Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 - Trường TH Số 3 Nam Phước - Tuần 14

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 - Trường TH Số 3 Nam Phước - Tuần 14

I/ Yêu cầu :

- Đọc được : eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng., từ và các câu ứng dụng.

-Viết được : eng, ieng, lưỡi xẻng, trống chiêng.

-Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề : Ao, hồ, giếng.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh vẽ lưỡi xẻng , trống chiêng.

III/ Các hoạt động dạy học

 

doc 12 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 - Trường TH Số 3 Nam Phước - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tuần: 14
Tiết: 68
eng - iêng
Ngày soạn: 21-11-2010
Ngày giảng: 22-11-2010
I/ Yêu cầu :
- Đọc được : eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng., từ và các câu ứng dụng.
-Viết được : eng, ieng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
-Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề : Ao, hồ, giếng.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ lưỡi xẻng , trống chiêng.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định: kiểm tra dụng cụ dạy học
2/ Bài cũ: đọc bảng bin gô, bìa vàng
- Viết từ: bông súng, sừng hươu.
3/ Bài mới: 
- GTB: Hôm nay các em học vần mới đó là vần eng
- GV phát âm mẫu
- Có vần eng muốn có tiếng xẻng ta làm thế nào? 
Cho HS ghép tiếng xẻng
- HS đánh vần tiếng xẻng
- HS đọc trơn tiếng xẻng
- Cho HS xem tranh vẽ lưỡi xẻng
- Giáo dục HS qua từ lưỡi xẻng
- HS đọc trơn từ lưỡi xẻng
- Đọc tổng hợp, không theo thứ tự
*/ Vần iêng quy trình thực hiện như trên
- So sánh eng và iêng
-
 HS đọc từ cái xẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng.
- GD HS qua các từ trên
- HS đọc từ không theo thứ tự
- Giải lao 
- GV giới thiệu chữ viết: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
- Hướng dẫn HS viết bóng – bảng con
- Hướng dẫn HS viết bài vào vở
4/ GV chấm bài – nhận xét : tuyên dương những em viết đúng, đẹp
5/ Trò chơi: chọn chữ cái đứng trước những từ có vần eng, iêng.
a. Vâng lời, măng tre, vầng trăng.
b. Cái kẻng, đòn khiêng, chữ nghiêng.
c. Rừng núi, cái thúng, quả trứng.
6/ Củng cố - dặn dò: 
- Vừa rồi các em học vần gì?
- Dặn HS về nhà đọc bìa vàng, SGK
1em đọc bảng bin gô, 1 em đọc bìa vàng
Bảng con: bông súng, sừng hươu.
HS đọc cá nhân – đồng thanh
Có vần eng muốn có tiếng xẻng ta thêm âm x và dấu hỏi , âm xđứng trước vần eng đứng sau,dấu hỏi trên âm e
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS trả lời
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS đọc cá nhân – đồng thanh
Eng và iêng giống nhau: đều có âm ng đứng ở cuối vần, khác nhau: e và iê đầu vần
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS trả lời
HS đọc cá nhân- đồng thanh
HS viết bóng – Bảng con
HS viết bài vào vở (sửa tư thế ngồi: Vi, Linh, Vân)
Đáp án b
Vừa rồi các em học vần eng, iêng
HS lắng nghe
Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
7/ Luyện tập:
a Luyện tập các vần, tiếng, từ ở tiết 1
 b Đọc câu ứng dụng
- GV chỉnh lỗi phát âm
 c. Đọc bài ở SGK
 d. Bài tập ở vở bài tập
- GV chấm bài nhận xét
 e. Luyện nói
- Trong tranh vẽ gì ? 
- Chỉ đâu là cái giếng?
- Những tranh này đều nói về cái gì?
- Làng em có ao, hồ, giếng không?
- Ao, hồ, giếng có gì giống và khác nhau?
- Nơi em ở thường lấy nước từ đâu?
- Để giữ vệ sinh cho nước ăn, em và các bạn làm gì? 
*/ Trò chơi: Nối chữ
- GV ghép lên bảng 
 Mẹ mua trống chiêng
Bố đánh củ riềng
8/ Nhận xét tiết học: Tuyên dương những em sôi nổi, dặn các em về nhà đọc bài ở SGK và bìa vàng.
