Giáo án Thể dục lớp 2 - Tuần 29 đến 35

Giáo án Thể dục lớp 2 - Tuần 29 đến 35

Ngày soạn: Ngày dạy:

TUẦN: 29 MÔN: THỂ DỤC

TIẾT: 57 BÀI: tâng cầu.

 trò chơi: “con cóc là cậu ông trời”

I. Mục đích yêu cầu

Kiến thức – Kĩ năng:

- Tâng cầu: Bước đầu biết cách tâng cầu bằng vợt gỗ.

- Trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”: Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.

Thái độ:

- Có ý thức tự rèn thân thể và đoàn kết khi chơi với bạn.

II. Chuẩn bị

- Địa điểm: Trên sân trường và vệ sinh an toàn nơi tập

- Phương tiện: Chuẩn bị 1 cái còi, kẻ vạch giới hạn cho trò chơi; dùng cầu và vợt gỗ vừa đủ cho lớp học.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: - GV phổ biến nội dung và yêu cầu bài học

- Cho cả lớp khởi động các khớp tay, chân, hông của cơ thể. Sau đó chạy nhẹ tại chỗ và đồng thời hít thở sâu

2. Kiểm tra bài cũ: GV cho cả lớp tập hợp theo hàng ngang, rồi cho các em tập lại các động tác của bài thể dục. HS tập các động tác bài thể dục: chân, bụng, lườn, toàn thân, nhảy (2 lần x 8 nhịp)

- GV theo dõi và uốn nắn những em tập chưa đúng động tác và sau đó cho các em đó tập lại

- GV nhận xét và tuyên dương những em làm tốt

 

