh.
* Thi đọc trơn cả bài
3. Ôn các vần ua, ưa
a) Tìm các tiếng trong bài có vần ang.
- Trong bài này tiếng nào có vần ua?
- GV nhận xét, cho điểm.
- ngựa, chưa, đưa.
- GV gọi HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
-Mỗi tổ cử 1 HS đọc, 1 HS chấm điểm.
- HS đọc và phân tích các tiếng trên.
Bảng phụ
b) Tìm tiếng ngoài bài có vần ua, ưa
- Gv cho HS tìm tiếng có vần ua, ưa
- GV cho HS đọc đồng thanh các tiếng tìm được.
-Gv cho HS tìm tiếng 
- GV cho HS đọc đồng thanh 
(vần ua: bùa mê, con cua, của cải, cà chua...
vần ưa: bữa trưa, cửa sổ, dưa hấu...)
- HS tìm tiếng có ua, ưavà ghép bằng bộ đồ dùng 
- HS đọc đồng thanh.
c) Thi nói tiếng có vần ua, ưa.
- GV cho HS giơ tay nói.
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
-GV nhận xet cho điểm.
- HS giơ tay nói.
Nghỉ 5’ - Tiết 2
33’
4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc 
GV đọc toàn bài lần 2 rồi yêu cầu HS đọc bài theo đoạn, trả lời câu hỏi của từng đoạn.
-GV đọc toàn bài lần 2 
- HS lắng nghe.
+ GV gọi 2 HS đọc cả bài.
 - Bạn nhỏ muốn vẽ con gì? 
- Vì sao nhìn tranh, bà lại không nhận ra con ngựa
-GV gọi 2 HS đọc cả bài
-Gv nêu câu hỏi
+Bạn nhỏ muốn vẽ con ngựa
+ Bé vẽ ngựa chẳng ra hình con ngựa.
- 2 HS đọc
-HS trả lời
+ GV : Em bé trong bài còn rất nhỏ. Bé vẽ ngựa chẳng ra hình con ngựa nên bà không nhận ra. Bà hỏi bé ve con gì bé lại ngây thơ tưởng rằng bà chưa bao giờ nhìn thấy con ngựa
b) Luyện đọc phân vai.
- GV hướng dẫn : 
+ Giọng người dẫn chuyện: vui, chậm rãi.
+ Giọng bé: hồn nhiên, ngộ nghĩnh.
+Giọng chị: ngạc nhiên.
- GV hướng dẫn đọc 
+ GV nhận xét, cho điểm.
- HS chia nhóm, mỗi nhóm 3 HS đọc treo vai.
2’
c) Luyện nói
Đề tài: Bạn có thích vẽ không? Bạn thích vẽ gì?
- GV gọi 2 HS khá lên làm mẫu.
+ H: Bạn có thích vẽ không?
+ T: Có
+ H: Bạn thích vẽ gì?
+ T: Tớ thích vẽ phong cảnh.
- GV gọi HS lên thực hành hỏi đáp.
III) Củng cố, dặn dò
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài
+ HS tập nói theo mẫu trên và các nội dung khác.
- HS lên trình bày
- HS đọc
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy	 
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc- T26.doc