HS đọc :eng, xẻng, lưỡi xẻng, iêng, chiêng, trống chiêng, cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng. 
 HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS mở sách nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS làm bài ở vở
Sinh hoạt nhóm 4
HS trả lời, nhận xét
2 em tham gia trò chơi
HS lắng nghe
 ---------------∞---------------
Tuần: 14
Tiết: 69
uông - ương
Ngày soạn: 22-11-2010
Ngày giảng: 23-11-2010
I/ Yêu cầu :
- Đọc được : uông, ương, quả chuông, con đường, từ và các câu ứng dụng.
-Viết được : uông, ương, quả chuông, con đường..
-Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề : Đồng ruộng.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ quả chuông.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định: kiểm tra dụng cụ dạy học
2/ Bài cũ: đọc bảng bin gô, bìa vàng
- Viết từ: lưỡi xẻng, củ riềng.
3/ Bài mới: 
- GTB: Hôm nay các em học vần mới đó là vần uông
- GV phát âm mẫu
- Có vần uông muốn có tiếng chuông ta làm thế nào? 
Cho HS ghép tiếng chuông
- HS đánh vần tiếng chuông
- HS đọc trơn tiếng chuông
- Cho HS xem tranh vẽ quả chuông
- Giáo dục HS qua từ quả chuông
- HS đọc trơn từ quả chuông
- Đọc tổng hợp, không theo thứ tự
*/ Vần ương quy trình thực hiện như trên
- So sánh uông và ương
-
 HS đọc từ: rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy.
- GD HS qua các từ trên
- HS đọc từ không theo thứ tự
- Giải lao 
- GV giới thiệu chữ viết: uông, ương, quả chuông, con đường.
- Hướng dẫn HS viết bóng – bảng con
- Hướng dẫn HS viết bài vào vở
4/ GV chấm bài – nhận xét : tuyên dương những em viết đúng, đẹp
5/ Trò chơi: chọn chữ cái đứng trước những từ có vần uông, ương.
a. Luống rau,nương rẫy,quả chuông.
b. Cái kẻng, đòn khiêng, chữ nghiêng.
c. Rừng núi, cái thúng, quả trứng.
6/ Củng cố - dặn dò: 
- Vừa rồi các em học vần gì?
- Dặn HS về nhà đọc bìa vàng, SGK
1em đọc bảng bin gô, 1 em đọc bìa vàng
Bảng con: lưỡi xẻng, củ riềng.
HS đọc cá nhân – đồng thanh
Có vần uông muốn có tiếng chuông ta thêm âm ch và vần uông đứng sau.
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS trả lời
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS đọc cá nhân – đồng thanh
uông và ương giống nhau: đều có âm ng đứng ở cuối vần, khác nhau: uô và ươ đầu vần
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS trả lời
HS đọc cá nhân- đồng thanh
HS viết bóng – Bảng con
HS viết bài vào vở (sửa tư thế ngồi: Quỳnh, Nam, Duy)
Đáp án a
Vừa rồi các em học vần uông, ương
HS lắng nghe
Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
7/ Luyện tập:
a Luyện tập các vần, tiếng, từ ở tiết 1
 b Đọc câu ứng dụng
- GV chỉnh lỗi phát âm
 c. Đọc bài ở SGK
 d. Bài tập ở vở bài tập
- GV chấm bài nhận xét
 e. Luyện nói
- Trong tranh vẽ gì ? 
- Lúa, ngô, khoai, sắn, được trồng ở đâu?
- Ai trồng lúa, ngô, khoai, sắn?
- Trên đồng ruộng, các bác nông dân đang làm gì?
- Ngoài những việc như bức tranh đã vẽ, em còn biết các bác nông dân những việc gì khác?
- Em ở nông thôn hay thành phố? Em dã thấy các bác nông dân đang làm việc trên cánh đồng bao giờ chưa?
- Nếu không có bác nông dân làm ra lúa, ngô, khoai, sắnchúng ta có cái gì để ăn không?
*/ Trò chơi: Nối chữ
- GV ghép lên bảng 
 Mẹ trồng chuông bò
Bố sửa luống rau
8/ Nhận xét tiết học: Tuyên dương những em sôi nổi, dặn các em về nhà đọc bài ở SGK và bìa vàng.