docx 28 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thể dục lớp 2 - Tuần 29 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 29	MÔN: THỂ DỤC
TIẾT: 57	BÀI: TÂNG CẦU.
	TRÒ CHƠI: “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”
I. Mục đích yêu cầu
Kiến thức – Kĩ năng:
- Tâng cầu: Bước đầu biết cách tâng cầu bằng vợt gỗ.
- Trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”: Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
Thái độ:
- Có ý thức tự rèn thân thể và đoàn kết khi chơi với bạn.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Trên sân trường và vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 cái còi, kẻ vạch giới hạn cho trò chơi; dùng cầu và vợt gỗ vừa đủ cho lớp học.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: - GV phổ biến nội dung và yêu cầu bài học
- Cho cả lớp khởi động các khớp tay, chân, hông của cơ thể. Sau đó chạy nhẹ tại chỗ và đồng thời hít thở sâu
2. Kiểm tra bài cũ: GV cho cả lớp tập hợp theo hàng ngang, rồi cho các em tập lại các động tác của bài thể dục. HS tập các động tác bài thể dục: chân, bụng, lườn, toàn thân, nhảy (2 lần x 8 nhịp)
- GV theo dõi và uốn nắn những em tập chưa đúng động tác và sau đó cho các em đó tập lại
- GV nhận xét và tuyên dương những em làm tốt
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: GV nêu yêu cầu, mục đích tiết học.
a. Tâng cầu bằng vợt gỗ:
- GV nêu quy định và hướng dẫn HS đứng theo đội hình tập luyện hàng ngang với khoảng cách 1,5 – 3m hoặc vòng tròn với khoảng cách tối thiểu 2 – 4m2. Nêu ích lợi của kĩ năng nâng cầu.
- GV làm mẫu cho cả lớp xem kết hợp hướng dẫn cách cầm vợt, cầm cầu, tung cầu, đón cầu và nâng cầu. GV lưu ý HS nên chạy theo để nâng cầu nhẹ và đều tay. Khi cầu rớt, nhặt cầu và quay về vị trí đã quy định để tiếp tục tập luyện.
- Cho HS tập luyện theo đội hình đã lập
- GV tổ chức tâng cầu thi đua nhóm nào tâng cầu có số lần nhiều tuyên dương
- GV chia lớp thành hai nhóm và kiểm tra lẫn nhau và sơ kết trò chơi.
b. Trò chơi “Con cóc là câu ông trời”
- GV nêu tên trò chơi và ích lợi là tập luyện cho ta vận động đôi chân cho khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
- GV nêu cách chơi của trò chơi (tập nhảy giống như chú cóc). Và quy định sân chơi, luật chơi.
- GV cho HS tự tổ chức chơi.
- GV nhận xét và tuyên dương.
- HS tập hợp theo đội hình quy định
- HS quan sát và bắt chước thực hiện.
- HS thi đua tập luyện theo tổ
- Chọn vài HS làm trọng tài chấm kết quả cho bạn.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi nhớ và khởi động kĩ lại khớp gối.
- HS tập vần điệu trước khi chơi.
- HS cử trọng tài, chia nhóm và tham gia trò chơi theo hình thức thi đua.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Thực hiện động tác hồi tĩnh: 2 phút - Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát: 2 – 3 phút. GV hỏi: Bài học hôm nay ta học được kĩ thuật gì? Chơi trò chơi nào?
GDTT: Yêu thích môn học, ý thức rèn luyện thân thể.
5. Dặn dò: Về nhà tập các động tác bài thể dục và nâng cao kĩ năng nâng cầu được nhiều lần.
- Cho HS về lớp. HS hô “Khoẻ”
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 29	MÔN: THỂ DỤC
TIẾT: 58	BÀI: TÂNG CẦU.
	TRÒ CHƠI: “CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC”
I. Mục đích yêu cầu
Kiến thức – Kĩ năng:
- Tâng cầu: Bước đầu biết cách tâng cầu bằng vợt gỗ.
- Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”: Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
Thái độ:
- Có ý thức tự rèn thân thể và đoàn kết khi chơi với bạn.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Trên sân trường và vệ sinh nơi tập
