Giáo án Thể dục + Thủ công lơp 1 - Tuần 15 đến 25

Giáo án Thể dục + Thủ công lơp 1 - Tuần 15 đến 25

Thể dục

THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

I- Mục tiêu

- HS biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng đưa một chân về phía sau, hai tay giơ cao thẳng hướng và chếch chữ V

- Thực hiện được đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông.

- Biết cách chơi và chơi đúng theo luật của trò chơi : Chạy tiếp sức.(có thể còn chậm)

II- Địa điểm và phương tiện

- Trên sân trường. GV chuẩn bị 1 còi. 6 lá cờ

III- Nội dung và phương pháp lên lớp

1- Phần mở đầu: 5- 6 phút

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.

- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.

- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.

- Trò chơi: Diệt các con vật có hại.

2- Phần cơ bản: 25 phút

* Ôn phối hợp: 1- 2 lần, 2 x 4 nhịp.

+ Nhịp 1 : Đứng đưa chân trái ra sau, hai tay ta trước thẳng hướng.

+ Nhịp 2: Về TTCB.

+ Nhịp 3: Đứng đưa chân phải ra sau, hai tay lên cao chếch chữ V.

+ Nhịp 4: Về TTĐCB.

* Ôn phối hợp: 1- 2 lần, 2 x 4 nhịp.

+ Nhịp 1 : Đứng đưa chân trái sang ngang, hai tay chống hông.

+ Nhịp 2: Về tư thế đứng hai tay chống hông.

+ Nhịp 3: Đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông.

+ Nhịp 4: Về TTĐCB.

- Trò chơi: Chạy tiếp sức : 6- 8 phút.

+ GV nêu tên trò chơi. Tập hợp HS theo đội hình.

+ Giải thích cách chơi: Khi có lệnh, các em số 1 của mỗi hàng chạy nhanh, vòng quanh cờ rồi chạy về vạch xuất phát chạm tay ( hoặc trao cho bạn chiếc khăn ) bạn số 2, số 2 lại chạy như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.

 