HS đọc :uông, chuông, quả chuông, ương, đường, con đường.
 HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS mở sách nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS làm bài ở vở
Sinh hoạt nhóm 4
HS trả lời, nhận xét
2 em tham gia trò chơi
HS lắng nghe
 ---------------∞---------------
Tuần: 14
Tiết: 70
ang - anh
Ngày soạn: 23-22-2010
Ngày giảng: 24-11-2010
I/ Yêu cầu :
- Đọc được : ang, anh, cây bàng, cành chanh, và đoạn thơ ứng dụng.
-Viết được : ang, anh, cây bàng, cành chanh.
-Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề : Buổi sáng.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ cành chanh.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định: kiểm tra dụng cụ dạy học
2/ Bài cũ: đọc bảng bin gô, bìa vàng
- Viết từ: luống cày, nương rẫy.
3/ Bài mới: 
- GTB: Hôm nay các em học vần mới đó là vần ang
- GV phát âm mẫu
- Có vần ang muốn có tiếng bàng ta làm thế nào? 
Cho HS ghép tiếng bàng
- HS đánh vần tiếng bàng
- HS đọc trơn tiếng bàng
- Chỉ cho HS thấy cây bàng ở ngoài sân trường.
- Giáo dục HS qua từ cây bàng
- HS đọc trơn từ cây bàng
- Đọc tổng hợp, không theo thứ tự
*/ Vần anh quy trình thực hiện như trên
- So sánh ang và anh
-
 HS đọc từ: buôn làng, hải cảng, bánh chưng, hiền lành.
- GD HS qua các từ trên
- HS đọc từ không theo thứ tự
- Giải lao 
- GV giới thiệu chữ viết: ang, anh, cây bàng, cành chanh.
- Hướng dẫn HS viết bóng – bảng con
- Hướng dẫn HS viết bài vào vở
4/ GV chấm bài – nhận xét : tuyên dương những em viết đúng, đẹp
5/ Trò chơi: chọn chữ cái đứng trước những từ có vần uông, ương.
a. Luống rau,nương rẫy,quả chuông.
b. Cái kẻng, đòn khiêng, chữ nghiêng.
c. Bánh cuốn, càng cua, màng nhện.
6/ Củng cố - dặn dò: 
- Vừa rồi các em học vần gì?
- Dặn HS về nhà đọc bìa vàng, SGK
1em đọc bảng bin gô, 1 em đọc bìa vàng
Bảng con: luống cày, nương rẫy.
HS đọc cá nhân – đồng thanh
Có vần ang muốn có tiếng bàng ta thêm âm b và vần ang, dấu huyền trên âm a
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS trả lời
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS đọc cá nhân – đồng thanh
Ang và anh giống nhau: đều có âm a đứng ở đầu vần, khác nhau: ng và nh đầu vần
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS trả lời
HS đọc cá nhân- đồng thanh
HS viết bóng – Bảng con
HS viết bài vào vở (sửa tư thế ngồi: Trinh, Nhi, Giang)
Đáp án c
Vừa rồi các em học vần ang, anh
HS lắng nghe
Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
7/ Luyện tập:
a Luyện tập các vần, tiếng, từ ở tiết 1
 b Đọc câu ứng dụng
- GV chỉnh lỗi phát âm
 c. Đọc bài ở SGK
 d. Bài tập ở vở bài tập
- GV chấm bài nhận xét
 e. Luyện nói
- Trong tranh vẽ gì ? Đây là cảnh nông thôn hay thành phố
- Trong bức tranh, buổi sáng mọi người đang làm gì?
- Em quan sát thấy buổi sàng, những người trong nhà em làm gì?
- Buổi sáng em làm gì?
- Em thích nhất buổi sáng mưa hay nắng?Buổi sáng mùa đông hay mùa hè?
- Em thích buổi sáng hay buổi trưa, buổi chiều. Vì sao?
*/ Trò chơi: Nối chữ
- GV ghép lên bảng 
 Mẹ mua mạng nhện
Nhà đầy bánh chưng
8/ Nhận xét tiết học: Tuyên dương những em sôi nổi, dặn các em về nhà đọc bài ở SGK và bìa vàng.