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 cái còi và cầu và vợt gỗ đủ dùng cho lớp học. Và 4 quả bóng số 2.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: - GV phổ biến nội dung và yêu cầu bài học
- Cho cả lớp khởi động các khớp tay, chân, hông của cơ thể. Sau đó chạy nhẹ tại chỗ và đồng thời hít thở sâu.
2. Kiểm tra bài cũ: GV cho cả lớp tập hợp theo hàng ngang, rồi cho các em tập lại các động tác của bài thể dục. HS tập các động tác bài thể dục: chân, bụng, lườn, toàn thân, nhảy (2 lần x 8 nhịp)
- GV theo dõi và uốn nắn những em tập chưa đúng động tác và sau đó cho các em đó tập lại.
- GV nhận xét và tuyên dương những em làm tốt
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: GV nêu yêu cầu, mục đích tiết học.
a. Tâng cầu bằng vợt gỗ:
- GV nêu lại quy định và hướng dẫn HS đứng theo đội hình tập luyện hàng ngang với khoảng cách 1,5 – 3m hoặc vòng tròn với khoảng cách tối thiểu 2 – 4m2.
- GV làm mẫu cho cả lớp xem kết hợp hướng dẫn cách cầm vợt, cầm cầu, tung cầu, đón cầu và nâng cầu. GV lưu ý HS nên chạy theo để nâng cầu nhẹ và đều tay. Khi cầu rớt, nhặt cầu và quay về vị trí đã quy định để tiếp tục tập luyện.
- Cho HS tập luyện theo đội hình đã lập
- GV tổ chức tâng cầu thi đua nhóm nào tâng cầu có số lần nhiều tuyên dương
- GV chia lớp thành hai nhóm và kiểm tra lẫn nhau và sơ kết trò chơi.
b. Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”
- GV nêu tên trò chơi và ích lợi là tập luyện cho ta vận động đôi chân cho khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
- Cho HS nêu lại cách chơi và GV yêu cầu hôm nay ta lấy cự li rộng hơn một sải tay và thi đua nhóm nào chuyển nhiều quả bóng nhất
- GV tổ chức các nhóm thi đua và theo dõi, sau đó sơ kết trò chơi (Tuyên dương)
- HS tập hợp theo đội hình quy định
- HS quan sát và bắt chước thực hiện.
- HS thi đua tập luyện theo tổ
- Chọn vài HS làm trọng tài chấm kết quả cho bạn.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi nhớ và khởi động kĩ lại khớp gối.
- HS cử trọng tài, chia nhóm và tham gia trò chơi theo hình thức thi đua.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Thực hiện động tác hồi tĩnh: 2 phút - Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát: 2 – 3 phút. GV hỏi: Bài học hôm nay ta học được kĩ thuật gì? Ta cần nâng cầu như thế nào để cầu đừng bay xa? Chơi trò chơi nào?
GDTT: Yêu thích môn học, ý thức rèn luyện thân thể.
5. Dặn dò: Về nhà tập các động tác bài thể dục và nâng cao kĩ năng nâng cầu được nhiều lần.
- Cho HS về lớp. HS hô “Khoẻ”
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 30	MÔN: THỂ DỤC
TIẾT: 59	BÀI: TÂNG CẦU – TRÒ CHƠI: “TUNG BÓNG VÀO ĐÍCH”
I. Mục đích yêu cầu
Kiến thức – Kĩ năng:
- Tâng cầu: Biết cách tâng cầu bằng vợt gỗ.
- Trò chơi “Tung bóng vào đích”: Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
Thái độ:
- Có ý thức tự rèn thân thể và đoàn kết khi chơi với bạn.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Trên sân trường và vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, mỗi đội 3 – 10 quả bóng nhỏ và một cái xô hoặc rỗ làm đích, kẻ vạch giới hạn cho trò chơi; dùng số lượng cầu và vợt vừa đủ cho HS.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: - GV phổ biến nội dung và yêu cầu bài học
- Cho cả lớp khởi động các khớp tay, chân, hông của cơ thể. Sau đó chạy nhẹ tại chỗ và đồng thời hít thở sâu.
2. Kiểm tra bài cũ: GV cho cả lớp tập hợp theo hàng ngang, rồi cho các em tập lại các động tác của bài thể dục. HS tập các động tác bài thể dục: chân, bụng, lườn, toàn thân, nhảy (2 lần x 8 nhịp)
