Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Nguyễn Thị Ngọc - Trường Tiểu học Đông Hải 2 - Tiết 1: Từ đồng nghĩa

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Nguyễn Thị Ngọc - Trường Tiểu học Đông Hải 2 - Tiết 1: Từ đồng nghĩa

1. Phẩm chất

- Chăm chỉ:

+ Hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.

+ Có ý thức vận dụng kiến thức làm đúng các bài tập thực hành và sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết.

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Chủ động sử dụng từ điển, tìm hiểu nghĩa của từ để phát hiện ra điểm giống nhau về nghĩa của các từ đồng nghĩa

+ Có ý thức tổng kết và trình bày được thế nào là từ đồng nghĩa,từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hợp tác hiệu quả với các bạn trong nhóm, lớp khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

 

docx 6 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 159Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Nguyễn Thị Ngọc - Trường Tiểu học Đông Hải 2 - Tiết 1: Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT
Luyện từ và câu 
Tiết 1. Từ đồng nghĩa
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Phẩm chất
- Chăm chỉ: 
+ Hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức làm đúng các bài tập thực hành và sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết.
2. Năng lực chung	
- Năng lực tự chủ và tự học: 
+ Chủ động sử dụng từ điển, tìm hiểu nghĩa của từ để phát hiện ra điểm giống nhau về nghĩa của các từ đồng nghĩa
+ Có ý thức tổng kết và trình bày được thế nào là từ đồng nghĩa,từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hợp tác hiệu quả với các bạn trong nhóm, lớp khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ HS hiểu và nêu được thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
+ Tìm được từ đồng nghĩa với các từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa
+ Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết
II. Đồ dùng day - học: Bài giảng điện tử, máy soi
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Mở đầu (2-3’)
- Tổ chức trò chơi “Truyền điện” nói các từ chỉ mức độ khác nhau của màu xanh
=> GTB: Cùng chỉ về màu xanh nhưng có rất nhiều các từ chỉ mức độ khác nhau của màu xanh. Những từ như vậy, trong tiếng Việt gọi chung là gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay “Từ đồng nghĩa”
II. Hình thành kiến thức (10 – 12’)
Bài 1/7 (4-6’)
Bây giờ chúng ta đi vào phần nhận xét
(ghi bảng)
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm yêu cầu và nội dung BT1/7 phần nhận xét.
- Trong đoạn văn b có từ “tràng hạt bồ để” là từ khó hiểu. Mời 1 H đọc chú giải.(chiếu slide tràng hạt)
- BT1 yêu cầu gì?
- Mời 1 HS xác định từ in đậm ở hai đoạn văn a,b.
- Để thực hiện yêu cầu của BT1 hãy sử dụng từ điển tìm hiểu nghĩa của các từ đó và thảo luận N2 trong 2’
* Chữa phần a
- GV mời 1 nhóm chia sẻ phần thảo luận.
- Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn ở phần a)?
- Vì sao em cho rằng nghĩa của các từ này giống nhau? 
=> Hai từ: Xây dựng và kiến thiết có nghĩa giống nhau, cùng chỉ một hoạt động là tạo ra một hay nhiều công trình kiến trúc.
Vậy hai từ đó là hai từ đồng nghĩa.
* Chữa phần b
- GV mời 1 nhóm chia sẻ phần b.
- Em hãy nhận xét và so sánh về nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn ở phần b)?
- Hãy giải thích tại sao em cho rằng nghĩa của các từ này chỉ gần giống nhau?
=>Các từ: Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cùng chỉ một màu vàng nhưng sắc thái màu vàng khác nhau. Mỗi từ lại chỉ một sắc thái và mức độ khác nhau của màu vàng. Các từ như vậy gọi là từ đồng nghĩa
- Vậy thế nào là từ đồng nghĩa? 
=>Kết luận: Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau được gọi là từ đồng nghĩa.
=> Chuyển: Vậy có những kiểu từ đồng nghĩa nào? Ta cùng tìm hiểu qua BT2.
Bài 2/8: (4-6’)
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm yêu cầu BT2
- BT2 yêu cầu gì?
-Thực hiện BT theo N4 trong 2’
+ Đọc đoạn văn
+ Thay đổi vị trí các từ in đậm trong đoạn văn.
+ Đọc lại đoạn văn sau khi đã thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa.
+ So sánh ý nghĩa của câu đã cho và câu sau khi được thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa.
* Chữa phần a
- Gọi H chia sẻ bài .
- Mời nhóm khác NX
=>Kết luận: Các từ xây dựng, kiến thiết có thể thay đổi được vị trí cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn. Những từ có ý nghĩa giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
- Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Lấy ví dụ?
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét
* Chữa phần b
- Gọi nhóm HS chia sẻ bài
=> Các từ chỉ màu vàng: vàng xuộm, vàng hoe và vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Những từ có ý nghĩa không giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Thế nào là toàn đồng nghĩa không hoàn toàn? Lấy ví dụ?
=> Khi đặt câu hay viết văn cần lưu ý lựa chọn và sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp với văn cảnh.
(?) Vậy: 
Thế nào là từ đồng nghĩa?
Có mấy kiểu từ đồng nghĩa?
Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
Đó là nội dung của phần ghi nhớ SGK/8
Chuyển: Chúng ta vừa tìm hiểu thế nào là từ đồng nghĩa và các kiểu từ đồng nghĩa, để củng cố kiển thức chúng ta cùng thực hiện các bài luyện tập SGK/8
3. Thực hành, luyện tập (20- 22’)
Bài 1/8 (4-6’)
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm 
- BT1 yêu cầu gì?
- Nêu các từ in đậm trong đoạn văn? 
- YC thảo luận N2 trong 2’
- Gọi HS chia sẻ phần thảo luận. 
- Nhận xét bài của nhóm bạn?
- Tại sao em lại xếp thành các nhóm như vậy? 
- Vậy các từ đó thuộc kiểu từ đồng nghĩa nào? 
=> Các từ đồng nghĩa hoàn toàn có ý nghĩa giống nhau và thể thay thế nhau trong lời nói.
Bài 2/8 (4-6’)
- 1 HS to, cả lớp đọc thầm, nêu yêu cầu BT2
- Thảo luận N 4 trong 3’ và ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét và bổ sung.
- Những từ đồng nghĩa tìm được thuộc kiểu từ đồng nghĩa nào? Vì sao?
=> Các từ đồng nghĩa không hoàn toàn có nghĩa gần giống nhau và không thể thay thế nhau trong lời nói.
Bài 3/8 (10-12’)
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm 
- BT3 yêu cầu gì?
- GV phân tích mẫu
- Em hiểu mẫu người ta đặt câu như thế nào?
+ Lưu ý: Chọn 1 cặp từ đồng nghĩa
- Yêu cầu HS làm vào vở
- GV soi vở
- GV nhận xét
- Khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn, em cần lưu ý điều gì?
III. Củng cố - dặn dò (2-4’)
- Trò chơi: “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5”
Luật chơi:
GV đưa ra các câu hỏi và yêu cầu HS trả lời bằng ngôn ngữ cơ thể. Nếu chọn đáp án A thì 2 tay áp sát vào nhau và giơ cao qua đầu, chọn đáp án B thì 2 tay chạm vào 2 bên vai, chọn đáp án C thì 1 tay trái dơ ngang, tay phải vòng qua đầu rồi đưa sang bên trái, 
Câu 1 : 
A. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.
B. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau.
C. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Câu 2: 
Đáp án nào dưới đây là những từ đồng nghĩa.
A. Biếu, tặng, cho.
B. Hồng, đỏ, thẫm.
C. Mang, vác, đi, đứng.
Câu 3 : 
Từ nào đồng nghĩa với từ trẻ em
A. Cây bút trẻ
B. Trẻ con
C. Trẻ trung
Qua tiết học ngày hôm nay các em học dduocj những kiến thức gì chúng ta cùng nhau thi đua nói trong 1 phút.
- GV nhận xét và công bố kết quả.
- Đọc lại ghi nhớ
- Nhận xét ý thức H trong tiết học
- Nhận xét tiết học
- HS chơi
- Lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm
- HS đọc chú giải
- HS nêu – nhận xét
xây dựng, kiến thiết
vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm.
- HS tra từ điển tìm hiểu nghĩa của từ và thảo luận nhóm.
- nhóm HS chia sẻ- nhận xét
-  nghĩa giống như nhau.
- HS giải thích
+ Xây dựng: làm nên một công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định.
+ Kiến thiết: xây dựng theo quy mô lớn
- HS lắng nghe sau đó nhắc lại.
- Nhóm HS chia sẻ- nhận xét
-  nghĩa gần giống nhau, có một 
nét nghĩa khác nhau.
- HS giải thích
+ Vàng xuộm: màu vàng đậm
+ Vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi, 
ánh lên
+ Vàng lịm: màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
- HS trả lời
- 2-3 HS nhắc lại
- Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS nêu
- HS thảo luận theo hướng dẫn trong 2’
- 1 nhóm chữa bài: HS đọc – rút ra NX: Từ kiến thiết và xây dựng có thể thay đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau.
- Nhận xét
- HS trả lời: HS nêu: Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng có sắc thái biểu cảm khác nhau và không thể thay thế được cho nhau trong lời nói.
 Ví dụ: chết- hi sinh, vợ- phu nhân
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- Nhóm HS chia sẻ: Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay đổi vị trí cho nhau vì như vậy không miêu tả đúng đặc điểm của sự vật.
- Lắng nghe
- HS nêu: Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng có sắc thái biểu cảm khác nhau và không thể thay thế được cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: chết- hi sinh, vợ- phu nhân.
- Lắng nghe
- 2- 3 H trả lời.
- 1-2 H nhắc lại.
- HS cả lớp đọc
- Nêu YC
- Nước nhà, hoàn cầu, non sông, năm châu.
- HS thảo luận
- 1 nhóm HS chia sẻ
- HS nhận xét
- đều có nghĩa chung là vùng đất nước mình, có nhiều người cùng chung sống.
- khắp mọi nơi, khắp thế giới
- từ đồng nghĩa hoàn toàn 
- Lắng nghe
- HS nêu yêu cầu 
- HS thảo luận
- 3 nhóm chữa bài
+ Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp,
+ To lớn: vĩ đại, khổng lồ, 
+ Học tập: học hỏi, học hành, học
- từ đồng nghĩa không hoàn toàn vì chúng có nghĩa gần giống nhau và khi dùng trong các văn cảnh phải cân nhắc và lựa chọn phù hợp.
- HS cả lớp đọc thầm.
- HS nêu yêu cầu
- Lắng nghe
- HS trả lời.
- HS làm bài vào vở
- HS đọc câu của mình
- Đặt câu có đảm bảo cú pháp, phù hợp về nội dung, ý nghĩa
- Phải cân nhắc lựa chọn cho đúng để phù hợp với văn cảnh: có thể biểu thị đúng những thái độ, tình cảm hay cách thức hành động khác nhau mà người đó muốn nhắc đến.
- HS lắng nghe
- HS tham gia trò chơi
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: B
- HS lắng nghe.
- HS đọc
- Lắng nghe
Điều chỉnh sau bài dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_nam_2022_2023_nguyen_thi_ngoc_truon.docx