Giáo án môn Toán 1 - Tiết 1 đến tiết 19

Giáo án môn Toán 1 - Tiết 1 đến tiết 19

TIẾT 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

I.MỤC TIÊU:Giúp học sinh:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp , HS tự giới thiệu về mình . bước đầu làm quen với SGK , đồ dùng học toán , các hoạt động học tập trong giờ học toán .

- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:_GV : Bộ đồ dùng học Toán 1 biểu diễn

 HS Bộ đồ dùng học Toán lớp 1 của HS

III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

 

doc 19 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 1 - Tiết 1 đến tiết 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ HAI , ngày 27 tháng 8 năm 2012
TIẾT 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I.MỤC TIÊU:Giúp học sinh:
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp , HS tự giới thiệu về mình . bước đầu làm quen với SGK , đồ dùng học toán , các hoạt động học tập trong giờ học toán .
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:_GV : Bộ đồ dùng học Toán 1 biểu diễn
 HS Bộ đồ dùng học Toán lớp 1 của HS
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách Toán 1: (8’)
_ Cho HS xem sách Toán 1
_ Hướng dẫn HS mở sách đến trang “Tiết học đầu tiên”_ GV giới thiệu về sách Toán:
+ Từ bìa 1 đến “tiết học đầu tiên”
+ Sau “tiết học đầu tiên”, mỗi tiết có một phiếu. _ Hướng dẫn HS giữ gìn sách.
2.Giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1: (10’)
+ Trong giờ học Toán HS lớp 1 thường có những hoạt động nào? Bằng cách nào? Sử dụng những dụng cụ học tập nào?
_ GV tổng kết theo nội dung từng tranh
3.Giới thiệu với học sinh các yêu cầu cần đạt sau khi học toán 1: (7’)Học toán các em sẽ biết:
_ Đếm (từ 1 đến 100); đọc số (đến 100); viết số; so sánh hai số; 
_ Làm tính cộng, trừ (nêu ví dụ)
_ Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải toán (nêu ví dụ)
_ Biết giải các bài toán (nêu ví dụ)
_ Biết đo độ dài (nêu ví dụ); biết hôm nay là thứ mấy, là ngày bao nhiêu (ví dụ); biết xem lịch hàng ngày (cho HS xem tờ lịch và nêu hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu )
.4.Giáo viên giới thiệu bộ đồ dùng học Toán của HS: (8’)_ Giơ từng đồ dùng, và nêu tên gọi của đồ dùng đó.
_ GV giới thiệu cho HS biết đồ dùng đó thường dùng để làm gì? (que: dùng học đếm, )
.Nhận xét -Dặn dò: (2’)_ Nhận xét tiết học
 - Học “Các số 1, 2, 3”
_ Quan sát
_ HS lấy và mở sách toán
_ Mở bài “Tiết học đầu tiên” 
_ Quan sát, trao đổi, thảo luận
_ HS mở sách.
_ Lấy rồi mở hộp đựng bộ đồ dùng học Toán lớp 1.
_ HS làm theo GV
_ Thực hành
_ Chuẩn bị: Sách toán 1
Thứ BA , ngày 28 tháng 8 năm 2012
TIẾT 2: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật , biết sử dụng từ nhiều hơn , ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật .
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:_S Bộ đồ dùng học Toán lớp 1 của HS
 GV : Sử dụng các tranh của Toán 1 và một số nhóm đồ vật cụ thể
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Bài cũ : Kiểm tra ĐDHT của học sinh (3’)
Bài mới : (30’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. So sánh số lượng cốc và số lượng thìa (20’)
_ GV cầm một nắm thìa trong tay (4 cái) _ GV gọi HS lên đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa rồi hỏi:
+ Còn cốc nào chưa có thìa?
_ GV nêu: Khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa. Ta nói: 
+ “Số cốc nhiều hơn số thìa”
-Khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì không còn thìa để đặt vào cốc còn lại. 
+Vậy “Số thìa ít hơn số cốc”
2.GV hướng dẫn HS quan sát từng hình vẽ trong bài học, giới thiệu cách so sánh số lượng hai nhóm đối tượng :
_ Ta nối một  chỉ với một 
_ Nhóm nào có đối tượng bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn.
3.Trò chơi: “Nhiều hơn, ít hơn” (10’)
4. Nhận xét - Dặn dò: (2’)_ Nhận xét tiết học.
_ Dặn dò:+ Chuẩn bị: Sách toán 1, bộ đồ dùng học toán.
_ HS thực hành
+HS trả lời và chỉ vào cốc chưa có thìa
+ 1 vàiHS nhắc lại
_ “Số cốc nhiều hơn số thìa” và “Số thìa ít hơn số cốc” (1 vài HS)
_ Thực hành theo hướng dẫn của GV
_ So sánh trên các đối tượng: số bạn trai và gái, số vở và bút, 
Thứ TƯ ngày 29 tháng 8 năm 2012
TIẾT 3: HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh : - Nhận biết được hình vuông , hình tròn , nói đúng tên hình .
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC HS Bộ đồ dùng học Toán lớp 1 của HS
GV :_ Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa (hoặc gỗ, nhựa ) có kích thước, màu sắc khác nhau._ Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
A. Bài cũ : Nêu 1 số đồ vật có số lượng nhiều hơn, ít hơn (3’)
B. Bài mới : (30’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu hình vuông: (5’)
 + Đây là hình vuông
_ Cho HS thực hành nhân diện hình vuông.
_ Nêu tên những vật có hình vuông?
2.Giới thiệu hình tròn: (5’)
 Tiến hành tương tự hình vuông.
3.Thực hành: (18’)
_Bài 1: Tô màu các hình vuông.
_Bài 2: Tô màu hình tròn
_Bài 3: Tô màu
_Bài 4: Cho HS dùng mảnh giấy (bìa) có hình dạng như hình thứ nhất và hình thứ hai của bài 4 rồi gấp các hình vuông chồng lên nhau để có hình vuông như hình vẽ
4.Hoạt động nối tiếp: (2’)
_ Yêu cầu: HS nêu tên các vật hình vuông, các vật hình tròn (ở trong lớp, ở nhà, ) 
5.Nhận xét - Dặn dò:(2’)
 Học “Hình tam giác”
_ Quan sát và nhắc lại: 
+Hình vuông.
__ Trao đổi nhóm và mỗi nhóm nêu tên những vật có hình vuông 
_ Dùng bút chì màu tô màu.
_ Dùng bút chì màu tô màu.
_Dùng bút chì màu tô màu
(HS khá giỏi)
_ Kể các đồ vật có hình vuông, tròn
_ Chuẩn bị: Sách toán 1, bộ đồ dùng học toán.
Thứ năm, ngày 30 tháng 8 năm 2012
TIẾT 4: HÌNH TAM GIÁC
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nhận biết được hình tam giác , nói đúng tên hình 
_ Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: Bộ đồ dùng học Toán
GV:_ Một số hình tam giác bằng bìa (hoặc gỗ, nhựa ) có kích thước màu sắc khác nhau
_ Một số đồ vật thật có mặt là hình tam giác.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
A.Bài cũ : GV đưa hình vuông, tròn – HS gọi tên hình (5’) – Tìm 1 số đồ vật có hình vuông, hình tròn
B. Bài mới : (28’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu hình tam giác: (5’)
_GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình tam giác cho HS xem, mỗi lần giơ đều nói:+ Đây là hình tam giác
_ Cho HS thực hành nhân diện hình tam giác.
_, GV nêu yêu cầu: Nêu tên những vật có hình vuông?
2.Thực hành xếp hình: (10’) GV hướng dẫn:
+ Dùng các hình tam giác, hình vuông có màu sắc khác nhau để xếp thành các hình
 3.Trò chơi: (8’)Thi đua chọn nhanh các hình
_GV gắn lên bảng các hình đã học: (5 hình tam giác, 5 hình vuông, 5 hình tròn)
_Gọi 3 HS lên bảng, nêu yêu cầu:
4.Hoạt động nối tiếp: (5’)
_ Yêu cầu: HS nêu tên các vật có hình tam giác
5.Nhận xét - Dặn dò: (2’)_ Học “Luyện tập”
_ Quan sát và nhắc lại: Hình tam giác.
+ HS lấy hình tam giác và nói: Hình tam giác
_ Lấy tất cả các hình tam giác đặt lên bàn học. 
_ Trao đổi nhóm và mỗi nhóm nêu tên những vật có hình vuông (đọc tên đồ vật)
+ Thực hành xếp hình, xếp xong tự đặt tên hình
 Cho HS thi đua chọn nhanh các hình theo nhiệm vụ được giao
_ Kể các đồ vật có hình tam giác
_ Chuẩn bị: Sách toán 1, bộ đồ dùng học toán.
TUẦN 2
Thứ HAI , ngày 3 tháng 9 năm 2012
TIẾT 5: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố:
- Nhận biết hình vuông , hình tròn , hình tam giác . Ghép các hình đã biết thành hình mới .
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS: Bộ ĐD học Tốn- SGK
 GV : Một số hình tròn, hình vuông, hình tam giác bằng bìa _ Que diêm 
_ Một số đồ vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
A. Bài cũ : (3’)GV đưa hình tam giác , gọi HS đọc tên hình – Tìm 1 số đồ vật có hình r 
B. Bài mới : (30’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1: GV đọc yêu cầu từng bài:
-Khuyến khích cho HS dùng các bút chì màu khác nhau để tô màu. 
Bài 2: Thực hành ghép hình
_ Dùng 1 hình vuông và 2 hình tam giác để ghép thành hình mới
 _ Khuyến khích HS dùng các hình vuông và hình tam giác đã cho để ghép thành 1 số hình khác
_ Cho HS thi đua ghép hình. Em nào đúng, nhanh sẽ được các bạn vỗ tay hoan nghênh.
Bài 3: Thực hành xếp hình(HS khá giỏi)
_ Cho HS tiến hành xếp hình
*Trò chơi
_ Em nào nêu được nhiều vật nhất và đúng sẽ được khen thưởng.
5.Nhận xét - Dặn dò: (2’)
_ Nhận xét tiết học._ Học “Các số 1, 2, 3”
_Tiến hành tô màu theo hướng dẫn của GV
+Các hình vuông: tô cùng một màu.
+Các hình tròn tô cùng một màu 
+Các hình tam giác: tô cùng một màu
_ Thực hành theo hướng dẫn 
_Dùng các hình vuông và hình tam giác để ghép thành hình a, b, c
_ Lần lượt thi đua ghép 
_ Thực hành xếp hình vuông, hình tam giác.
_ Kể các đồ vật có hình vuông, tròn, tam giác có trong phòng học, ở nhà, 
_ Chuẩn bị: Sách toán 1, bộ đồ dùng học toán.
Thứ ba , ngày 4 tháng 9 năm 2012
TIẾT 6: CÁC SỐ 1, 2, 3
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nhận biết số lượng các nhóm đồ vật có 1,2,3 đồ vật : đọc , viết được các chữ số 1,2,3 ; biết đếm 1,2,3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3,2,1 ; biết thứ tự của các số 1,2,3.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV Các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại; chẳng hạn 3 búp bê, 3 bông hoa, 3 hình vuông, 3 hình tròn 3 tờ bìa, ttrên mỗi tờ bìa đã viết sẵn một trong các số 1, 2, 3 3 tờ bìa, trên mõi tờ bìađã vẽ sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm ttrò ... t: 1 < 2; 2 < 3; 3 < 4; 4 < 5; 5 < 6;
6 < 7. Nên cho HS nhận xét để biết 7 lớn hơn tất cảcác số 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 là số lớn nhất trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. 
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống
4.Nhận xét – dặn dò: (5’)
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: +Luyện viết số 7
+Chuẩn bị bài 18: “Số 8”
+HS nhắc lại: “Có bảy em”
_HS nhắc lại: “Có bảy em, bảy hình vuuông, bảy con tính”
_HS đọc: số 7
_HS đọc: Bảy
_HS đếm từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1 (cá nhân, nhóm)
_HS viết 1 dòng số 7
+Có 6 con bướm trắng
+Có 1 con bướm xanh
+Có 7 con bướm
_HS nhắc lại
_Đếm ô
_Điền số vào ô trống
_So sánh số
_Điền dấu > ,< , =
Thứ ba , ngày25 tháng 9 năm 2012
TIẾT 18: SỐ 8
I.MỤC TIÊU:Giúp học sinh:
- Biết 7 thêm 1 được 8 , viết số 8 ;
- Đọc , đếm được từ 1 đến 8 ; biết so sánh các số trong phạm vi 8 , biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8 .
- GDHS ham thích học toán
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:_Các nhóm có 8 mẫu vật cùng loại
_Tám miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 8 trên từng miếng bìa 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
A.Bài cũ : (5’)Viết số 7, 7o5, 7o7, 2 o 7, đếm xuôi 1->7 , ngược 7 ->1, 7 gồm 5 với mấy ?
 B. Bài mới : (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu số 8:
Bước 1: Lập số
_ GV hướng dẫn HS xem tranh 
+Có bảy em đang chơi, một em khác đang đi tới. Tất cả có mấy em? 
+Bảy em thêm một em là tám em. Tất cả có tám em. 
_Yêu cầu HS lấy ra 7 hình tròn, sau đó lấy thêm 1 hình tròn và nói:
+Bảy chấm tròn thêm một chấm tròn là tám chấm tròn; bảy con tính thêm một con tính là tám con tính. 
_GV chỉ vào tranh vẽ, yêu cầu HS nhắc lại: “Có tám em, tám chấm tròn, tám con tính”
_GV nêu: “Các nhóm này đều có số lượng là tám”
Bước 2: Giới thiệu chữ số 8 in và chữ số 8 viết
_GV nêu: Số tám được viết (biểu diễn) bằng chữ số 8
_GV giới thiệu chữ số 8 in, chữ số 8 viết
_ GV giơ tấm bìa có chữ số 8
Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 _GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 8 rồi đọc ngược lại từ 8 đến 1
_Giúp HS nhận ra số 8 liền sau số 7 trong dãy các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8
2. Thực hành:
Bài 1: Viết số 8
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
_GV nêu câu hỏi để HS nhận ra cấu tạo của số 8.:
+Trong ô thứ nhất có mấy chấm xanh?
+Trong ô thứ hai có mấy chấm xanh?
+Trong cả hai ô có tất cả mấy chấm xanh?
_Với các tranh vẽ còn lại HS phải trả lời được các câu hỏi tương tự và điền kết quả đếm được vào ô trống
+ “8 gồm 7 và 1; gồm 1 và 7
+ 8 gồm 6 và 2; gồm 2 và 6
+ 8 gồm 5 và 3; gồm 3 và 5
+ 8 gồm 4 và 4”
 Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
_Hướng dẫn HS điền số thích hợp vào các ô trống rồi đọc theo thứ tự: từ 1 đến 8 và từ 8 đến 1
_Bài 4: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
_Dựa vào vị trí thứ tự của các số từ 1 đến 8 để điền dấu thích hợp vào các chỗ chấm
4.Nhận xét – dặn dò: (5’)
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: +Luyện viết số 8+Chuẩn bị bài 19: “Số 9”
+HS nhắc lại: “Có tám em”
HS nhắc lại
 HS nhắc lại
_HS nhắc lại: “Có tám em, tám chấm tròn, tám con tính”
+ Tự rút ra kiến thức
_HS đọc: tám
_HS đếm từ 1 đến 8và từ 8 đến 1 (cá nhân, nhóm, lớp)
_HS viết 1 dòng số 8
+Viết vào bảng, vào vở
+Có 7 chấm xanh
+Có 1 chấm xanh
+Có 8 chấm xanh
_HS nhắc lại
Đếm ô
_Điền số vào ô trống
_Điền dấu > ,< , =
_So sánh số
Thứ tư , ngày 26 tháng 9 năm 2012
TIẾT 19: SỐ 9
I.MỤC TIÊU:Giúp học sinh:
- Biết 8 thêm 1 được 9 , viết số 9 ;
- Đọc , đếm được từ 1 đến 9 ; biết so sánh các số trong phạm vi 9 , biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9 .
- GDHS ham thích học Toán
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:_Các nhóm có 9 mẫu vật cùng loại
_Chín miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 9 trên từng miếng bìa 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
A.Bài cũ : (5’)Viết số 8,bảng con:8o8, 6o8, 8 o 7, đếm xuôi 1->8 , ngược 8 ->1, 8 gồm mấy với mấy ?
 B. Bài mới : (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu số 9:
Bước 1: Lập số_ GV hướng dẫn HS xem tranh 
+Có mấy em đang chơi?+Có mấy em đi tới?
+Có tám em đang chơi, một em khác đang đi tới. Tất cả có mấy em? 
+Tám em thêm một em là chín em. Tất cả có chín em. Cho HS nhắc lại
_Yêu cầu HS lấy ra 8 hình tròn, sau đó lấy thêm 1 hình tròn và nói:
+Tám chấm tròn thêm một chấm tròn là chín chấm tròn; tám con tính thêm một con tính là chín con tính. Gọi HS nhắc lại
_GV chỉ vào tranh vẽ, yêu cầu HS nhắc lại: “Có chín em, chín chấm tròn, chín con tính”
_GV nêu: “Các nhóm này đều có số lượng là chín”
Bước 2: Giới thiệu chữ số 9 in và chữ số 9 viết
_GV nêu: Số chín được viết (biểu diễn) bằng chữ số 9
_GV giới thiệu chữ số 9 in, chữ số 9 viết
Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 9 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
_GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 9 rồi đọc ngược lại từ 9 đến 1
_Giúp HS nhận ra số 9 liền sau số 8 trong dãy các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
2. Thực hành:
Bài 1: Viết số 9
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
_GV nêu câu hỏi để HS nhận ra cấu tạo của số 9. 
+Có mấy chấm xanh?
+Mấy chấm đen?
+Trong tranh có tất cả mấy chấm tròn
_Với các tranh vẽ còn lại HS trả lời được các câu hỏi tương tự và điền kết quả đếm được vào ô trống
_ GV nói:
+ “9 gồm 8 và 1, gồm 1 và 8
 9 gồm 7 và 2; gồm 2 và 7
 9 gồm 6 và 3; gồm 3 và 6
 9 gồm 5 và 4; gồm 4 và 5”
Bài 3: Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm
_Hướng dẫn HS so sánh các số trong phạm vi 9
Bài 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
_Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài: Dựa vào thứ tự của các số từ 1 đến 9, so sánh từng cặp hai số tiếp liền trong các số từ 1 đến 9 để tìm ra các số thích hợp, rồi điền vào chỗ chấm
Bài 5: Điền số thích hợp vào ô trống
_GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài:
+Thực hành đếm các số từ 1 đến 9 và đọc ngược lại từ 9 đến 1; thực hành đếm tiếp đến 9 bắt đầu từ số 4
+Dựa vào cách đếm nói trên, tìm ra các số cần điền vào ô trống
4.Nhận xét – dặn dò: (5’)
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: +Luyện viết số 6+Chuẩn bị bài 20: “Số 0”
+HS nhắc lại: “Có chín em”
_HS nhắc lại: “Có chín em, chín chấm tròn, chin con tính”
_HS đọc: chín
_HS đếm từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1 (cá nhân, nhóm, lớp)
_HS viết 1 dòng số 9
+Viết vào bảng+Viết vào vở
+Có 8 chấm xanh
+Có 1 chấm đen
+Có 9 chấm
HS thực hiện tách các mẫu vật có sẵn thành 1 nhóm để tìm ra cấu tạo số 9
_Điền dấu >, <, =
_Điền số vào chỗ chấm
_Điền số vào ô trống
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2012
TIẾT 20: SỐ 0
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Viết được số 0 ; đọc và đếm được từ 0 đến 9 ; 
- Biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9 , nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9
- GDHS ham thích học Toán
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_4 que tính, 10 tờ bìa, trên từng tờ bìa có viết mỗi số từ 0 đến 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
A.Bài cũ : (5’)Viết số 9, 9o1, 9o9, 7 o 9, đếm xuôi 1->9 , ngược 9 ->1.
 B. Bài mới : (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu số 0:
Bước 1: Hình thành số 0
_ GV hướng dẫn HS lấy 4 que tính, rồi lần lượt bớt đi 1 que tính, mỗi lần như vậy lại hỏi: +Còn bao nhiêu que tính?
Cho đến lúc không còn que tính nào nữa
_ GV hướng dẫn HS quan sát các tranh vẽ trong sách 
+Lúc đầu trong bể cá có mấy con cá?
+Lấy đi 1 con cá thì còn lại mấy con cá?
+Lấy tiếp một con cá nữa thì còn mấy con cá?
+Lấy nốt 1 con cá, trong bể còn mấy con cá?
- Để chỉ không còn con cá nào hoặc không có con cá nào ta dùng số không
Bước 2: Giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết
_GV nêu: Số không được viết (biểu diễn) bằng chữ số 0
_GV giới thiệu chữ số 0 in, chữ số 0 viết
_GV giơ tấm bìa có chữ số 0. HS đọc “không”
Bước 3: Nhận biết vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9
_Cho HS xem hình vẽ trong sách, GV chỉ vào từng ô vuông (chữ nhật) và hỏi: +Có mấy chấm tròn?
_GV hướng dẫn HS đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 9 rồi đọc ngược lại từ 9 đến 0
+ 0 chấm tròn so với 1 chấm tròn thì nhiều hơn hay ít hơn?
GV ghi: 0 < 1 rồi chỉ vào và cho HS đọc
2. Thực hành:
Bài 1: Viết số 0
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
_Hướng dẫn HS làm quen với thuật ngữ “số liền trước”: GV cho HS quan sát dãy số từ 0 đến 9 rồi nêu: “số liền của 2 là 1”, “Số liền trước của 1 là 0”
_Hướng dẫn HS xác định số liền trước của một số cho trước rồi viết vào ô trống
 Bài 4: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
_ 4.Nhận xét – dặn dò: (5’)
_ Nhận xét tiết học Dặn dò: +Luyện viết số 0+Chuẩn bị : “Số 10”
+Ba con cá
+Hai con cá
+Một con cá
+Không còn con cá nào
+ Tự rút ra kiến thức
_HS đọc: Không
+không, một, hai, ba, bốn,  , chín.
+Ít hơn
_HS đọc: 0 bé hơn 1
_HS viết 1 dòng số 0
+Viết bảng+Viết vào vở
_HS làm bài: Viết số thích hợp vào ô trống
_ Đọc kết quả theo từng hàng
_Xác định số liền trước của các số đã cho rồi viết vào ô trống
_HS làm bài_Đọc kết quả theo từng cột

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 1-5.doc