- GV theo dõi và uốn nắn những em tập chưa đúng động tác và sau đó cho các em đó tập lại.
- GV nhận xét và tuyên dương những em làm tốt
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: GV nêu yêu cầu, mục đích tiết học.
a. Tâng cầu bằng vợt gỗ:
- GV nêu lại quy định và hướng dẫn HS đứng theo đội hình tập luyện hàng ngang với khoảng cách 1,5 – 3m hoặc vòng tròn với khoảng cách tối thiểu 2 – 4m2.
- GV làm mẫu cho cả lớp xem kết hợp hướng dẫn cách cầm vợt, cầm cầu, tung cầu, đón cầu và tâng cầu. GV lưu ý HS nên chạy theo để nâng cầu nhẹ và đều tay. Khi cầu rớt, nhặt cầu và quay về vị trí đã quy định để tiếp tục tập luyện.
- Cho HS tập luyện theo đội hình đã lập
- GV tổ chức tâng cầu thi đua nhóm nào tâng cầu có số lần nhiều tuyên dương
- GV chia lớp thành hai nhóm và kiểm tra lẫn nhau và sơ kết trò chơi.
b. Trò chơi “Tung bóng vào đích”: (10 – 12 ph)
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn, giải thích, quy cách chơi và làm mẫu cách chơi.
- GV cho HS chơi thử vài lần, sau đó chia lớp thành nhóm luyện tập.
- Cho các nhóm thi đua tung bóng với nhau. Nhóm nào tung nhiều quả bóng vào giỏ thì nhóm đó thắng
- GV cùng các nhóm khác quan sát và đếm số quả bóng trong giỏ và sau đó sơ kết tuyên dương
- HS tập hợp theo đội hình quy định
- HS quan sát và bắt chước thực hiện.
- HS thi đua tập luyện theo tổ
- Chọn vài HS làm trọng tài chấm kết quả cho bạn.
- HS nhận xét.
- HS luyện tập theo tổ nhóm, tích cực, chủ động.
- Nhóm thi đua “Tung bóng vào đích”
- Cả lớp luân phiên làm trọng tài tự chấm kết quả cho nhau, cổ động và khích lệ nhau.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Thực hiện động tác hồi tĩnh: 2 phút - Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát: 2 – 3 phút. GV hỏi: Bài học hôm nay ta học được kĩ thuật gì? Ta cần tâng cầu như thế nào để cầu đừng bay xa? Chơi trò chơi nào?
GDTT: Yêu thích môn học, ý thức rèn luyện thân thể.
5. Dặn dò: Về nhà tập các động tác bài thể dục và nâng cao  ... . Mục đích yêu cầu
Kiến thức – Kĩ năng:
- Chuyền cầu: Biết cách chuyền cầu bằng vợt gỗ cá nhân theo nhóm 2 người.
- Trò chơi: “Con cóc là cậu ông trời”: Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
Thái độ:
- Có ý thức tự rèn thân thể và đoàn kết khi chơi với bạn.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân và cùng HS chuẩn bị đủ số quà cầu, bảng gỗ tâng cầu và cờ cho trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: - GV phổ biến nội dung và yêu cầu bài học
- Cho cả lớp khởi động các khớp cổ, cổ tay cổ chân, khuỷu tay, cánh tay, đầu gối, hông của cơ thể. Sau đó chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên sân 150 – 200m. Đi thường theo vòng tròn và đồng thời hít thở sâu.
2. Kiểm tra bài cũ: GV cho cả lớp tập hợp theo hàng ngang, rồi cho các em tập lại các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng, phối hợp và điều hoà của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển.
- GV theo dõi và uốn nắn những em tập chưa đúng động tác và sau đó cho các em đó tập lại.
- GV nhận xét và tuyên dương những em làm tốt
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: GV nêu yêu cầu, mục đích tiết học.
a. Chuyền cầu theo nhóm hai người: (8 – 10 phút)
- GV nêu yêu cầu bài học hôm nay cần đạt thành tích cao hơn (ít cho cầu rơi).
- Cho HS đếm 1- 2 sau đó những em có cùng số làm 1 cặp và giãn hàng thành 2 hàng ngang theo cặp và cho các em chuyền cầu cho nhau.
- GV theo dõi và hướng dẫn các em chuyền cầu chính xác.
- Tổ chức cho HS thi đua chuyền cầu trong tổ.
- Nhận xét và tuyên dương những em chuyền cầu chính xác, ít bị rơi ra ngoài.
