A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó
_Tiếng có vần: ai, ay, ương
_Từ ngữ: cô giáo, bè bạn, thân thiết, anh em, dạy em, điều hay, mái trường
2.Ôn các vần ai, ay: tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay
_Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy (dấu chấm nghỉ dài hơn so với dấu phẩy)
3. Hiểu các từ ngữ trong bài: ngôi nhà thứ hai, thân thiết
_Nhắc lại được nội dung bài. Hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn học sinh. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của HS với mái trường
_Biết hỏi- đáp theo mẫu về trường, lớp của em
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (hoặc phóng to tranh trong SGK)
_Bảng nam châm
_Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV)
Thứ , ngày tháng năm 200 CHỦ ĐIỂM: NHÀ TRƯỜNG Bài 1: TRƯỜNG EM A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1.HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó _Tiếng có vần: ai, ay, ương _Từ ngữ: cô giáo, bè bạn, thân thiết, anh em, dạy em, điều hay, mái trường 2.Ôn các vần ai, ay: tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay _Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy (dấu chấm nghỉ dài hơn so với dấu phẩy) 3. Hiểu các từ ngữ trong bài: ngôi nhà thứ hai, thân thiết _Nhắc lại được nội dung bài. Hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn học sinh. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của HS với mái trường _Biết hỏi- đáp theo mẫu về trường, lớp của em B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (hoặc phóng to tranh trong SGK) _Bảng nam châm _Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV) C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1 I-Mở đầu: Sau giai đoạn học âm, vần, các em đã biết chữ, biết đọc, biết viết. Từ hôm nay, em sẽ sang một giai đoạn mới: luyện đọc, viết, nghe, nói theo chủ điểm: “Nhà trường, gia đình, thiên nhiên-đất nước”. Ở giai đoạn này, em sẽ đọc những bài văn, bài thơ, mẫu chuyện dài hơn, luyện viết những bài nhiều chữ hơn II-Dạy bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 2’ 10’ 16’ 30’ 2’ 1.Giới thiệu bài: _Hàng ngày các em đến trường học. Trường học đối với em thân thiết như thế nào? Ở trường có ai? Trường học dạy em điều gì? Trong chủ điểm Nhà trường em các em sẽ được học bài Trường em để biết điều đó _Treo tranh (giống SGK), giới thiệu về nội dung tranh 2. Hướng dẫn HS luyện đọc: a) GV đọc mẫu bài văn: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm b) HS luyện đọc: * Luyện đọc tiếng, từ ngữ: _Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn (in sau kí hiệu T: trong SGK): cô giáo, dạy em, rất yêu, thứ hai, mái trường, điều hay. Khi luyện đọc kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học _GV ghi: trường em +Tiếng trường có âm gì đứng đầu? GV dùng phấn gạch chân âm tr +Tiếng trường có vần gì đứng sau âm tr? GV dùng phấn màu gạch chân vần ương +Nêu cấu tạo tiếng trường? _GV ghi: cô giáo +Cho HS đọc tiếng giáo +Phân tích cấu tạo tiếng giáo? +Đánh vần +Đọc từ _Tương tự đối với các từ còn lại: +dạy em +mái trường +điều hay +rất yêu +thứ hai _Sau khi luyện đọc mỗi từ GV kết hợp giải nghĩa từ khó +Ngôi nhà thứ hai: trường học giống như một ngôi nhà vì ở đây có những người rất gần gũi, thân yêu +Thân thiết: rất thân, rất gần gũi *Luyện đọc câu: _GV chỉ bảng từng tiếng ở câu thứ nhất +Cho HS đọc trơn câu thứ nhất _Tiếp tục với các câu 2, 3, 4, 5 _Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu *Luyện đọc đoạn, bài: _Đọc bài: +Tiếp nối nhau đọc + Đọc cả bài _Có thể cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng _Cho HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần 3. Ôn các vần ai, ay: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK: a) Tìm tiếng trong bài có vần ai, ay? Vậy