doc 39 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thể dục + Thủ công lơp 1 - Tuần 15 đến 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ ba, ngày 7 tháng 12 năm 2010
Thể dục
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I- Mục tiêu
- HS biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng đưa một chân về phía sau, hai tay giơ cao thẳng hướng và chếch chữ V
- Thực hiện được đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông.
- Biết cách chơi và chơi đúng theo luật của trò chơi : Chạy tiếp sức.(có thể còn chậm)
II- Địa điểm và phương tiện
Trên sân trường. GV chuẩn bị 1 còi. 6 lá cờ
III- Nội dung và phương pháp lên lớp
1- Phần mở đầu: 5- 6 phút
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
2- Phần cơ bản: 25 phút
* Ôn phối hợp: 1- 2 lần, 2 x 4 nhịp.
+ Nhịp 1 : Đứng đưa chân trái ra sau, hai tay ta trước thẳng hướng.
+ Nhịp 2: Về TTCB.
+ Nhịp 3: Đứng đưa chân phải ra sau, hai tay lên cao chếch chữ V.
+ Nhịp 4: Về TTĐCB.
* Ôn phối hợp: 1- 2 lần, 2 x 4 nhịp.
+ Nhịp 1 : Đứng đưa chân trái sang ngang, hai tay chống hông.
+ Nhịp 2: Về tư thế đứng hai tay chống hông.
+ Nhịp 3: Đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông.
+ Nhịp 4: Về TTĐCB.
- Trò chơi: Chạy tiếp sức : 6- 8 phút.
+ GV nêu tên trò chơi. Tập hợp HS theo đội hình.
+ Giải thích cách chơi: Khi có lệnh, các em số 1 của mỗi hàng chạy nhanh, vòng quanh cờ rồi chạy về vạch xuất phát chạm tay ( hoặc trao cho bạn chiếc khăn) bạn số 2, số 2 lại chạy như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
+ Các trường hợp phạm quy: Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước mình, không chạy quanh cờ.
+ Cho HS chơi thử, sau đó cho cả lớp chơi.
3- Phần kết thúc: 5- 6 phút
- Đi thường theo nhịp 3 hàng dọc và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài học. 
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
Thứ năm, ngày 9 tháng 12 năm 2010
Thủ công
GẤP CÁI QUẠT ( Tiết 1)
I- Mục tiêu
- Biết cách gấp cái quạt.
- Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
- Với HS khéo tay: Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc. Các nếp gấp tương đối đều thẳng, phẳng.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài mẫu : Quạt bằng giấy
- Một tờ giấy màu hình chữ nhật, 1sợi chỉ, bút chì, thước kẻ, hồ dán.
- HS : giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công, giấy màu hình chữ nhật, 1 sợi chỉ.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- KTBC
- KT đồ dùng học tập của HS
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài: Gấp cái quạt.
b- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- Cho HS quan sát quạt mẫu.
- Con vận dụng mẫu gấp nào đã học để gấp quạt?
c- Hướng dẫn mẫu cách gấp.
Bước 1: GV đặt mẫu lên mặt bàn và gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Gấp đôi hình để lấy dấu giữa, sau đó dùng chỉ buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng.
Bước 3: Gấp đôi lại, dùng tay ép chặt để 2 phần đã phết hồ dính sát vào nhau. Khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt.
d- HS thực hành
- Nhắc lại cách gấp theo quy trình mẫu.
- Cho HS thực hành trên giấy nháp.
- Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
đ- Củng cố- dặn dò
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- Nhận xét về sự chuẩn bị đồ dùng học tập, ý thức học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị giấy màu, mỗi HS 1 sợi chỉ để thực hành gấp cái quạt.
- Để đồ dùng lên mặt bàn.
- Quan sát.
- Vận dụng mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều.
- Theo dõi.
- Thực hành trên giấy nháp.
- HS khéo tay gấp được cái quạt bằng giấy nháp, đường dán nối quạt tương đối chắc, các nếp gấp tương đối đều và phẳng.
Luyện thủ công
GẤP CÁI QUẠT
I- Mục tiêu
- HS luyện kĩ năng gấp cái quạt.
- Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
- Với HS khéo tay: Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc. Các nếp gấp tương đối đều thẳng, phẳng.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài mẫu : Quạt bằng giấy
- Một tờ giấy màu hình chữ nhật, 1sợi chỉ, bút chì, thước kẻ, hồ dán.