b. Trò chơi “Con cóc là câu ông trời”: (10 – 12 phút)
- GV nêu tên trò chơi và ích lợi là tập luyện cho ta vận động đôi chân cho khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
- GV nêu cách chơi của trò chơi. GV có thể tăng độ khó của trò chơi để phù hợp rèn luyện đôi chân cho HS.
- Ôn cho HS đọc vần điệu của trò chơi 2- 3 lần và kết hợp chơi trò chơi
- GV nhận xét và tuyên dương.
- Đội hình tập theo 2 – 4 hàng ngang quay mặt vào nhau theo tổ trưởng điều khiển, khoảng cách 3 - 4m.
- HS thi đua theo tổ
- Chọn vài HS làm trọng tài chấm kết quả cho bạn.
- HS tham gia trò chơi theo nhóm và sau đó thi đua.
- Các tổ tập, rồi cử người tập nhảy tiếp sức thi đua.
- HS chơi trò chơi và kết hợp vần điệu vào trò chơi.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Thực hiện động tác hồi tĩnh: 2 phút - Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát: 2 – 3 phút. GV hỏi: Bài học hôm nay ta học được kĩ thuật gì? Ta cần chuyền cầu như thế nào để cầu đừng bay xa? Chơi trò chơi nào?
GDTT: Yêu thích môn học, ý thức rèn luyện thân thể.
5. Dặn dò: GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà: “Chuyền cầu”, tập nhảy con cóc, nâng cao thành tích cho tiết học sau.
- Cho HS về lớp. HS hô “Khoẻ”
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 35	MÔN: THỂ DỤC
TIẾT: 69	BÀI: CHUYỀN CẦU – TRÒ CHƠI: “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”
I. Mục đích yêu cầu
Kiến thức – Kĩ năng:
- Chuyền cầu: Biết cách chuyền cầu bằng vợt gỗ cá nhân theo nhóm 2 người.
- Trò chơi: “Ném bóng trúng đích”: Biết cách chơi và tham gia được.
Thái độ:
- Có ý thức tự rèn thân thể và đoàn kết khi chơi với bạn.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi và cùng HS chuẩn bị đủ số quà cầu, bảng gỗ tâng cầu.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: - GV phổ biến nội dung và yêu cầu bài học
- Cho cả lớp khởi động các khớp cổ, cổ tay cổ chân, khuỷu tay, cánh tay, đầu gối, hông của cơ thể. Sau đó chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên sân 150 – 200m. Đi thường theo vòng tròn và đồng thời hít thở sâu.
2. Kiểm tra bài cũ: GV cho cả lớp tập hợp theo hàng ngang, rồi cho các em tập lại các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng, phối hợp và điều hoà của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển.
- GV theo dõi và uốn nắn những em tập chưa đúng động tác và sau đó cho các em đó tập lại.
- GV nhận xét và tuyên dương những em làm tốt
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: GV nêu yêu cầu, mục đích tiết học.
a. Chuyền cầu theo nhóm hai người: (8 – 10 phút)
- GV nêu yêu cầu bài học hôm nay cần đạt thành tích cao hơn (ít cho cầu rơi).
- Cho HS đếm 1- 2 sau đó những em có cùng số làm 1 cặp và giãn hàng thành 2 hàng ngang theo cặp và cho các em chuyền cầu cho nhau.
- GV theo dõi và hướng dẫn các em chuyền cầu chính xác.
- Tổ chức cho HS thi đua chuyền cầu trong tổ.
- Nhận xét và tuyên dương những em chuyền cầu chính xác, ít bị rơi ra ngoài.
b. Trò chơi “Ném bóng trúng đích”: (8 – 10 phút)
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn, giải thích, quy cách chơi và làm mẫu cách chơi.
- GV cho HS chơi thử vài lần, sau đó chia lớp thành nhóm luyện tập.
- Cho các nhóm thi đua ném bóng vào đích. Nhóm nào ném nhiều quả bóng vào đích thì nhóm đó thắng
- GV cùng các nhóm khác quan sát và đếm số quả bóng vào đích và sau đó sơ kết tuyên dương
- Đội hình tập theo 2 – 4 hàng ngang quay mặt vào nhau theo tổ trưởng điều khiển, khoảng cách 3 - 4m.
- HS thi đua theo tổ
- Chọn vài HS làm trọng tài chấm kết quả cho bạn.
- HS nhận xét.