vần cần ôn là vần ai, ay _Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần ai, ay _Cho HS phân tích tiếng “hai, dạy” b) Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay _GV cho HS chơi trò chơi: thi tìm (đúng nhanh, nhiều) +Cách thể hiện: HS ghi vào bảng cài. GV ghi lên bảng lớp +Tổ nào tìm được nhiều nhất tổ đó thắng ai: bài học, bãi, cài, cái áo, rau cải, cãi nhau, các chai, thuyền chài, chải tóc, ngày mai, con nai, áo phai, số hai, đùa dai, áo dài, ay: máy bay, bày biện, ớt cay, cái chày, cháy, rau đay, say, chạy nhảy, cái khay, dao phay, may áo, máy cày, c) Nói câu chứa tiếng có có vần ai, hoặc vần ay _GV nhắc: Nói thành câu là nói trọn nghĩa cho người khác hiểu. Có thể nói 2 câu, trong đó có một cậu chứa vần cần tìm. Ví dụ: Tôi là máy bay. Tôi chở khách Gợi ý: +ai: Ở trường, em có hai bạn thân. Em luôn chải tóc trước khi đến trường Hoa mai vàng rất đẹp +ay: Phải rửa tay trước khi ăn Ăn ớt rất cay Em thích lái máy bay Tiết 2 4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a) Tìm hiểu bài đọc: _Cho 1 HS đọc câu hỏi 1 _Cho 2 HS đọc câu văn thứ nhất _GV hỏi: +Trong bài trường học được gọi là gì? _Cho 3 HS đọc tiếp nối nhau đọc các câu văn 2, 3, 4. Sau đó nhiều em nối tiếp nhau nói tiếp: +Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, vì (HS có thể trả lời 1, 2 hoặc 3 ý dựa vào nội dung các câu 2, 3, 4) _GV đọc diễn cảm lại bài văn b) Luyện nói: Hỏi nhau về trường, lớp _GV nêu yêu cầu của bài luyện nói trong SGK _Gợi ý: +Trường của bạn là trường gì? +Bạn thích đi học không? +Ở trường, bạn yêu ai nhất? +Ở trường, bạn thích cái gì nhất? +Ai là bạn thân nhất của bạn ở trong lớp? +Hôm nay ở lớp bạn thích học nhất môn gì? +Hôm nay bạn học được điều gì hay? +Hôm nay có điều gì ở trường làm bạn không vui? _GV nhận xét, chốt lại ý kiến phát biểu của các em về trường, lớp; tính điểm thi đua 5.Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt +Yêu cầu một số HS đọc chưa thật tốt về nhà luyện đọc tiếp cho thật lưu loát, trôi chảy bài Trường em _Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: Tặng cháu _Quan sát _1 HS đọc tên bài +tr +Vài HS phát âm tr +ương +Vài HS phát âm ương +Gồm âm đầu tr, vần ương, thanh huyền _1 HS đọc +2, 3 HS +1 HS +2, 3 HS +3, 4 HS _Nhẩm theo +3, 4 HS +Nhóm (3 em) +Cá nhân – đồng thanh _Lớp nhận xét _ai: hai, mái ay: dạy, hay _2 HS đọc từ mẫu: con nai, máy bay _Theo đơn vị tổ _2 HS nói theo câu mẫu trong SGK (vừa nói vừa làm động tác) _HS thi nói câu chứa tiếng có vần ai, rồi vần ay +Trường học gọi là ngôi nhà thứ hai của em +Ở trường có cô giáo hiền như mẹ +Ở trường có nhiều bạn bè thân thiết như anh em +Trường học dạy em thành người tốt +Trường học dạy em những điều hay _2, 3 HS thi đọc diễn cảm bài văn _2 HS khá, giỏi đóng vai hỏi –đáp theo những câu hỏi em tự nghĩ ra. Tiếp theo, lần lượt từng cặp HS tự nghĩ ra câu hỏi- câu trả lời để đóng vai -Tranh SGK -Bảng lớp -SGK -SGK -Bảng cài Thứ , ngày tháng năm 200 Bài 2: TẶNG CHÁU A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1.HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó _Tiếng có vần: yêu _Tiếng có mang thanh hỏi: vở, tỏ _Từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non 2.Ôn các vần ao, au: tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, au _Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy (dấu chấm nghỉ dài hơn so với dấu phẩy) 3. Hiểu từ ngữ trong bài: nước non _Hiểu được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: Bác rất yêu thiếu nhi, Bác mong muốn các cháu thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước _Tìm và hát được các bài hát về Bác Hồ _Học thuộc lòng bài thơ B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (hoặc phóng to tranh trong SGK) _Bảng nam châm _Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV) C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1 Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 4’ 10’ 16’ 30’ 2’ I.Kiểm tra bài cũ: _Đọc bài và trả lời câu hỏi: +Trong bài “trường học” được gọi là gì? +Vì sao nói trường học là ngôi nhà thứ hai của em? Nhận xét II.