- HS : giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công, giấy màu hình chữ nhật, 1 sợi chỉ.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- KTBC
- KT đồ dùng học tập của HS
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài: Gấp cái quạt.
b- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- Cho HS quan sát quạt mẫu.
- Con vận dụng mẫu gấp nào đã học để gấp quạt?
c- Hướng dẫn mẫu cách gấp.
Bước 1: GV đặt mẫu lên mặt bàn và gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Gấp đôi hình để lấy dấu giữa, sau đó dùng chỉ buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng.
Bước 3: Gấp đôi lại, dùng tay ép chặt để 2 phần đã phết hồ dính sát vào nhau. Khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt.
d- HS thực hành
- Nhắc lại cách gấp theo quy trình mẫu.
- Cho HS thực hành trên giấy nháp.
- Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
đ- Củng cố- dặn dò
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- Nhận xét về sự chuẩn bị đồ dùng học tập, ý thức học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị giấy màu, mỗi HS 1 sợi chỉ để thực hành gấp cái quạt.
- Để đồ dùng lên mặt bàn.
- Quan sát.
- Vận dụng mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều.
- Theo dõi.
- Thực hành trên giấy nháp.
- HS khéo tay gấp được cái quạt bằng giấy nháp, đường dán nối quạt tương đối chắc, các nếp gấp tương đối đều và phẳng.
TUẦN 16
Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2010
Thể dục
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I- Mục tiêu
- HS biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đưa lên cao chếch chữ V. 
- Thực hiện được đứng kiễng gót, hai tay chống hông, đứng đưa một chân ra trước và sang ngang, hai tay chống hông.
- Thực hiện được đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng.
II- Địa điểm và phương tiện
Trên sân trường. GV chuẩn bị 1 còi. 
III- Nội dung và phương pháp lên lớp
1- Phần mở đầu: 5- 6 phút
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
2- Phần cơ bản: 25 phút
* Ôn 1- 2 lần
+ Nhịp 1: Đứng đưa hai tay ra trước.
+ Nhịp 2: Đưa hai tay dang ngang.
+ Nhịp 3: Đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
+ Nhịp 4: Về TTĐCB.
*Ôn 1- 2 lần
+ Nhịp 1: Đứng hai tay chống hông, đưa chân trái ra trước.
+ Nhịp 2: Thu chân về, đứng hai tay chống hông.
+ Nhịp 3: Đưa chân phải ra trước, hai tay chống hông.
+ Nhịp 4: Về TTĐCB.
* Ôn 1- 2 lần
- Đứng kiễng gót hai tay chống hông: 2x 4 nhịp
* Ôn phối hợp: 1- 2 lần, 2 x 4 nhịp.
+ Nhịp 1 : Đứng đưa chân trái ra sau, hai tay ta trước thẳng hướng.
+ Nhịp 2: Về TTCB.
+ Nhịp 3: Đứng đưa chân phải ra sau, hai tay lên cao chếch chữ V.
+ Nhịp 4: Về TTĐCB.
* Ôn phối hợp: 1- 2 lần, 2 x 4 nhịp.
+ Nhịp 1 : Đứng đưa chân trái sang ngang, hai tay chống hông.
+ Nhịp 2: Về tư thế đứng hai tay chống hông.
+ Nhịp 3: Đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông.
+ Nhịp 4: Về TTĐCB.
3- Phần kết thúc: 5- 6 phút
- Đi thường theo nhịp 3 hàng dọc và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài học. 
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
Thứ năm, ngày 16 tháng 12 năm 2010
Thủ công
GẤP CÁI QUẠT ( Tiết 2)
I- Mục tiêu
- Biết cách gấp cái quạt.
- Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
- Với HS khéo tay: Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc. Các nếp gấp tương đối đều thẳng, phẳng.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài mẫu : Quạt bằng giấy
- Một tờ giấy màu hình chữ nhật, 1sợi chỉ, bút chì, thước kẻ, hồ dán.
- HS : giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công, giấy màu hình chữ nhật, 1 sợi chỉ.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- KTBC
- KT đồ dùng học tập của HS
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài: Gấp cái quạt.
b- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- Cho HS quan sát quạt mẫu.
- Con vận dụng mẫu gấp nào đã học để gấp quạt?
c- Hướng dẫn mẫu cách gấp.
- Nhắc lại các bước gấp quạt 
Bước 1: GV đặt mẫu lên mặt bàn và gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Gấp đôi hình để lấy dấu giữa, sau đó dùng chỉ buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng.