- HS luyện tập theo tổ nhóm.
- HS luyện tập tích cực, chủ động.
- Nhóm thi đua “Ném bóng trúng đích”
- Cả lớp luân phiên làm trọng tài tự chấm kết quả cho nhau, cổ động và khích lệ nhau.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Thực hiện động tác hồi tĩnh: 2 phút - Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát: 2 – 3 phút. GV hỏi: Bài học hôm nay ta học được kĩ thuật gì? Ta cần chuyền cầu như thế nào để cầu đừng bay xa? Chơi trò chơi nào?
GDTT: Yêu thích môn học, ý thức rèn luyện thân thể.
5. Dặn dò: GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà: “Oân các động tác đã học trong năm”, tập ném bóng trúng đích, nâng cao thành tích cho tiết học sau.
- Cho HS về lớp. HS hô “Khoẻ”
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 35	MÔN: THỂ DỤC
TIẾT: 70	BÀI: TỔNG KẾT NĂM HỌC.
I. Mục đích yêu cầu
Kiến thức:
- Tổng kết năm học: Nhắc lại được những nội dung chính đã học trong năm.
Kĩ năng:
- Thực hiện cơ bản đúng những động tác đã học trong năm.
+ HS năng khiếu: Liệt kê được những nội dung chính đã học trong năm.
Thái độ:
- Có ý thức tự rèn thân thể và đoàn kết khi chơi với bạn.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Trong lớp học
- Phương tiện: Học trong lớp. GV kẻ ở bảng lớp, để chuẩn bị hệ thống các nội dung học theo mẫu:
Đội hình đội ngũ
Bài TD phát triển chung
Bài tập RLTTCB
Trò chơi vận động
-
-
-
- 
-
-
-
-
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: - GV phổ biến nội dung và yêu cầu bài học
- Cho cả lớp khởi động các khớp cổ, cổ tay cổ chân, khuỷu tay, cánh tay, đầu gối, hông của cơ thể. Sau đó chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên sân 150 – 200m. Đi thường theo vòng tròn và đồng thời hít thở sâu.
2. Kiểm tra bài cũ: GV cho cả lớp tập hợp theo hàng ngang, rồi cho các em tập lại các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng, phối hợp và điều hoà của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển.
- GV theo dõi và uốn nắn những em tập chưa đúng động tác và sau đó cho các em đó tập lại.
- GV nhận xét và tuyên dương những em làm tốt
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: GV nêu yêu cầu, mục đích tiết học.
- GV cùng HS hệ thống những kiến thức, kĩ năng đã học trong năm học theo từng cột như kẻ ở bảng. GV ghi lần lượt từng nội dung lên bảng.
- Tuỳ tình hình lớp, GV có thể xen kẻ cho HS lên biểu diễn lại các kĩ năng đã học để minh hoạ nội dung.
- GV đánh giá kết quả học tập và tinh thần, thái độ của HS so với yêu cầu của chương trình.
- Tuyên dương một số cá nhân, tổ học tốt. Nhắc nhở một vài cá nhân phải học tập cho tốt hơn trong năm học tới.
- HS nêu từng nội dung đã học theo gợi ý.
- HS xung phong biểu diễn lại các động tác đã học.
- Lớp nhận xét.
- HS tự rút được ưu khuyết điểm của bản thân.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Thực hiện động tác hồi tĩnh: 2 phút - Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát: 2 – 3 phút. GV hỏi: Bài học hôm nay ta ôn lại các động tác nào? Ôn trò chơi nào?
GDTT: Yêu thích môn học, ý thức rèn luyện thân thể.
5. Dặn dò: Nhắc nhở các em trong dịp hè: + Tập TDTT hàng ngày bằng các bài tập, trò chơi vận động đã học và vận dụng những kĩ thuật đó để tham gia vào phong trào TDTT ở địa phương. + Giữ gìn vệ sinh, tắm giặc thường xuyên, không được ăn quả xanh, nghịch bẩn, không uống nước lã, không được tập thể dục giữa trưa hè hoặc khi trời mưa, gió rét. + Không tự đi tập bơi khi không có người lớn giúp đỡ.
- Nhận xét và kết thúc buổi học.
- Cho HS về lớp. HS hô “Khoẻ”
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docx2 The duc 29-35.docx