HS đọc :ang, bàng, cây bàng, anh, chanh, cành chanh, buôn làng, hải cảng, bánh chưng, hiền lành.
 HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS mở sách nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS làm bài ở vở
Sinh hoạt nhóm 4
HS trả lời, nhận xét
2 em tham gia trò chơi
HS lắng nghe
 ---------------∞---------------
Tuần: 14
Tiết: 71
inh - ênh
Ngày soạn: 23-11-2010
Ngày giảng: 24-11-2010
I/ Yêu cầu :
- Đọc được : inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh, từ và các câu ứng dụng.
-Viết được : inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.
-Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề : Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ dòng kênh.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định: kiểm tra dụng cụ dạy học
2/ Bài cũ: đọc bảng bin gô, bìa vàng
- Viết từ: cây bàng, cành chanh.
3/ Bài mới: 
- GTB: Hôm nay các em học vần mới đó là vần inh
- GV phát âm mẫu
- Có vần inh muốn có tiếng tính ta làm thế nào? 
Cho HS ghép tiếng tính
- HS đánh vần tiếng tính
- HS đọc trơn tiếng tính
- Cho HS xem máy vi tính
- Giáo dục HS qua từ máy vi tính
- HS đọc trơn từ máy vi tính
- Đọc tổng hợp, không theo thứ tự
*/ Vần ênh quy trình thực hiện như trên
- So sánh inh và ênh
-
 HS đọc từ: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương. 
- GD HS qua các từ trên
- HS đọc từ không theo thứ tự
- Giải lao 
- GV giới thiệu chữ viết: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.
- Hướng dẫn HS viết bóng – bảng con
- Hướng dẫn HS viết bài vào vở
4/ GV chấm bài – nhận xét : tuyên dương những em viết đúng, đẹp
5/ Trò chơi: chọn chữ cái đứng trước những từ có vần inh, ênh
a. Luống rau,nương rẫy,quả chuông.
b. Cái kẻng, đòn khiêng, chữ nghiêng.
c. Đình làng, gọng kính, tinh mơ.
6/ Củng cố - dặn dò: 
- Vừa rồi các em học vần gì?
- Dặn HS về nhà đọc bìa vàng, SGK
1em đọc bảng bin gô, 1 em đọc bìa vàng
Bảng con: cây bàng, cành chanh.
HS đọc cá nhân – đồng thanh
Có vần inh muốn có tiếng tính ta thêm âm t, vần inh đứng sau, dấu sắc trên âm i.
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS trả lời
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS đọc cá nhân – đồng thanh
Inh và ênh giống nhau: đều có âm nh đứng ở cuối vần, khác nhau: i và ê đầu vần
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS trả lời
HS đọc cá nhân- đồng thanh
HS viết bóng – Bảng con
HS viết bài vào vở (sửa tư thế ngồi: Ky, Na, Vi)
Đáp án a
Vừa rồi các em học vần inh, ênh
HS lắng nghe
Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
7/ Luyện tập:
a Luyện tập các vần, tiếng, từ ở tiết 1
 b Đọc câu ứng dụng
- GV chỉnh lỗi phát âm
 c. Đọc bài ở SGK
 d. Bài tập ở vở bài tập
- GV chấm bài nhận xét
 e. Luyện nói
- Trong tranh vẽ những loại máy gì gì ?
- Máy cày dùng để làm gì?Thường thấy ở đâu?
- Máy nổ dùng để làm gì ?
- Máy khâu dùng để làm gì?
- Máy tính dùng để làm gì?
- Em còn biết những máy gì nữa? chúng đùng làm gì? / 
/ */ Trò chơi: Nối chữ
- GV ghép lên bảng 
 Bé cao thênh thang
Nhà rộng lênh khênh
8/ Nhận xét tiết học: Tuyên dương những em sôi nổi, dặn các em về nhà đọc bài ở SGK và bìa vàng.
HS đọc :inh, tính, máy vi tính, ênh, kênh, dòng kênh, đình làng, thông minh, bệnh viện.
 HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS mở sách nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
HS đọc cá nhân – đồng thanh
HS làm bài ở vở
Sinh hoạt nhóm 4
HS trả lời, nhận xét
2 em tham gia trò chơi
HS lắng nghe
Tuần: 14
Tiết: 72
Ôn tập
Ngày soạn: 24-11-2010
Ngày giảng: 25-11-2010
I/ Yêu cầu ;
-Đọc được các vần có kết thúc ng / nh các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59
-Viết đượccác vần các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Quạ và Công. 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Sử dụng tranh vẽ SGK 121
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Ổn định lớp: kiểm tra sách vở, phấn bảng con
2/Bài cũ:
-HS đọc bảng bingô, bìa vàng
-Viết: tinh mơ, dòng kênh.
3/Bài mới:
 a/GTB: tuần qua các em đã học những vần có kết thúc bằng gì?
 b/Ôn chữ vầ âm vừa học
- GV đọc âm 
 c/ HS ghép chữ thành tiếng: các tiếng do các chữ ở cột dọc kết hợp vói các chữ ở dòng chữ của bảng ôn
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm
 d/ Đọc từ ngữ ứng dụng
 e/ Tập viết từ ngữ ứng dụng 
- GV viết mẫu: bình minh, nhà rông
- Hướng dẫn cách viết
 g/Luyện viết
- GV chú ý cách cầm bút tư thế ngồi viết
- GV chấm bài 7 em
*Trò chơi: ghép từ
- GV chuẩn bị từ ghép: nhà rông
4/ Củng cố:
-Đọc bài trên bảng
5/ Nhận xét: Tuyên dương những em học tập sôi nổi
1 HS đọc bảng bingô, 1 HS đọc bảng bìa vàng
Bảng con: tinh mơ, dòng kênh.
Các em đã học những vần có kết thúc bằng ng / nh
HS đọc âm, cá nhân-đồng thanh
HS đọc các tiếng, cá nhân-đồng thanh
HS đọc trơn từ, cá nhân đồng thanh
HS đọc lại các từ: bình minh, nhà rông, nắng chang chang.
HS viết bóng, bảng con
HS viết bài vào vở
2 HS lên bảng ghép từ, cả lớp hoan hô, cổ vũ
HS đọc, cá nhân- đồng thanh
HS lắng nghe
Tiết 2
6/ Luyện tập :
 a/Luyện đọc: 
-GV chỉnh sửa lỗi phát âm
 b/ Câu ứng dụng
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm
c/ Đọc bài ở SGK
 d/ Làm bài tập
- GV chấm điểm, nhận xét
 e/ Kể chuyện : Quạ và Công.
- Tranh 1: Quạ vẽ cho Công trước, Quạ vẽ rất khéo. Mỗi chiếc lông đuôi đều được vẽ những vòng tròn và được tô màu óng ánh rất đẹp.
 - Tranh 2: Vẽ xong, Công còn phải xòe đuôi phơi cho thật khô.
- Tranh 3: Công khuyên mãi chẳng được. Nó đànhlàm theo lời bạn. 
Tranh 4: Cả bộ lông Quạ bỗng trở nên xám xịt, nhem nhuốc.
*/ Ý nghhĩa câu chuyện: 
-Vội vàng hấp tấp lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì?
- GV nêu câu hỏi
* Trò chơi: ghép từ: tiếp sức
- GV nêu từ chuẩn bị ghép: bình minh. (khi có lệnh các em số 1 của 2 tổ lên ghép con chữ đầu tiên rổi trở về chổ của nình. Em số 2 lại lên ghép chữ tiếp theo và cứ như vậy cho đến khi ghép xong từ đã nêu. Tổ nào ghép đúng, xong trước là tổ đó thắng cuộc
7/ Cúng cố 
- Đọc toàn bài
8/ Dặn dò Tuyên dương những em học tập sôi nổi. Về nhà đọc lại bìa vàng
HS đọc lại các tiếng, từ ngữ ở bảng ôn, cá nhân đồng thanh
HS mở sách xem tranh minh hoạ đọc câu ứng dụng: Trên trờiđội mây về làng. 
HS đọc bài theo nhóm 4 
HS làm bài ở vở bài tập
HS lắng nghe
HS nhìn tranh kể lại chuyện
HS đọc cá nhân- đồng thanh
HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTKBH mon TV tuan 14.doc