Bước 3: Gấp đôi lại, dùng tay ép chặt để 2 phần đã phết hồ dính sát vào nhau. Khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt.
d- HS thực hành
- Nhắc lại cách gấp theo quy trình mẫu.
- Cho HS thực hành trên giấy màu
- Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
đ- Củng cố- dặn dò
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- Nhận xét về sự chuẩn bị đồ dùng học tập, ý thức học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị giấy màu, mỗi HS 1 sợi chỉ để thực hành gấp cái quạt.
- Để đồ dùng lên mặt bàn.
- Quan sát.
- Vận dụng mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều.
- Theo dõi.
- Thực hành trên giấy màu
- HS khéo tay gấp được cái quạt bằng giấy nháp, đường dán nối quạt tương đối chắc, các nếp gấp tương đối đều và phẳng.
Luyện thủ công
GẤP CÁI QUẠT
I- Mục tiêu
- HS luyện kĩ năng gấp cái quạt.
- Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
- Với HS khéo tay: Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc. Các nếp gấp tương đối đều thẳng, phẳng.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài mẫu : Quạt bằng giấy
- Một tờ giấy màu hình chữ nhật, 1sợi chỉ, bút chì, thước kẻ, hồ dán.
- HS : giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công, giấy màu hình chữ nhật, 1 sợi chỉ.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- KTBC
- KT đồ dùng học tập của HS
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài: Gấp cái quạt.
b- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- Cho HS quan sát quạt mẫu.
- Con vận dụng mẫu gấp nào đã học để gấp quạt?
c- Hướng dẫn mẫu cách gấp.
- Nhắc lại các bước gấp quạt.
Bước 1: GV đặt mẫu lên mặt bàn và gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Gấp đôi hình để lấy dấu giữa, sau đó dùng chỉ buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng.
Bước 3: Gấp đôi lại, dùng tay ép chặt để 2 phần đã phết hồ dính sát vào nhau. Khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt.
d- HS thực hành
- Nhắc lại cách gấp theo quy trình mẫu.
- Cho HS thực hành trên giấy màu.
- Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
đ- Củng cố- dặn dò
- Nhận xét, đánh giá sản ph ... nhau tại đâu ta được điểm C và được hình chữ nhật ABCD.
- Như vậy chỉ có 2 lần cắt ta được hình chữ nhật.
- GV cho HS thực hành. 
3- HS thực hành
- Cho HS thực hành trên tờ giấy vở kẻ ô.
- Theo dõi uốn nắn HS còn lúng túng.
4- Củng cố- dặn dò
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- Nhận xét về sự chuẩn bị đồ dùng học tập, ý thức học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.
- Để đồ dùng lên mặt bàn.
- Hình chữ nhật có 4 cạnh.
- Có 2 cạnh 5 ô và 2 cạnh 7 ô.
- Theo dõi.
- Thực hành.
Luyện thủ công
CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT( Tiết 1)
I-Mục tiêu
- HS luyện kĩ năng kẻ, cắt hình chữ nhật.
- Kẻ, cắt được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. 
* Với HS khéo tay: Kẻ và cắt được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
II- Đồ dùng dạy học
- GV chuẩn bị bài mẫu, giấy màu bút chì, thước kẻ, kéo
- HS : giấy màu, bút chì, thước kẻ, kéo.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- KTBC
- KT đồ dùng học tập của HS
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài: Cắt, dán hình chữ nhật tiết 1.
b- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát hình chữ nhật mẫu.
+ Hình chữ nhật có mấy cạnh?
+ Độ dài của các cạnh như thế nào? 
Như vậy hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
c- GV hướng dẫn mẫu.
* Hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật
- Để kẻ hình chữ nhật ta phải làm thế nào?
- Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng.
- Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống phía dưới 5 ô theo đường kẻ, ta được điểm D.
- Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C. 
- Nối lần lượt các điểm A B; B C; C D; D A, ta được hình chữ nhật ABCD.
* Hướng dẫn HS cắt rời hình chữ nhật.
- Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật.
- Thao tác mẫu từng bước cắt để HS quan sát.