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: _Treo tranh (giống SGK), giới thiệu về nội dung tranh _GV nói: Bác Hồ là ai? Em biết gì về Bác? Bác Hồ là lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Bác đã qua đời 1969. Bác được tất cả các dân tộc trên thế giới kính yêu. Trẻ em đặc biệt yêu Bác vì Bác rất yêu trẻ em. Bác đã làm tất cả để trẻ em được sung sướng, hạnh phúc. Hôm nay chúng ta sẽ học 1 bài thơ do Bác viết để thấy tình cảm của Bác Hồ với bạn nhỏ, mong muốn của Bác về tương lai của bạn ấy cũng như của tất cả trẻ em Việt Nam 2. Hướng dẫn HS luyện đọc: a) GV đọc mẫu bài văn: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm b) HS luyện đọc: * Luyện đọc tiếng, từ ngữ: _Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn (in sau kí hiệu T: trong SGK): vở, gọi là, nước non. Khi luyện đọc kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học _Cho HS đọc tên bài _GV ghi: tặng +Phân tích tiếng tặng? GV dùng phấn gạch chân âm t, ăng +Cho HS đánh vần và đọc _GV ghi: cháu +Phân tích cấu tạo tiếng cháu? +Đánh vần +Đọc _Tương tự đối với các từ còn lại: +lòng yêu kết hợp luyện đọc: lòng tốt- nòng súng +nước non kết hợp đọc: lon giã cua +gọi là +Dấu hỏi, ngã: vở, tỏ quyển vở- trứng vỡ; thi đỗ- đổ xe *Luyện đọc câu: _GV chỉ bảng từng tiếng ở 2 dòng thơ đầu +Cho HS đọc trơn _Tiếp tục với 2 dòng thơ sau _Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng dòng thơ theo cách: 1 HS đầu bàn đọc dòng thơ thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc dòng thơ tiếp theo *Luyện đọc đoạn, bài: _Tiếp nối nhau đọc theo nhóm _Đọc cả bài _Có thể cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng _Cho HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần 3. Ôn các vần ai, ay: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK: a) Tìm tiếng trong bài có vần au? Vậy vần cần ôn là vần au _Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần au _Cho HS phân tích tiếng “cháu, sau” b) Tìm tiếng ngoài bài có ... ngắt, nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm 2.Ôn vần ây, uây _Tìm tiếng trong bài có vần ây _Tìm tiếng ngoài bài có vần ây, uây 3. Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp, vui vẻ sau trận mưa rào B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần tập nói; _Bộ chữ HVTH (HS) _Aûnh các cảnh vật trong trận mưa C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1 Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 4’ 1’ 9’ 16’ 30’ 2’ I.Kiểm tra bài cũ: _Cho HS đọc khổ 1 bài “Luỹ tre” _Đọc khổ 2: Nhận xét II.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: Mùa hè thường có các trận mưa rất to nhưng mau tạnh gọi là mưa rào. Hôm nay các em học một bài văn tả cảnh vật sau cơn mưa rào. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc: a) GV đọc toàn bài: Giọng chậm, đều, tươi vui b) HS luyện đọc: * Luyện đọc tiếng, từ: _Luyện đọc các tiếng, từ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sángrực, mặt trời, quây quanh, vườn +Cho HS ghép từ: quây quanh, vườn, nhởn nhơ *Luyện đọc câu: _Luyện đọc từng câu GV uốn nắn chữ sai *Luyện đọc đoạn, bài: _Cho HS đọc theo đoạn, đọc cả bài _Thi đọc đoạn 1 của bài, cử 3 em làm giám khảo 3. Ôn vần ây, uây: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK: a) Tìm tiếng trong bài có vần ây Vậy vần cần ôn là vần ây, uây b) Tìm tiếng ngoài bài có: _Vần ây: xây nhà, mây bay, cây cối, lẩy bẩy, _Vần uây: khuấy bôït, khuây khoả, Tiết 2 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài: _ Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi: +Sau trận mưa rào, mọi vật thay đổi thế nào? _Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: +Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa rào? _Đọc lại cả bài b) Luyện nói: _Đề tài: Trò chuyện về cơn mưa _Cho từng nhóm hỏi chuyện nhau về mưa H: Bạn thích trời mưa hay trời nắng T: Tôi thích trời mưa vì không khí mát mẻ 5.Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt +Yêu cầu HS về nhà đọc bài nhiều lần _Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Cây bàng” _HS đọc và viết: luỹ tre, gọng vó _Đọc và viết: tiếng chim, bóng râm _Quan sát +Dùng bộ chữ để ghép _Mỗi câu cho 2, 3 em đọc _Cá nhân, lớp _mây- phân tích _2, 3 HS +Những đoá râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như vừa được giội rửa. Mấy đám mây bông sáng rực lên _Vài HS +Mẹ gà mừng rỡ nước đọng trong vườn _2 em _Mỗi nhóm từ 2, 3 HS -SGK -Bảng lớp -Bảng lớp +Bảng cài -SGK -SGK _SGK DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU Nhận xét của BGH Nhận xét của TTCM Thứ , ngày tháng năm 200 CHỦ ĐIỂM: NHÀ TRƯỜNG Bài 27: CÂY BÀNG A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1.HS đọc bài “Cây bàng”. Luyện đọc các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Biết nghỉ hơi sau dấu phẩy 2.Ôn vần oang, oac _Tìm tiếng trong bài có vần oang _Tìm tiếng ngoài bài có vần oang, vần oac 3. Hiểu nội dung bài: _Cây bàng thân thiết với các trường học _Cây bàng mỗi mùa có một đặc điểm: mùa đông (cành trơ trụi, khẳng khiu), mùa xuân (lộc non xanh mơn mởn), mùa hè (tán lá xanh um), mùa thu (quả chín vàng) B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Vẽ phóng to tranh minh hoạ bài Cây bàng và tranh phần tập nói trong SGK _Ảnh một số loài cây trồng ở sân trường C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1 Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 4’ 1’ 9’ 16’ 30’ 2’ I.Kiểm tra bài cũ: “Sau cơn mưa” _Cho HS đọc từng đoạn Nhận xét II.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: Cây bàng thường trồng ở sân trường. Mỗi mùa, cây lại có đặc điểm riêng. Bài hôm nay giới thiệu cây bàng qua bốn mùa của một năm 2. Hướng dẫn HS luyện đọc: a) GV đọc toàn bài: Giọng đọc rõ, to, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ b) HS luyện đọc: * Luyện đọc tiếng, từ: _Luyện đọc các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít +Cho HS ghép từ: khẳng khiu, trụi lá *Luyện đọc câu: _Luyện đọc từng câu theo hình thức đọc nối tiếp GV uốn nắn chữ sai *Luyện đọc đoạn, bài: _Cho HS đọc theo đoạn, đọc cả bài _Thi đọc đoạn 2 giữa các tổ trong lớp 3. Ôn vần oang, oac: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK: a) Tìm tiếng trong bài có vần oang Vậy vần cần ôn là vần oang, oac b) Tìm tiếng ngoài bài có: _Vần oang: khoang thuyền, mở toang, khóc toáng, tuềnh toàng, khai hoang, hoàng hôn, kinh hoàng, hoảng sợ, loang lổ, _Vần oac: khoác lác, khoác vai, huếch hoác, vỡ toác, rách toạc, xé toạc, loạc choạc, choang choác, c) Cho HS thi nói câu chứa tiếng có vần oang, oac _Câu mẫu: +Bé ngồi trong khoang thuyền +Chú bộ đội khoác ba lô trên vai Tiết 2 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài: _ Đọc đoạn 1: _Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: +Vào mùa đông, cây bàng thay đổi như thế nào? +Vào mùa xuân, cây bàng thay đổi như thế nào? +Vào mùa hè, cây bàng có đặc điểm gì? +Vào mùa thu, cây bàng có đặc điểm gì? _Đọc lại cả bài b) Luyện nói: _Đề tài: Kể tên những cây trồng ở sân trường em _Cách thực hiện: +Từng nhóm +Cả lớp 5.Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt +Yêu cầu HS về nhà đọc bài nhiều lần _Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Đi học” _HS đọc và viết: +Đoạn 1:râm bụt, nhởn nhơ +Đoạn 2: quây quanh, vườn _Theo dõi +Dùng bộ chữ để ghép _Mỗi em đọc một câu _Cá nhân, lớp _Mỗi đoạn vài 3 em Đọc cả bài: 1, 2 em _khoảng- phân tích _Câu tự nghĩ: +Mẹ mở toang cửa sổ +Cánh cửa hở huếch hoác +Tia chớp xé toạc cả bầu trời _2, 3 HS _Vài HS +Cây bàng khẳng khiu, trụi lá +Cành trên cành dưới chi chít lộc non mơn mởn +Tán lá xanh um che mát một khoảng sân +Từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá _Chia nhóm +2, 4 HS cùng trao đổi rồi cử bạn lên trình bày +Dựa theo tranh GV sưu tầm được kể tên các cây thường trồng ở sân trường -SGK -Bảng lớp -Bảng lớp +Bảng cài -SGK -SGK _SGK Thứ , ngày tháng năm 200 Bài 28: ĐI HỌC A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1.HS đọc bài “Đi học”. Luyện đọc các từ ngữ: lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối. Luyện nghỉ hơi khi hết dòng thơ, khổ thơ 2.Ôn vần ăn, ăng _Tìm tiếng trong bài có vần ăng _Tìm tiếng ngoài bài có vần ăn, vần ăng 3. Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ tự đến trường một mình, không có mẹ dắt tay. Đường từ nhà đến trường rất đẹp. Bạn yêu mái trường xinh, yêu cô giáo, bạn hát rất hay B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Vẽ phóng to tranh minh hoạ bài Đi học _Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV) _Đài và băng ghi bài hát Đi học (nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Minh Chính) C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1 Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 4’ 1’ 9’ 16’ 30’ 2’ I.Kiểm tra bài cũ: “Cây bàng” _Cho HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: +Em hãy nêu đặc điểm của cây bàng vào mùa xuân Nhận xét II.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: Đây là bài thơ kể lại những ngày đến trường đầu tiên của một bạn nhỏ ở miền núi. Các em hãy đọc bài thơ xem những ngày đầu của bạn nhỏ đi học có giống em không nhé! 2. Hướng dẫn HS luyện đọc: a) GV đọc toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, nhí nhảnh b) HS luyện đọc: * Luyện đọc tiếng, từ: _Luyện đọc các từ ngữ: lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối +Cho HS ghép từ: hương rừng, nước suối *Luyện đọc câu: _Luyện đọc từng câu theo hình thức đọc nối tiếp GV uốn nắn chữ sai *Luyện đọc đoạn, bài: _Cho HS đọc theo khổ thơ, đọc cả bài _Thi đọc đoạn 2 giữa các tổ trong lớp 3. Ôn vần oang, oac: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK: a) Tìm tiếng trong bài có vần ăng Vậy vần cần ôn là vần ăn, ăng b) Tìm tiếng ngoài bài có: _Vần ăng: mái nhà bằng, băng giá, băng tuyết, giăng hàng, căng thẳng, nặng nề, măng tre, mắng mỏ, tăng cường _Vần ăn: khăn, chăn, băn khoăn, bắn súng, cắn, cằn nhằn, hẳn hoi, lăn tăn, Tiết 2 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài: _ Đọc khổ. Trả lời câu hỏi: +Hôm nay em tới lớp cùng ai? _Đọc khổ 2, trả lời câu hỏi: _Đọc khổ 3, trả lời câu hỏi: +Đường đến trường có những gì đẹp? _Đọc lại cả bài b) Luyện nói: _Đề tài: Thi tìm những câu thơ trong bài ứng với nội dung mỗi bức tranh _Cách thực hiện: +GV nói to: Câu thơ minh hoạ tranh thứ +Cho HS chỉ vài từng tranh và đọc các câu thơ tương ứng -Tranh 1: -Tranh 2: -Tranh 3: -Tranh 4: 5.Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt +Yêu cầu HS về nhà đọc bài nhiều lần _Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Nói dối hại thân” _HS đọc và trả lời _Theo dõi +Dùng bộ chữ để ghép _Mỗi em đọc một câu _Cá nhân, lớp _Mỗi khổ vài 3 em Đọc cả bài: 1, 2 em _lặng, vắng, nắng _2, 3 HS +Một mình _Vài HS _Vài HS +có hương thơm của hoa rừng, có nước suối trong nói chuyện thầm thì, có cây cọ xoè ô che nắng +1 HS nêu câu thơ tương ứng -Trường của em be bé Nằm lặng giữa rừng cây -Cô giáo em tre trẻ Dạy em hát rất hay -Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì -Cọ xoè ô che nắng Râm mát đường em đi -SGK -Bảng lớp -Bảng lớp +Bảng cài -SGK -SGK _SGK
Tài liệu đính kèm: