Giáo án Sử Địa 4 - Tuần 28

Giáo án Sử Địa 4 - Tuần 28

1.Ổn định

2.KTBC

+Nêu đặc điểm của khí hậu vùng ĐB duyên hải miền Trung.

+Hãy đọc tên các ĐB duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam (Chỉ bản đồ).

3.Bài mới

 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa: “Người dân và hoạt động sảnxuất ở đồng bằng duyên hải miền trung”

 b.Phát triển bài :

 Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc

 -GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung, phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và TP ở duyên hải. GV chỉ trên bản đồ cho HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày. Nếu so sánh với ĐB Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng .

 -GV yêu cầu HS quan sát hính 1 ,2 rồi trả lời các câu hỏi trong SGK.

-Gv: Trang phục hàng ngày của người Kinh , người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi , quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất .

 

doc 4 trang Người đăng truonggiang69 Lượt xem 1277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sử Địa 4 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I.Mục tiêu:
-KT: Biết người Kinh, Chăm và một số đân tộc ít người là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
-KN: Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, chế biến thủy sản ...
	*Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miên Trung lại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.
-T Đ: Cảm phục tính cần cù của người dân miền Trung.
II.Chuẩn bị 
 Bản đồ dân cư VN.
III.Hoạt động trên lớp 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
2.KTBC 
+Nêu đặc điểm của khí hậu vùng ĐB duyên hải miền Trung.
+Hãy đọc tên các ĐB duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam (Chỉ bản đồ).
3.Bài mới
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa: “Người dân và hoạt động sảnxuất ở đồng bằng duyên hải miền trung”
 b.Phát triển bài : 
 Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc
 -GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung, phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và TP ở duyên hải. GV chỉ trên bản đồ cho HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày. Nếu so sánh với ĐB Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng .
 -GV yêu cầu HS quan sát hính 1 ,2 rồi trả lời các câu hỏi trong SGK. 
-Gv: Trang phục hàng ngày của người Kinh , người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi , quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất .
 Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân. 
 -GV yêu cầu một số HS đọc , ghi chú các ảnh từ hình 3 đến hình 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất .
 -GV ghi sẵn trên bảng bốn cột và yêu cầu 4 HS lên bảng điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS quan sát . 
 -GV giải thích thêm:
+Tại hồ nuôi tôm người ta đặt các guồng quay để tăng lượng không khí trong nước, làm cho tôm nuôi phát triển tốt hơn.
+Để làm muối, người dân phơi nước biển cho bay bớt hơi nước còn lại nước biển mặn, sau đó dẫn vào ruộng bằng phẳng để nước bốc hơi nước tiếp, còn lại muối đọng trên ruộng và được vun thành từng đống như trong ảnh.
+Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này ?
-Các ngành sản xuất và một số điều kiện cần thiết để sản xuất.
4.Củng cố : 
+Các dân tộc sống tập trung ở duyên hải miền Trung, vì sao dân cư tập trung đông đúc ở vùng này.
+Các hoạt động sản xuất phổ biến của nhân dân trong vùng .
+Điều kiện của từng hoạt động sản xuất.
-GV kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác.
5. Dặn dò
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
-Nhận xét tiết học.
-HS hát
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe .
*Hoạt động cả lớp
-Quan sát BĐ phân bố dân cư VN , HS so sánh và nhận xét được ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn.
-HS quan sát và trả lời.
-HS: phụ nữ Kinh mặc áo dài, cổ cao; còn phụ nữ Chăm mặc váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.
 *Hoạt động cả lớp:
-HS đọc và nói tên các hoạt động sản xuất 
-HS lên bảng điền .
Trồng trọt: -Mía, lúa
Chăn nuôi: -Gia súc
Nuôi trồng đánh bắt thủy sản: -Tôm, cá
Ngành khác: -Muối
-Theo dõi.
-HS trả lời, HS khác nhận xét
-3 HS đọc.
+Trả lời.
+Trồng lúa, mía, lạc; Làm muối; Nuôi, đánh bắt thủy sản.
+Nêu.
-HS cả lớp.
LỊCH SỬ: NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA
THĂNG LONG (NĂM 1786).
I.Mục tiêu:
-KT: Nắm được đôi nét về nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786):
	+Sau khi lật đỗ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đỗ chính quyền học Trịnh (năm 1786).
	+Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
	*Trịnh bạc nhược, chủ quan, quân Tây Sơn tiến như vũ bão, quân Trịn không kịp trở tay.
-KN: Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
-T Đ: Yêu thích tìm hiểu lịch sử, tôn trọng các anh hùng thời đại.
II.Chuẩn bị 
 -Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn .
 -Gợi ý kịch bản :Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
III.Hoạt động trên lớp 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
2.KTBC:
+Trình bày tên các đô thị lớn hồi thế kỉ XVI-XVII và những nét chính của các đô thị đó .
+Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào ?
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
-Giới thiệu: “Nghĩa quân tây sơn tiến ra thăng long năm 1786”
b.Phát triển bài :
Hoạt động 1: Sự phát của khởi nghĩa Tây Sơn. 
-GV dựa vào lược đồ, trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong (1771), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh .
 -GV cho HS lên bảng tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn.
 -GV giới thiệu về vùng đất Tây Sơn trên bản đồ.
Hoạt động 2: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh. 
-GV cho HS đọc lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân ra Tây Sơn.
+Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì ?
+Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
+Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào ?
 -GV cho HS đóng vai theo nội dung SGK từ đầu đến đoạn  Quân Tây Sơn .
Hoạt động 3: Kết quả của cuộc khởi nghĩa. 
 -Ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long?
 -GV nhận xét ,kết luận .
4.Củng cố-dặn dò: 
+Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long nhằm mục đích gì ?
+Việc Tây Sơn lật đổ tập đoàn PK họ Trịnh có ý nghĩa gì ?
-Dặn xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Quang Trung đại phá quân thanh năm 1789”.
 -Nhận xét tiết học .
Hát 
-HS trả lời và nhận xét .
-HS lắng nghe.
-Hoạt động cả lớp.
-HS lắng nghe.
-HS lên bảng chỉ.
-HS theo dõi.
-Hoạt động cả lớp.
-HS đọc .
+Tiến ra Thăng Long, lật đỗ chính quyền họ Trịnh, thống nhất đất nước.
+Trịnh Khải đứng ngồi không yên, quan tướng sợ hãi cuống cuồng đi trốn.
+ Như vũ bão
-HS chia thành các nhóm, phân vai, tập đóng vai, biểu diễn.
Hoạt động cá nhân
-HS thảo luận và trả lời: Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.
-2 HS trả lời.Cả lớp nhận xét, bổ sung. HS khác nhắc lại.
-HS theo dõi, ghi bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSu Dia 4 Tuan 28.doc