d- GV hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật đơn giản hơn.
- Cách kẻ hình chữ nhật như trên phải cắt 4 cạnh và thừa nhiều giấy vụn. Nếu như chỉ cắt 2 cạnh mà được hình chữ nhật như trước, ta có cách nào?
- Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình chữ nhật có độ dài cho trước. Như vậy chỉ cần cắt 2 cạnh còn lại.
- Cách kẻ: Từ đỉnh A ở góc tờ giấy màu, lấy 1 cạnh 7 ô và lấy 1 cạnh 5 ô, ta được cạnh AB và AD. Từ B kẻ xuống, từ D kẻ sang phải theo các đường kẻ. hai đường thẳng kẻ gặp nhau tại đâu ta được điểm C và được hình chữ nhật ABCD.
- Như vậy chỉ có 2 lần cắt ta được hình chữ nhật.
- GV cho HS thực hành. 
3- HS thực hành
- Cho HS thực hành trên tờ giấy vở kẻ ô.
- Theo dõi uốn nắn HS còn lúng túng.
4- Củng cố- dặn dò
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- Nhận xét về sự chuẩn bị đồ dùng học tập, ý thức học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.
- Để đồ dùng lên mặt bàn.
- Hình chữ nhật có 4 cạnh.
- Có 2 cạnh 5 ô và 2 cạnh 7 ô.
- Theo dõi.
- Thực hành.
 Ngày 21 tháng 2 năm 2011
 Tổ trưởng
 Phạm Thị Thắm
TUẦN 25
Thứ ba, ngày 1 tháng 3 năm 2011
Thể dục
BÀI THỂ DỤC- TRÒ CHƠI “ TÂNG CẦU”
I -Mục tiêu
- Biết cách thực hiện các động tác của bài thể dục phát triển chung (có thể còn quên tên động tác)
- Bước đầu biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ và tham gia chơi được
- Bước đầu biết cách xoay tròn các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, hông, đầu gối để khởi động.
II- Địa điểm và phương tiện
- Trên sân trường. GV chuẩn bị 1 còi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp
1- Phần mở đầu: 5- 6 phút
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Xoay khớp cổ tay và các ngón tay ( đan các ngón tay của hai bàn tay lại với nhau rồi xoay theo vòng tròn)
- Xoay khớp cẳng tay và cổ tay ( co hai tay cao ngực sau đó xoay cẳng tay đồng thời xoay cổ tay).
- Xoay cánh tay.
- Xoay đầu gối ( đứng hai chân rộng bằng vai và khuỵu gối, hai bàn tay chống lên hai đầu gối đó xoay theo vòng tròn )
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
2- Phần cơ bản: 25 phút
* Ôn bài thể dục : 2- 3 lần, mỗi độn tác 2 x 8 nhịp.
- Lần 1 GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp, lần 2 chỉ hô nhịp. Xen kẽ, GV nhận xét, uốn nắn động tác sai. 
- Lần 3 cho từng tổ lên trình diễn dưới sự điều khiển của GV.
* Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số ( theo từng tổ hoặc lần lượt các tổ trong lớp ) ; đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng : 2- 3 phút.
* Tâng cầu: 
- GV giới thiệu quả cầu, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích cách chơi: 
 Từng em ( đứng tại chỗ hoặc di chuyển) dùng tay hoặc bảng gỗ nhỏ, hoặc vợt bóng bàn để tâng cầu.
- Tiếp theo cho HS giãn cách cự li để luyện tập. 
- Trước khi kết thúc, GV cho cả lớp thi xem ai tâng cầu được nhiều nhất( ai để rơi cầu thì phải dừng lại). 
3- Phần kết thúc: 5- 6 phút
- Đi thường theo nhịp 3 hàng dọc và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài học. 
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
Thứ năm, ngày 3 tháng 3 năm 2011
Thủ công
CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT( Tiết 2)
I-Mục tiêu
- Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
- Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
* Với HS khéo tay: Kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
II- Đồ dùng dạy học
- GV chuẩn bị bài mẫu, giấy màu bút chì, thước kẻ, kéo
- HS : giấy màu, bút chì, thước kẻ, kéo.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- KTBC
- KT đồ dùng học tập của HS
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài: Cắt, dán hình chữ nhật tiết 2.
b- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát hình chữ nhật mẫu.
+ Hình chữ nhật có mấy cạnh?
+ Độ dài của các cạnh như thế nào? 
Như vậy hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
c- GV hướng dẫn lại cách kẻ hình chữ nhật
* Hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật cách 1
- Để kẻ hình chữ nhật ta phải làm thế nào?
- Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng.
- Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống phía dưới 5 ô theo đường kẻ, ta được điểm D.
- Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C. 
- Nối lần lượt các điểm A B; B C; C D; D A, ta được hình chữ nhật ABCD.
* Hướng dẫn HS cắt rời hình chữ nhật.
- Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật.
- Thao tác mẫu từng bước cắt để HS quan sát.
d- GV hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật đơn giản hơn ( cách 2)
- Cách kẻ hình chữ nhật như trên phải cắt 4 cạnh và thừa nhiều giấy vụn. Nếu như chỉ cắt 2 cạnh mà được hình chữ nhật như trước, ta có cách nào?
- Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình chữ nhật có độ dài cho trước. Như vậy chỉ cần cắt 2 cạnh còn lại.
- Cách kẻ: Từ đỉnh A ở góc tờ giấy màu, lấy 1 cạnh 7 ô và lấy 1 cạnh 5 ô, ta được cạnh AB và AD. Từ B kẻ xuống, từ D kẻ sang phải theo các đường kẻ. hai đường thẳng kẻ gặp nhau tại đâu ta được điểm C và được hình chữ nhật ABCD.
- Như vậy chỉ có 2 lần cắt ta được hình chữ nhật.
- Sau khi cắt được hình chữ nhật, bôi hồ lên mặt sau của tờ giấy màu rồi dán vào vở.
- GV cho HS thực hành. 
3- HS thực hành
- Cho HS thực hành trên tờ giấy màu.
- Theo dõi uốn nắn HS còn lúng túng.
4- Củng cố- dặn dò
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- Nhận xét về sự chuẩn bị đồ dùng học tập, ý thức học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.
- Để đồ dùng lên mặt bàn.
- Hình chữ nhật có 4 cạnh.
- Có 2 cạnh 5 ô và 2 cạnh 7 ô.
- Theo dõi.
- Thực hành.
Luyện thủ công
CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT( Tiết 2)
I-Mục tiêu
- HS luyện kĩ năng kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
- Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
* Với HS khéo tay: Kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
II- Đồ dùng dạy học
- GV chuẩn bị bài mẫu, giấy màu bút chì, thước kẻ, kéo
- HS : giấy màu, bút chì, thước kẻ, kéo.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- KTBC
- KT đồ dùng học tập của HS
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài: Cắt, dán hình chữ nhật tiết 2.
b- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát hình chữ nhật mẫu.
+ Hình chữ nhật có mấy cạnh?
+ Độ dài của các cạnh như thế nào? 
Như vậy hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
c- GV hướng dẫn lại cách kẻ hình chữ nhật
* Hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật cách 1
- Để kẻ hình chữ nhật ta phải làm thế nào?
- Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng.
- Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống phía dưới 5 ô theo đường kẻ, ta được điểm D.
- Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C. 
- Nối lần lượt các điểm A B; B C; C D; D A, ta được hình chữ nhật ABCD.
* Hướng dẫn HS cắt rời hình chữ nhật.
- Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật.
- Thao tác mẫu từng bước cắt để HS quan sát.
d- GV hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật đơn giản hơn ( cách 2)
- Cách kẻ hình chữ nhật như trên phải cắt 4 cạnh và thừa nhiều giấy vụn. Nếu như chỉ cắt 2 cạnh mà được hình chữ nhật như trước, ta có cách nào?
- Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình chữ nhật có độ dài cho trước. Như vậy chỉ cần cắt 2 cạnh còn lại.
- Cách kẻ: Từ đỉnh A ở góc tờ giấy màu, lấy 1 cạnh 7 ô và lấy 1 cạnh 5 ô, ta được cạnh AB và AD. Từ B kẻ xuống, từ D kẻ sang phải theo các đường kẻ. hai đường thẳng kẻ gặp nhau tại đâu ta được điểm C và được hình chữ nhật ABCD.
- Như vậy chỉ có 2 lần cắt ta được hình chữ nhật.
- Sau khi cắt được hình chữ nhật, bôi hồ lên mặt sau của tờ giấy màu rồi dán vào vở.
- GV cho HS thực hành. 
3- HS thực hành
- Cho HS thực hành trên tờ giấy màu.
- Theo dõi uốn nắn HS còn lúng túng.
4- Củng cố- dặn dò
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- Nhận xét về sự chuẩn bị đồ dùng học tập, ý thức học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.
- Để đồ dùng lên mặt bàn.
- Hình chữ nhật có 4 cạnh.
- Có 2 cạnh 5 ô và 2 cạnh 7 ô.
- Theo dõi.
- Thực hành.
 Ngày 28 tháng 2 năm 2011
 Tổ trưởng
 Phạm Thị Thắm

Tài liệu đính kèm:

  • docthu cong lop 1(1).doc